K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 9 2018

Các em nhỏ thấy một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đường.

Đọc truyện và trả lời câu hỏi:Các em nhỏ và ông cụ Mặt trời đã lùi dần về chân núi phía tây. Đàn sếu đang sải cánh trên cao. Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít. Bỗng các em dừng lại khi thấy một ông cụ đang ngồi ở vệ cỏ ven đường. Trông ông rất mệt mỏi, đôi mắt lộ rõ vẻ u sầu.- Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ?– Một em trai nói. - Hay ông cụ đánh mất cái gì?–...
Đọc tiếp

Đọc truyện và trả lời câu hỏi:

Các em nhỏ và ông cụ

Mặt trời đã lùi dần về chân núi phía tây. Đàn sếu đang sải cánh trên cao. Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít. Bỗng các em dừng lại khi thấy một ông cụ đang ngồi ở vệ cỏ ven đường. Trông ông rất mệt mỏi, đôi mắt lộ rõ vẻ u sầu.

- Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ?

– Một em trai nói. - Hay ông cụ đánh mất cái gì?

– Chúng mình nên hỏi thử xem đi.

Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi:

– Ông ơi, chúng cháu có thể giúp gì ông không ạ?

Ông cụ thở nặng nhọc, nhưng đôi mắt ánh lên những tin ấm áp:

– Cảm ơn các cháu! Nhưng các cháu không giúp ông được đâu.

Ông cụ ngừng lại, rồi nghẹn ngào nói tiếp:

- Ông đang rất buồn. Vợ của ông nằm bệnh viện mấy tháng nay rồi. Bà ẩm nặng lắm, khó mà qua khỏi. Ông ngồi đây chờ xe buýt để đến bệnh viện. Ông cảm ơn lòng tốt của các cháu. Dẫu các cháu không giúp gì được, nhưng ông cũng thấy lòng nhẹ hơn.

Đám trẻ lặng đi. Các em nhìn ông cụ đầy thương cảm.

Một lát sau, xe buýt đến. Giúp ông cụ lên xe rồi, các em còn đứng nhìn theo mãi mới ra về.

                   (Theo V. A. Xu-khôm-lin-xki, Tiếng Việt 3, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020)

a. Ông cụ đã gặp khó khăn gì?

b. Các em nhỏ đã thể hiện sự cảm thông, giúp đỡ ông cụ như thế nào?

c. Sự cảm thông, giúp đỡ của các em nhỏ mang lại điều gì cho ông cụ?

1
NG
2 tháng 8 2023

a. Vợ ốm nặng, nằm viện đã mấy tháng và khó mà qua khỏi.
b. Các em nhỏ đã lễ phép, quan tâm hỏi han, thương cảm, chia sẽ nỗi đau cùng ông cụ.
c. Ông cụ đã nhẹ lòng hơn so với trước khi gặp được các em nhỏ.

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:Các em nhỏ và cụ già1. Mặt trời đã lùi dần về chân núi phía tây. Đàn sếu đang sải cánh trên cao. Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít. 2. Bỗng các em dừng lại khi nhìn thấy một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đường. Trông cụ thật mệt mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu. - Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ ? –Một...
Đọc tiếp

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:

Các em nhỏ và cụ già

1. Mặt trời đã lùi dần về chân núi phía tây. Đàn sếu đang sải cánh trên cao. Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít. 

2. Bỗng các em dừng lại khi nhìn thấy một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đường. Trông cụ thật mệt mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu. - Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ ? –Một em trai hỏi. Đám trẻ tiếp lời, bàn tán sôi nổi : - Chắc là cụ bị ốm ? - Hay là cụ đánh mất cái gì ? - Chúng mình thử hỏi xem đi ! 

3. Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi : - Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ ? Cụ già thở nặng nhọc, nhưng đôi mắt ánh lên những tia ấm áp. Cảm ơn các cháu. Nhưng các cháu không giúp ông được đâu.

4. Cụ ngừng lại, rồi nghẹn ngào nói tiếp : - Ông đang rất buồn. Bà lão nhà ông nằm viện mấy tháng nay rồi. Bà ốm nặng lắm, khó mà qua khỏi. Ông ngồi đây chờ xe buýt để đến bệnh viện. Ông cảm ơn lòng tốt của các cháu. Dẫu các cháu không giúp gì được, nhưng ông cũng thấy lòng nhẹ hơn. Đám trẻ lặng đi. Các em nhìn cụ già đầy thương cảm. Một lát sau, xe buýt đến. giúp ông cụ lên xe rồi, các em còn đứng nhìn theo xe mãi mới ra về. - Sếu : loài chim lớn, cổ và mỏ dài, chân cao, kêu rất to, sống ở phương bắc, mùa đông thường bay về phương nam tránh rét. - U sầu: buồn bã - Nghẹn ngào: không nói được vì quá xúc động.

Câu chuyện diễn ra vào khoảng thời gian nào ?

A. Vào buổi chiều lúc mặt trời sắp lặn

B. Vào buổi trưa nắng ắm

C. Vào một buổi bình minh

4
25 tháng 3 2019

Thời gian là vào buổi chiều lúc mặt trời sắp lặn.

24 tháng 12 2020

Đáp án A. Vào buổi chiều lúc mặt trời sắp lặn

Câu đầu tiên của đoạn 1

4 tháng 7 2018

a) Đàn sếu đang sải cánh trên cao.

→ Đàn sếu trả lời câu hỏi :

Những con gì đang sải cánh trên cao ?

→ đang sải cánh trên cao trả lời cho câu hỏi :

Đàn sếu đang làm gì ?

b) Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về.

→ đám trẻ trả lời câu hỏi :

Sau một cuộc dạo chơi, ai ra về ?

→ ra về trả lời câu hỏi :

Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ làm gì ?

c) Các em tới chỗ ông cụ lễ phép hỏi.

→ Các em trả lời câu hỏi :

Ai tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi ?

tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi trả lời câu hỏi :

Các em làm gì ?

9 tháng 8 2018

a) Trên đường đi học, thấy một em bé bị lạc, đang khóc tìm mẹ, em sẽ:

   Giải vở bài tập Đạo Đức 5 | Giải VBT Đạo Đức 5 Mặc em bé, không quan tâm.

   Giải vở bài tập Đạo Đức 5 | Giải VBT Đạo Đức 5 An ủi em bé.

   Giải vở bài tập Đạo Đức 5 | Giải VBT Đạo Đức 5 An ủi em bé và giúp em tìm mẹ.

   Giải vở bài tập Đạo Đức 5 | Giải VBT Đạo Đức 5 Nhờ người khác giúp em bé.

  b) Thấy hai em bé đang đánh nhau để tranh giành đồ chơi, em sẽ:

   Giải vở bài tập Đạo Đức 5 | Giải VBT Đạo Đức 5 Không can thiệp

   Giải vở bài tập Đạo Đức 5 | Giải VBT Đạo Đức 5 Khuyên ngăn hai em bé

   Giải vở bài tập Đạo Đức 5 | Giải VBT Đạo Đức 5 Lấy đồ chơi đưa cho một trong hai em bé

   Giải vở bài tập Đạo Đức 5 | Giải VBT Đạo Đức 5 Khuyên ngăm và hướng dẫn hai em cùng chơi

  c) Đang ngồi trên xe ô tô buýt, thấy một cụ già mới lên xe không có chỗ ngồi, em sẽ:

   Giải vở bài tập Đạo Đức 5 | Giải VBT Đạo Đức 5 Đứng dậy, mời cụ ngồi vào chỗ của mình.

   Giải vở bài tập Đạo Đức 5 | Giải VBT Đạo Đức 5 Nói người khác nhường chỗ cho cụ.

   Giải vở bài tập Đạo Đức 5 | Giải VBT Đạo Đức 5 Không quan tâm

Hôm đó, trên xe buýt có một người đàn ông cao tuổi. Ông lên xe ở một trạm trên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội). Xe chạy. Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, lại móc hết túi quần, túi áo, ông già vẫn không thấy tiền để mua vé. Ông ngồi lặng với khuôn mặt đỏ bừng. Lúc này, một cô học sinh ngồi ở hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5.000 đồng vào túi quần của ông. Khi nhân viên bán vé đến, theo phản xạ, ông lại...
Đọc tiếp

Hôm đó, trên xe buýt có một người đàn ông cao tuổi. Ông lên xe ở một trạm trên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội). Xe chạy. Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, lại móc hết túi quần, túi áo, ông già vẫn không thấy tiền để mua vé. Ông ngồi lặng với khuôn mặt đỏ bừng. Lúc này, một cô học sinh ngồi ở hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5.000 đồng vào túi quần của ông. Khi nhân viên bán vé đến, theo phản xạ, ông lại đưa tay lục túi quần và thấy tờ 5.000 đồng. Ông mừng ra mặt, trả tiền vé và cứ tưởng đó là tiền của mình. Còn cô gái thì lẳng lặng mỉm cười.

                            (Báo Gia đình và xã hội – Xuân Đinh Dậu 2017, trang 16)

1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

2. Chỉ ra một phép liên kết và một thành phần biệt lập có trong đoạn trích.

3. Vì sao cô học sinh đã len lén nhét tờ 5000 đồng vào túi quần của ông già mà không đưa trực tiếp cho ông?

4. Câu: “Còn cô gái thì lẳng lặng mỉm cười” giúp em hiểu thêm điều gì về cô học sinh?

5. Suy nghĩ của em về “người tử tế” được gợi lên qua đoạn trích bằng một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi.

 

1
3 tháng 8 2021

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: tự sự.

Câu 2:

- Một phép liên kết: 

+ Phép liên kết lặp: "Khi nhân viên bán vé đến, theo phản xạ, ông lại đưa tay lục túi quần và thấy tờ 5.000 đồng. Ông mừng ra mặt, trả tiền vé và cứ tưởng đó là tiền của mình." ( từ "ông" ở câu văn trước được lặp lại ở câu văn sau)

- Một thành phần biệt lập: 

+ Thành phần phụ chú: "theo phản xạ" (vì được đặt ở giữa hai dấu phẩy trong câu: "Khi nhân viên bán vé đến, theo phản xạ, ông lại đưa tay lục túi quần và thấy tờ 5.000 đồng.")

Câu 3:

- Cô học sinh đã len lén nhét tờ 5000 đồng vào túi quần của ông già mà không đưa trực tiếp cho ông là vì cô học sinh biết ông là người lớn tuổi, hơn nữa lại là người đàn ông nên sẽ có lòng tự trọng. Nếu cô trực tiếp đưa cho ông cụ mượn giữa chốn đông người như vậy thì ông sẽ cảm thấy rất ngại, thậm chí có thể không nhận tiền của cô.

Câu 4:

- “Còn cô gái thì lẳng lặng mỉm cười”, câu văn đã thể hiện cô học sinh là một người tốt bụng, ý thức được hành động mà bản thân nên làm để giúp người gặp khó khăn như ông cụ. Cô là một người hiểu chuyện, vô cùng tinh tế và đặc biệt biết cho đi những gì bản thân có thể mà không mong cầu sự trả ơn.

Câu 5:

Chị lập dàn ý chi tiết cho đoạn văn, em dựa vào dàn ý chi tiết và viết thành đoạn văn hoàn chỉnh nhé!

Dàn ý

- Xác định vấn đề nghị luận: "người tử tế"

- Giải thích:

+ Thế nào là người tử tế? Là những người luôn biết quan tâm đến người khác, luôn sẵn sàng san sẻ, giúp đỡ khi bản thân có khả năng, điều kiện. Là người luôn mong muốn mang lại những điều tốt đẹp cho người khác...

- Bàn luận kết hợp dẫn chứng: (phần này tạm gọi là bàn luận)

+ Biểu hiện của người tử tế: Những con người tốt bụng, trung thực, luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người xung quanh, không đòi hỏi sự báo đáp ơn nghĩa; không gian dối, lừa lọc, không vụ lợi,...

+ Ý nghĩa của việc sống tử tế:

* Mang đến điều tốt đẹp cho người khác và cho chính bản thân.

* Được mọi người yêu quý, tôn trọng...

* Rèn luyện nhân cách, hoàn thiện nhân cách hơn.

*  Cộng đồng, xã hội thêm ý nghĩa...

* ...

+ Phê phán những người sống thiếu trung thực, sống vô tâm, vụ lợi,...

- Câu kết đoạn.

 

 

“Hôm đó, trên xe buýt có một người đàn ông cao tuổi. Ông lên xe ở một trạm trên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội). Xe chạy. Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, lại móc hết túi quần, túi áo, ông già vẫn không thấy tiền để mua vé. Ông ngồi lặng với khuôn mặt đỏ bừng. Lúc này, một cô học sinh ngồi ở hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5.000 đồng vào túi quần của ông. Khi nhân viên bán vé đến, theo phản xạ, ông lại...
Đọc tiếp

“Hôm đó, trên xe buýt có một người đàn ông cao tuổi. Ông lên xe ở một trạm trên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội). Xe chạy. Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, lại móc hết túi quần, túi áo, ông già vẫn không thấy tiền để mua vé. Ông ngồi lặng với khuôn mặt đỏ bừng. Lúc này, một cô học sinh ngồi ở hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5.000 đồng vào túi quần của ông. Khi nhân viên bán vé đến, theo phản xạ, ông lại đưa tay lục túi quần và thấy tờ 5.000 đồng. Ông mừng rỡ ra mặt, trả tiền vé và cứ tưởng đó là tiền của mình. Còn cô gái thì lẳng lặng mỉm cười.”

                      (Báo Gia đình và xã hội – Xuân Đinh Dậu 2017, trang 16)

a. Em hãy cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

b. Nêu nội dung của văn bản?

c. Em hãy chỉ ra quan hệ từ trong câu “Ông ngồi lặng với khuôn mặt đỏ bừng”.

d. Đặt  một câu với quan hệ từ vừa tìm được? (gạch chân quan hệ từ).

e. Qua văn bản trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân mình? (Viết từ 3- 5 câu)

0
15 tháng 10 2018

a, Đàn sếu đang sải cách trên cao

b, Sau một cuộc dạo chơi , đám trẻ ra về

c, Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi

24 tháng 1 2021

-Ở ngã tư đường có 1 ông lão bị tai nạn xe. Nhiều người thấy ông đau đớn ngồi bên vệ đường nhưng chỉ mặc kệ lướt qua.- Mẹ đi làm về mệt nhờ A nấu hộ nồi cơm, A tản nhiên đáp: " Con đang bận vướt facebook " Đây chích là hiện tượng thái độ sống thờ ơ, thiếu trách nhiệm của 1 bộ phận người trẻ hiện nay.

Thái độ sống này của người trẻ được biểu hiện bằng việc dường như các bạn không quan tâm đến những chuyện xảy ra xung quanh mình, tại gia đình mình và bên ngoài xã hội. Không những các bạn chỉ quan tâm đến lợi ích của chính mình mà còn thờ ơ với nỗi đau của người khác cũng như tách rời trách nhiệm của mình ra khỏi trách nhiệm đối với gia đình, với xã hội, với đất nước.

Điều mà các bạn quan tâm đó chính là lợi ích của bản thân mình, những nỗi đau và những biến chuyển của xã hội chẳng thể gây được sự chú ý của các bạn. Cứ như thế, trong xã hội, xuất hiện những con người sống buông thả và biệt lập. Đây chính là thái độ không nên có đối với mọi người trẻ. Sự thờ ơ của các bạn sẽ làm suy giảm mối quan hệ của mình với gia đình, với xã hội, với những người xung quanh. Thái độ sống vô cảm, lạnh lùng sẽ dẫn đến hậu quả của việc suy đồi đi truyền thống tương thân tương ái của dân tộc.Các bạn sẽ tự làm hại chính mình, làm giảm đi sự tương tác và sự năng động, sự ấm áp của chính mình. Con người cần biết vui, biết ghét, biết rung động và biết nhìn ra thế giới để xây dựng nhân sinh quan sống cho riêng mình. Hơn nữa thái độ sống như vậy sẽ làm các bạn tự dẫn mình đến ngõ cụt của bế tắc. Việc sống buông thả sẽ chẳng thể nào xây dựng được 1 tương lai tốt cho các bạn                                                                     

     Tóm lại, thái độ sống thờ ơ, vô trách nhiệm là thái độ sống cần loại bỏ. Mỗi người hãy cố gắng sống 1 cuộc sống giàu tình yêu thương với người thân gia đình và xã hội. Chính sự yêu thương đó sẽ thắp sáng cuộc sống này lên nhiều biết bao.

24 tháng 1 2021

Tham khảo:

A, MB

- Khái quát về thái độ sống thờ ơ, thiếu trách nhiệm: Trong cuộc sống, hiện tượng sống thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với người thân, gia đình và cộng đồng chính là vấn đề liên quan đến đạo đức và thái độ sống tiêu cực của 1 bộ phận người trẻ hiện nay.

- Hậu quả: Thái độ này không những gây hại cho chính bản thân người đó mà nó còn là biểu hiện của sự suy đồi đạo đức văn hóa, suy giảm truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Thậm chí, nghiêm trọng hơn, con người có thể sẽ sống tự cô lập mình lại, không còn sự tương tác với những người xung quanh.

B, TB

1, Biểu hiện, thực trạng

- Thái độ sống này của người trẻ được biểu hiện bằng việc dường như các bạn không quan tâm đến những chuyện xảy ra xung quanh mình, tại gia đình mình và bên ngoài xã hội. Không những các bạn chỉ quan tâm đến lợi ích của chính mình mà còn thờ ơ với nỗi đau của người khác cũng như tách rời trách nhiệm của mình ra khỏi trách nhiệm đối với gia đình, với xã hội, với đất nước.

- Điều mà các em quan tâm đó chính là lợi ích của bản thân mình, những nỗi đau và những biến chuyển của xã hội chẳng thể gây được sự chú ý của các em. Cứ như thế, trong xã hội, xuất hiện những con người sống buông thả và biệt lập.

2, Bình luận về tác hại

Theo em, đây chính là thái độ không nên có đối với mọi người trẻ.

- Đầu tiên, sự thờ ơ của các bạn sẽ làm suy giảm mối quan hệ của mình với gia đình, với xã hội, với những người xung quanh. Thái độ sống vô cảm, lạnh lùng sẽ dẫn đến hậu quả của việc suy đồi đi truyền thống tương thân tương ái của dân tộc.

- Thứ hai, các em sẽ tự làm hại chính mình, làm giảm đi sự tương tác và sự năng động, sự ấm áp của chính mình. Con người cần biết vui, biết ghét, biết rung động và biết nhìn ra thế giới để xây dựng nhân sinh quan sống cho riêng mình.

- Cuối cùng, thái độ sống như vậy sẽ làm các em tự dẫn mình đến ngõ cụt của bế tắc. Việc sống buông thả sẽ chẳng thể nào xây dựng được 1 tương lai tốt cho các em

C, KB

23 tháng 7 2017

Đáp án A