K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1. Một số khái niệm, thuật ngữ cơ bản của di truyền học?Câu 2. Nêu kết quả các thí nghiệm của MenđenCâu 3. Viết sơ đồ lai từ P 🡪 F1 trong trong phép lai 1 cặp tính trạngCâu 4. - Phát biểu nội dung quy luật phân ly của Mendel- Hãy cho biết nội dung, mục đích của phép lai phân tíchCâu 5. - NST là gì ? Tính đặc trưng của bộ NST? Trong cặp NST tương đồng, 2 NST có nguồn gốc từ đâu? - Các hoạt động của NST...
Đọc tiếp

Câu 1. Một số khái niệm, thuật ngữ cơ bản của di truyền học?

Câu 2. Nêu kết quả các thí nghiệm của Menđen

Câu 3. Viết sơ đồ lai từ P 🡪 F1 trong trong phép lai 1 cặp tính trạng

Câu 4. 

- Phát biểu nội dung quy luật phân ly của Mendel

- Hãy cho biết nội dung, mục đích của phép lai phân tích

Câu 5. 

- NST là gì ? Tính đặc trưng của bộ NST? Trong cặp NST tương đồng, 2 NST có nguồn gốc từ đâu? 

- Các hoạt động của NST trong nguyên phân? Kết quả? Cơ chế nào đã đảm bảo tính ổn định của bộ NST trong quá trình nguyên phân?  

Câu 6. 

- Thụ tinh là gì? Hợp tử được tạo nên từ các giao tử nào? 

- Hãy cho biết loại tế bào nào có khả năng giảm phân tạo giao tử?  kết quả của quá trình phát sinh giao tử ở động vật?

Câu 7. Quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái là đúng hay sai? Hãy giải thích tại sao?

Câu 8. Nêu cấu tạo hóa học của phân tử ADN. ADN có những chức năng cơ bản nào?

Vì sao ADN có tính đa dạng và đặc thù? 

Câu 9. Nêu cấu trúc không gian của phân tử AND? Hệ quả của NTBS thể hiện ở những điểm nào? 

Câu 10. Viết được trình tự nuclêôtit trong  đoạn mạch bổ sung của ADN

Ví dụ: 

Một mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau:

– G – T – G  – X – T – A – G – T – A –

Viết đoạn mạch bổ sung của mạch ADN trên?

 

1
4 tháng 11 2021

Câu 10: Mạch bổ sung:

\(\left[{}\begin{matrix}1:-G-T-G-X-T-A-G-T-A-\\2:-X-A-X-G-A-T-X-A-T-\end{matrix}\right.\)

Những câu trên đều là lý thuyết, bạn xem trong sgk hoặc vở ghi bài nhé!

27 tháng 10 2023

Câu 3: 

- Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng của bố và mẹ 

- Chính sự phân li độc lập của các cặp tính trạng đã đưa đến sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện kiểu hình khác P 

27 tháng 10 2023

Câu 1:

- Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố và mẹ, tổ tiên cho các thế hệ sau 

- Biến dị là hiện tượng là con sinh ra khác với bố mẹ và khác về nhiều chi tiết 

- Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng của bố và mẹ 

- Tính trạng là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo sinh lý của cơ thể

- Tính trạng trội là là tính trạng biểu hiện ở F1

- Tính trạng lặn là tính trạng đến F2 mới được biểu hiện 

- Nhân tố di truyền quy định các tính trạng của sinh vật 

- Giống (dòng) thuần chủng là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống các thế hệ trước 

- Kiểu hình là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể 

- Kiểu gen là tập hợp toàn bộ các gen nằm trong tế bào sinh vật 

- Phép lại phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội và cá thể mang tính trạng lặn 

Khi đem lai giữa cặp bố mẹ đều thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản, đời F1 đồng loạt xuất hiện cây thân cao, chín sớm. Tiếp tục cho F1 lai với cây thân thấp, chín muộn, thu được thế hệ lai 4 kiểu hình như sau: 1996 cây thân cao, chín sớm. 2004 cây thân cao, chín muộn. 1998 cây thân thấp, chín sớm. 2003 cây thân thấp, chín muộn. Cho các phát biểu sau: (1) Chưa thể xác định...
Đọc tiếp

Khi đem lai giữa cặp bố mẹ đều thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản, đời F1 đồng loạt xuất hiện cây thân cao, chín sớm. Tiếp tục cho F1 lai với cây thân thấp, chín muộn, thu được thế hệ lai 4 kiểu hình như sau:

1996 cây thân cao, chín sớm.

2004 cây thân cao, chín muộn.

1998 cây thân thấp, chín sớm.

2003 cây thân thấp, chín muộn.

Cho các phát biểu sau:

(1) Chưa thể xác định tính trạng nào là tính trạng trội, tính trạng nào là tính trạng lặn trong phép lai trên.

(2) Hai cặp tính trạng chiều cao thân và thời gian chín di truyền độc lập với nhau.

(3) P có thể có 4 sơ đồ lai phù hợp với kết quả của đề bài.

(4) Nếu muốn F1 phân li 3 : 1 về tính trạng kích thước, tính trạng về thời gian chín đồng tính thì P có thể là một trong 3 phép lai khác nhau.

Số phát biểu có nội dung đúng là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

1
20 tháng 6 2017

Đáp án B

Khi đem lai giữa cặp bố mẹ đều thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản, đời F1 đồng loạt xuất hiện cây thân cao, chín sớm nên F1 có kiểu gen dị hợp tử tất cả các cặp gen.

Xét riêng từng cặp tính trạng ta có:

Thân cao : thân thấp = 1 : 1.

Chín sớm : chín muộn = 1 : 1.

Tỉ lệ phân li kiểu hình chung = 1 : 1 : 1 : 1 = (1 : 1) x (1 : 1).

Vậy hai cặp tính trạng chiều cao thân và thời gian chín di truyền độc lập với nhau. => Nội dung 2 đúng.

TH1: Tính trạng có thể di truyền theo quy luật phân li độc lập, mỗi gen quy định một tính trạng. Khi đó A – thân cao, a – thân thấp, B – chín sớm, b – chín muộn.

Có thể có phép lai của P là: AABB x aabb hoặc AAbb x aaBB tạo ra F1 100% AaBb.

TH2: Tính trạng có thể di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.

Nếu tính trạng kích thước thân di truyền theo quy luật tương tác kiểu 9 : 7. Tính trạng thời gian chín di truyền theo quy luật phân li khi đó ta có:

P có thể là AABBDD x aabbdd hoặc AABBdd x aabbDD hoặc AAbbdd x aaBBDD hoặc AAbbDD x aaBBdd tạo ra F1 AaBbDd. F1 lai với cây thân thấp chín muộn có thể là aaBBdd sẽ tạo ra tỉ lệ phân li kiểu hình như trên.

Ngoài ra còn một số trường hợp khác nữa.

Vậy chưa chắc tính trạng nào là tính trạng trội vì có thể         là tính trạng di truyền theo quy luật tương tác gen và P có nhiều hơn 4 sơ đồ lai thỏa mãn.

Nội dung 1 đúng, nội dung 3 sai.

Nội dung 4 sai.

Tính trạng có thể di truyền theo quy luật phân li độc lập, mỗi gen quy định một tính trạng.

Khi đó để tạo ra F1 phân li 3 : 1 về tính trạng kích thước, tính trạng về thời gian chín đồng tính thì P có thể là các phép lai: AaBB x Aabb; AaBB x Aabb; AaBB x AaBB.

Ngoài ra thì còn có thể di truyền theo các quy luật khác, nên P có rất nhiều trường hợp chứ không chỉ có 3 trường hợp.

Có 2 nội dung đúng.

Khi đem lai giữa cặp bố mẹ đều thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản, đời F1 đồng loạt xuất hiện cây thân cao, chín sớm. Tiếp tục cho F1 lai với cây thân thấp, chín muộn, thu được thế hệ lai 4 kiểu hình như sau: 1996 cây thân cao, chín sớm.                        2004 cây thân cao, chín muộn. 1998 cây thân thấp, chín sớm.                      2003 cây thân thấp, chín muộn. Cho các...
Đọc tiếp

Khi đem lai giữa cặp bố mẹ đều thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản, đời F1 đồng loạt xuất hiện cây thân cao, chín sớm. Tiếp tục cho F1 lai với cây thân thấp, chín muộn, thu được thế hệ lai 4 kiểu hình như sau:

1996 cây thân cao, chín sớm.                        2004 cây thân cao, chín muộn.

1998 cây thân thấp, chín sớm.                      2003 cây thân thấp, chín muộn.

Cho các phát biểu sau:

I. Chưa thể xác định tính trạng nào là tính trạng trội, tính trạng nào là tính trạng lặn trong phép lai trên.

II. Hai cặp tính trạng chiều cao thân và thời gian chín di truyền độc lập với nhau.

III. P có thể có 4 sơ đồ lai phù hợp với kết quả của đề bài.

IV. Nếu muốn F1 phân li 3 : 1 về tính trạng kích thước, tính trạng về thời gian chín đồng tính thì P có thể là một trong 3 phép lai khác nhau.

Số phát biểu có nội dung đúng là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

1
19 tháng 12 2017

Đáp án: B

Hướng dẫn:

Khi đem lai giữa cặp bố mẹ đều thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản, đời F1 đồng loạt xuất hiện cây thân cao, chín sớm nên F1 có kiểu gen dị hợp tử tất cả các cặp gen. 

Xét riêng từng cặp tính trạng ta có:

Thân cao : thân thấp = 1 : 1.

Chín sớm : chín muộn = 1 : 1.

Tỉ lệ phân li kiểu hình chung = 1 : 1 : 1 : 1 = (1 : 1) x (1 : 1).

Vậy hai cặp tính trạng chiều cao thân và thời gian chín di truyền độc lập với nhau. => Nội dung 2 đúng. TH1: Tính trạng có thể di truyền theo quy luật phân li độc lập, mỗi gen quy định một tính trạng. Khi đó A – thân cao, a – thân thấp, B – chín sớm, b – chín muộn. Có thể có phép lai của P là: AABB x aabb hoặc AAbb x aaBB tạo ra F1 100% AaBb.

TH2: Tính trạng có thể di truyền theo quy luật tương tác bổ sung. Nếu tính trạng kích thước thân di truyền theo quy luật tương tác kiểu 9 : 7. Tính trạng thời gian chín di truyền theo quy luật phân li khi đó ta có:

P có thể là AABBDD x aabbdd hoặc AABBdd x aabbDD hoặc AAbbdd x aaBBDD hoặc AAbbDD x aaBBdd tạo ra F1 AaBbDd. F1 lai với cây thân thấp chín muộn có thể là aaBBdd sẽ tạo ra tỉ lệ phân li kiểu hình như trên.

Ngoài ra còn một số trường hợp khác nữa.

Vậy chưa chắc tính trạng nào là tính trạng trội vì có thể  là tính trạng di truyền theo quy luật tương tác gen và P có nhiều hơn 4 sơ đồ lai thỏa mãn.

Nội dung 1 đúng, nội dung 3 sai.

Nội dung 4 sai.

Tính trạng có thể di truyền theo quy luật phân li độc lập, mỗi gen quy định một tính trạng.

Khi đó để tạo ra F1 phân li 3 : 1 về tính trạng kích thước, tính trạng về thời gian chín đồng tính thì P có thể là các phép lai: AaBB x Aabb; AaBB x Aabb; AaBB x AaBB.

Ngoài ra thì còn có thể di truyền theo các quy luật khác, nên P có rất nhiều trường hợp chứ không chỉ có 3 trường hợp.

Có 2 nội dung đúng.

Khi đem lai giữa cặp bố mẹ đều thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản, đời F1 đồng loạt xuất hiện cây thân cao, chín sớm. Tiếp tục cho F1 lai với cây thân thấp, chín muộn, thu được thế hệ lai 4 kiểu hình như sau: 1996 cây thân cao, chín sớm. 2004 cây thân cao, chín muộn. 1998 cây thân thấp, chín sớm. 2003 cây thân thấp, chín muộn. Cho các phát biểu sau: I. Chưa thể xác...
Đọc tiếp

Khi đem lai giữa cặp bố mẹ đều thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản, đời F1 đồng loạt xuất hiện cây thân cao, chín sớm. Tiếp tục cho F1 lai với cây thân thấp, chín muộn, thu được thế hệ lai 4 kiểu hình như sau:

1996 cây thân cao, chín sớm.

2004 cây thân cao, chín muộn.

1998 cây thân thấp, chín sớm.

2003 cây thân thấp, chín muộn.

Cho các phát biểu sau:

I. Chưa thể xác định tính trạng nào là tính trạng trội, tính trạng nào là tính trạng lặn trong phép lai trên.

II. Hai cặp tính trạng chiều cao thân và thời gian chín di truyền độc lập với nhau.

III. P có thể có 4 sơ đồ lai phù hợp với kết quả của đề bài.

IV. Nếu muốn F1 phân li 3 : 1 về tính trạng kích thước, tính trạng về thời gian chín đồng tính thì P có thể là một trong 3 phép lai khác nhau.

Số phát biểu có nội dung đúng là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

1
4 tháng 1 2020

Đáp án: B

Hướng dẫn:

Khi đem lai giữa cặp bố mẹ đều thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản, đời F1 đồng loạt xuất hiện cây thân cao, chín sớm nên F1 có kiểu gen dị hợp tử tất cả các cặp gen. 

Xét riêng từng cặp tính trạng ta có:

Thân cao : thân thấp = 1 : 1.

Chín sớm : chín muộn = 1 : 1.

Tỉ lệ phân li kiểu hình chung = 1 : 1 : 1 : 1 = (1 : 1) x (1 : 1).

Vậy hai cặp tính trạng chiều cao thân và thời gian chín di truyền độc lập với nhau. => Nội dung 2 đúng. TH1: Tính trạng có thể di truyền theo quy luật phân li độc lập, mỗi gen quy định một tính trạng. Khi đó A – thân cao, a – thân thấp, B – chín sớm, b – chín muộn. Có thể có phép lai của P là: AABB x aabb hoặc AAbb x aaBB tạo ra F1 100% AaBb.

TH2: Tính trạng có thể di truyền theo quy luật tương tác bổ sung. Nếu tính trạng kích thước thân di truyền theo quy luật tương tác kiểu 9 : 7. Tính trạng thời gian chín di truyền theo quy luật phân li khi đó ta có:

P có thể là AABBDD x aabbdd hoặc AABBdd x aabbDD hoặc AAbbdd x aaBBDD hoặc AAbbDD x aaBBdd tạo ra F1 AaBbDd. F1 lai với cây thân thấp chín muộn có thể là aaBBdd sẽ tạo ra tỉ lệ phân li kiểu hình như trên.

Ngoài ra còn một số trường hợp khác nữa.

Vậy chưa chắc tính trạng nào là tính trạng trội vì có thể  là tính trạng di truyền theo quy luật tương tác gen và P có nhiều hơn 4 sơ đồ lai thỏa mãn.

Nội dung 1 đúng, nội dung 3 sai.

Nội dung 4 sai.

Tính trạng có thể di truyền theo quy luật phân li độc lập, mỗi gen quy định một tính trạng.

Khi đó để tạo ra F1 phân li 3 : 1 về tính trạng kích thước, tính trạng về thời gian chín đồng tính thì P có thể là các phép lai: AaBB x Aabb; AaBB x Aabb; AaBB x AaBB.

Ngoài ra thì còn có thể di truyền theo các quy luật khác, nên P có rất nhiều trường hợp chứ không chỉ có 3 trường hợp.

Có 2 nội dung đúng

10 tháng 4 2017

* Điểm khác nhau giữa kết quả lai phân tích 2 cặp gen xác định 2 cặp tính trạng trong trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết. – Di truyền độc lập: + 2 cặp gen tồn tại trên 2 cặp NST. + Các cặp gen phân li độc lập và tổ hợp tự do ở F1 tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau. + Kết quả lai phân tích tạo 4 kiểu gen và 4 kiểu hình có tỷ lệ 1 : 1 : 1 : 1. – Di truyền liên kết: + 2 cặp gen tồn tại trên cùng một NST. + Các cặp gen liên kết khi giảm phân ở F1 tạo ra 2 loại giao tử. +Kết quả lai phân tích tạo ra 2 kiểu gen và 2 kiểu hình có tỷ lệ 1 : 1. * Ý nghĩa của di truyền liên kết gen: – Hạn chế sự xuất hiện của các biến dị tổ hợp. – Di truyền liên kết đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen cùng một NST. Nhờ đó trong chọn giống, người ta có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt đi kèm với nhau.

16 tháng 11 2021

Nội dung: Trong quá trình phát sinh giao tử mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền tách ra phân li về 1 giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng P

Kết quả thí ngiệm lai 1 cặp tính trạng :

- F1 thu được kiểu hình 100%

- F2 thu được kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3:1

Kết quả thí nghiệm lai 2 cặp tính trạng

- F1 thu được kiểu hình 100%

- F2 thu được kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9:3:3:1

16 tháng 11 2021

Nội dung: Trong quá trình phát sinh giao tử mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền tách ra phân li về 1 giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng P

Kết quả thí ngiệm lai 1 cặp tính trạng :

- F1 thu được kiểu hình 100%

- F2 thu được kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3:1

Kết quả thí nghiệm lai 2 cặp tính trạng

- F1 thu được kiểu hình 100%

- F2 thu được kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9:3:3:1

23 tháng 4 2018

Đáp án A

21 tháng 11 2021

Câu 2 - Nhiệm vụ: Di truyền học nghiên cứu bản chất và quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị

-  Ý nghĩa :+ Di truyền học phát triển nhanh chóng và sớm trở thành ngành mũi nhọn trong sinh học hiện đại.+ Di truyền học là cơ sở lý thuyết cho Khoa học chọn giống, có vai trò lớn lao đối với Y học, đặc biệt có tầm quan trọng trong Công nghệ sinh học.
21 tháng 11 2021

Câu 1:Tính trang,cặp tính trạng tương phản,dòng thuần chủng