K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 6 2019

   - Sự phân bố đô thị chênh lệch giữa các vùng: vùng có nhiều đô thị nhất (Đông Bắc, Đồng bằng sông Cửu Long) gấp 3,7 lần vùng có đô thị ít nhất (Tây Bắc).

   - Số thành phố còn quá ít so với mạng lưới đô thị (chiếm 4,8%), đặc biệt là các thành phố lớn.

   - Dân số đô thị giữa các vùng cũng có sự khác nhau: vùng có số dân đông nhất (Đông Nam Bộ) so với vùng có số dân ít nhất (Tây Bắc), gấp 228 lần.

   - Đông Nam Bộ có số lượng đô thị không nhiều, nhưng số dân đô thị đông nhất cả nuớc, như vậy ở đây có nhiều thành phố lớn, đông dân. Đông Bắc và Đồng bằng sông Cửu Long có số lượng đô thị cao nhất trong cả nuớc, nhưng số dân đô thị không đông, điều đó chứng tỏ ờ đây có ít thành phố, nhưng lại nhiều thị xã, thị trấn.

20 tháng 7 2023

Nhận xét chung: Phân bố các đô thị ở Hoa Kỳ là không đồng đều

- Các đô thị lớn (trên 10 triệu người trở lên)  và các đô thị vừa (từ 5 triệu - 10 triệu người) phân bố ở duyên hải Đông Bắc, ven vịnh Mê-hi-cô, ven Thái Bình Dương, xung quanh vùng Hồ Lớn.

- Các đô thị nhỏ (dưới 5 triệu người) thì thường có ở vùng nội địa trung tâm, vùng núi phía Tây Bắc.

26 tháng 8 2023

Phân bố dân cư không đồng đều, phần lớn dân cư và đô thị tập trung chủ yếu ở miền Đông, thưa thớt ở miền Tây

Một chút lý do về điều kiện tự nhiên:

Miền Đông:

Vị trí địa lí: Giáp biển,thuận lợi giao lưu, phát triển kinh tế

Địa hình: Chủ yếu núi thấp và đồng bằng màu mỡ như Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam

Khí hậu: ôn đới và cận nhiệt

Sông ngòi: là hạ lưu của nhiều sông lớn như Hoàng Hà, Trường Giang,..

Khoáng sản: Đa dạng, dễ khai thác

Miền Tây:

Vị trí địa lí: Nằm sâu trong lục địa, đi lại khó khăn

Địa hình: Nhiều dãy núi cao hùng vĩ như Himalaya,...

Có các cao nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa lớn

Khí hậu: ôn đới lục địa, khắc nhiệt, ít mưa => tạo nhiều hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn

Sông ngòi: sông ít, hiếm,...

Khoáng sản: Đa dạng, khó khai thác

NG
6 tháng 11 2023

Tham khảo
 

- Nhận xét: Nhìn chung dân cư Trung Quốc phân bố rất chênh lệch, không đồng đều, cụ thể:

+ Vùng phía Đông tập trung dân cư đông đúc với mật độ dân số trung bình 500 người/km2 (Thanh Đảo, Tế Nam, Thượng Hải, Hàng Châu,…), có nơi lên đến 1000 người/km2 (Bắc Kinh, Thiên Tân). Đây là vùng tập trung nhiều siêu đô thị từ 10 triệu người trở lên (Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải, Thâm Quyến, Quảng Châu), và hàng loạt các đô thị từ 5 đến dưới 10 triệu người.

+ Vùng phía Tây dân cư thưa thớt, mật độ dân số trung bình chỉ ở mức dưới 50 người/km2, thấp hơn vùng phía đông từ 10-20 lần. Vùng này không có các đô thị lớn mà chỉ có vài đô thị nhỏ dưới 5 triệu người (La Xa, U-rum-si, Tây Ninh, Lan Châu).

5 tháng 4 2022

Các thành phố: Li-ma, Ri-ô đe Gia-nê-rô, Xao Pao-lô, Xan-ti-a-gô, Bu-ê-nốt Ai-ret,...

Phân bố chủ yếu ở vùng ven biển

5 tháng 4 2022

Xan-ti-a-gô

Bu-ê-nôt Ai-ret

Xao-pao Lô

Ri-ô đê Gia-nê-rô

Li-ma

Bô-gô-ta

Mê-hi-cô Xi-ti

Lôt An-giơ-let

Si-ca-gô

Niu I-ooc

5 tháng 4 2022

Các thành phố: Li-ma, Ri-ô đe Gia-nê-rô, Xao Pao-lô, Xan-ti-a-gô, Bu-ê-nốt Ai-ret,...

Phân bố chủ yếu ở vùng ven biển

5 tháng 4 2022

refer

Các thành phố: Li-ma, Ri-ô đe Gia-nê-rô, Xao Pao-lô, Xan-ti-a-gô, Bu-ê-nốt Ai-ret,...

Phân bố chủ yếu ở vùng ven biển

22 tháng 7 2019

Các đô thị của nước ta phân bố tập trung ở đồng bằng và ven biển vì đây là những nơi có lợi thế về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên (địa hình, đất đai, nguồn nước,...), các nhân tố kinh tế - xã hội.

9 tháng 11 2018

Giải thích sự phân bố dân cư không đồng đều

- Do tác động của các nhân tố tự nhiên

   + Khí hậu: Dân cư thường tập trung đông ở nơi có khí hậu ôn hoà, ấm áp vùng ôn đới và nhiệt đới), thưa thớt 1 nơi có khí hậu khắc nghiệt (sa mạc, vùng cực. mưa quá nhiều ở vùng rừng rậm xích đạo,...).

   + Nguồn nước: Nguồn nước dồi dào thu hút dân cư (như 1 châu thổ các sông lớn).

   + Địa hình, đất đai: Dân cư thường tập trung đông đúc ở nơi có địa hình bằng phẩng, đất đai màu mỡ; ngược lại, các vùng núi cao, điều kiện phát triển sản xuất và giao thông khó khăn, dân cư thưa thớt.

   + Tài nguyên khoáng sản cũng có ý nghĩa nhất định trong phân bố dân cư.

   + Do tác động cùa nhân tố kinh tế - xã hội (đóng vai trò quan trọng hàng đầu)

   + Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất: Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất càng cao, càng chế ngự được nhiều khó khăn của tự nhiên, để bố trí dân cư (ngày nay, nhiều điểm dân cư đã mọc lên ở những vùng quanh năm bang giá, vùng núi cao hay hoang mạc,...).

   + Tính chất nền kinh tế: Phân bố dân cư phụ thuộc chặt chẽ vào tính chấ của nền kinh tế. Những khu dân cư đông đúc thường gắn với hoạt động công nghiệp hơn là với nông nghiệp. Trong các khu vực công nghiệp, mật độ dân số cao thấp khác nhau tuỳ theo tính chất của từng ngành sản xuất. Trong nông nghiệp cũng tương tự, việc canh tác lúa nước cần nhiều lao động nên dân cư tập trung đông đúc.

   + Lịch sử khai thác lãnh thổ: Những khu vực khai thác lâu đời (các đồng bằng châu thổ ở Đông Nam Á, đồng bằng Tây Âu,...) có dân cư đông đúc hơn nhũng khu vực mới khai thác (ở Ca-na-đa, Ô-xtrây-li-a,...).

   + Các dòng chuyển cư: Các dòng chuyển cư ít nhiều tác động,đến bốc tranh phân bố dân cư thế giới. Số dân và mật độ dân số của Bắc Mĩ, Mĩ La-tinh và Ô-xtrây-li-a tâng lên nhiều nhờ những cuộc chuyển cư khổng lổ từ châu Âu và châu Phi tới.

29 tháng 9 2019

* Nhận xét

   - Dân cư tập trung chủ yếu ở phía đông, tập trung với mật độ cao ở các đồng bằng lớn, vùng duyên hải, ở các thành phố. (0,75 điểm)

   - Vùng phía tây và phía bắc, dân cư rất thưa thớt, nhiều vùng rộng lớn ở phía bắc và phía tây có mật độ dưới 1 người/km2. (0,5 điểm)

   * Giải thích

   - Miền Đông có nhiều thuận lợi về tự nhiên (địa hình thấp, đồng bằng phù sa màu mỡ với diện tích rộng, khí hậu thuận lợi, nguồn nước dồi dào,...). (1 điểm)

   - Miền Tây rất khó khăn về tự nhiên (diện tích khô hạn lớn, địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt,...). (0,75 điểm)