K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 10 2019

Đáp án cần chọn là: A

23 tháng 4 2019

Cảm nhận về hai chi tiết:

- Chi tiết 1: Phản ánh cuộc sống khổ cực, tù đọng của Mị nói riêng và của người lao động nghèo miền núi nói chung. Họ bị ràng buộc và bị đối xử bất công bởi những hủ tục lạc hậu còn nặng nề. Ô cửa sổ vuông che kín nắng, ánh sáng chiếu vào phòng cũng tựa như căn lầu khóa kín tuổi xuân của Kiều. Mị sống trong căn buồng tối, quên mất mình là người, tưởng mình lùi lũi như con rùa. Chẳng biết là sống hay chết, mơ hay thức. Thời gian bị xóa nhòa, không gian bị bó hẹp đã đẩy nỗi khổ đau của con người lên đến cùng cực. Chi tiết này vừa cho thấy lòng đồng cảm, xót thương của Tô Hoài với đời Mị, vừa thể hiện sự phê phán, tố cáo xã hội tù đọng giam giữ, chà đạp con người.

- Chi tiết 2: Mị có hành động phá bóng tối. Giống như chị Dậu "chạy phá bóng tối, tối đen như cái tiền đồ của chị". Mị cũng vậy, thấy cần phải vùng dậy đấu tranh nhưng chỉ là hành động tự phát bởi vậy bước chân phá bóng tối còn chưa chắc chắn. Nhưng nhờ có A Phủ và những ánh sáng Cách mạng của Đảng nên con đường Mị đi thực sự đúng đắn.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏiNhững ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói “đấy là bàn chân vất vả”. Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói “đấy là bàn chân vất vả”. Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân. Rượu tê thấp không tài nào xoa bóp khỏi.

  Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước, xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cây ngọn cỏ. Khi bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm. Cái thúng câu bao lần chà đi xát lại bằng sắn thuyền. Cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm… Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông-đơ, cái ghế xếp bao lần thay vải, nó đi theo bố xa lắm.

  Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi chân ấy: đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh.

(Duy Khán, Tuổi thơ im lặng)

Câu hỏi.

a) Em hãy chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn và cảm nghĩ của tác giả. Nếu không có yếu tố tự sự và miêu tả thì yếu tố biểu cảm có thể bộc lộ được hay không?

b) Đoạn văn trên miêu tả, tự sự trong niềm hồi tưởng. Hãy cho biết tình cảm đã chi phối tự sự và miêu tả như thế nào.

1
10 tháng 4 2017

Tác giả miêu tả bàn chân bố:

+ Kể câu chuyện bàn chân bố ngâm nước muối: bố kêu đau

+ Bố đi sớm về khuya: bộc lộ tình thương của người con đối với bố

+ Miêu tả bàn chân bố, kể chuyện về bố làm tiền đề cho việc bộc lộ cảm xúc thương yêu bố ở cuối bài

b, Việc miêu tả, tự sự trong dòng hồi tưởng khiến cho hình ảnh về đôi bàn chân bố không chỉ là hình ảnh, sự việc đơn thuần mà điều đó đã thể hiện được tình cảm yêu thương vô bờ của con

→ Hồi tưởng với tình cảm ấy, những hình ảnh, sự việc trở nên giàu sức gợi, có sức truyền cảm mạnh mẽ

rên chiếc giường ở sát khung cửa sổ duy nhất của căn phòng, người bệnh nằm đó được phép ngồi dậy 1 giờ đồng hồ mỗi ngày. Người bệnh thứ hai, trên một chiếc giường gần đó, phải nằm hoàn toàn. Họ rất thường nói chuyện với nhau. Họ nói về vợ con, về gia đình, về tổ ấm, về nghề nghiệp và những khó khăn của mình...Mỗi buổi chiều, khi người đàn ông ở chiếc giường gần...
Đọc tiếp

rên chiếc giường ở sát khung cửa sổ duy nhất của căn phòng, người bệnh nằm đó được phép ngồi dậy 1 giờ đồng hồ mỗi ngày. Người bệnh thứ hai, trên một chiếc giường gần đó, phải nằm hoàn toàn. Họ rất thường nói chuyện với nhau. Họ nói về vợ con, về gia đình, về tổ ấm, về nghề nghiệp và những khó khăn của mình...

Mỗi buổi chiều, khi người đàn ông ở chiếc giường gần cửa sổ được phép ngồi dậy, anh ấy ngồi đó, hướng ra ngoài cửa sổ và tả cho người bạn cùng phòng của mình cảnh tượng diễn ra bên ngoài.

cửa sổ trong phòng bệnh

 

Đó cũng là khoảng thời gian hạnh phúc mà người đàn ông ở chiếc giường bên kia được hưởng, thế giới được mở ra sống động với anh ấy, qua những hoạt động, màu sắc mà anh được nghe tả lại. Ô cửa sổ nhìn ra một công viên bên một dòng sông thơ mộng. Những con vịt, những con thiên nga nhẹ nhàng di chuyển trên mặt nước trong khi trẻ con chơi đùa trên những chiếc thuyền đủ hình dạng, màu sắc từng cặp tình nhân tay trong tay dạo bước giữa những bồn hoa đủ loại đủ màu ở đằng xa hơn nữa, người ta có thể nhìn thấy cả đường chân trời rực hồng trước hoàng hôn...

Khi người ngồi diễn tả không sót một chi tiết nhưng gì anh ta có thể nhìn thấy thì người nằm nhắm mắt lại và tưởng tượng.

Ngày lại ngày qua đi. Một buổi sáng, y tá mang nước rửa mặt đến cho họ nhưng phát hiện ra rằng người đàn ông trên chiếc giường gần cửa sổ đã chết. Anh ấy đã ra đi, một cách nhẹ nhàng, trong giấc ngủ của mình.

Cô đã vô cùng đau buồn, gọi nhân viên bệnh viện đến mang xác anh ấy đi. Một không khí nặng nề bao trùm căn phòng. Sau đó, người đàn ông vẫn phải nằm trên giường ngỏ ý muốn được lại gần cửa sổ. Y tá nhiệt tình kéo chiếc giường của anh sát lại chiếc giường bên cửa sổ. Sau khi chắc chắn anh đã được an toàn, cô để anh lại một mình.

Chậm chạm, khó khăn, anh tự mình di chuyển, bằng khuỷu tay, đến sát bên cửa sổ, nhướn người để nhìn ra bên ngoài. Nhưng, thật bất ngờ, tất cả những gì mà anh có thể nhìn được, qua ô cửa sổ, chỉ là một bức tường trống trơn!

Khi y tá quay lại, anh hỏi thăm cô về người bạn bệnh nhân cùng phòng, người mà vẫn hằng ngày mở ra một thế giới tươi đẹp và nên thơ cho anh ta qua những miêu tả của mình về cảnh quan bên ngoài ô cửa sổ.

Cô y tá cho biết, người đàn ông đó bị mù. Anh đã lặng đi, trong sự xúc động khôn tả.

Người ta có thể quên tất cả những gì bạn đã nói, đã làm. Nhưng người ta sẽ không bao giờ quên cảm giác mà bạn đã đem lại cho họ.

1
11 tháng 11 2016

Hay nhỉ

 

a) Tìm các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ sau và nêu ý nghĩa của chúng đối với bài thơ? Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. (Hồ Chí Minh)b) Hãy chỉ ra các yếu tố tự sự, yếu tố miêu tả và cảm nghĩ của tác giả trong đoạn trích sau. Nếu không có các yếu tố tự sự và miêu tả...
Đọc tiếp

a) Tìm các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ sau và nêu ý nghĩa của chúng đối với bài thơ?
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
(Hồ Chí Minh)
b) Hãy chỉ ra các yếu tố tự sự, yếu tố miêu tả và cảm nghĩ của tác giả trong đoạn trích sau. Nếu không có các yếu tố tự sự và miêu tả thì tình cảm của tác giả có thể bộc lộ được không?
Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói "đấy là bàn chân vất vả". Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân. Rượu tê thấp không tài nào xoa bóp khỏi. Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cây ngọn cỏ. Khi bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm. Cái thúng câu bao lần chà đi xát lại bằng sắn thuyền. Cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm. Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông-đơ, cái ghế xếp bao lần thay vải, nó theo bố đi xa lắm. Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi bàn chân ấy: đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh.
​c) Hãy nêu mục đích sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn biểu cảm?

4
6 tháng 11 2016

a) Tự sự : 2 câu đầu

Miêu tả : 2 câu cuối

=> Ý nghĩa : Vừa miêu tả, vừa kể để bộc lộ tâm trạng

b) Mục đích: Giúp tác giả có thể nói lên tâm tư tình cảm của mình và có thể phát biểu cảm nghĩ của mình

6 tháng 11 2016

 

T ko ngờ. M rảnh ghê luôn á Dương

                                      Hai bệnh nhân trong bệnh việnHai người đàn ông lớn tuổi đều bị ốm nặng và cùng nằm trong một phòng của bệnh viện. Họ không được phép ra khỏi phòng của mình. Một trong hai người được bố trí nằm trên chiếc giường cạnh cửa sổ. Còn người kia phải nằm suốt ngày trên chiếc giường ở góc phía trong.Một buổi chiều, người nằm trên giường cạnh cửa...
Đọc tiếp

                                      Hai bệnh nhân trong bệnh viện

Hai người đàn ông lớn tuổi đều bị ốm nặng và cùng nằm trong một phòng của bệnh viện. Họ không được phép ra khỏi phòng của mình. Một trong hai người được bố trí nằm trên chiếc giường cạnh cửa sổ. Còn người kia phải nằm suốt ngày trên chiếc giường ở góc phía trong.

Một buổi chiều, người nằm trên giường cạnh cửa sổ được ngồi dậy. Ông ấy miêu tả cho người bạn cùng phòng kia nghe tất cả những gì ông thấy bên ngoài cửa sổ. Người nằm trên giường kia cảm thấy rất vui vì những gì đã nghe được: ngoài đó là một công viên, có hồ cá, có trẻ con chèo thuyền, có thật nhiều hoa và cây, có những đôi vợ chồng già dắt tay nhau di dạo mát quanh hồ.

Khi người nằm cạnh cửa sổ miêu tả thì người kia thường nhắm mắt và hình dung ra cảnh tượng tuyệt vời bên ngoài. Ông cảm thấy mình đang chứng kiến những cảnh đó qua lời kể sinh động của người bạn cùng phòng.

Nhưng rồi đến một hôm, ông nằm bên cửa sổ bất động. Các cô y tá với vẻ mặt buồn đến đưa đi vì ông ta qua đời. Người bệnh nằm ở phía giường trong đề nghị cô y tá chuyển ông ra nằm ở giường cạnh cửa sổ. Cô y tá đồng ý. Ông chậm chạp chống tay để ngồi lên. Ông nhìn ra cửa sổ ngoài phòng bệnh. Nhưng ngoài đó chỉ là một bức tường chắn.

Ông ta gọi cô y tá và hỏi tại sao người bệnh nằm ở giường này lại miêu tả cảnh đẹp đến thế. Cô y tá đáp:

- Thưa bác, ông ấy bị mù. Thậm chí cái bức tường chắn kia, ông ấy cũng chẳng nhìn thấy. Có thể ông ấy chỉ muốn làm cho bác vui thôi!

-câu hỏi 1: Vì sao qua lời miêu tả của bạn, người bệnh nằm giường phía trong thường nhắm hai mắt lại và cảm thấy rất vui?

-câu hỏi 2: Theo em, tính cách của người bệnh nhân mù có những điểm gì đáng quý?

GIÚP MIK VỚI NHA MIK CẢM ƠN MIK SẼ TẶNG CÁC BẠN GIÚP MIK 1 K

5

-câu hỏi 1  Vì ông cảm thấy như đang chứng kiến cảnh tượng tuyệt vời bên ngoài

-câu hỏi 2 ông lão có đức tính tốt là 

Biết thông cảm, chia sẻ với người khác khi họ gặp khó khăn

- Lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống, đem niềm vui đến cho người khác

Ai đọc truyện ma ko ạk HỒN MA ĐỨA BÉ GÁICâu chuyện mà chị Trâm kể cho tôi nghe cũng không kém phần ly kì và rùng rợn. Chị nói hồi chị còn lên Sài Gòn học đại học, có thuê nhà chung với cả mấy đứa, đó là một căn nhà hai tầng, bếp và phòng khách thì ở dưới tầng một, còn hai buồng ngủ với hai buồng tắm thì ở trên tầng hai. Căn nhà này cũng không to lắm nhưng được cái tiện nghi...
Đọc tiếp

Ai đọc truyện ma ko ạk

HỒN MA ĐỨA BÉ GÁI

Câu chuyện mà chị Trâm kể cho tôi nghe cũng không kém phần ly kì và rùng rợn. Chị nói hồi chị còn lên Sài Gòn học đại học, có thuê nhà chung với cả mấy đứa, đó là một căn nhà hai tầng, bếp và phòng khách thì ở dưới tầng một, còn hai buồng ngủ với hai buồng tắm thì ở trên tầng hai. Căn nhà này cũng không to lắm nhưng được cái tiện nghi và cũng thoải mái, nó nằm gần một chợ lớn ở Sài Gòn. Cuộc sống của những sinh viên lên thành phố học mà đi xa nhà thiệt là khổ, nhưng bù lại được cái tự do. Chị Trâm có kể là hồi đó có thuê nhà cùng với ba chị nữa tên là Chi, Trang, và Ngọc. Hai chị Trang và Ngọc thì ở buồng bên cạnh, còn chị thì ở với chị Chi. Chị Chi có một anh người yêu ở Sài Gòn nên thường xuyên không ngủ lại tại cái nhà đó, nên chị Trâm tự nhiên gần như được ở hẳn một mình một buồng. Cứ tưởng rằng cái cuộc sống sinh viên cứ mãi chôi qua êm đẹp như vậy, cho đến một ngày. Nhớ cái hôm đó, chị Trâm đang phải ngồi ôn thi cho bài kiểm tra môn tiếng Anh, với một trồng sách vở trên bàn, nào là từ điển, nào là vở ghi chép, nào là sách tham khảo. Chị Trâm cứ mãi chìm đắm vào cái biển toàn chữ là chứ đó cho đên khi chi linh cảm được một điều gì đó rất là. Nói là lạ ở đây là vì chị đang tập chung học bài, chợt chị mất hẳn cái dòng suy nghĩ của mình, mà điều này rất hiếm khi sảy ra chỉ trừ khi nào có một cái gì đó tác động thì người bình thường mới mất đi cái dòng suy nghĩ mà trong lúc họ đang tập chung cao độ như vậy. Chị Trâm đặt bút xuống nhìn quanh phòng, không có ai cả, vẫn là cái tiếng ti vi không to lắm phát ra từ buồng bên cạnh của hai chị kia. Chị Trâm uống ngụm nước rồi tiếp tục học, nhưng xem ra không thể nào học nổi nữa. Chị liền vô buồng tắm rửa cái mặt cho tình táo, nhưng khi ngồi lại vào bàn chị vẫn không tài nào học nổi. Trong đầu chị cứ có một cái ý nghĩ rất khó hiểu, như kiểu không thấy an tâm học bài tiếp vậy. Cuối cùng quá chán nản, chị Trâm liền tắt đèn và quyết định sáng mai dậy sớm học tiếp, vì chị tính là đã học từ chiều đến tận giờ rồi, có lẽ đã đến lúc cho cái bộ não nó nguội tí đã, sợ từ nãy giờ học nhiều quá máy nó nóng. Chị vô buồng tắm, rồi tắm rửa sạch sẽ. Sau đó ra sấy tóc và chui vào chăn ấm đệm êm ngủ. Nhưng thật lạ thay, lên giường rồi mà chị không tài nào ngủ được, trong đầu chị cứ suất hiện ba cái ý nghĩ nhảm nhí. Chị trở mình qua lại, cố gắng nghĩ đến một giấc mơ thật đẹp để chìm vào giấc ngủ nhưng xem ra vô vọng. Cứ trằn trọc như vậy mãi đến gần hai giờ sáng chị mới ngủ được. Thức dậy với tinh thần mệt mỏi, đã năm giờ hơn rồi, bẩy giờ vào học. Chị Trâm vô đánh răng rửa mặt, trong đầu chị nghĩ rằng thật là chán khi đêm qua lại mơ đi bắt ma nhưng đi mãi chả bắt được con ma nào. Chị Trâm nấu tô mì gói ăn lẹ rùi chạy qua buồng bên gọi hai bà kia dậy đi học. Chị Trang thấy chị Trâm qua liền dụi mắt và nói:
– Hôm nay hai tụi tui cúp học, bà đi đi, nếu có gì thì về bảo tụi tui. 
Chị Trâm bực mình, nhảy vô kéo chân bà Trang và nói:
– Bà đại lãn nó vừa vừa thôi, zậy đi học lẹ đi.
Nhưng dù có kéo thế nào thì chị Trang vẫn giả vờ ngủ như chết. Chán nản chị Trâm đi học một mình. Buổi chiều hôm đó về nhà, sau cái bài kiểm tra đáng nguyền rủa, chị Trâm quăng cặp vô góc buồng rồi nhảy thẳng lên giường. Chị tính nằm nghỉ ngơi một lúc rồi sẽ đi chợ mua đồ ăn về nấu. Nằm vậy một hồi mà chị Trâm chìm vào giấc ngủ lúc nào không hay, Khi tỉnh giậy chị nhìn giờ đã hơn tám giờ tối. Chị Trâm uể oải bò dậy, chị vòng qua phòng bên kia thì không thấy ai, chắc hai cô bạn đã đi ăn với nhau mà không rủ chị đi cùng, chị Trâm nghĩ thầm trong đầu “bọn này nhớ đấy, về thì chúng mày biết tay với bà”. Chị cầm điện thoại, bấm gọi cho chị Chi thì không ai nhấc máy, chắc lại đang quấn lấy anh người yêu rồi, chị Trâm nghĩ bụng. Để cho qua bữa, chị vòng xuống nhà tính kiếm coi có mỳ gói không thì nấu ăn tạm. Lúc chị đang bước xuống cầu thang, chợt chị để ý ra phía ngoài cửa, thấy có bóng một con bé gái mặc váy trắng cứ đứng đó cúi đầu. Chị Trâm bỏ kính ra dụi mắt rồi đeo lại hỏi lớn:
– Ai zậy?
Con bé đó không trả lời, chỉ đứng đó. Chị Trâm chợt có cái linh tính chẳng lằng. Theo đà chị chạy ngược vội lại lên buồng, vửa mở cửa thì chị hụt chân nghã. Lúc này một bàn tay lạnh tóm lấy chân chị. Chị Trâm quay đầu lại nhìn, thì thấy là con bé lúc nẫy, chị có dằng chân ra thì nó càng túm chặt, rồi nó ngẩng cái đầu lên, cái khuôn mặt trắng bệnh với hai hốc mắt xâu hoắm đó khiến chị rùng mình, chị Trâm vừa cố dằng chân ra vừa hét:
– KHÔNG!!!! Buông tôi ra!

Cái con nhỏ đó chợt nó há cái miệng xâu hoắm đen ngòm phát ra tiếng rên ghê rợn. Chị Trâm càng đạp tợn.
Chị mở mắt ra, mồ hôi mồ kê nhễ nhại, thì thấy bạn mình, Chi đang đứng kéo chân gọi:
– Trâm, làm gì mà la lối om xòm rồi mồ hôi mồ kê nhễ nhại zậy mẹ?
Chỉ là một giấc mơ, chị Trâm đến giờ vẫn còn nghe tim mình đập thình thịch. Chị Trâm đạp mạnh người chị Chi khiến chị ta ngã dập mông xuống đất. Chị Chi nhăn mặt:
– Con quỷ, đá tao đau zậy may?
Chị Trâm ngồi dậy nói dọng bực bội:
– Đáng đời. Ai bảo hù tao mày.
Rồi chị nhìn đồng hồ mới có hơn sáu giờ. Chị Trâm thở phào rồi hỏi chị Chi:
– Mà bà ăn cái gì chưa? Sao giờ này mới về?
Chị Chi loay hoay đứng dậy nói:
– Thì giờ tui về rủ bà đi ăn nè, nhanh lên. ảnh đang đợi ở dưới kìa.
Chị Trâm liền vào rửa mặt mũi và đi cùng với chị Chi xuống nhà. Trên đường, chị Chi cứ nằng nặc hỏi chị Trâm coi nằm mơ cái gì mà lại sợ hãi đến thế. Chị Trâm biết con bạn cùng buồng mình nhát ma lắm, nói ra thể vào cũng sợ té đái nên cứ nhất thiết nói là không có gì, chỉ là một cơn ác mộng. Không lâu sau cái giấc mơ đó, có một lần vào buổi tối, chỉ có chị Trâm ở nhà học bài một mình, còn ba người kia đã đi chơi hết. Tuần sau có một bài kiểm tra rất quan trọng, nên chị Trâm quyết tâm học cho bằng được. Đang ngồi học chăm chú, chợt cái cảm giác hôm nào lại hiện về. Chị Trâm lại bị cắt đứt dòng suy nghĩ, không tài nào học nổi. Chị buông bút xuống và quay đầu nhìn quanh, chị tự hỏi không biết tại sao lại có cái cảm giác kì quái này. Đang ngồi nghĩ vẩn vơ, bỗng cái bóng đèn vàng góc buồng chập trờn lúc sáng lúc tối. Chị Trâm giật bắn mình, và bắt đầu nổi da gà, một cái cảm giác không an toàn bắt đầu hiện về. Bỗng tim chị Trâm đập mạnh thình thịch, rồi thì cái bóng đèn góc phòng nổ đánh “ĐOÀNG”. Chị Trâm giật thót mình, quay lại nhìn. Cái bóng đèn nổ thật rồi, cả căn phòng giờ chìm trong bóng tối. Chỉ còn mỗi cái bóng đèn bàn chiếu rọi cả căn phòng. Chị Trâm bẻ cái bóng đèn bàn hướng về phái cái đèn góc buồng. Chị từ từ tiến lại, thật quái lạ, rõ ràng chị nghe tiếng nổ, vậy mà khi lại gần cái bóng đèn vẫn còn nguyên, chị thử bật lại mấy lần nhưng nó không có sáng. Chị Trâm lấy điện thoại cầm tay, soi vào cái bóng đèn để nhìn kĩ hơn, thật đáng buồn, tóc đèn ở trong đã cháy rồi. Chị gỡ cái bóng đèn ra định xuống nhà lấy bóng đèn dự phòng lên thay, thì khi vừa bước đến cửa phòng. Cái bóng đèn bàn bắt đầu chập trờn lúc sáng lúc tối. Giờ đây thì chị Trâm thực sự sợ hãi, chị đặt cái bóng đèn bàn lên tủ, đứng nhìn về phía cái bàn học. Bóng đèn vẫn chập chà chập trờn như vậy. Chị từ từ tiến lại, khi còn cách cái bàn hai bước chân thì bóng đèn bàn vụt tắt. Chị Trâm bắt đầu cảm thấy sợ hãi, một cái cảm giác lạnh lẽo chạy dọc sống lưng chị. Rồi chị bắt đầu lo lắng, bất an, vì trong đầu chị đã xuất hiện một cái ý nghĩ rằng chị không phải là người duy nhất trong phòng này. Chị lấy cái điện thoại ra soi, rồi với tay bật lại cái bóng đèn bàn, bầt lên bật xuống, cái đèn cứ sáng rồi lại tối. Đến khi nó sáng lên lần thứ ba, cái ánh sáng hắt hết cả căn phòng. Chị Trâm sau khi an tâm là bóng đèn đã sáng lại, chị quay đầu định đi xuống lấy bóng khác thì chợt chị giật nẩy người, té ngửa ra đằng sau khi mà ngay trước mặt chị đây là con bé trong mơ hôm nào. Chị Trâm hét toáng lên, được mấy giây thì bóng đèn vụt tắt, cả căn buồn lại chìm vào trong bóng tối. Chị Trâm ngồi dưới đất run rẩy, chị như không tin vào cái thứ mà mình vừa nhìn thấy. Chị thử béo má mình một cái thật mạnh, nhưng không, chị không hề nằm mơ. Chị Trâm có chấn tĩnh, rồi lấy tay run run lần mò cái điện thoại trêm mặt đất mà lúc nãy chị đánh rơi. Lần mò một hồi thì chị sờ được một vật cứng cứng hình chữ nhật, đúng là cái điện thoại rồi, có cả phím bấm nữa. Chị Trâm đang định kéo lại về phái mình, thì chợt cái điện thoại rung lên bần bật, kèm theo cái nhạc chuông vang inh ỏi vô màn đêm. Chị giật nẩy mình, nhưng chị còn kinh hãi hơn và hết toáng lên khi mà cái ánh sáng phát ra từ màn hình điện thoại hắt lên một khuôn mặt trắng bệch tóc dài đang ngồi xổm xuống nhìn về phía chị. Như một phản xạ tự nhiên, chị Trâm cầm cái điện thoại ném về phía cái vong đó. Nhưng chỉ nghe tiếng điện thoại đập cái đốp vô tường và vỡ ra làm hai hay ba mảnh. Chị Trâm ngồi co ro run rẩy, nhìn về phía mà cái vong kia vừa mới hiện lên. Nam phút sau, thì ba chị kia về, lúc họ đi lên bật đèn ngoài hành lang, lúc nhìn vào thì vô cùng ngạc nhiên khi thấy chị Trâm đang ngồi co ro dưới đất, mặt cắt không còn một giọt máu. Chị Trang và chị Ngọc vội chạy lại đỡ chị Trâm dậy, chị Ngọc nói:
– Trâm, bà làm sao zị?
Chị Chi chạy lại bật thử cái đèn góc phòng thấy không sáng liền nói:
– Các bà ở trên này nha, tui chạy xuống lấy bóng đèn thay.
Chị Trang và chị Ngọc đỡ chị Trâm ngồi lên giường, chị Trang chạy lại bàn học bật cái đèn bàn lên và rót một ly nước đưa cho chị Trâm. Chị Ngọc lúc này mới hỏi:
– Trâm, có chuyện gì mà nhìn bà có vẻ sợ sệt vậy?
Chị Trâm làm một ngụm nước nhỏ, vừa tầm chị Chi chạy lên thay bóng đèn, giờ thì cả căn phòng đã lại bừng sáng. Chị Trâm dọng vẫn còn run run nói:
– Tui… Tui nhìn thấy bóng ma các bà ạ …. Mà lại ngay trong căn phòng này.
Nghe bà Trâm nói vậy, cả ba chị kia rùng mình mà nổi da gà. Họ không còn giám nghi ngờ chị Trâm vì nhìn cái sắc mặt chị lúc nẫy, chắc chắn phải có điều gì kinh hãi lắm sảy ra với chị. Bà Chi lúc này mới thở dài và nói:
– Có phải bà nhìn thấy con nhỏ với cái váy trắng, tóc dài đen, khuôn mặt trắng bệch và hai hốc mắt xâu hoắm đúng không?
Chị Trâm quay ra chị Chi, với vẻ mặt kinh ngạc:
– Chả lẽ bà…

3
31 tháng 5 2019

có thật ko vậy??///

2 tháng 6 2019

Xạo đời

Đọc bài văn miêu tả đàn ngan mới nở. Gạch dưới những từ chỉ bộ phận của ngan được tác giả quan sát và miêu tả :Đàn ngan mới nởNhững con ngan nhỏ mới nở được ba hôm chỉ to hơn cái trứng một tí.   Chúng có bộ lông vàng óng. Một màu vàng đáng yêu như màu của những con tơ nõn mới guồng. Nhưng đẹp nhất là đôi mắt với cái mỏ. Đôi mắt chỉ bằng hột cườm, đen nhánh hạt...
Đọc tiếp

Đọc bài văn miêu tả đàn ngan mới nở. Gạch dưới những từ chỉ bộ phận của ngan được tác giả quan sát và miêu tả :

Đàn ngan mới nở

Những con ngan nhỏ mới nở được ba hôm chỉ to hơn cái trứng một tí.

   Chúng có bộ lông vàng óng. Một màu vàng đáng yêu như màu của những con tơ nõn mới guồng. Nhưng đẹp nhất là đôi mắt với cái mỏ. Đôi mắt chỉ bằng hột cườm, đen nhánh hạt huyền, lúc nào cũng long lanh đưa đi đưa lại như có nước, làm hoạt động hai con ngươi bóng mỡ. Một cái mỏ màu nhung hươu, vừa bằng ngón tay đứa bé mới đẻ và có lẽ cũng mềm như thế, mọc ngăn ngắn đằng trước. Cái đầu xinh xinh, vàng nuột và ở dưới bụng, lủn chủn hai cái chân bé tí màu đỏ hồng.

 

Ghi lại những câu miêu tả mà em cho là hay :

1
5 tháng 9 2017

- Đôi mắt chỉ bằng hột cườm, đen nhánh hạt huyền, lúc nào củng long lanh, đưa đi đưa lại như có nước, làm hoạt động hai con ngươi bóng mỡ.

- Một cái mỏ màu nhung hươu, vừa bằng ngón tay đứa bé mới đẻ và có lẽ cũng mềm như thế, mọc ngăn ngắn đằng trước.

2 tháng 12 2018

Cách miêu tả chiếc bao tẩm máu người

- Một chiếc bánh bao nhuốm máu đỏ tươi, máu còn nhỏ từng giọt, từng giọt

- Lão Hoa vừa thổi lửa trong bếp, vừa cầm gói lá xanh và cái chao đèn rách nát loang lổ máu. Một mùi thơm quái lạ tràn ngập cả quán.

- Một vật đen thui, một làn khói trắng bốc ra từ lớp vở cháy sém

=> Cách miêu tả chi tiết, tỉ mỉ.

Đáp án cần chọn là: D

Trong mỗi đoạn trích sau đều có những câu văn có bộ phận biểu hiện thời gian (phần in đậm), nhưng bộ phận đó được đặt ở những vị trí khác nhau trong câu (đầu giữa, cuối câu). Hãy phân tích tác dụng của mỗi cách sắp xếp. a) Một đêm khuya, Mị nghe tiếng gõ vách […]. Mị vừa bước ra, lập tức có mấy người choàng đến, nhét áo vào miệng Mị rồi bịt mắt, cõng Mị đi.Sáng hôm...
Đọc tiếp
Trong mỗi đoạn trích sau đều có những câu văn có bộ phận biểu hiện thời gian (phần in đậm), nhưng bộ phận đó được đặt ở những vị trí khác nhau trong câu (đầu giữa, cuối câu). Hãy phân tích tác dụng của mỗi cách sắp xếp. a) Một đêm khuya, Mị nghe tiếng gõ vách […]. Mị vừa bước ra, lập tức có mấy người choàng đến, nhét áo vào miệng Mị rồi bịt mắt, cõng Mị đi.
Sáng hôm sau, Mị mới biết mình đang ngồi trong nhà thống lí Pa Tra…
(Tô Hoài, Vợ chồng A Phủ) b) Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có mà trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết…
Một anh đi thả ống lươn, một buổi sáng tinh sương, đã thấy hắn trần truồng và xám ngắt trong một váy đụp […].
(Nam Cao, Chí Phèo) c) Nhưng rồi hỏi ra mới rõ cô ấy không phải con gái nhà Pa Tra: cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lí Pa Tra. Cô Mị về làm dâu nhà Pa Tra đã mấy năm. (Tô Hoài, Vợ chồng A Phủ)
1
11 tháng 6 2017

- Đoạn 1: cụm từ “ một đêm khuya” được đặt đầu câu nhằm nêu hoàn cảnh, thời gian cho các sự kiện xảy ra. Trạng ngữ “sáng hôm sau” có tác dụng liên kết câu vì thế phải nằm đầu câu

- Đoạn 2: trạng ngữ chỉ thời gian “một buổi sáng tinh sương” đặt giữa câu, đằng sau hành động của chủ thể.

- Đoạn 3: “đã mấy năm” nằm cuối câu mục đích thông báo, nó biểu thị phần tin mới, phần trọng tâm. Tuy giữ vai trò thứ yếu về mặt ngữ pháp nhưng nó lại giữ vai trò quan trọng về mặt thông báo nên nó cần đặt ở cuối câu.