K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc văn bản sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới: "Cụ Chu Văn An là một nhà giáo nổi tiếng đời Trần. Cụ đã có công đào tạo ra nhiều nhân tài cho đất nước. Trò chơi của nhiều người đã trở thành những nhân vật nói tiếng, tiêu biểu như Phạm Sư Mạnh. Vào ngày sinh của cụ Chu Văn An, các trò chơi đến mừng thọ. Phạm Sư Mạnh lúc đó chính là hành động, một chức quan trong...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới: "Cụ Chu Văn An là một nhà giáo nổi tiếng đời Trần. Cụ đã có công đào tạo ra nhiều nhân tài cho đất nước. Trò chơi của nhiều người đã trở thành những nhân vật nói tiếng, tiêu biểu như Phạm Sư Mạnh. Vào ngày sinh của cụ Chu Văn An, các trò chơi đến mừng thọ. Phạm Sư Mạnh lúc đó chính là hành động, một chức quan trong triều đình. Ông ấy đi cùng một người đến nhà thầy Chu. Họ đứng từ giữa sân vái vào nhà, chào hỏi kính cẩn: Thưa thầy, có anh em chúng tôi đến nhà hầu! Cụ giáo Chu vui vẻ ra đón học trò. Cụ cho phép hai người cùng tham gia chuyến đi với mình (là hàng giáo cụ thường ngồi để dạy học), nhưng họ không học. Họ xin được ngồi ở ghế kế bên. Ông Phạ m Sư Mạnh kính trọng trả lại câu trả lời của thầy.Cụ hỏi thăm sức khỏe của các trò chơi đang làm quan trong triều đại, nhưng Phạm Sư Mạnh hiểu rằng thầy quan tâm đến nhiều mắt khác, nên ông cố gắng trả lời căn cứ về việc từng người, về cách nuôi dạy con cái, về cách cư xử với mọi người. "(Theo Chuyện người ta, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1992) a. Tìm 2 chi tiết thể hiện thái độ tôn kính của học cụ Chu Văn An đối với thầy giáo cũ. b. Tìm một lời dẫn trong văn bản trên, cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ được hướng dẫn, là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp

0
Cụ Chu Văn An là một nhà giáo nổi tiếng đời Trần. Cụ đã có công đào tạo ra nhiều nhân tài cho đất nước. Học trò của cụ nhiều người đã trở thành những nhân vật nổi tiếng, tiêu biểu như Phạm Sư Mạnh. Vào ngày sinh của cụ Chu Văn An, các học trò đến mừng thọ. Phạm Sư Mạnh lúc đó chính là Hành Khiển, một chức quan trọng trong triều đình. Ông ấy đi cùng một người đến nhà...
Đọc tiếp

Cụ Chu Văn An là một nhà giáo nổi tiếng đời Trần. Cụ đã có công đào tạo ra nhiều nhân tài cho đất nước. Học trò của cụ nhiều người đã trở thành những nhân vật nổi tiếng, tiêu biểu như Phạm Sư Mạnh. Vào ngày sinh của cụ Chu Văn An, các học trò đến mừng thọ. Phạm Sư Mạnh lúc đó chính là Hành Khiển, một chức quan trọng trong triều đình. Ông ấy đi cùng một người đến nhà thầy Chu. Họ đứng từ giữa sân vái vào nhà, chào hỏi kính cẩn: Thưa thầy, có anh em chúng tôi đến nhà hầu! Cụ giáo Chu vui vẻ ra đón học trò. Cụ cho phép hai người cùng tham gia chuyến đi với mình (là hàng giáo cụ thường ngồi để dạy học), nhưng họ không học. Họ xin được ngồi ở ghế kế bên. Ông Phạm Sư Mạnh kính cẩn trả lời câu hỏi của thầy.Cụ hỏi thăm sức khỏe của các học trò đang làm quan trong triều đại, nhưng Phạm Sư Mạnh hiểu rằng thầy quan tâm đến nhiều mắt khác, nên ông cố gắng trả lời cặn kẽ về việc từng người, về cách nuôi dạy con cái, về cách cư xử với mọi người. a) Tìm 2 chi tiết thể hiện thái độ tôn kính của học cụ Chu Văn An đối với thầy giáo cũ. b) Tìm một lời dẫn trong văn bản trên, cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ được hướng dẫn, là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp

0
“Cụ Chu Văn An là một nhà giáo nổi tiếng đời Trần. Cụ đã có công đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước. Học trò của cụ nhiều người đã trở thành những nhân vật nổi tiếng, tiêu biểu như Phạm Sư Mạnh. Vào ngày sinh của cụ Chu Văn An, các học trò đến mừng thọ. Phạm Sư Mạnh lúc đó đã làm đến chức Hành khiển, một chức quan to trong triều đình. Ông đi cùng một người bạn đến nhà thầy Chu. Họ...
Đọc tiếp

“Cụ Chu Văn An là một nhà giáo nổi tiếng đời Trần. Cụ đã có công đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước. Học trò của cụ nhiều người đã trở thành những nhân vật nổi tiếng, tiêu biểu như Phạm Sư Mạnh. Vào ngày sinh của cụ Chu Văn An, các học trò đến mừng thọ. Phạm Sư Mạnh lúc đó đã làm đến chức Hành khiển, một chức quan to trong triều đình. Ông đi cùng một người bạn đến nhà thầy Chu. Họ đứng từ giữa sân vái vào nhà, miệng chào to kính cẩn: _ Lạy thầy ạ, có anh em chúng con đến hầu thầy! Cụ giáo Chu vui vẻ ra đón học trò. Cụ cho phép hai trò cùng ngồi sập với mình (sập là nơi cụ giáo thường ngồi để dạy học), nhưng họ không dám. Họ xin được ngồi ở ghế kế bên. Ông Phạm Sư Mạnh kính cẩn trả lời những câu hỏi của thầy. Cụ hỏi thăm sức khỏe của các học trò hiện đang làm quan trong triều, nhưng Phạm Sư Mạnh hiểu rằng thầy quan tâm đến nhiều mặt khác, nên ông cố trả lời cặn kẽ về việc làm của từng người, về cách nuôi dạy con cái, về cách cư xử với mọi người của họ.”

                        (Theo Chuyện về người thầy, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1992)

a. Tìm 2 chi tiết thể hiện thái độ tôn kính của học trò cụ Chu Văn An đối với thầy giáo cũ.

b. Tìm một lời dẫn trong văn bản trên, cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ được dẫn, là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp

c. Hãy viết một đoạn văn từ 4-6 câu nêu cảm nhận của em về tình thầy trò trong đoạn trích trên

0
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 :Một nhà hiền triết đưa học trò đi ngao du khắp thế gian. Họ tìm gặp, trò chuyện, học hỏi hầu hết những bậc thầy nổi tiếng ở nhiều đất nước. Sau 10 năm, nhà hiền triết cùng học trò trở về quê hương. Trước khỉ vào thành, nhà hiền triết nói với học trò của mình: “Mười năm ngao du, các con đều đã trở thành kẻ sĩ học rộng hiểu...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 :

Một nhà hiền triết đưa học trò đi ngao du khắp thế gian. Họ tìm gặp, trò chuyện, học hỏi hầu hết những bậc thầy nổi tiếng ở nhiều đất nước. Sau 10 năm, nhà hiền triết cùng học trò trở về quê hương. Trước khỉ vào thành, nhà hiền triết nói với học trò của mình: “Mười năm ngao du, các con đều đã trở thành kẻ sĩ học rộng hiểu nhiều. Giờ đây, ta sẽ giảng cho các con một bài học cuối cùng”.

Các học trò kéo đến ngồi quanh nhà hiền triết. Ông hỏi: “Hiện chúng ta đang ngồi ở đâu?”. Họ đồng thanh trả lời rằng đang ngồi trên bãi cỏ hoang ở bên nạoài thành. Nhà hiền triết lại hỏi: “Trên bãi cỏ hoang này có những cây gì?”. Học trò đồng thanh đáp: “Trên bãi hoang mọc toàn cỏ dại ạ!”.

Nhà hiền triết nói: “Đúng! Trên bãi cỏ hoang này mọc toàn cỏ dại. Bây giờ ta muốn biết bằng cách gì để trừ hết thứ cỏ dại này?”. Các học trò nhìn nhau hết sức  ngạc nhiên, vì không ngờ nhà hiền triết xưa nay vốn chỉ đi sâu nghiên cứu những điều huyền bí của cuộc sống, mà trong bài học sau cùng này lại hỏi họ một vấn đề giản đơn như thế.

Một người lên tiếng trước: “Dạ thưa thầy, chỉ cần có một cái cuốc là xong hết ạ!”.

Nhà hiền triết khe khẽ gật đầu.

Một người học trò khác như phát hiện ra điều gì mới, nói tiếp: “Dạ thưa thầy, đốt lửa để diệt cỏ cũng là một cách rất hay ạ!”.

Nhà hiền triết im lặng mỉm cười, ra hiệu gọi một người khác.

Người học trò thứ ba nói: “Thưa thầy, rắc vôi lên cũng có thể diệt được hết tất cả các giống cỏ đấy ạ!”.

Tiếp ngay sau đó là người học trò thứ tư: “Diệt cỏ phải trừ tận qốc, chỉ cẩn nhổ được rễ lớn là xong  hết!”.

Nghe xong, nhà hiền triết đứng dậy, nói: “Bài học hôm nay đến đây là hết, các con hãy về đi, một năm nữa quay lại đây ta sẽ nói chuyện sau”.

Một năm sau, mọi người quay trở lại thì thấy bãi cỏ dại năm trước đã biến mất, thay vào đó là cánh đồng ngô lúa xanh tươi. Họ lại ngồi quây quần gần ruộng lúa, chờ nhà hiền triết nhưng mãi vẫn không thấy ông tới.

                                                                                                (Sưu tầm)

 viết 1 bài luận trình bày suy nghĩ về vấn đề gợi ra từ câu: "Một năm sau mọi người quay trở lại thì thấy bãi cỏ dại năm trước đã biến mất, thay vào đó là cánh đồng ngô lúa xanh tươi. "

0
Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:(1) Thằng bé vẫn cắp cuốn sách bên nách đang sà vào một đám người chơi phá cờ thế trên hè phố. (2) Suốt đời Nhĩ cũng đã từng chơi phá cờ thế trên nhiều hè phố, thật là không dứt ra được.(3) Không khéo rồi thằng con trai anh lại trễ mất chuyến đò trong ngày, Nhĩ nghĩ một cách buồn bã, con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái...
Đọc tiếp

Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

(1) Thằng bé vẫn cắp cuốn sách bên nách đang sà vào một đám người chơi phá cờ thế trên hè phố. (2) Suốt đời Nhĩ cũng đã từng chơi phá cờ thế trên nhiều hè phố, thật là không dứt ra được.(3) Không khéo rồi thằng con trai anh lại trễ mất chuyến đò trong ngày, Nhĩ nghĩ một cách buồn bã, con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình, vả lại nó đã thấy có gì đáng hấp dẫn ở bên kia sông đâu? (4) Họa chăng chỉ có anh đã từng trải, đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của một cái bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia, cả trong những nét tiêu sơ, và cái điều riêng anh khám phá thấy giống như một niềm mê say pha lẫn với nỗi ân hận đau đớn, lời lẽ không bao giờ giải thích hết.

 (Trích Bến quê - Nguyễn Minh Châu, Ngữ Văn 9, tập 2)

Câu 1. Chỉ ra hai phép liên kết hình thức được sử dụng trong đoạn văn.

Câu 2. Xác định các thành phần biệt lập được sử dụng trong câu (4).

Câu 3. Trong đoạn văn có các chi tiết, hình ảnh mang tính biểu tượng, hãy chỉ ra và nêu ý nghĩa biểu tượng của chúng.

Câu 4. Từ hành động của thằng con trai, Nhĩ đã chiêm nghiệm ra điều gì?

Câu 5. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên.

1
13 tháng 5 2022

1. phép thế: thằng bé - thằng con trai anh

phép lặp: chơi phá cờ thế

2. tp biệt lập: họa chăng => tp tình thái

3. trò chơi phá cờ thế => biểu tượng cho những điều cám dỗ trong cuộc sống.

bờ sông bên kia => biểu tượng cho vẻ đẹp gần gũi, thân thuộc mà con người thường hay bỏ qua

4. Nhĩ chiêm nghiệm rằng: con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình

5. Nội dung chính: suy nghĩ của Nhĩ về hành động của anh con trai và những chiêm nghiệm về cuộc sống của anh

 

2 tháng 8 2018

a, Bản tóm tắt kể lại nội dung chính tiểu sử Lương Thế Vinh: nhân thân, hoạt động chính, những đóng góp cho đất nước

b, Bài viết đã chọn nội dung tiêu biểu, chính xác về thân thế, cuộc đời Lương Thế Vinh: thân thế, quê hương, gia đình… tác giả chọn lọc nhấn mạnh nét tiêu biểu nhất ở nhân vật lịch sử: sự thông minh hoạt bát từ nhỏ, những đóng góp của ông khi làm quan, đóng góp về văn chương, nghệ thuật

c,

- Bài học: chuẩn bị viết tiểu sử tóm tắt, người viết sưu tầm tài liệu có liên quan

- Tài liệu này chân thực, chính xác, đầy đủ, tiêu biểu

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: LƯƠNG THẾ VINH (1442-?) Nhà thơ, nhà toán học Lương Thế Vinh tự Cảnh Nghi, hiệu  Thụy Hiên, dân gian thường gọi là Trạng Lường, quê gốc ở làng Cao Hương, huyện Thiên Bản (nay thuộc huyện Vụ Bản), tỉnh Nam Định. Từ nhỏ ông đã nổi tiếng là thần đồng, thông minh, hoạt bát và nhanh trí. Chưa đầy 20 tuổi, tiếng tăm và tài học...
Đọc tiếp

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

LƯƠNG THẾ VINH

(1442-?)

Nhà thơ, nhà toán học Lương Thế Vinh tự Cảnh Nghi, hiệu  Thụy Hiên, dân gian thường gọi là Trạng Lường, quê gốc ở làng Cao Hương, huyện Thiên Bản (nay thuộc huyện Vụ Bản), tỉnh Nam Định.

Từ nhỏ ông đã nổi tiếng là thần đồng, thông minh, hoạt bát và nhanh trí. Chưa đầy 20 tuổi, tiếng tăm và tài học của ông đã nổi tiếng khắp vùng Sơn Nam. Năm 21 tuổi (1463), Lương Thế Vinh thi đỗ Trạng Nguyên. Ông có tài ngoại giao nên được vua giao soạn thảo các văn từ bang giao và đón tiếp sứ thần nước ngoài. Ông đã biên soạn cuốn “Đại thành toán pháp” để dùng trong nhà trường. Đó là cuốn sách giáo khoa về toán đầu tiên ở nước ta.

Về văn chương nghệ thuật, ông cũng có nhiều đóng góp. Ông được vua phong chức Sái phu trong Hội Tao đàn, chuyên phê bình, sửa chữa, nhuận sắc thơ trong hội. Cuốn Hí phường phả lục của ông được Quách Hữu Nghiên đánh giá là “một tác phẩm lí luận đầu tiên về nghệ thuật kịch hát cổ truyền”.

Khác với các sĩ phu đương thời, ông tỏ ra là một người có thực học, không thích văn chương phù phiếm, luôn nghĩ đến việc mở mang dân trí, phát triển kinh tế, dạy dân dùng thuốc nam, thuốc bắc để chữa bệnh. Nhà bác học Lê Quý Đôn đã đánh giá ông là người có tài kinh bang tế thế, con người “tài hoa, danh vọng vượt bậc”.

a/ Kể lại vắn tắt cuộc đời và sự nghiệp của nhà bác học Lương Thế Vinh.

b/ Phân tích tính cụ thể, chính xác, chân thực và tiêu biểu của các tài liệu được lựa chọn.

c/ Để chuẩn bị cho viết bài tiểu sử tóm tắt, cần sưu tầm những tài liệu gì? Các tài liệu đó phải đáp ứng những yêu câu nào?

0
Đọc đoạn văn sau:Vốn tính trầm lặng và âm thầm, Niu-tơn ít thích chơi với đông bạn bè. Giây phút hạnh phúc nhất của cậu là được ẩn mình ở một góc vườn đọc sách và thả hồn mơ mộng theo một ý nghĩ xa xôi. Có thì giờ rỗi cậu lại đến phòng thí nghiệm của ông Cờ-lác hoặc mải mê sáng chế các đồ chơi khác lạ. Chính nhờ vậy Niu-tơn đã rèn luyện cho mình thói quen rất bổ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau:

Vốn tính trầm lặng và âm thầm, Niu-tơn ít thích chơi với đông bạn bè. Giây phút hạnh phúc nhất của cậu là được ẩn mình ở một góc vườn đọc sách và thả hồn mơ mộng theo một ý nghĩ xa xôi. Có thì giờ rỗi cậu lại đến phòng thí nghiệm của ông Cờ-lác hoặc mải mê sáng chế các đồ chơi khác lạ. Chính nhờ vậy Niu-tơn đã rèn luyện cho mình thói quen rất bổ ích cho công tác nghiên cứu sau này. Thật chẳng ai ngờ, những trò chơi thời thơ ấu ấy lại là bước chuẩn bị cho cậu bé trở thành nhà bác học nổi tiếng, “Người đã vượt lên trên tất cả những người thiên tài” – Nhà bác học vĩ đại trong các nhà bác học vĩ đại.

(Theo Câu chuyện danh nhân)

Tìm và gạch dưới các tính từ trong đoạn văn trên.

1
2 tháng 12 2018

Hướng dẫn giải:

Vốn tính trầm lặng và âm thầm, Niu-tơn ít thích chơi với đông bạn bè. Giây phút hạnh phúc nhất của cậu là được ẩn mình ở một góc vườn đọc sách và thả hồn mơ mộng theo một ý nghĩ xa xôi. Có thì giờ rỗi cậu lại đến phòng thí nghiệm của ông Cờ-lác hoặc mải mê sáng chế các đồ chơi khác lạ. Chính nhờ vậy Niu-tơn đã rèn luyện cho mình thói quen rất bổ ích cho công tác nghiên cứu sau này. Thật chẳng ai ngờ, những trò chơi thời thơ ấu ấy lại là bước chuẩn bị cho cậu bé trở thành nhà bác học nổi tiếng, “Người đã vượt lên trên tất cả những người thiên tài” – Nhà bác học vĩ đại trong các nhà bác học vĩ đại.

(1) Hãy đọc đoạn văn sau đây và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới. Nếu bị tước đi môi trường kích thích bộ não của đứa trẻ phải chịu đựng kìm hãm. Ví dụ, các nhà nghiên cứu tại Trường Đại Học Y Khoa Bai-lo đã phát hiện ra rằng những đứa trẻ ít được chơi đùa hoặc ít được tiếp xúc sẽ có bộ não bé hơn bình thường 20-30% so với lứa tuổi của chúng. Các vật nuôi ở trong...
Đọc tiếp
(1) Hãy đọc đoạn văn sau đây và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới. Nếu bị tước đi môi trường kích thích bộ não của đứa trẻ phải chịu đựng kìm hãm. Ví dụ, các nhà nghiên cứu tại Trường Đại Học Y Khoa Bai-lo đã phát hiện ra rằng những đứa trẻ ít được chơi đùa hoặc ít được tiếp xúc sẽ có bộ não bé hơn bình thường 20-30% so với lứa tuổi của chúng. Các vật nuôi ở trong phòng thí nghiệm cũng cho thấy điều xảy ra tương tự. Các nhà nghiên cứu tại trường Đại Học I-li-noi ở Ur-ba-na Sam-pa đã phát hiện ra rằng những con chuột con được nuôi trong cũi có rải đồ chơi không những biểu hiện sự ứng xử phức tạp hơn những con chuột nhốt trong những hộp rỗng không có gì hấp dẫn, mà bộ não của những con chuột này còn có số tiếp điểm thần kinh cho mỗi nơ-ron nhiều hơn (tới 25%) so với những con chuột kia. Nói cách khác, càng trải qua nhiều kinh nghiệm càng làm cho bộ não giàu hơn. (Vũ Đình Cự (Chủ biên),
Giáo dục hướng tới thế kỉ XX) Phân tích biện pháp làm cho luận điểm Nếu bị tước đi môi trường kích thích, bộ não của đứa trẻ sữ phải chịu đựng sự kìm hãm trở nên cụ thể, dễ hiểu, hấp dẫn.

 

 
(2) Hãy đọc đoạn trích sau đây và phân tích tác dụng tạo hứng thú của việc kể lại truyền thuyết về hòn đảo An Mạ: Hồ Ba Bể từ lâu đã nổi tiếng là danh lam thắng cảnh bậc nhất ở Việt Nam… Chuyện kể rằng: Ngày xửa ngày xưa, đã lâu lắm rồi, cả khu vực hồ Ba Bể ngày nay là một vùng trù phú… Rồi bỗng một đêm trời nổi cơn thịnh nộ, mưa đổ ầm ầm, nước sông dâng lên, mặt đất nứt nẻ và sụp xuống làm cho cả vùng dân cư đều bị cuốn theo dòng nước. Duy chỉ có một người đàn bà sống cô đơn, hiền lành, chân thật là thoát nạn, vì bà đã được cảnh báo trước trận hồng thủy sẽ xảy ra. Theo lời dặn, bà góa đã lấy tro rắc quanh nhà và lấy hạt thóc bà tiên để lại cắn đôi thả xuống hồ, vỏ thóc biến thành những chiếc thuyền để cứu người gặp nạn. Cả vùng thung lũng trù phú đã trở thành biển nước mênh mông. Chỉ còn một mảnh đất nhỏ nhoi là khu nhà của người đàn bà sống hiền lành đức độ, người ta gọi đó là Pò Giá Mải (đảo bà góa)… Mảnh đất cuối cùng còn sót lại nằm giữa hồ Hai đất đai màu mỡ là nơi an nghỉ của những người xấu số nơi xảy ra trận hồng thủy năm xưa. Nhân dân trong vùng đã lập đền thờ ở đảo này để tưởng nhớ đến những người đã khuất. Vì vậy hòn đảo có tên là An Mạ (nơi an nghỉ của dân làng). Đó là truyền thuyết gắn liền với sự hình thành hồ Ba Bể theo cách lí giải của người xưa. (Theo Bùi Văn Định,
Ba Bể – huyền thoại và sự thật)
1
24 tháng 8 2018

- Đoạn văn (1): Câu “Nếu bị tước đi... chịu đựng sự kìm hãm” luận điểm văn bản.

Các câu văn phía sau bổ sung ý nghĩa, làm sáng rõ cho luận điểm

- Đoạn văn (2) kể về truyền thuyết hòn đảo An Mạ làm bài thuyết minh thêm hay, sinh động:

    + Tâm lý chung người tham quan muốn biết thêm về truyền thuyết, lịch sử thắng cảnh đó

    + Kể về truyền thuyết khiến cho bài văn trở nên huyền bí, kì ảo

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Tự tin là điều tốt. Nó sẽ giúp bạn vượt qua được nhiều giới hạn của bản thân. Nó được ví như liều thuốc kích thích khiến bạn trở thành một con người hoàn toàn khác. Tuy nhiên, cái gì quá thì luôn không tốt. Tự tin cũng không phải là ngoại lệ, từ việc tự tin bạn có thể bị biến thành người tự tin thái quá. Và quá tự tin cũng mang lại cho bạn quá...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Tự tin là điều tốt. Nó sẽ giúp bạn vượt qua được nhiều giới hạn của bản thân. Nó được ví như liều thuốc kích thích khiến bạn trở thành một con người hoàn toàn khác. Tuy nhiên, cái gì quá thì luôn không tốt. Tự tin cũng không phải là ngoại lệ, từ việc tự tin bạn có thể bị biến thành người tự tin thái quá. Và quá tự tin cũng mang lại cho bạn quá nhiều phiền phức. Những người bản lĩnh và tài giỏi thường rất tự tin vào mọi suy nghĩ, quyết định của bản thân. Họ là những người độc lập…Tất nhiên, điều này rất tốt – đặc biệt trong công việc. Thế nhưng, nếu vẫn giữ cách nghĩ này, rằng người khác chẳng có gì đáng để mình để tâm học hỏi, toàn là những người…non nớt và kém hơn mình, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn khi đối mặt với những “tình huống” trong cuộc sống. Những người thân quanh bạn sẽ luôn có một ấn tượng: Bạn hầu như không tin ai ngoài bản thân. Người thân của bạn sẽ trở nên dè dặt và ít nhiều giấu bớt những suy nghĩ, những cảm xúc của họ dành cho bạn. Đôi khi những người đối diện với bạn sẽ cảm thấy sâu thẳm trong bạn không có sự chân thành và tài giỏi thật sự, thay vào đó chỉ là “sự tự mãn”.”. HÃy viết 1 đoạn văn khoảng (250 chữ ) trình bài suy nghĩ của em về một vấn đề gợi ra từ văn bản

0