K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 9 2019

HS chỉ ra được vị trí của chi tiết trong truyện: Khi Nhĩ nhờ con sang bên kia sông, con anh đi nhưng lại mải mê sa vào xem chơi phá cờ tướng bên lề đường mà bỏ lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày.

→ Chiêm nghiệm: “Con người ta trên đường đời thật khó tránh khỏi những điều vòng vèo hoặc chùng chình”.

→ Bài học: biết vượt qua những cám dỗ, vòng vèo để hướng đến giá trị sống đích thực.

23 tháng 12 2018

Các hình ảnh trong bài mang tính đa nghĩa, nghĩa thực và nghĩa biểu tượng:

- Hình ảnh bãi bồi, bến sông ngoài ý nghĩa thực còn là vẻ đẹp đời sống bình dị, gần gũi, thân thuộc rộng ra là quê hương, xứ sở

- Những bông hoa bằng lăng cuối mùa, tiếng những tảng đất lở ở bờ sông bên này đổ ụp vào giấc ngủ của Nhĩ lúc gần sáng… có ý nghĩa nhân vật Nhĩ đang đi tới những ngày cuối cùng

- Đứa con trai ham chơi gợi ý nghĩa về sự chùng chình, vòng vèo trong đời sống của con người

- Hành động, cử chỉ Nhĩ cuối truyện thể hiện sự thức tỉnh cũng như nguyện vọng của Nhĩ muốn con thực hiện ước nguyện của mình

Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:(1) Thằng bé vẫn cắp cuốn sách bên nách đang sà vào một đám người chơi phá cờ thế trên hè phố. (2) Suốt đời Nhĩ cũng đã từng chơi phá cờ thế trên nhiều hè phố, thật là không dứt ra được.(3) Không khéo rồi thằng con trai anh lại trễ mất chuyến đò trong ngày, Nhĩ nghĩ một cách buồn bã, con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái...
Đọc tiếp

Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

(1) Thằng bé vẫn cắp cuốn sách bên nách đang sà vào một đám người chơi phá cờ thế trên hè phố. (2) Suốt đời Nhĩ cũng đã từng chơi phá cờ thế trên nhiều hè phố, thật là không dứt ra được.(3) Không khéo rồi thằng con trai anh lại trễ mất chuyến đò trong ngày, Nhĩ nghĩ một cách buồn bã, con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình, vả lại nó đã thấy có gì đáng hấp dẫn ở bên kia sông đâu? (4) Họa chăng chỉ có anh đã từng trải, đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của một cái bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia, cả trong những nét tiêu sơ, và cái điều riêng anh khám phá thấy giống như một niềm mê say pha lẫn với nỗi ân hận đau đớn, lời lẽ không bao giờ giải thích hết.

 (Trích Bến quê - Nguyễn Minh Châu, Ngữ Văn 9, tập 2)

Câu 1. Chỉ ra hai phép liên kết hình thức được sử dụng trong đoạn văn.

Câu 2. Xác định các thành phần biệt lập được sử dụng trong câu (4).

Câu 3. Trong đoạn văn có các chi tiết, hình ảnh mang tính biểu tượng, hãy chỉ ra và nêu ý nghĩa biểu tượng của chúng.

Câu 4. Từ hành động của thằng con trai, Nhĩ đã chiêm nghiệm ra điều gì?

Câu 5. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên.

1
13 tháng 5 2022

1. phép thế: thằng bé - thằng con trai anh

phép lặp: chơi phá cờ thế

2. tp biệt lập: họa chăng => tp tình thái

3. trò chơi phá cờ thế => biểu tượng cho những điều cám dỗ trong cuộc sống.

bờ sông bên kia => biểu tượng cho vẻ đẹp gần gũi, thân thuộc mà con người thường hay bỏ qua

4. Nhĩ chiêm nghiệm rằng: con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình

5. Nội dung chính: suy nghĩ của Nhĩ về hành động của anh con trai và những chiêm nghiệm về cuộc sống của anh

 

1.Nhân vật Nhĩ trong truyện ở vào hoàn cảnh như thế nào? Xây dựng tình huống ấy, tac giả nhằm thể hiện điều gì? 2.Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời mình, khi nằm trên giường bệnh, Nhĩ đã nhìn thấy những gì qua khung cửa sổ và anh khao khát điều gì? Vì sao Nhĩ lại có niềm khao khát ấy và điều đó có ý nghĩa gì? 3.Vì sao có thể nói ngòi bút miêu tả tâm lý của Nguyễn Minh Châu...
Đọc tiếp

1.Nhân vật Nhĩ trong truyện ở vào hoàn cảnh như thế nào? Xây dựng tình huống ấy, tac giả nhằm thể hiện điều gì?

2.Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời mình, khi nằm trên giường bệnh, Nhĩ đã nhìn thấy những gì qua khung cửa sổ và anh khao khát điều gì? Vì sao Nhĩ lại có niềm khao khát ấy và điều đó có ý nghĩa gì?

3.Vì sao có thể nói ngòi bút miêu tả tâm lý của Nguyễn Minh Châu ở thiên truyện này rất tinh tế và thấm đượm tinh thần nhân đạo?Phân tích sự miêu tả tâm lý nhân vật Nhĩ để khẳng định nhận xét ấy.

4.Ở đoạn kết truyện tác giả đã tập trung miêu tả chân dung và cử chỉ của nhân vật Nhĩ với vẻ rất khác thường. Hãy giải thích ý nghĩa của các chi tiết ấy.

5. Nhiều hình ảnh, chi tiết trong truyện này mang tính biểu tượng. Hãy tìm một số hình ảnh, chi tiết như vậy và nêu ý nghĩa biểu tượng của chúng. (Gợi ý: hình ảnh bãi bồi bên kia sông, bờ bên này bị sụt lở, hình ảnh anh con trai sa vào đám phá cờ thế….)

6.Truyện ngắn này chứa đựng những suy ngẫm, trải nghiệm của nhà văn về con người và cuộc đời. Tìm trong văn bản đoạn văn thể hiện tập trung chủ đề của truyện và nêu cẩm nhận của em về đoạn văn.

4
18 tháng 12 2017

Đây là VẬt Lí mà,sao lại có văn ở đây?

7 tháng 1 2019

ngốc, đây là Văn mà

Suối đời Nhĩ cũng đã từng chơi phá cờ thế trên nhiều hè phố,thật là không dứt ra được. Không khéo rồi thằng con anh lại trễ mất chuyến đò trong ngày,Nhĩ nghĩ một cách buồn bã,con người trên đường đời thật khó tránh khỏ những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình,vả lại nó đã thấy có gì đáng hấp dẫn ở bên kia sông đâu ? Họa chăng chỉ có anh đã từng trải,đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ...
Đọc tiếp

Suối đời Nhĩ cũng đã từng chơi phá cờ thế trên nhiều hè phố,thật là không dứt ra được. Không khéo rồi thằng con anh lại trễ mất chuyến đò trong ngày,Nhĩ nghĩ một cách buồn bã,con người trên đường đời thật khó tránh khỏ những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình,vả lại nó đã thấy có gì đáng hấp dẫn ở bên kia sông đâu ? Họa chăng chỉ có anh đã từng trải,đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của một cái bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia,cả trong những nét tiêu sơ,và cái điều riêng anh khám phá thấy giống như một niềm mê say pha lẫn với nỗi ân hận đau đớn,lời lẽ không bao giờ giải thích hết.

Câu 1.Chỉ ra hai phép liên kết hình thức được sử dụng trong đoạn văn.

GIÚP MÌNH VỚI Ạ, MÌNH ĐANG CẦN GẤP LẮM HUHU T.T

 

1
25 tháng 2 2022

Câu 1 : Hai phép liên kết hình thức được sử dụng : phép thế và phép nối.

tui xin cúi mình chân thành cảm ơn cậu, cậu như một vị cứu tinh của cuộc đời tui vậy. Cả đời này tui sẽ hong thể quên được công đức vô lượng của cậu <3

 

28 tháng 5 2019

Đoạn văn trên gửi gắm tâm tư của tác giả về triết lý cuộc đời qua dòng suy nghĩ của nhân vật Nhĩ. Dòng suy nghĩ đánh thức trong lòng người đọc về nghịch lý cuộc sống. Con người ta không thể thoát khỏi những chùng chình, vòng vèo khiến ta quên lãng đi giá trị hạnh phúc, lâu bền ở ngay cạnh ta. Tuổi trẻ, ai cũng chăm chăm kiếm tìm giá trị hạnh phúc ở nơi xa mà không nhận ra rằng chính quê hương, gia đình là giá trị, vẻ đẹp đích thực. Tới khi nhận ra được chân lí này thì cũng đã muộn.

Ý nghĩa - Giá trị

- Về nội dung: Học sinh cảm nhận, phân tích được những suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, đồng thời biết thức tỉnh, trân trọng giá trị của những vẻ đẹp bình dị ngay cạnh ta, tôn trọng giá trị cuộc sống gia đình.

- Về nghệ thuật: Học sinh phân tích được nghệ thuật miêu tả tâm lí đặc sắc cùng những hình ảnh giàu tính biểu tượng và cách xây dựng tình huống, trần thuật theo dòng tâm trạng của nhân vật trong ngòi bút của tác giả.

Câu 1: Thế nào là quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân? Công dân cần thực hiện quyền và nghĩa vụ cơ bản của mình như thế nào?Câu 2: Tùng là con trai duy nhất trong một gia đình giàu có. Do mải chơi nên Tùng học kém, 12 tuổi mới hoàn thành chương trình Tiểu học. Không muốn tiếp tục học, Tùng ở nhà rong chơi. Bạn bè hỏi: “Sao bạn không đi học?”. Tùng trả lời: “Học để làm gì! Tài sản của bố mẹ đủ để tớ...
Đọc tiếp

Câu 1: Thế nào là quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân? Công dân cần thực hiện quyền và nghĩa vụ cơ bản của mình như thế nào?

Câu 2: Tùng là con trai duy nhất trong một gia đình giàu có. Do mải chơi nên Tùng học kém, 12 tuổi mới hoàn thành chương trình Tiểu học. Không muốn tiếp tục học, Tùng ở nhà rong chơi. Bạn bè hỏi: “Sao bạn không đi học?”. Tùng trả lời: “Học để làm gì! Tài sản của bố mẹ đủ để tớ sống thoải mái cả đời”.

Câu hỏi:

a. Em có nhận xét gì về suy nghĩ của Tùng?

b.Theo em, Tùng cần làm gì để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập của học sinh?

Câu 3: Nam rất thích chơi điện tử nên hễ có thời gian rảnh là lại mở máy tính của bố ra chơi. Phát hiện Nam thường chơi trò chơi điện tử bạo lực nên bố tức giận và cấm Nam không được phép chơi nữa. Nam cảm thấy ấm ức vì cho rằng chơi điện tử là một hình thức giải trí và là quyền của trẻ em nên bố không được cấm.

Câu hỏi:

a. Theo em, Nam nghĩ như vậy là đúng hay sai? Vì sao?

b. Nếu em là bạn của Nam, em sẽ khuyên bạn điều gì?

3
21 tháng 4 2022

Tham khảo:

1. Quyền công dân là những hành vi theo ý chí, nguyện vọng, nhận thức khả năng của mình, được thực hiện những công việc mà pháp luật không cấm. Nghĩa vụ công dân là những hành vi bắt buộc phải thực hiện theo yêu cầu của Nhà nước, vì lợi ích của Nhà nước.

Công dân theo quy định thì công dân sẽ có các nghĩa vụ sau đây: công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc, có nghĩa vụ tham gia bảo vệ tổ quốc, có nghĩa vụ tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân; công dân có nghĩa vụ tuân theo hiến pháp và pháp luật; tham gia vào việc bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã ...

2. Em không đồng tình với suy nghĩ của Tùng vì bạn ỷ lại, dựa dẫm vào bố mẹ và chưa thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

- Theo em, để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập của học sinh Tùng cần làm:

+ Chăm chỉ học tập, rèn luyện để trở thành công dân tốt.

+ Thực hiện tốt trách nhiệm là người con trong gia đình, là học sinh trong trường.

+ Thay đổi suy nghĩ sống, phải biết vươn lên, nổ lực cố gắng, không ỷ lại vào bố mẹ, bởi bố mẹ dần già yếu không thể chăm lo được cả đời cho chúng ta…

3. Theo em Nam nghĩ như vậy sai vì: 

+ Chơi trò chơi điện tử bạo lực, không phải là một hoạt động giải trí lành mạnh

+ Thường xuyên dễ bị ảnh hưởng bởi hậu quả xấu như: nghiện trò chơi điện tử, có suy nghĩ bạo lực, thích bắt chước các hành vi bạo lực, sức khỏe giảm sút (như: mắt kém, cơ thể chậm phát triển do ngồi nhiều lười vận động,..)

+ Tốn kém tiền bạc, học tập sa sút

=> Do đó, việc bố Nam cấm không cho Nam chơi là vì muốn tốt cho Nam.

- Nếu là bạn của Nam, em sẽ khuyên bạn như sau:

+ Bạn không nên giận bố, vì bố bạn cấm bạn chơi trò điện tử bạo lực là muốn tốt cho bạn.

+ Bạn với mình đều biết rằng: khi nghiện trò chơi điện tử thì sẽ sao nhãng việc học hành, thường có suy nghĩ bạo lực, thích bắt chước các hành vi bạo lực, sức khỏe giảm sút như mắt kém đi,… thậm chí tớ còn được biết có người tử vong ngay trên bàn phím vì quá nghiện điện tử.

+ Mình đang tuổi học, nếu không tập trung vào học hành sẽ đánh mất tương lai tốt đẹp phía trước. 

+ Bố mẹ không thể lúc nào cũng theo và lo cho chúng ta suốt đời, nên chúng ta phải cố gắng học hành vì cuộc sống sau này…

=> Do đó chúng ta nên cố gắng chăm chỉ học tập và rèn luyện để không phụ công của bố mẹ, thầy cô…

21 tháng 4 2022

câu 1

Refer

- Quyền công dân là những hành vi theo ý chí, nguyện vọng, nhận thức khả năng của mình, được thực hiện những công việc mà pháp luật không cấm. Nghĩa vụ công dân là những hành vi bắt buộc phải thực hiện theo yêu cầu của Nhà nước, vì lợi ích của Nhà nước

- Công dân theo quy định thì công dân sẽ có các nghĩa vụ sau đây: công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc, có nghĩa vụ tham gia bảo vệ tổ quốc, có nghĩa vụ tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân; công dân có nghĩa vụ tuân theo hiến pháp và pháp luật; tham gia vào việc bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã 

câu 2

a) suy nghĩ của Tùng là lệch lạc và không trưởng thành. 12 tuổi không phải là quá lớn nhưng cũng đủ để chúng ta biết việc j đúng và sai. Tùng lại còn nghĩ rằng không cần học mà chỉ xài tiền bố mẹ là đủ rồi, thì cái đấy là không thể chấp nhận được.

b) Tùng cần phải chăm học hơn để lấy lại kiến thức và phải thay đổi cách suy nghĩ trẻ con và vô tư của bản thân. Tùng không được ham chơi mà thay vào đấy nên học bài.

câu 3

a) Nam nghĩ thế là sai. Vì sở dĩ bố bạn ấy vẫn cho sử dụng, không hề cấm cản. Nhưng do bạn ấy quá ham chơi, không chịu học bài nên bố bạn mới cấm. Còn chuyện bạn nghĩ đấy là quyền trẻ em nên bố bạn không được cấm thì cũng sai. Vì nó chỉ ghi là quyền được vui chơi nhưng có giới hạn.

b) Em khuyên bạn nên chăm chỉ học bài nhiều hơn, đừng nghĩ quá nhiều về vấn đề đấy. Đi xin lỗi bố về việc mình quá ham chơi và hứa sẽ cải thiện bản thân.

2 tháng 1 2018

* Đường lối ngoại giao của Vua Quang Trung:

- Đối với Lê Duy Chỉ ở phía Bắc, Nguyễn Ánh ở Gia Định: Kiên quyết tiến quân đánh dẹp (tiêu diệt).

- Đối với nhà Thanh: Mềm dẻo nhưng cương quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc .

* Ý nghĩa chính sách ngoại giao:

- Tránh cho đất nước bị chia cắt, chiến tranh.

- Bảo vệ được toàn vẹn lãnh thổ dân tộc, tạo sự hòa hiếu láng giềng với nhà Thanh.