K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 1 2018

Chọn đáp án: C.

Giải thích: Câu văn diễn tả nỗi buồn thương, nhớ mong của Vũ Nương khi chồng ra trận.

24 tháng 3 2019

cảm động ghê

Câu 1. Đọc đoạn văn sau đây“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉthấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương.... Vợ tôikhông ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đaucủa...
Đọc tiếp

Câu 1. Đọc đoạn văn sau đây
“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉ
thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;
không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương.... Vợ tôi
không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đau
của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn
nghĩ tới ai được nữa. Cái bản tính tốt đẹp của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích
kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy nên chỉ buồn chứ không nỡ giận.”
Đoạn văn trên chủ yếu nói lên điều gì về nhân vật ông giáo?
A. Bênh vực, bao che đối với hành động từ chối giúp đỡ lão Hạc của vợ mình.
B. Có một thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo đối với con người.
C. Thương hại đối với lão Hạc và những con người như lão Hạc.
D. Có cái nhìn hẹp hòi với con người và cuộc sống nói chung.
Câu 2. Câu văn: “Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉ
thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;
không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương....” sử
dụng phép tu từ nào?
A. Liệt kê B. So sánh C. Ẩn dụ D. Nhân hóa
Câu 3. Những từ in đậm trong câu văn trên được xếp vào trường từ vựng nào?
A. Trí tuệ của con người
B. Tính cách của con người
C. Tình cảm của con người
D. Năng lực của con người
Câu 4. Nội dung chính của đoạn văn sau là gì?
“Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết.... Một con
người như thế ấy!.... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!.... Một người nhịn ăn để
tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng.... Con người đáng
kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một
thêm đáng buồn....”
A. Sự trách cứ lão Hạc của ông giáo khi nghe Binh Tư kể chuyện.
B. Sự mâu thuẫn trong việc làm và lời nói của lão Hạc.
C. Sự tha hóa trong nhân cách của lão Hạc.
D. Sự ngỡ ngàng và chua chát của ông giáo khi nghe Binh Tư kể chuyện.
Câu 5. Dấu chấm lửng được sử dụng nhiều lần trong đoạn văn trên có tác dụng gì?
A. Thể hiện sự ngập ngừng, ngỡ ngàng, đau đớn trong lòng ông giáo.
B. Ngụ ý rằng còn nhiều điều ông giáo biết về lão Hạc mà chưa kể hết.

C. Làm giãn nhịp điệu câu văn.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 6. Nhận định nào sau đây nói đầy đủ nhất dụng ý của tác giả khi viết về cái đói và
miếng ăn trong truyện “Lão Hạc”.
A. Cái đói và miếng ăn là một sự thật bi thảm, ám ảnh nhân dân ta suốt một thời gian
dài.
B. Cái đói và miếng ăn là một thử thách để phân hóa tính cách và phẩm giá của con
người.
C. Cái đói và miếng ăn có nguy cơ làm cho nhân tính của con người bị tha hóa và
biến chất.
D. Cả ba ý kiến trên đều đúng.
Câu 7. Ngoài chức năng chính là dùng để hỏi, câu nghi vấn còn dùng để làm gì?
A. Để cầu khiến
B. Để khẳng định hoặc phủ định
C. Để biểu lộ tình cảm, cảm xúc.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 8. Câu nghi vấn nào dưới đây không được dùng để hỏi?
A. Thế bây giờ làm thế nào? Mợ tôi biết thì chết.
B. Còn gì buồn hơn chính mình lại chán mình?
C.Tại sao anh ta lại không tiễn mình ra tận xe nhỉ?
D. Cậu muốn tụi mình chơi lại trò chơi ngày hôm qua hả?
Câu 9. Câu nghi vấn dưới đây được dùng để làm gì?
“Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một
cái gì khác đâu?”
A. Khẳng định
B. Đe dọa
C. Hỏi
D. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
Câu 10. Câu văn “Cái bản tính tốt đẹp của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ
che lấp mất” thuộc kiểu câu nào xét về cấu tạo
A. Câu đơn B. Câu ghép C. Câu mở rộng thành phần D. Câu rút gọn.

0
Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người xảy ra cuộc tranh luận và một người nổi nóng, không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo và quyết định bơi đến.Người bị miệt...
Đọc tiếp

Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người xảy ra cuộc tranh luận và một người nổi nóng, không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.

Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo và quyết định bơi đến.Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”.

Người kia hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát còn bây giờ anh lại khắc lên đá ?”

Anh ta trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ nhanh chóng xoá nhoà theo thời gian, nhưng không ai có thể xoá được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người”.

Vậy, mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá.

(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục ViệtNam )

Cho biết hàm ý trong câu văn: “Vậy, mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá” (0,5 điểm)

1
26 tháng 10 2021

âu 2(0.5 điểm): Ghi lại một câu phủ định có trong văn bản trên?

→ Trong chuyến đi,giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận,và một người nổi nóng không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia.

→Cảm thấy bị xúc phạm,anh không nói gì, chỉ viết lên cát: "Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ."

→Anh ta trả lời: "Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian,nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá,trong lòng người"

⇒Bạn có thể tùy chọn và ghi.Cách nhận biết: Câu phủ định là câu có các từ phủ định như: không,chẳng phải,không phải,...

Câu 3(1.0 điểm): Em hiểu thế nào về ý nghĩa của câu văn cuối văn bản ?

→Trong văn bản trên,câu văn cuối"Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá”đã thể hiện được ý nghĩa của toàn đoạn văn.Câu văn đã nhắc nhở chúng ta rằng trong cuộc sống,không nên quá ích kỉ,chấp nhặt những việc cỏn con,hãy để nó trôi đi trong yên bình.Và hãy luôn ghi nhớ,khắc sâu những ân nghĩa,những người đã giúp đỡ ta,giữ trọn trong trái tim.Qua đó,tác giả khuyên ta hãy biết sống đúng cách,suy nghĩ một cách tích cực,hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:Lỗi lầm và sự biết ơnHai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, hai người nói chuyện với nhau và đã có một cuộc tranh cãi gay gắt. Một người nổi nóng, không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Người kia cảm thấy bị xúc phạm, nhưng anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Lỗi lầm và sự biết ơn

Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, hai người nói chuyện với nhau và đã có một cuộc tranh cãi gay gắt. Một người nổi nóng, không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Người kia cảm thấy bị xúc phạm, nhưng anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.

Họ tiếp tục bước đi cho tới khi nhìn thấy một ốc đảo, nơi họ quyết định sẽ dừng chân và tắm mát.

Người bị miệt thị lúc này bị sa lầy và lún dần xuống, người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Thoát khỏi vũng lầy, anh lấy một miếng kim loại khắc lên tảng đá dòng chữ: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”.

Người bạn kia hết sức ngạc nhiên, bèn hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá?”.

Anh bạn điềm tĩnh trả lời: “Khi ai đó xúc phạm chúng ta, chúng ta nên viết điều đó lên cát – nơi những cơn gió của sự thứ tha sẽ xóa tan những nỗi trách hờn. Nhưng khi chúng ta nhận được điều tốt đẹp từ người khác, chúng ta phải ghi khắc chuyện ấy lên đá – nơi không cơn gió nào có thể cuốn bay đi.”

Mỗi chúng ra hãy học cách viết những nỗi buồn lên cát, khắc tạc những niềm vui và hạnh phúc lên đá để chúng mãi không phai.

(Theo Hạt giống tâm hồn)

Sau khi được cứu sống khỏi vũng lầy, người bị miệt thị lúc trước đã làm gì?

3
22 tháng 5 2019

Hướng dẫn giải:

- Một trong hai người bạn đã viết lên cát : “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.

2 tháng 8 2023

Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng nhiều từ ngữ, hình ảnh để nói về ước mơ thời niên thiếu của mình.Các từ ngữ " cháy lên "," cháy mãi "," khát vọng "," ngửa cổ "," tha thiết "," cầu xin "," khát khao "...cùng với hình ảnh " một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời "  và  " cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao " đã cộng hưởng nhằm nhấn mạnh niềm hi vọng thiết tha,ước mơ,khát khao cháy bỏng của tác giả trong thời thiếu niên.

Đọc đoạn thơ trên, tác giả đã cho em cảm nhận rằng tuổi thơ tác giả luôn tràn đầy khát vọng, tuổi thơ ấy đã được nâng lên từ những cánh diều. Tác giả đã dùng hình ảnh: "Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và cũng tha thiết cầu xin: "Bay đi diều ơi! Bay đi!" càng cho thấy nỗi niềm khát khao của tác giả qua những từ ngữ: ngửa cổ suốt một thời mới lớn, chờ đợi, tha thiết cầu xin.

Cuộc đời tựa như giấc mộng đẹp ... Có sắc hoa như tuổi trẻ của cô gái, nhưng có lúc cũng lụi tàn như hoa lúc nở lúc tàn theo năm tháng , đó là quy luật của tự nhiên cũng như sinh tử không thể tránh khỏi.... Gió chính là sự khởi đầu của tất cả mọi thứ , cơn gió thoảng qua cuốn theo tất cả phiền muộn trong đời - tình - ghen tuông- hận thù ...Hãy lạc quan lên!!!!..... Tuyết là sự cô...
Đọc tiếp

Cuộc đời tựa như giấc mộng đẹp ... Có sắc hoa như tuổi trẻ của cô gái, nhưng có lúc cũng lụi tàn như hoa lúc nở lúc tàn theo năm tháng , đó là quy luật của tự nhiên cũng như sinh tử không thể tránh khỏi.... Gió chính là sự khởi đầu của tất cả mọi thứ , cơn gió thoảng qua cuốn theo tất cả phiền muộn trong đời - tình - ghen tuông- hận thù ...Hãy lạc quan lên!!!!..... Tuyết là sự cô đơn , lạnh lùng của mùa đông ...... Nhớ đến những hạt tuyết rơi rơi lại cảm thấy phiền muộn , nhớ về những ngày tháng vui buồn đã qua ..Thời gian ơi !!!! Xin hãy ngừng trôi....để tôi có thể bắt đầu lại cuộc đời ....được không?Nỗi nhung nhớ ấy vẫn không ngừng khêu gợi trong tâm trí tôi - Cuộc tình năm xưa nhưng chúng ta không thể ở bên nhau .......Phải chăng , tuyết là sự bi thương trong cuộc đời???? Nguyệt là vẻ đẹp tĩnh mịch của trời đêm , là tâm tư giấu kín ,là sự vương vấn của một nỗi niềm riêng ...Trăng dù đẹp thuần khiết nhưng nó cũng mang một bản tình ca sầu bi ai, cô hoạnh ....Khi ngước nhìn trăng sáng , tròn đêm khuya chẳng ai là không nhớ đến những hẹn ước , hẹn thề sống chết có nhau.Trăng khiến chúng ta đồng cảm với nó, vì trăng cũng cô đơn ..... Suy cho cùng thế gian cũng chỉ khổ vì tình ái , Phong hoa tuyết nguyệt .... Tình đến rồi đi như cơn gió , như hoa nở rồi tàn phai , như năm tháng cô hoạnh bên trăng rằm vì ai..., Như sương tuyết thấu những nỗi lòng ai giấu kín.... Hỏi thế gian tình ái là chi ...mà đôi lứa thề nguyền sống chết???????

11
21 tháng 12 2018

this is feeling if you are thất tình

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:Lỗi lầm và sự biết ơnHai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, hai người nói chuyện với nhau và đã có một cuộc tranh cãi gay gắt. Một người nổi nóng, không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Người kia cảm thấy bị xúc phạm, nhưng anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Lỗi lầm và sự biết ơn

Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, hai người nói chuyện với nhau và đã có một cuộc tranh cãi gay gắt. Một người nổi nóng, không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Người kia cảm thấy bị xúc phạm, nhưng anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.

Họ tiếp tục bước đi cho tới khi nhìn thấy một ốc đảo, nơi họ quyết định sẽ dừng chân và tắm mát.

Người bị miệt thị lúc này bị sa lầy và lún dần xuống, người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Thoát khỏi vũng lầy, anh lấy một miếng kim loại khắc lên tảng đá dòng chữ: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”.

Người bạn kia hết sức ngạc nhiên, bèn hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá?”.

Anh bạn điềm tĩnh trả lời: “Khi ai đó xúc phạm chúng ta, chúng ta nên viết điều đó lên cát – nơi những cơn gió của sự thứ tha sẽ xóa tan những nỗi trách hờn. Nhưng khi chúng ta nhận được điều tốt đẹp từ người khác, chúng ta phải ghi khắc chuyện ấy lên đá – nơi không cơn gió nào có thể cuốn bay đi.”

Mỗi chúng ra hãy học cách viết những nỗi buồn lên cát, khắc tạc những niềm vui và hạnh phúc lên đá để chúng mãi không phai.

(Theo Hạt giống tâm hồn)

Theo em, vì sao người được cứu lúc này lại khắc chữ trên đá?

1
26 tháng 6 2018

Hướng dẫn giải:

- Vì anh ta muốn ghi nhớ hành động tốt đẹp từ người bạn của mình.

2 tháng 2 2017

trong đoạn văn sau từ đường có những nghĩa nào . hãy xác định nghĩa của các từ đường có trong đoạn văn sau:

Nghìn năm nửa lạ nửa quen

đường xuôi về biển đường lên núi rừng

bàn chân đặt lại bàn chân

tóc xanh rơi mọc mấy tầng cỏ may

lưới đường chằng chịt trên tay

trời ghi định mệnh tháng ngày lao đao

từ nơi vầng trán thanh cao

buồn vui chi cũng hằn bao nếp đường

bây giờ tóc đã thành sương

tìm đâu thấy lại nẻo đường tuổi thơ

ước mơ chỉ để mà mơ

bến bờ cũng chỉ là bến bờ xa xăm

con đường lên dạo cung trăng

xưa là hư ảo nay vần tấc gang

sao đường ở giữa thế gian

người không mở được lối sang với người

BIỂN ĐẸPBuổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.Lại đến một buổi chiều gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai ai đem rắc lên trên.Rồi ngày mưa rào. Mưa giăng giăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển óng ánh...
Đọc tiếp

BIỂN ĐẸP

Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.

Lại đến một buổi chiều gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai ai đem rắc lên trên.

Rồi ngày mưa rào. Mưa giăng giăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc,…. Có quãng biển thâm xì, nặng trịch. Những cánh buồm ra khỏi cơn mưa, ướt đẫm, thẫm lại, khỏe nhẹ, bồi hồi, như ngực áo bác nông dân cày xong ruộng về bị ướt.

Có buổi sớm nắng mờ, biển bốc hơi nước, không nom thấy núi xa, chỉ một màu trắng đục. Không có thuyền, không có sóng, không có mây, không có sắc biếc của da trời.

Một buổi chiều lạnh, nắng tắt sớm. Những núi xa màu lam nhạt pha màu trắng sữa. Không có gió, mà sóng vẫn đổ đều đều, rì rầm. Nước biển dâng đầy, quánh đặc một màu bạc trắng, lăn tăn như bột phấn trên da quả nhót.

Chiều nắng tàn, mát dịu. Biển xanh veo màu mảnh chai. Núi xa tím pha hồng. Những con sóng nhè nhẹ liếm lên bãi cát, bọt sóng màu bưởi đào.

Mặt trời xế trưa bị mây che lỗ đỗ. Những tia nắng dát vàng một vùng biển tròn, làm nổi bật những cánh buồm duyên dáng như ánh sáng chiếc đèn sân khấu khổng lồ đang chiếu cho các nàng tiên biển múa vui.

Thế đấy, biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận dữ,…. Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng. Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế. Nhưng có một điều ít ai chú ý là: vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu muôn sắc ấy phần rất lớn là do mây, trời và ánh sáng tạo nên.

(Vũ Tú Nam)

Trong câu: Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào, hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

giúp mình với ai nhanh tick

1
9 tháng 10 2022

Trong câu "Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh." đã sử dụng biện pháp nghệ thuật So Sánh  .Để so sánh "Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực " với "đàn bướm múa lượn giữa trời xanh"