K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đề bàiI. ĐỌC HIỂU .Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:“ Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nóiVầng trăng cao đêm cá lặn sao mờÔi tiếng Việt như đất cày, như lụaÓng tre ngà và mềm mại như tơTiếng tha thiết nói thường nghe như hátKể mọi điều bằng ríu rít âm thanhNhư gió nước không thể nào nắm bắtDấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh”(Trích bài Tiếng Việt - Lưu Quang Vũ ) Câu 1. Xác định thể thơ,...
Đọc tiếp

Đề bài

I. ĐỌC HIỂU .

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

“ Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói

Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ

Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa

Óng tre ngà và mềm mại như tơ

Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát

Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh

Như gió nước không thể nào nắm bắt

Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh”

(Trích bài Tiếng Việt - Lưu Quang Vũ )

 

Câu 1. Xác định thể thơ, phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2. Các từ: mềm mại, ríu rít, chênh vênh, tha thiết thuộc loại từ nào?

Câu 3. Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu sau:

Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa

Câu 4. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong văn bản.

Câu 5. Văn bản thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với tiếng Việt.

 

Mấy bạn giúp mình với !

1
4 tháng 3 2022

câu 3 Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản: so sánh:

   - Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa

   - Óng tre ngà và mềm mại như tơ

   - Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát

   - Như gió nước không thể nào nắm bắt

   Tác dụng : hữu hình hóa vẻ đẹp của tiếng Việt bằng các hình ảnh, âm thanh; tiếng Việt đẹp bởi hình và thanh. ok điều

5 tháng 3 2022

đm nghệ

a,Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản: so sánh:

   - Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa

   - Óng tre ngà và mềm mại như tơ

   - Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát

   - Như gió nước không thể nào nắm bắt

   Tác dụng : hữu hình hóa vẻ đẹp của tiếng Việt bằng các hình ảnh, âm thanh; tiếng Việt đẹp bởi hình và thanh.

b, Tác giả muốn thể hiện lòng yêu mến , thái độ trân trọng đối với vẻ đẹp và sự giàu có, phong phú  của tiếng Việt.

13 tháng 5 2021

a,Biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong văn bản là so sánh, những chi tiết cho thấy điều đó là: 

+ Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa

+ Óng tre ngà và mềm mại như tơ

+ Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát

+ Như gió nước không thể nào nắm bắt

Tác dụng : Làm giàu hình ảnh của các câu thơ trở nên sinh động, mang tính nghệ thuật và hấp dẫn hơn. 

b, Tác giả muốn thể hiện lòng yêu mến, lòng thán phục trước sự phong phú và sự giàu đẹp của tiếng Việt.

Giúp mình câu 2 phần 2 vớiPhần I: Đọc – hiểu (3.0 điểm)      Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi “Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nóiVầng trăng cao đêm cá lặn sao mờÔi tiếng Việt như đất cày , như lụaÓng tre ngà và mềm mại như tơ Tiếng tha thiết nói thường nghe như hátKể mọi điều bằng ríu rít âm thanhNhư gió nước không thể nào nắm bắtDấu huyền trầm , dấu ngã chênh vênh”                   ...
Đọc tiếp

Giúp mình câu 2 phần 2 với

Phần I: Đọc – hiểu (3.0 điểm)

      Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi

 “Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói

Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ

Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa

Óng tre ngà và mềm mại như tơ 

Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát

Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh

Như gió nước không thể nào nắm bắt

Dấu huyền trầm , dấu ngã chênh vênh”

                    (Trích bài  Tiếng Việt - Lưu Quang Vũ )

Câu 1.  Văn bản trên thuộc thể thơ nào? Nêu phương thức biểu đạt của đoạn thơ

Câu 2. Xác định chủ đề của đoạn thơ trên

Câu 3. Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong văn bản.

Câu 4. Đoạn thơ khơi gợi trong em những tình cảm gì?

Phần II: Làm văn (7 điểm)

Câu 1: (2.0 điểm) Từ đoạn thơ trong phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc giữ gìn và phát huy sự trong sáng của Tiếng Việt

 

0
“Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nóiVầng trăng cao đêm cá lặn sao mờÔi tiếng Việt như đất cày , như lụaÓng tre ngà và mềm mại như tơ  Tiếng tha thiết nói thường nghe như hátKể mọi điều bằng ríu rít âm thanhNhư gió nước không thể nào nắm bắtDấu huyền trầm , dấu ngã chênh vênh”                    (Trích “ Tiếng Việt” - Lưu Quang Vũ )Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên?Câu 2 :...
Đọc tiếp

“Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói

Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ

Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa

Óng tre ngà và mềm mại như tơ 

 

Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát

Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh

Như gió nước không thể nào nắm bắt

Dấu huyền trầm , dấu ngã chênh vênh”

                    (Trích “ Tiếng Việt” - Lưu Quang Vũ )

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên?

Câu 2 : Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

Câu 3: Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu thơ sau?

Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa

Óng tre ngà và mềm mại như tơ 

Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát

Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh

Câu 4: Tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta thông điệp gì?

Câu 5: Từ nội dung đoạn trích, hãy viết đoạn văn( khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về trách nhiệm của giới trẻ trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

5
16 tháng 2 2021

Câu 2: Nhấn mạnh rằng Tiếng Việt là một tiếng mẹ đẻ của con người chúng ta, tất cả chúng ta đều là con dân đất việt, cần phải bảo tồn và phát huy nó để đời người và tiếng nói có thể lưu lại mãi qua năm tháng.

16 tháng 2 2021

Câu 3: Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản: so sánh

Tác dụng : hữu hình hóa vẻ đẹp của tiếng Việt bằng các hình ảnh, âm thanh; tiếng Việt đẹp bởi hình và thanh.

(3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa Óng tre ngà và mềm mại như tơ. Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh Như gió nước không thể nào nắm bắt Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh. Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy Một...
Đọc tiếp

(3,0 điểm)

 

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

 

Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói

 

Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ

 

Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa

 

Óng tre ngà và mềm mại như tơ.

 

Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát

 

Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh

 

Như gió nước không thể nào nắm bắt

 

Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.

 

Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy

 

Một tiếng vườn rợp bóng lá cành vươn

 

Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối

 

Tiếng heo may gợi nhớ những con đường.

 

Một đảo nhỏ xa xôi ngoài biển rộng

 

Vẫn tiếng làng tiếng nước của riêng ta

 

Tiếng chẳng mất khi Loa Thành đã mất

 

Nàng Mỵ Châu quỳ xuống lạy cha già.

 

Tiếng thao thức lòng trai ôm ngọc sáng

 

Dưới cát vùi sóng dập chẳng hề nguôi

 

Tiếng tủi cực kẻ ăn cầu ngủ quán

 

Thành Nguyễn Du vằng vặc nỗi thương đời.

 

(Trích Tiếng Việt - Lưu Quang Vũ, Thơ Việt Nam, 1945 - 1985,NXB Giáo Dục, 1985. tr. 218)

 

Câu 1: Sự mượt mà và tinh tế của tiếng Việt được thể hiện ở những từ ngữ nào trong khổ thơ thứ nhất?

 

Câu 2: Kể tên hai biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ hai và thứ ba.

 

Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn trích.

 

Câu 4: Từ đoạn trích, anh/chị hãy bày tỏ cảm nghĩ của mình về tiếng Việt (Trình bày khoảng 7 đến 10 dòng)

 

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8

 

Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là khi lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắc nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mong manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.

 

Câu 5: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

 

Câu 6: Vẻ bề ngoài đẹp đẽ của “cuộc sống riêng không biết gì hết ở bên kia ngưỡng cửa nhà mình” được thể hiện rõ nhất qua hình ảnh so sánh nào?

 

Câu 7: Tại sao tác giả cho rằng “Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân, không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn”?

 

Câu 8: Anh/Chị suy nghĩ thế nào về cuộc sống của con người khi thoát ra khỏi“cái tuyệt đối cá nhân”? (Trình bày khoảng 7 đến 10 dòng)

1
27 tháng 3 2022

Câu 1: Những từ ngữ thể hiện sự mượt mà và tinh tế của Tiếng Việt trong khổ thơ thứ nhất là: như bùn, như lụa, óng tre ngà, mềm mại như tơ. (như bùn: là sự tinh tế; như lụa, óng tre ngà, mềm mại như tơ: là sự mượt mà).

Câu 2: Hai biện pháp  tu từ được sử dụng: so sánh (nói nghe như hát, âm thanh như gió nước), ẩn dụ (lửa cháy).

Câu 3: Nội dung chính đoạn trích: Đoạn trích khẳng định tiếng Việt chính là tâm hồn của người Việt đồng thời thể hiện niềm tự hào về sự phong phú và khả năng diễn đạt tinh tế, nhiều nghĩa của tiếng Việt.

Câu 4: có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng có thể tập trung vào các ý sau:

- Tiếng Việt rất phong phú.

- Tiếng Việt vừa mộc mạc, vừa tinh tế.

- Tiếng Việt có một lịch sử hình thành lâu đời.

- Mọi người cần có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Phạm Quỳnh nói : “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn”.

Câu 5: Phương thức biểu đạt chính: nghị luận/phương thức nghị luận.

Câu 6: Vẻ bề ngoài đẹp đẽ của câu “cuộc sống riêng không biết gì hết ở bên kia ngưỡng cửa nhà mình” được thể hiện rõ nhất qua hình ảnh so sánh: như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm, sạch sẽ và gọn gàng.

Câu 7: Tác giả cho rằng: “Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân, không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn” vì nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Đó là thứ hạnh phúc mỏng manh. Con người cần được thử thách bởi bão táp thì mới khẳng định được bản thân.

Câu 8: dựa theo các ý sau:

- Con người có thể gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại, thử thách.

- Con người có thể bị bão táp của cuộc sống cuốn đi.

- Con người có thể đầu hàng, buông xuôi trước số phận.

- Tuy nhiên, con người cũng có thể từ những khó khăn, trở ngại, nguy hiểm mà trưởng thành và khẳng định bản thân để gặt hái những thành công trong cuộc đời.