K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 8 2018

Chọn đáp án: B

3 tháng 2 2018

a, Vẻ đẹp của người phụ nữ trong hai tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và Truyện Kiều

- Đẹp về cả nhan sắc và tâm hồn:

    + Kiều: hiếu thảo với cha mẹ, thủy chung với người yêu

    + Vũ Nương: thủy chung với chồng, chăm sóc mẹ già, và con nhỏ chu đáo

    + Luôn nhân hậu, vị tha, có khát vọng về hạnh phúc, công lý, chính nghĩa

b, Bi kịch

- Đau khổ, oan khuất:

    + Vũ Nương bị nghi oan, không minh oan được, phải gieo mình xuống dòng Hoàng Giang

    + Tình yêu tan vỡ: Thúy Kiều không thể trọn vẹn mối tình với Kim Trọng, cuộc đời Kiều lưu lạc 15 năm, trải qua nhiều cay đắng, đau khổ

- Nhân phẩm bị chà đạp: Vũ Nương bị chồng mắng mỏ, phải tự vấn. Thúy Kiều bị coi như món hàng hóa.

4 tháng 5 2017

Đoạn trích Trao duyên biểu hiện bi kịch tình yêu tan vỡ và cũng chính là bi kịch của số phận con người nói chung và người phụ nữ nói riêng trong xã hội cũ. Đây là một trong những đoạn thơ ứa máu của Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Trong đoạn trích, nhà thơ đã thể hiện thành công mối quan hệ giữa lí trí và tình cảm, Từ đó bộc lộ nhân cách và thân phận của nhân vật chính trong truyện.

Trong hoàn cảnh gấp gáp cứu cha và em, Kiều đã nhanh chóng quyết định bán mình. Khi Việc nhà đã tạm thong dong, đêm trước khi đi theo chàng họ Mã, Kiều đã thức nhẫn tàn canh để nghĩ về mốì nợ tình. Và Kiều đã quyết, định đem duyên chị buộc vào duyên em. Về mặt lí trí, Kiều nhận thức được việc trao duyên cho em là vì chữ nghĩa: Làm thân trâu ngựa đền nghì trúc mai (nghì là nghĩa). Nhưng về tình cảm, tình yêu của nàng đối với Kim Trọng là bất diệt:

Nợ tình chưa trả cho ai

Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan

Vì vậy, Kiều cố gắng thuyết phục Vân bằng được. Trao duyên cho em, lòng Kiều đầy xót xa. Kỉ niệm của tình yêu trỗi dậy, nàng thổn thức, đau đớn, trái tim rớm máu. Tay trao nhưng lòng cố giữ. Trao được duyên nhưng tình vẫn bùng cháy mãnh liệt. Đó chính là sự mâu thuẫn giữa lí trí và tinh cảm mà thực chất là mâu thuẫn giữa vấn đề đạo đức (cụ thể là chữ hiếu, chữ nghĩa với tình yêu, tâm hồn con người). Điều đó đã làm sáng lên nhân cách cùa Kiều. Hiếu, nghĩa đều trọn vẹn và tâm hồn vô cùng cao đẹp, sâu sắc. Nỗi đau của Kiều không chỉ là nỗi đau duyên. Vì vậy, ta thấy Kiều gần với con người thực, con người tự nhiều chiều chứ không phải là một tấm gương đạo lí đơn giản, một chiều.

5 tháng 5 2017

Nguyễn Du khắc họa hình ảnh Kiều qua nhiều tình huống mâu thuẫn. Mâu thuẫn hiếu - tình nàng chấp nhận hi sinh tình yêu trong trắng của mình. Đứng giữa tình và nghĩa, Kiều nhận thức được sự tất yếu phải nhờ em trả nghĩa chàng Kim. Có lúc Kiều hành động thiên về bổn phận có khi nàng ứng xử nghiêng về nghĩa tình. Kiều tỉnh táo để chấp nhận mệnh bác. Kiều day dứt đớn đau vì sống không trọn vẹn với tình yêu đầu đời. Kiều được sống chân thực và tự nhiên với tất cả đời sống tình cảm của con người. Nguyễn Du không biến Kiều thành một tấm gương đạo đức đơn giản.

29 tháng 4 2017

Nguyễn Du khắc họa nhân vật Kiều trong tình huống éo le, việc phải lựa chọn giữa “hiếu” với “tình”

    + Về mặt lí trí, Kiều nhận thức được tính tất yếu của việc trao duyên cho Vân

    + Về mặt tình cảm, nàng yêu tình yêu sâu sắc, mãnh liệt

Kiều thuyết phục Vân nhận lời, trong lòng Kiều vẫn không ngăn được nỗi thổn thức, đau đớn

Mâu thuẫn giữa tình cảm với lí trí chính là mâu thuẫn giữa các phạm trù đạo đức thời phong kiến

- Kiều hành động thiên về bổn phận nên khi phải từ bỏ tình yêu, Kiều day dứt, đau đớn

- Thúy Kiều cả lí trí và tình cảm đều sâu nặng, tạo nên nhân cách trong sáng, đẹp đẽ của nàng.

Nguyễn Dữ là cây bút văn xuôi xuất sắc nhất của văn học thế kỷ XVI. Ông sống ở thời kỳ chế độ phong kiến bắt đầu bước vào giai đoạn suy vong, các cuộc chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến kéo dài liên miên gây đau khổ cho nhân dân. Vốn không đồng tình với chế độ phong kiến bất công, thối nát, ông đã thể hiện kín đáo tình cảm ấy của mình qua tác phẩm Truyền kì mạn lục gồm hai mươi truyện ngắn, trong đó tiêu biểu là Chuyện người con gái Nam Xương.

Theo lời kể của tác giả ngay từ đầu tác phẩm thì Vũ Nương là một người con gái thuỳ mị, nết na lại có tư dung tốt đẹp. Và những phẩm hạnh ấy đã được bộc lộ trong những hoàn cảnh khác nhau.

Trong cuộc sống gia đình, Vũ Nương là người vợ hiền thục. Nàng lấy chồng là Trương Sinh, vốn là một người ít học, lại có tính đa nghi, phòng ngừa quá mức. Vì thế, nàng đã biết lựa tính chồng, giữ cho khỏi bất hòa, gia đình luôn được trong ấm, ngoài êm. Ta thấy Vũ Nương quả là một người vợ hiền, có ý thức giữ gìn hạnh phúc gia đình. Thế rồi đất nước xảy ra nạn binh đao, Trương Sinh phải đi lính, nàng lại càng bộc lộ rõ hơn phẩm chất tốt đẹp của mình. Lời nói, lời dặn dò trong cảnh tiễn chồng của nàng đã khiến mọi người cảm động: chỉ xin ngày về mang theo hai chữ bình yên. Vũ Nương là người không ham danh vọng mà luôn khao khát hạnh phúc gia đình, không những thế, nàng còn hiểu, thông cảm cho nỗi vất vả gian lao của chồng: chỉ e việc quán khó liệu, thế giặc khôn lường, giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao...

Thế rồi, nàng bày tỏ nỗi nhớ nhung khôn xiết của người vợ yêu chồng thuỷ chung: nhìn trăng soi thành của, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa...

Khi xa chồng, Vũ Nương luôn làm tròn bổn phận của người vợ hiền, dâu thảo. Nàng sinh con, quán xuyến công việc gia đình, chăm sóc mẹ già đau ốm. Đặc biệt khi người mẹ mất, nàng dã lo ma chay chu đáo như với cha mẹ của mình. Qua lời trăng trối của bà mẹ trước lúc lâm nguy tác giả đã gửi gắm tình hình của mình đối với nhân vật Vũ Nương, khẳng định công lao, nhân cách của Vũ Nương đối với gia đình: Trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con không phụ mẹ.

Ta thấy ở Vũ Nương tập trung những phẩm chất cao quý truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Nàng xứng đáng được hưởng cuộc sống hạnh phúc. Thế nhưng thực tế oan nghiệt đã đẩy nàng vào cảnh ngộ bất hạnh, éo le, oan khuất. Nàng vốn dĩ là một người phụ nữ rất mực thuỷ chung, vậy mà bây giờ đây lại bị nghi oan thất tiết. Chỉ vì lời nói vô tình ngây thơ của con trẻ mà Vũ Nương bị chồng ruồng rẫy, hắt hủi, đánh đập đuổi đi, bị gán cho tội nhục nhã nhất đối với đức hạnh của người phụ nữ. Trương Sinh quả thực đã hồ đồ, cả ghen, không cho vợ được thanh minh. Những lời bênh vực của bà con hàng xóm cùng những lời phân trần giãi bày hết sức thê thảm không cứu được nàng thoát khỏi nỗi nhục nhã, vì mất danh dự, Vũ Nương hết lòng hàn gắn hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ bằng những lời than thấu tận trời xanh: Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đỡ nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót.

Thế nhưng, lời lẽ không làm lung lay được thói độc đoán, gia trưởng hồ đồ của người chồng có máu ghen tuông mù quáng. Vũ Nương đã phải đau đớn, thất vọng đến tột cùng vì bị đối xử bất công, vì bất lực không có khả năng bảo vệ danh dự, niềm khát khao hạnh phúc gia đình bị tan vỡ: Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió... đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.

Thế nhưng, lời nguyền thảm thương của Vũ Nương không giúp nàng thoát khỏi án oan nghiệt ngã. Là một người phục nữ có ý thức sâu sắc về phẩm giá, Vũ Nương đã quyết liệt tìm đến cái chết để bảo toàn danh dự chứ không chịu sống nhục. Nàng đã gieo mình xuống sông, kết thúc cuộc đời người phụ nữ bất hạnh.

Bằng cách xây dựng tình tiết truyện đặc sắc đầy kịch tính, tác giả cho ta thấy những cố gắng hết sức nhưng không thành của một người phụ nữ, để rồi phải chấp nhận số phận và nàng đã phải giải thoát kịch của cuộc đời mình bằng cái chết oan khuất. Sự việc này đã đẩy câu chuyện đến đỉnh điểm của sự việc. Đến khi Trương Sinh hiểu ra nỗi oan của vợ cũng bằng sự việc hết sức ngẫu nhiên mà hợp lí. Đó là khi bé Đản chỉ Trương Sinh cái bóng trên tường chính là cha của mình. Điều đó có ý nghĩa tố cáo vô cùng mạnh mẽ đối với chế độ phong kiến, chỉ một cái bóng cũng có thể quyết định số phận một con người, đẩy người phụ nữ nết na bất hạnh vào bi kịch không lối thoát.

Qua việc xây dựng bi kịch của Vũ Nương, Nguyễn Dữ đã bày tỏ thái độ xót xa thương cảm cùng niềm trân trọng đối với người phụ nữ. Thông qua bi kịch của Vũ Nương, nhà văn phản ánh bi kịch chung về số phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Những người phụ nữ ấy nết na, đức hạnh như bị đối xử bất công, vô nhân đạo không có quyền sống hạnh phúc, không được che chở, bảo vệ số phận vô cùng mỏng manh, yếu ớt. Có lẽ vì thế mà truyện đã in sâu đậm vào trái tim người đọc, khiến ta mãi day dứt, xót xa, trào dâng niềm thương cảm nghẹn ngào.ư

 Chúc bạn học tốt!

26 tháng 3 2021

 tham khảo

Khi gia đình Kiều bị vu oan ,cha cùng em trai nàng bị bắt và bị đánh đập tàn nhẫn, Kiều đã bán mình làm vợ lẽ cho Mã Giám Sinh để lấy tiền chuộc cha và em, cứu gia đình. Chính vì vậy mà Thúy Kiêu đã hi sinh mình làm tròn chữ hiếu thì Thúy Vân, em gái phải thay Kiều làm tròn chữ tình. Hơn nữa Vân là người tài sắc xứng đáng với Kim Trọng. Trao duyên cho Vân Kiều thấy an tâm hơn.

Câu 16:Bài thơ: “Bánh trôi nước” ngụ ý những nội dung sâu sắc gì ?A.Cảm thông, xót xa cho thân phận chìm nổi của người phụ nữ.B.Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp duyên dáng, phẩm chất trong sáng, nghĩa tình sắt son của người phụ nữ, đồng thời cảm thông, xót xa cho thân phận chìm nổi của họ.C.Miêu tả bánh trôi nước.D.Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp và nghĩa tình sắt son của người phụ nữ.Đáp án của...
Đọc tiếp

Câu 16:

Bài thơ: “Bánh trôi nước” ngụ ý những nội dung sâu sắc gì ?

A.

Cảm thông, xót xa cho thân phận chìm nổi của người phụ nữ.

B.

Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp duyên dáng, phẩm chất trong sáng, nghĩa tình sắt son của người phụ nữ, đồng thời cảm thông, xót xa cho thân phận chìm nổi của họ.

C.

Miêu tả bánh trôi nước.

D.

Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp và nghĩa tình sắt son của người phụ nữ.

Đáp án của bạn:

A

B

C

D

Câu 17:

 Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong hai câu thơ sau ?
“Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà”

A.

Nhân hóa, so sánh

B.

Hoán dụ, điệp ngữ

C.

Từ láy, đảo ngữ.

D.

Ẩn dụ, nhân hóa.

Đáp án của bạn:

A

B

C

D

Câu 18:

  Bài “Sông núi nước Nam” được làm theo thể thơ nào?

A.

Ngũ ngôn.

B.

Thất ngôn tứ tuyệt

C.

Thất ngôn bát cú.

D.

Lục bát.

Đáp án của bạn:

A

B

C

D

Câu 19:

 Bài thơ “Sông núi nước Nam” được coi như là

A.

Khúc ca khải hoàn.

B.

Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.

C.

Bài ca chiến thắng.

D.

Áng thiên cổ hùng văn.

Đáp án của bạn:

A

B

C

D

Câu 20:

  Nhà thơ Hồ Xuân Hương được mệnh danh là gì ?

A.

Bà chúa thơ Nôm.

B.

Đệ nhất nữ sĩ

C.

Nữ hoàng thi ca.

D.

Bà Huyện Thanh Quan

Đáp án của bạn:

A

B

C

D

Câu 21:

  Bài thơ: “Qua Đèo Ngang” thể hiện tâm trạng gì của tác giả ?

A.

Buồn thương da diết khi phải sống trong cảnh ngộ cô đơn.

B.

Yêu mến, ngây ngất trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước.

C.

Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ.

D.

Đau xót ngậm ngùi trước sự thay đổi của quê hương.

Đáp án của bạn:

A

B

C

D

Câu 22:

  Từ láy bộ phận là từ láy có các tiếng:

A.

Giống nhau về phụ âm đầu.

B.

Giống nhau về phần vần.

C.

Hoàn toàn giống nhau.

D.

Giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần.

Đáp án của bạn:

A

B

C

D

Câu 23:

  Đâu là từ ghép đẳng lập trong các từ sau ?

A.

Nhà cao tầng.

B.

Tím nâu .

C.

Nhà cửa.

D.

Xanh ngắt.

Đáp án của bạn:

A

B

C

D

Câu 24:

 Chữ “thiên” trong từ nào sau đây không có nghĩa là “trời” ?

A.

Thiên niên kỉ.

B.

Thiên thư.

C.

Thiên thanh.

D.

Thiên tử.

1
7 tháng 1 2022

16: B