K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I/ Đọc –Hiểu :Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu cho bên dưới :“Tôi chợt nhớ đến mùi dầu gió của mẹ. Mùi dầu nóng xức trên làn da ngăm lam lũ dường như là chất xúc tác cho giấc ngủ ấu thơ ùa về êm đềm, mặc ngoài kia là bình yên hay mưa gió. Mùi hương ấy quyện vào mái đầu khét nắng, lẫn trên áo quần lem lấm nhựa cây, đong đưa theo cánh võng kĩu kịt yên lành. Tôi áp...
Đọc tiếp

I/ Đọc –Hiểu :
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu cho bên dưới :
“Tôi chợt nhớ đến mùi dầu gió của mẹ. Mùi dầu nóng xức trên làn da ngăm lam lũ dường như là chất xúc tác cho giấc ngủ ấu thơ ùa về êm đềm, mặc ngoài kia là bình yên hay mưa gió. Mùi hương ấy quyện vào mái đầu khét nắng, lẫn trên áo quần lem lấm nhựa cây, đong đưa theo cánh võng kĩu kịt yên lành. Tôi áp mặt vào lòng mẹ, mùi dầu gió nồng cay ấm nóng len vào cánh mũi, tôi hít hà dư vị ruộng đồng còn vương lại trên tấm áo của mẹ một nắng hai sương, hòa lẫn cùng thứ mùi quê dân dã, thân thuộc. Mẹ tôi thường mang theo chai dầu gió bên mình, những khi trở trời, lưng đau, mỏi khớp, mẹ lại xức lên người như một thói quen để xoa dịu những nhọc nhằn mưa nắng. Những lúc ngồi một mình giữa bóng chiều tĩnh mịch, mỗi mùa gió lạnh miên man, bao đêm dài khó ngủ, mẹ lại xức dầu nóng để gọi về cảm giác bình an, dễ chịu, dần dà thành một mùi hương khắc khoải trong trí nhớ. Để tôi mỗi lần bất chợt gặp lại, lòng lại nhớ mẹ quắt quay…”
( “Nhớ mùi dầu gió của mẹ”- Trần Văn Thiên. Báo Đaklak )
a. Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt chính nào ?
b. Chỉ ra các từ láy được sử dụng trong đoạn văn ? Nêu tác dụng biểu đạt của chúng?
c. Nêu nội dung khái quát của đoạn văn trên.

3
5 tháng 11 2020

Tôi chợt nhớ đến mùi dầu gió của mẹ. Mùi dầu nóng xức trên làn da ngăm lam lũ dường như là chất xúc tác cho giấc ngủ ấu thơ ùa về êm đềm, mặc ngoài kia là bình yên hay mưa gió. Mùi hương ấy quyện vào mái đầu khét nắng, lẫn trên áo quần lem lấm nhựa cây, đong đưa theo cánh võng kĩu kịt yên lành. Tôi áp mặt vào lòng mẹ, mùi dầu gió nồng cay ấm nóng len vào cánh mũi, tôi hít hà dư vị ruộng đồng còn vương lại trên tấm áo của mẹ một nắng hai sương, hòa lẫn cùng thứ mùi quê dân dã, thân thuộc. Mẹ tôi thường mang theo chai dầu gió bên mình, những khi trở trời, lưng đau, mỏi khớp, mẹ lại xức lên người như một thói quen để xoa dịu những nhọc nhằn mưa nắng. Những lúc ngồi một mình giữa bóng chiều tĩnh mịch, mỗi mùa gió lạnh miên man, bao đêm dài khó ngủ, mẹ lại xức dầu nóng để gọi về cảm giác bình an, dễ chịu, dần dà thành một mùi hương khắc khoải trong trí nhớ. Để tôi mỗi lần bất chợt gặp lại, lòng lại nhớ mẹ quắt quay…

a, PTBĐ chính : biểu cảm

b, Các từ láy : lam lũ, êm đềm, kĩu kịt, nhọc nhằn, tĩnh mịch, miên man, dần dà, khắc khoải

=> tác dụng : làm cho đoạn văn trở nên phong phú sinh động, thể hiện chân thực rõ nét những xúc cảm của nhân vật "tôi"

c, Nội dung khái quát : mùi dầu gió đặc trưng, kì diệu của mẹ khiến nhân vật "tôi" nhớ mãi

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu cho bên dưới :“Tôi chợt nhớ đến mùi dầu gió của mẹ. Mùi dầu nóng xức trên làn da ngăm lam lũ dường như là chất xúc tác cho giấc ngủ ấu thơ ùa về êm đềm, mặc ngoài kia là bình yên hay mưa gió. Mùi hương ấy quyện vào mái đầu khét nắng, lẫn trên áo quần lem lấm nhựa cây, đong đưa theo cánh võng kĩu kịt yên lành. Tôi áp mặt vào lòng mẹ, mùi dầu gió nồng cay ấm nóng len vào cánh mũi, tôi hít hà dư vị ruộng đồng còn vương lại trên tấm áo của mẹ một nắng hai sương, hòa lẫn cùng thứ mùi quê dân dã, thân thuộc. Mẹ tôi thường mang theo chai dầu gió bên mình, những khi trở trời, lưng đau, mỏi khớp, mẹ lại xức lên người như một thói quen để xoa dịu những nhọc nhằn mưa nắng. Những lúc ngồi một mình giữa bóng chiều tĩnh mịch, mỗi mùa gió lạnh miên man, bao đêm dài khó ngủ, mẹ lại xức dầu nóng để gọi về cảm giác bình an, dễ chịu, dần dà thành một mùi hương khắc khoải trong trí nhớ. Để tôi mỗi lần bất chợt gặp lại, lòng lại nhớ mẹ quắt quay…”( “Nhớ mùi dầu gió của mẹ”- Trần Văn Thiên. Báo Đaklak )

a. Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt chính nào ?

-  Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt chính là : Biểu cảm .

b. Chỉ ra các từ láy được sử dụng trong đoạn văn ?

- lem lấm . êm đềm , dân dã, kĩu kịt , tĩnh mịch , nhọc nhằn , miên man,khắc khoải

Nêu tác dụng biểu đạt của chúng?

- Làm cho bài văn trở nên phong phú , những từ láy tô đậm sự thương nhớ mùi dầu gió , những khó nhọc của mẹ .

c. Nêu nội dung khái quát của đoạn văn trên.

- Nỗi nhớ thương tràn về từ mùi dầu gió cùng bao sự khó nhọc , nặng nề của mẹ . Dầu gió đóng vai trò quan trọng đối với sự nhọc nhằn của mẹ , giúp xoa dịu nỗi đau trong những đêm dài lạnh lẽo . 

=> Tình cảm đậm sâu của tác giả đối với sự mệt nhọc , vất vả của mẹ . Chai dầu gió làm tô đậm sự khó nhọc , khổ đau của mẹ , gánh nặng , vất vả .

ĐỀ BÀI: I.ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “Buổi sáng tôi mặc áo đi giày                  ra đứng ngoài đường Gió thổi những bông nứa trắng bên sông Mùi tóc khô còn thơm lúa mùa qua Bầy chim sẻ đậu trước sân nhà Những đứa trẻ đứng nhìn ngấp nghé Tôi yêu đất nước này như thế Mỗi buổi mai Bầy chim sẻ ngoài sân Gió mát...
Đọc tiếp

ĐỀ BÀI: I.ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “Buổi sáng tôi mặc áo đi giày                  ra đứng ngoài đường Gió thổi những bông nứa trắng bên sông Mùi tóc khô còn thơm lúa mùa qua Bầy chim sẻ đậu trước sân nhà Những đứa trẻ đứng nhìn ngấp nghé Tôi yêu đất nước này như thế Mỗi buổi mai Bầy chim sẻ ngoài sân Gió mát và trong Đường đi đầy cỏ may và muộng chuộng Tôi vẫn sống      vẫn ăn         vẫn thở              như mọi người Đôi khi chợt nhớ một tiếng cười lạ Một câu ca dao buồn có hoa bưởi hoa ngâu Một vết bùn khô trên mặt đá Không có ai chia tay Cũng nhớ một tiếng còi tàu. Mẹ tôi thức khuya dậy sớm Năm nay ngoài năm mươi tuổi Chồng chết đã mười mấy năm Thuở tôi mới đọc được i tờ Mẹ thương tôi mẹ vẫn tảo tần Nước sông gạo chợ Ngày hai buổi nhà không khi nào vắng người đòi nợ Sống qua ngày nên phải nghiến răng Cũng không vui nên mẹ ít khi cười Những buổi trưa buổi tối Ngồi một mình hay khóc Vẫn thở dài mà không nói ra Thương con không cha Hẩm hiu côi cút Tôi yêu đất nước này xót xa Mẹ tôi nuôi tôi mười mấy năm không lấy chồng … Mẹ thương con nên cách trở sông đò Hàng gánh nặng phải qua cầu xuống dốc Đêm nào mẹ cũng khóc Đêm nào mẹ cũng khấn thầm Mong con khôn lớn cất mặt với đời Tôi yêu đất nước này khôn nguôi” Trích “Bài thơ của một người yêu nước mình”_ Trần Vàng Sao. 19/12/1967 Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (0,5 điểm) Câu 2. Tình yêu của tác giả gắn liền với ký ức tuổi thơ như thế nào?(0.5 điểm) Câu 3. Trong những ký ức đó, hình ảnh nào thân thương nhất ? Vì sao ?(1 .0 điểm) Câu 4. Điều người Mẹ trong đoạn thơ mong ước nhất là gì ? Vì sao người Mẹ lại có mong ước đó ?(1.0 điểm)

0
Câu 1: (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“Tôi yêu Sài Gòn da diết...Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe...
Đọc tiếp

Câu 1: (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Tôi yêu Sài Gòn da diết...Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm...”

a. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn trên. (1,0 điểm)

b. Tìm 2 từ láy có trong đoạn văn. (0,5 điểm)

c. Em hãy nêu nội dung của đoạn văn trên. (0,5 điểm)

d. Từ nội dung của đoạn văn trên, em hãy nêu suy nghĩ về tình cảm đối với một nơi mà mình đã gắn bó. Trình bày trong khoảng 2-3 dòng. (1,0 điểm)

 Câu 2: (2,0 điểm)  Trong việc chống dịch bệnh Covid-19, nhân dân ta đã cùng chung sức đồng lòng hỗ trợ về tinh thần và vật chất cho người dân vùng dịch hoặc đón đồng bào ta từ nước ngoài về để cách ly....

Em hãy viết một đoạn văn (10 đến 12 câu) trình bày suy nghĩ của em về lòng nhân ái.

Câu 3: Hãy viết một bài văn nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến. (5,0 điểm )

1
3 tháng 2 2021

Câu 1: (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Tôi yêu Sài Gòn da diết...Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm...”

a. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn trên. (1,0 điểm)

Văn bản : Sài Gòn tôi yêu của Minh Hương

b. Tìm 2 từ láy có trong đoạn văn. (0,5 điểm)

Từ láy : da diết, dập dìu, thưa thớt

c. Em hãy nêu nội dung của đoạn văn trên. (0,5 điểm)

Văn bản bộc lộ tình yêu sâu sắc của tác giả với Sài Gòn.

d. Từ nội dung của đoạn văn trên, em hãy nêu suy nghĩ về tình cảm đối với một nơi mà mình đã gắn bó. Trình bày trong khoảng 2-3 dòng. (1,0 điểm)

Tình yêu quê hương,đất nước là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trong trái tim của mỗi người.Quê hương mỗi người chỉ có một,vì vậy đó luôn là thứ thiêng liêng nhất. . Những tháng ngày ấu thơ, cho đến khi ta lớn, quê hương, đất nước có một vị trí quan trọng trong mỗi người. Quê hương, đất nước là nơi ta sinh ra, cho ta một mái ấm. Bởi vậy, tình yêu đối với nơi đây quý lắm, đáng trân trọng lắm. Ở đó tồn tại một tình yêu cháy bỏng và mãnh liệt, không bao giờ dập tắt. Khi nhắc đến hai từ Việt Nam,chắc hẳn trong lòng mỗi người dân đất Việt đều dâng lên niềm tự hào mãnh liệt .Đó là một Việt Nam bình dị,thân thuộc ,gần gũi như người mẹ  hiền dịu vậy. Hình ảnh của những làng quê thân quen,lấp ló trong ánh nắng ban mai sẽ chẳng thể nào khiến người con đất Việt quên được .Hình ảnh của những người nông dân lao động cần cù,chịu khó,cần mẫn cũng khiến ta thấy xúc động. Cái tình yêu ấy đã nảy sinh từ thuở tôi mới lọt lòng, tôi yêu những cánh đồng thẳng cánh cò bay, quê nước trong văn vắt, đầm sen ngọt ngào hương thơm của đất, của trời.Để từ đó, yêu thương hóa hành động, thế hệ trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước, cần không ngừng nỗ lực học tập, trau dồi bản thân để vì xã hội, vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho dân tộc này.

 Câu 2: (2,0 điểm)  Trong việc chống dịch bệnh Covid-19, nhân dân ta đã cùng chung sức đồng lòng hỗ trợ về tinh thần và vật chất cho người dân vùng dịch hoặc đón đồng bào ta từ nước ngoài về để cách ly....

Em hãy viết một đoạn văn (10 đến 12 câu) trình bày suy nghĩ của em về lòng nhân ái.

    Trong cuộc sống, lòng nhân ái chính là sợi dây tình cảm thiêng liêng giữa người với người, là một trong những yếu tố để xây dựng xã hội văn minh, nhân văn. Lòng nhân ái được hiểu là lòng yêu thương của con người, không chỉ đối với những người xung quanh mà còn đối với cả động vật, thực vật… Biểu hiện của lòng nhân ái là thái độ, hành động thể hiện tình thương, sự đồng cảm, sẻ chia, đùm bọc, cưu mang của con người. Minh chứng cho điều này, ta có thể kể đến những tấm gương nhân ái như các danh nhân văn hóa: Lê – nin, chủ tịch Hồ Chí Minh,…, những nhà văn của thế giới như: Sê – khốp, Nguyễn Du,… và còn đó những con người của cuộc sống đời thường chan chứa lòng thương người cao cả. Lòng nhân ái sẽ mang đến cho xã hội sự gắn kết chặt chẽ giữa người với người, từ đó tạo nên cơ sở nhân văn vững chắc để phát triển các giá trị sống, phẩm chất đạo đức cao đẹp. Người có lòng nhân ái sẽ được mọi người xung quanh yêu quý, kính trọng và biết ơn. Ngược lại, những người giữ cho mình thái độ sống vô cảm, ích kỉ, thờ ơ sẽ bị xa lánh và cô lập. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, chúng ta hãy tự rèn luyện đạo đức của bản thân, đề cao tinh thần tương thân tương ái, luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, đóng góp công sức nhỏ bé của mình vào để xây dựng một xã hội tiến bộ, văn minh.

Câu 3: Hãy viết một bài văn nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến. (5,0 điểm )

Dàn bài :

Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm và cảm xúc của em về bài thơ.

Thân bài 

– Câu thơ mở đầu cho biết về thời gian đã lâu lắm rồi nay bạn mới có dịp đến chơi; qua các từ ngữ xưng hô (bác) cho thấy tình cảm của hai người là sâu nặng và bền chặt.

– Sáu câu thơ tiếp tác giả đã cô’ tình dựng lên một tình huống éo le: không có gì đế tiếp đãi bạn, đến cả miếng trầu cũng không có.

– Câu thơ cuối cùng đã khẳng định: tình bạn chân thành vượt lên trên mọi thứ vật chất tầm thường.

– Bài thơ với giọng điệu hóm hỉnh nhưng chứa đựng tình bạn đậm đà thắm thiết.

Kết bài: 

Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu sắc về một tình bạn cao đẹp của nhà thơ Nguyễn Khuyến.

Bạn dựa trên dàn bài triển khai ý rồi làm nha 

3 tháng 2 2021

Cảm ơn nhiều ạ!

 Đọc hiểu (4,0 điểm):  Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:“Tuổi thơ của tôi gắn liền với sự lam lũ và khổ cực. Trong cuộc sống nhọc nhằn ấy, tôi khao khát thay đổi số phận của mình, nhưng tôi lại luôn buồn bã nghĩ rằng đó chỉ là ước mơ…Rồi thầy đến. Thầy đi lại rất khó khăn vì một chân của thầy bị teo do căn bệnh của thời thơ ấu. Nghe nói thầy vừa học xong đại học...
Đọc tiếp

 Đọc hiểu (4,0 điểm):

  Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Tuổi thơ của tôi gắn liền với sự lam lũ và khổ cực. Trong cuộc sống nhọc nhằn ấy, tôi khao khát thay đổi số phận của mình, nhưng tôi lại luôn buồn bã nghĩ rằng đó chỉ là ước mơ…Rồi thầy đến. Thầy đi lại rất khó khăn vì một chân của thầy bị teo do căn bệnh của thời thơ ấu. Nghe nói thầy vừa học xong đại học đại học ngoại ngữ ở thành phố Hồ Chí Minh và quyết định đến thị xã xa xôi của Miền Nam này để công tác. Thầy dạy các lớp đại học tại chức và buổi tối thầy mở lớp dạy tiếng Anh miễn phí cho trẻ em nghèo…

 Thầy bắt đầu lớp học với những bài hát tiếng Anh vui nhộn. Những khi ngồi trong lớp học của thầy, tôi rất hạnh phúc vì thấy ấm áp tình người và quên đi hoàn cảnh khốn khổ của mình.”

                        ( Theo Nguyễn Thị Quế, Chaongaymoi.com, ngày 6/11/2008)

a. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

     b. (0,5 điểm) Tìm 1 trường từ vựng có trong đoạn trích.

c. (1,0 điểm) Tìm trong đoạn trích một câu ghép và xác định cấu trúc câu.

d. (2,0 điểm)  Đoạn trích đã gợi lên trong em những suy nghĩ gì về tình thầy trò trong cuộc sống hiện nay.

0
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sảo kép, sáo bè, ... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.Ban...
Đọc tiếp


I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.
Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sảo kép, sáo bè, ... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác điều đang trôi trên dai Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết câu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!” Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi.
(Cánh diều tuổi thơ - Tạ Duy Anh, Tiếng Việt 4, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.
Câu 2 (0,5 điểm). Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?
Câu 3 (1,0 điểm). Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ.
Câu 4 (1,0 điểm). Phân tích cấu tạo câu “Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi.”. Cho biết mục đích của thành phần phụ trong câu?
Câu 5 (1,0đ). Theo em, tác giả muốn nói điều gì qua hình ảnh cánh diều? Trả lời trong khoảng 3 đến 5 dòng.

 

1
16 tháng 8 2021

1. PTBĐ: Tự sự, miêu tả, biểu cảm

2. Tác giả sử dụng chi tiết: 

- Cánh diều mềm mại như cánh bướm.

- Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng.

- Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,… như gọi thấp xuống những vì sao sớm.

3. Biện pháp tu từ: so sánh.

Tác dụng: Gợi vẻ đẹp của bầu trời đêm. 

4. Cấu tạo:

- Trạng ngữ: Chiều chiều, trên bãi thả

- Chủ ngữ: đám trẻ mục đồng chúng tôi

- Vị ngữ: hò hét nhau thả diều thi

➙ Câu đơn

➙ Thành phần phụ trạng ngữ. Mục đích: bổ sung cho nòng cốt câu.

5. Tham khảo

Cánh diều tuổi thơ với bao kỉ niệm, kí ức tươi đẹp sẽ theo tác giả tới suốt cuộc đời. Thông qua hình ảnh cánh diều tác giả muốn nói đến khát vọng của cuộc sống. Con người chúng ta sống trong cuộc đời cũng cần có một khát vọng sống, lý tưởng sống cho riêng mình. Khát vọng sống như cánh diều bay trên bầu trời rộng lớn, thỏa sức mình, nỗ lực chiếc đấu cho cuộc đời chúng ta.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:“Gió thổi các ngọn khói bay trên tầng ống khói nhà máy. Gió toả hơi mát của dòng suối ra khắp bờ cây. Gió đưa mùi thơm của hoa vườn tràn ra đồng cỏ. Bà mẹ ra hiên gọi con về ăn cơm, gió đưa tiếng gọi vang ra xa ngoài cánh đồng, đến tận tai em bé ngồi trên lưng trâu. Gió thổi bay phấp phới hai dải mũ bác thuỷ thủ, gió ngừng một chút để bác thuỷ thủ châm lửa...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Gió thổi các ngọn khói bay trên tầng ống khói nhà máy. Gió toả hơi mát của dòng suối ra khắp bờ cây. Gió đưa mùi thơm của hoa vườn tràn ra đồng cỏ. Bà mẹ ra hiên gọi con về ăn cơm, gió đưa tiếng gọi vang ra xa ngoài cánh đồng, đến tận tai em bé ngồi trên lưng trâu. Gió thổi bay phấp phới hai dải mũ bác thuỷ thủ, gió ngừng một chút để bác thuỷ thủ châm lửa vào điếu thuốc, rồi lại lồng lộn thổi tiếp. Bác thuỷ thủ kéo lá cờ lên đỉnh cột buồm, gió thổi lá cờ phần phật. Khắp mặt biển vang lên tiếng còi, tiếng chuông, tiếng xích nhổ neo, tiếng reo hò. Gió rộng lớn thổi khắp bầu trời mặt đất, nhưng vẫn không quên quay tít cái chong chóng nhỏ sặc sỡ trên tay em bé. Em bé vừa chạy vừa reo lên: “Gió! Gió! Gió mát quá!”

        “A, tên mình đây rồi! - Cô Gió thầm nghĩ - Mình đã tìm thấy tên rồi!”

Cô Gió cất tiếng chào ngọn khói, những bông hoa, những lá cờ, chào những cái chong chóng đang quay và chào những cánh buồm đang căng mở trên sóng lớn, những con thuyền lướt nhanh trên mặt biển. Cô lại cất tiếng hát:
Tôi là ngọn gió
                 Ở khắp mọi nơi
                 Công việc của tôi
                 Không bao giờ nghỉ…
Cô không có dáng hình, nhưng điều đó chẳng sao, hình dáng của cô là ở người khác, ở sự có ích cho người khác, ở niềm vui của người khác. Dù không trông thấy cô, người ta nhận ra cô ngay và gọi tên cô: Gió!
                                        (Trích “Cô gió mất tên” – Xuân Quỳnh)
 Câu 1: Xác định ngôi kể trong đoạn trích.
 Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn sau:
“Cô Gió cất tiếng chào ngọn khói, những bông hoa, những lá cờ, chào những cái chong chóng đang quay và chào những cánh buồm đang căng mở trên sóng lớn, những con thuyền lướt nhanh trên mặt biển.”
Câu 3: Tại sao dù không trông thấy cô Gió, người ta vẫn nhận ra cô ngay và gọi tên cô: “Gió” ?
Câu 4: Qua văn bản đọc hiểu, em hãy rút ra thông điệp cho bản thân. Lí giải.

2

Tham khảo:

Câu 1: Ngôi kể thứ 3

Câu 2:

Nhân hóa: Cô Gió

Liệt kê: ngọn khói, những bông hoa, những lá cờ, chào những cái chong chóng đang quay và chào những cánh buồm đang căng mở trên sóng lớn, những con thuyền

Tác dụng:

Tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo nhịp điệu cho câu văn

Nhấn mạnh về sự đa dạng, phong phú của thiên nhiên, của thế giới xung quanh và cho thấy được sứ mệnh, sự gắn bó của gió với mọi sự vật trong đời sống

Tình cảm nâng niu, trân trọng, yêu quý của tác giả dành cho gió, hình ảnh thiên nhiên khoáng đạt, tự do

Câu 3:

Vì hình dáng của cô là ở người khác, ở sự có ích cho người khác, ở niềm vui của người khác

Câu 4:

Bài học, thông điệp cho bản thân em sau khi đọc văn bản đó chính là việc nhận ra giá trị, ý nghĩa của bản thân mình. Dáng hình, giá trị của bản thân ta nằm phần nhiều, tồn tại mãi mãi ở điều ta làm cho người khác, đem đến niềm vui, niềm hạnh phúc cho người xung quanh ta. Sự mất đi của một cái tên không có nghĩa là ta biến mất hay ta không có giá trị. Mà hơn cả, ta đã cống hiến, ta đã cho đi để tô điểm cuộc đời này. 

7 tháng 4 2022

Tham khảo

Câu 1:Ngôi kể trong đoạn trích là ngôi kể thứ 3

Câu 2:Biện pháp tu từ trong câu văn là nhân hóa và liệt kê:

Tác dụng:

 Làm cho câu văn nổi bật có sự phong phú, đa dạng của khung cảnh thiên nhiên qua con mắt của tác giả.

Thể hiện được tình cảm yêu quý của tác giả đối với cảnh vật đất trời nơi đây. 

Câu 3:

Vì hình dáng của cô là ở người khác, ở sự có ích cho người khác, ở niềm vui của người khác

Câu 4:

Em rút ra được thông điệp cho bản thân là:

 Dáng hình, giá trị của bản thân ta nằm phần nhiều, tồn tại mãi mãi ở điều ta làm cho người khác, đem đến niềm vui, niềm hạnh phúc cho người xung quanh ta.

 

2 tháng 1 2022

đang thi đúng ko? limdim

2 tháng 1 2022

sai mới lạ 

 

Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:                Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còn còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại trong lời người họ nội của tôi nói. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong, và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

                Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còn còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại trong lời người họ nội của tôi nói. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong, và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.

(Sách giáo khoa Ngữ văn 8 , tập 1)

a. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?

b. Chỉ ra các yêu tố miêu tả trong đoạn trích và nêu tác dụng của những yếu tố ấy.

0
1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới :" Vào đêm trước ngày khai trường của con , mẹ không ngủ được . Một ngày kia , còn xa lắm , ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được . Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa , ăn một cái kẹo . Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm , đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo . Con là một...
Đọc tiếp

1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới :

" Vào đêm trước ngày khai trường của con , mẹ không ngủ được . Một ngày kia , còn xa lắm , ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được . Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa , ăn một cái kẹo . 

Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm , đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo . Con là một đứa trẻ nhạy cảm . Cứ mỗi lần , vào đêm trước ngày đi chơi xa , con lại háo hức đến nỗi lên giường mà không sao nằm yên được . Nhưng mẹ chỉ dỗ một lát là con đã ngủ . Đêm nay con cũng có niềm háo hức như vậy : ngày mai con vào lớp Một . Việc chuẩn bị quần áo mới , giầy nón mới , cặp sách mới , tập vở mới , mọi thứ đâu đó đã sẵn sàng , khiến con cảm nhận được sự trang trọng của ngày khai trường . Nhưng cũng như trước một chuyến đi xa , trong lòng con không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ ... "

( Cổng trường mở ra - Lý Lan )

a. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên 

b. Tìm 2 từ láy có trong đoạn văn trên . Đặt câu với 1 trong 2 từ láy vừa tìm được 

c. Xác định 3 từ ghép chỉ đồ dùng cần thiết được chuẩn bị cho ngày vào lớp Một có trong đoạn văn trên . Cho biết những từ ghép dó là từ ghép chính phụ hay đẳng lập ? 

d. Cuối văn bản " Cổng trường mở ra " người mẹ nói : " Đi di con , hãy can đảm lên , thế giới này là của con , bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra . " , theo em thế giới kì diệu ấy là gì ? 

2. Quê hương là nơi mình được sinh ra và lớn lên . Nơi đay gắn bó với mình nhiều kỉ niệm sâu sắc , khó quên . Em hãy viết một đoạn văn ( 10 đến 12 dòng ) nêu suy nghĩ về tình yêu quê hương . Gạch dưới từ láy được sử dụng trong đoạn văn .

0
Câu 1. ( 2 điểm) Đọc đoạn thơ dưới đây và thực hiện yêu cầu bên dưới:Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗKhắp dân làng tấp nập đón ghe về.“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằmNghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.a. Từ “ ghe” trong câu thơ “Khắp dân làng tấp...
Đọc tiếp

Câu 1. ( 2 điểm) Đọc đoạn thơ dưới đây và thực hiện yêu cầu bên dưới:

Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.

“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”

Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

a. Từ “ ghe” trong câu thơ “Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.” là từ địa phương hay từ toàn dân. Nghĩa của từ đó.

b. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên?

c. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ trong hai câu thơ: Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm/ Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Câu 2 (2.0 điểm)

Xác định hành động nói của các câu sau và cho biết chúng được thực hiện theo những cách nào?

a. Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con(1). Lệnh từ Béc-lin là từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An- dát và Lo-ren(2).

b. Nêu tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu văn sau:

“uể oải chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngỏng đầu lên.”

Câu 3 (2.0 điểm)

Nêu cảm nhận của em về khổ thơ sau:

“Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ..”

Câu 4: ( 4đ)

Hiện nay , ở trường em có một số bạn học sinh sa đà vào chơi điện tử. Em hãy trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng ấy và khuyên các bạn học tập chăm chỉ hơn.

 

1
20 tháng 5 2021

Câu 1:

a, Từ ''ghe'' là từ địa phương, chỉ con thuyền để người dân đi đánh cá, có thể là đánh cá xa bờ

b, Đoạn trích miêu tả người dân ra đón đoàn thuyền trở về sau thời gian lênh đênh đánh bắt trên biển

c,

Tham khảo nha em:

"Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ"
Sau bao ngày vất vả lên đênh trên biên, chiếc thuyền cùng trai tráng làng chài trở về. Câu thơ cho thấy hẳn là chiếc thuyền ấy đã cùng với dân chài trên biển lâu lắm rồi, dường như gắn liền với làng vậy. Chất muối đã ngấm trong thớ vỏ, cái vị mặn mà ấy cũng là đặc trưng của làng ven biển- quê hương của tác giả Tế Hanh. Hình ảnh quê hương không lung linh hay lãng mạn như những quê hương của bao người. Mà nơi ấy giản dị, như chính con người nơi đây. Đó là một con thuyền, là vị muối,... như vị của quê hương...

 

Đề 3I.Phần đọc hiểu.(4 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:“ Yêu mùa thu, tôi yêu khoảng trời cao, trong xanh vời vợi, có sắc nắng hanh hao đến nao lòng, có làn gió mát trong, mơn man đùa nhẹ trên mái tóc mây mềm của người thiếu nữ. Chợt thấy tâm hồn mình xao động trước một  loài hoa tim tím, dịu dàng nở đầy hai bên vạt đường, cánh hoa mỏng manh, rung rinh trong nắng sớm. Gieo vào lòng tôi bao cảm...
Đọc tiếp

Đề 3

I.Phần đọc hiểu.(4 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“ Yêu mùa thu, tôi yêu khoảng trời cao, trong xanh vời vợi, có sắc nắng hanh hao đến nao lòng, có làn gió mát trong, mơn man đùa nhẹ trên mái tóc mây mềm của người thiếu nữ. Chợt thấy tâm hồn mình xao động trước một  loài hoa tim tím, dịu dàng nở đầy hai bên vạt đường, cánh hoa mỏng manh, rung rinh trong nắng sớm. Gieo vào lòng tôi bao cảm xúc là hình ảnh cánh đồng quê xanh tươi, mỡ màng hòa cùng nắng thu chấp chới. Vài ba cánh cò chao lượn trên nền trời xanh thẳm soi bóng xuống những con mương có làn nước trong veo gợi khung cảnh thanh bình, yên ả nơi quê nhà.”     

            (https://baotintuc.vn/sang-tac/cam-xuc-mua-thu- 20160916072015523.htm)

Câu 1: (1 điểm ) Xác định PTBĐ chính của đoạn trích ?

Câu 2: (1 điểm) Xác định những từ láy trong đoạn trích ?

Câu 3: ( 1 điểm ) Tác dụng của từ láy trong đoạn trích ?

 Câu 4: (1 điểm) Nêu nôi dung chính của đoạn trích ?

II.Phần làm văn.(6 điểm)

Hãy kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em.

(Câu chuyện cảm động về tình mẫu tử)
Ai làm giúp mình với mình cần gấp.

0