K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 11 2020

Quê em ở thành phố nên:

Buổi sáng:

-Trời nhiều mây

-Xe cộ đi vèo vèo

-Mọi người vừa tập thể dục vừa ngáp khò khò

-Ai ai cũng rất vui khi bắt đầu thứ 7 và chủ nhật

-Em rất vui khi em ở quê em

Cảnh báo!!: đây chỉ là một câu đùa có thật

Em chỉ viết vui thui đùng trách em!!

Hok tốt!

8 tháng 6 2019

Tra mạng đi bạn

Có đầy đó

22 tháng 7 2020

quê hương là nơi chôn rau cắt rốn , nơi chúng ta đã được sinh ra và lớn lên ở đó . Nên em luôn luôn tưởng nhớ đến quê hương

22 tháng 7 2020

Quê hương đối với em là nơi em được sinh ra và lớn lên, tuổi thơ em gắn liền với quê hương từ những hương lúa thơm ngát, những đám mây bồng bềnh. Nơi mà những người con luôn nhớ về mỗi khi đi xa mảnh đất mang hai tiếng Quê hương vô cùng thiêng liêng này, quê hương như người mẹ bao bọc lấy chúng ta ôm ấp chúng ta mỗi khi chúng ta trở về

Đó là cảm nghĩ của tớ về quê hương 

18 tháng 1 2022

Tham Khảo !

Mỗi năm có bốn mùa, mùa nào cũng có đặc điểm riêng của chính mình, mùa hạ thì cho ta cái nắng với một chút gió nhẹ thoảng đâu đó là sự chia ly là những giọt nước mắt của cô cậu học trò, mùa thu thì cho ta cái cảm giác của nỗi buồn, cái buồn man mác mà nhẹ nhàng theo đó là chút nắng nhẹ chứ không gay gắt như mùa hạ, mùa đông là mùa của ấm áp, nói vậy không phải vì mùa đông ấm mà chính cái se se lạnh, chính những cơn gió đến lạnh buốt cho con người ta cảm nhận được sự ấm áp, sự ấm áp của người đối với người, giữa những tình cảm mà ta dành cho nhau. Và cuối cùng đặc biệt nhất vẫn là mùa xuân, mùa của sự sum vầy, hội họp.

Kết thúc của mùa đông, của cái lạnh giá ta sẽ thấy được tiết trời dần  thay đổi, dần cho ta những tia nắng nhẹ nhàng ấm áp, đâu đó mỗi chiều lại là những cơn gió se lạnh như thoáng giận hờn tia nắng, đưa những tia nắng dần tan. Cây như khô cằn, lá cũng cạn khô, thấp thoáng đâu đó là những cây trơ trọi lá vậy mà mùa đông vừa qua đi cây lá lại như chứa chan một sức sống mới , sức sống mãnh liệt mà mùa xuân mang lại, trên cây hiện dần ra những chồi non nhỏ xanh mơn mởn như muốn vươn lên, như muốn đưa sự sống tươi trẻ trở lại sau những tháng năm héo úa. Tiết trời cũng dần thay đổi, trong xanh, nắng nhẹ nhưng lại man mát những cơn gió. Con người lại càng thay đổi, như vui vẻ hơn, tấp nập nhộn nhịp tạo một bầu không khí ấm áp hơn, trên môi của mỗi người là nụ cười tươi tắn như muốn trao gửi niềm vui đó cho nhiều người hơn cũng như để đón nhận sự may mắn đầu năm. Mùa xuân là mùa bắt đầu của một năm mới, mỗi đứa con xa nhà, xa quê hương lại được sum vầy. Khi bắt đầu mùa xuân cũng là lúc tất cả con người Việt Nam đón tết, theo dân gian gọi là tết đoàn viên, hai chữ đoàn viên nghe sao mà ấm lòng mà mong nhớ. Có rất nhiều người, rất nhiều những đứa con phải nhà, xa quê hương cho dù là muốn hay không, có những con người mang trong mình khao khát trở về, trở về để lại được nghe tiếng mẹ, nghe tiếng gọi của gia đình, trở về để sum họp bên người thân bạn bè, trở về để ngồi bên mâm cơm gia đình, bữa cơm mà mẹ tự tay nấu. Trở về, nghe thì thật dễ mà sao khó thực hiện quá, có những người đi đến ba, bốn năm mới trở về, khoảng thời gian và không gian đó phải chăng chỉ có mùa xuân mới có thể mang lại. Vừa mới đó là những giọt nước mắt vậy mà chỉ sau vài câu nói đã là những nụ cười trên môi trên khuôn mặt rạng rỡ cũng như thời tiết vậy vừa mới nắng lại đâu đó là những cơn mùa phùn, cơn mưa đầu xuân. Mưa không lớn chỉ nhẹ nhàng và lất phất chẳng đủ ướt áo ai nhưng lại cho ta một cảm giác tươi mới đến lạ. Mùa xuân là niềm vui của sum họp, là những câu chúc phúc của mọi người là thời gian để củng cố tình thương dành cho nhau, là quan tâm thăm hỏi nhau, là lúc tất cả mọi người trong một gia đình đông đủ nhất là lúc niềm vui nối tiếp niềm vui. Tuy nhiên sau những ngày đầu năm, sau khoảng thời gian bên nhau vẫn là sự chia ly vẫn là những giọt nước mắt vẫn là sự chờ mong tuy nhiên sự chờ mong như được bắt đầu lại chứ không phải mòn mỏi, ít nhất sự chờ mong đó còn có điểm dừng còn biết được mùa xuân đến sẽ lại gặp. Tất cả đều được bắt đầu lại như đúng tên gọi của chính nó, năm mới. Mùa xuân cũng đúng với tên gọi, đúng ý nghĩa như sự tươi trẻ, mạnh mẽ, cũng như là khoảng thời gian đẹp nhất bên gia đình người thân và bạn bè.

Mùa xuân như thời gian để ta điểm lại con người, điểm lại bản thân, xem mình đã thay đổi những gì, là lúc để ta biết được mình đã trưởng thành ra sao và sự thay đổi của từng năm sẽ cho ta biết được mình nên làm gì để đi tiếp những năm tháng sau này.

18 tháng 1 2022

Tham khảo 

Mỗi mùa đều có những nét đẹp khác nhau. Nhưng có lẽ, em cảm thấy yêu thích nhất là mùa xuân - mùa của tiết trời ấm áp, của sự sống đâm chồi nảy lộc.

Mùa xuân là mùa đầu tiên của một năm. Và mỗi khi xuân về, em lại cảm thấy vô cùng thích thú. Mấy ngày trước, bầu trời còn xám xịt, làn gió lạnh lùa qua bên tai. Vậy mà khi xuân đang về, đất trời dường như lột xác. Xuân đến, ánh mặt trời ấm áp hơn hơn. Bình minh của ngày mới lên tỏa ra nhưng ánh nắng lung lung chiếu rọi xua tan lớp mây đen dày đặc bao ngày qua. Bầu trời xanh trong như được gội rửa sau những ngày âm u của mùa đông. Những áng mây như được ai nhuộm trắng, chúng bồng bềnh trôi êm đềm trên bầu trời. Gió xuân cũng trở nên hiền dịu, gió thổi nhẹ nhàng như hát những khúc ca xuân. Thật dễ chịu biết bao khi được cảm nhận không khí của trời xuân.

 

Khi xuân đến, những chồi non như tỉnh dậy sau một giấc ngủ đông thật dài. Tất cả đua nhau đâm chồi nảy lộc xanh mơn mởn. Chính những tia nắng ấm áp của mùa xuân chính là vị thần gõ cửa đánh thức mùa xuân. Muôn loài hoa chỉ chờ đợi đến lễ hội xuân để cùng nhau trẩy hội, cùng nhau khoe hương, khoe sắc. Sắc xuân khiến cho lòng người thêm hân hoan, vui tươi.

Xuân về cũng là lúc con người đón chào năm mới. Đây cũng là thời điểm có dịp Tết cổ truyền của vô cùng quan trọng của dân tộc. Đã bao đời nay, Tết trở thành một lễ hội nằm trong niềm mong đợi và không thể thiếu của con người Việt Nam. Mỗi khi Tết đến, mỗi người trong gia đình đều có những công việc riêng. Tuy ai cũng bận rộn, nhưng tất cả đều cảm thấy vui vẻ. Đặc biệt nhất là khi cả nhà cùng gói bánh chưng. Những chiếc lá rong xanh, hạt đỗ vàng, thịt mỡ và gạo trắng thơm. Bố bận rộn dọn dẹp nhà cửa. Mẹ thì đi chợ mua đồ chuẩn bị cho những ngày tết. Anh trai ra chợ hoa mua cây quất, cây đào về trang trí nhà cửa. Em cũng phụ giúp mọi người hoàn thành công việc của mình. Đêm ba mươi, cả nhà em cùng quây quần bên mâm cơm, rồi ngồi xem chương trình văn nghệ. Những ngày đầu năm mới, mọi người mặc quần áo thật đẹp để đi chúc Tết họ hàng. Em cũng chúc Tết ông bà, bố mẹ và nhận được phong bao lì xì đỏ thắm. Không khí hân hoan, vui tươi khiến bao trùm lấy mỗi người.

Mùa xuân - mùa của sự sống, của niềm hạnh phúc và sum vầy. Xuân đến mang bao niềm hy vọng cho mọi người, cho quê hương và đất nước thân yêu của em. Yêu sao mùa xuân - mùa đẹp nhất trong năm.

16 tháng 11 2016
Mình làm phần tư luận nha!
Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn của mình. Người ta có khi phải xa quê mới hiểu tình quê hương là sâu sắc lắm. Xa quê, dù nỗi nhớ có cồn cào đến mức nào thì người ta cũng có cách để mà bày tỏ. Thế nhưng đặt chân về đến quê mình mà lại bị coi là người xa lạ thì nỗi đau ắy mới thực sự lớn hơn. Đọc bài thơ Hồi hương ngẫu thư ta hiểu và cảm thông với Hạ Tri Chương khi ông rơi vào hoàn cảnh như thế.
Hạ Tri Chương sinh sống và làm việc trên 50 năm ở chốn phồn hoa là kinh đô Trường An. Lúc xin từ quan mới chống gậy về bái lạy quê nhà. Đặt chân về đến đúng cổng làng, nơi ngày xưa mọi người tiễn biệt mình đi, nhà thơ bùi ngùi hạ bút:
Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi (Khi đi trẻ, lúc về già)
Hương âm vô cải, mấn mao tồi (Giọng quê vẫn thế tóc đà khác bao)
Hai câu đầu là 2 câu kể người, kể việc. Nó ngắn gọn nhưng rất đầy đủ. Mấy chục năm xa cách dồn tự lại trong 2 câu thơ ngắn ngủi. Câu đầu bị chặn bởi 2 mốc thời gian, còn lại trải ra 1 khoảng thời gian mênh mông ở giữa. Trong khoảng 50 năm giữa 2 mốc thời gian ấy, ta có thể hình dung bao nhiêu bão tố phong ba đã đến với tác giả. Những bon chen trong cuộc sống làm mái tóc tác giả pha sương. Mái đầu của người ly hương rất giàu sức gợi. Nó vừa là dấu hiệu của thời gian. của tuổi tác vừa là dấu ấn của 1 cuộc đời. Và biết đâu trong muôn ngàn sợi bạc ấy, người ta tìm thấy những sợi bạc vì nỡi nhớ quê hương.
Trong 2 câu đầu, chú ý đến cụm từ "hương âm vô cải" (giọng quê không đổi). Nếu người ta cần 1 cái gì đó để kiểm nghiệm cái thuỷ chung son sắt của kẻ ly hương thì chỉ cần nghe "Giọng quê"của con người ấy. Ý thơ ngắn gọn mà sâu sắc. Mấy chục năm là một khoảng thời gian không ngẵn chút nào thế mà cái tình đối với quê hương của tác giả vẫn không hề thay đổi.
Cái tình đối với quê hương của nhà thơ là như thế. Thế nhưng hai câu thơ đầu đầy tự hào thì hai câu thơ sau đến đột ngột, ngậm ngùi và sót xa biết bao:
" Nhi đồng tương kiến, bất tương thức (Trẻ con nhìn lạ không chào)
Tiểu vấn: Khách tòng hà xứ lai (Hỏi rằng : Khách ở chốn nào lại chơi?)"
Một tình huống thật quá bất ngờ, hóm hỉnh mà sót xa thấm thía. Nhìn lũ trẻ cười vui với câu hỏi đầy ngây thơ, lòng tác giả lại cồn cào lên bao lỗi nhớ niềm thương. Ồ! hoá ra mình không còn trẻ nữa. Không biết ở cái làng nhỏ bé này còn bao nhiêu người có thể nhớ mặt và gọi đúng tên ta. Ôi! Sao ta muốn tìm về một nơi ấm áp mà không tìm được. Đặt chân về đúng mảnh đất yêu thương ta không hề thấy lạ. Ta vẫn thuỷ chung và son sắc như xưa, vậy mà sao quê hương đang nhìn ta với một con mắt lạ lẫm, hững hờ...những dòng suy nghĩ của nhà thơ cứ theo cái mạch ấy mà chảy cùng với câu thơ mà ý nghĩa còn đang bỏ ngỏ. Trước câu hỏi ngây thơ của trẻ nhỏ, lòng tác giả bùi ngùi một lỗi sót xa.
Từ hai câu thơ đầu đến 2 câu thơ sau là cả một sự đổi thay rất lớn. Người ly hương vốn là chủ nhà thế mà tự nhiên đột ngột biến thành người không quen biết; Từ một con người hí hửng về làng ôm trong lòng bao lỗi nhỡ niềm thương, nay hoá thành người xa lạ. Hai câu thơ kết thúc hụt hẫng chơi với. Lỗi buồn của tác giả cũng từ đó mà mênh mông lan toả biết nhường nào.
Bài thơ của Hạ Tri Chương khiến người đọc không khỏi bồi hồi, xúc động. Bốn câu thơ ngắn gọn mà ý tứ cô đọng, hóm hỉnh, sâu xa. Tình quê của tác giả không ồn ào mà vô cùng tha thiết, ý nghĩa của nó khiến chúng ta không thể không cảm thấy rung động, sót xa.  
16 tháng 11 2016

Hồi hương ngẫu thư” là 1 trong 2 bài thơ viết về quê hương nổi tiếng của Hạ Thi Chương. Sau hơn 50 năm làm quan ở kinh đô Trường An, ông muốn tìm nguồn an ủi nơi quê nhà. Và bao nhiêu cảm xúc dồn nén khi xa quê hương cũng như bột phát lúc trở về được ông bộc lộ trong bài thơ thất ngôn tứ tuyệt viết một cách ngẫu nhiên.
Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi.
Hương âm vô cải, mấn mao tồi.
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,
Tiếu vấn: khách tòng hà xứ lai?
dịch thơ
Khi đi trẻ, lúc về già
Giọng quê không đổi, tóc đà khác bao
Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?
(Phạm Sĩ Vĩ dịch)
Ai mà chẳng mang trong mình thứ tình quê thiêng liêng sâu nặng. Nhất là với những người xa quê, tình cảm ấy lại càng trở nên thiết tha, day dứt. Chính vì thế, mặc dù ko phải là đề tài mới lạ, tác giả lại là người Trung Quốc nhưng “Hồi hương ngẫu thư” vẫn nói hộ tâm tình của biết bao bạn đọc Việt. Tình yêu quê hương thường trực, bản thân nhà thơ có thể bộc lộ tình cảm ấy bất cứ lúc nào. Nhưng khi Hạ Tri Chương ko chủ định viết mà lời thơ và cảm hứng dạt dào thì cái duyên cớ đã xui khiến, đã đưa đẩy tác giả cho ra đời bài thơ quả là góp phần quan trọng. Nếu ví tình cảm với quê hương của thi nhân như sợi dây đàm đã căng hết mức thì “Hồi hương ngẫu thư” chính là tiếng ngân vang kéo dài đến hơn 1 nghìn năm bởi cú va đập của “duyên cớ”.
Xa quê từ khi còn trẻ, cuộc đờiHạ Tri Chương là bước đường thành công trong sự nghiệp. Ông đỗ tiến sĩ, sinh sống, học tập và làm quan trên 50 năm ở kinh đô Trường An, rất được vua Đường Huyền Tông vị nể. Lúc từ quan về quê làm đạo sĩ ông còn được vua tặng thơ, được thái tử và các quan đưa tiễn. Trường An chắc hẳn là quê hương thứ hai thân thiết. Nhưng, con người dù sao cũng ko thể chống lại quy luật tâm lí muôn đời:
“Hồ tử tất như khau
Quyện điểu quy cựu lâm”
(Cáo chết tất quay đầu về núi gò
Chim mỏi tất bay về rừng cũ)
(Khuất Nguyên)
Đó là dù đi những đâu ko j vui hơn được ở nhà mình, dù ở phương nào, ta vẫn hương về quê hương. Cả 1 đời làm quan, khi tuổi cao, khi muốn được nghỉ ngơi, Hạ Tri Chương trở về quê. Thời gian năm tháng, cuộc sông nơi đô thành làm cho tóc mai rung, cho vẻ ngoài đổi thay, làm cho chàng thanh niên thuở xưa thành ông già 86 tuổi. Duy có 1 điều ko thay đổi ấy là :giòng quê”(hương âm vô cải). Thi nhân trở về vẫn vẹn nguyên con nngười của quê hương mặc dòng đời đưa đẩy.
Lẽ thường, về thăm quê, trở lại nơi chôn rau cắt rốn, nhà thơ phải mừng vui sung sướng. Song, phải đọc tới hai câu thơ cuối, người đọc mới hiểu được cái duyên cớ xui khiến thi nhân làm thơ và khiên nhà thơ ngậm ngùi. Sự ngậm ngụi ấy xuất phat từ những đổi thay của quê hương. Bạn bè người quen chắc chẳngcòn ai, nếu có còn thì chắc cũng ai nhận ra tác giả. Đúng như vậy, đón nhà thơ là đàn em nhỏ vui vẻ cười noi và rất hiếu khách. Trớ trêu thay, không phải vẻ ngoài của tác giả làm các em không nhận ra mà làviệc trong mắt các em, tác giả trở nên hoàn toàn xa lạ. 1 vị khách ngay chính tại quê hương mình, sinh ra và lớn lên ở quê hương mà ko được coi là người con của quê hương quả là 1 tình huống bi hài, cười ra nươc mắt.
Giọng thơ trầm tĩnh nhưng chứa đựng tình cảm dạt dado, chan chứa với quê hương. Bài thơ lay động sự đồng cảm và thấu hiểu của người đọc bởi tình huống bất ngờ trớ trêu. Phải ở vào hoàn cảnh của tac giả, chúng ta mới cảm nhận hết được sức mạnh to lớn của thời gian và sự xa cách.

25 tháng 5 2021

có làm mới có ăn 

15 tháng 5 2018

quê hương là mảnh đất sinh thành cho chúng ta hạnh phúc cho chúng ta cuộc sống quê hương như ngời mẹ đón những đứa con xa về những con đường ngày nào vẫn lẵng lẽ dõi bước của đám học trò ngày nào ,nhớ những kĩ niệm xưa cũng mõi người trên cây khế bứt những trái khế mùi vị như là mùi quê hương ngày nào mỗi khi em ăn  những cánh buồm vẫn bay đó trên bầu trời xanh .em rất yêu quê hương như yêu cả cuộc đời em sẽ khi sinh mk cho cuộc sống đẹp tươi .

rui nha mk tự viết đấy hih

15 tháng 5 2018

Tham khảo nha!

                                                        "Quê hương là chùm khế ngọt 

                                                         Cho con trèo hái mỗi ngày 

                                                         Quê hương là đường đi học 

                                                         Con về rợp bướm vàng bay"

Mỗi khi nghe đến lời bài thư trên, bao nhiêu kỉ niệm thời thơ ấu lại ùa về. Những kỉ niệm ấy đẹp biết bao, nhưng có lẽ những kỉ niệm về quê hương thì làm tôi nhớ nhất. Quê hương - hai tiếng thiêng liêng vô cùng. Trong đó chất chứa bao ki niệm của những ngày còn chiến tranh, những ngày tôi còn là một đứa trẻ hồn nhiên. Quê hương là nơi mọi người dược sinh ra và lớn lên, là cái nôi tuổi thơ đi theo ta suốt đời. Dù có đi đâu xa xôi tôi cùng sẽ luôn nhớ đến quê hương - nơi mà mình đã được sinh ra và lớn lên.

Vào những buổi sớm khi ánh binh minh vừa ló dạng, mang theo những tia nắng ấm áp cho cuộc sống làng quê bình dị, dân dã. Tôi thích nhất là dậy vào lúc sáng sớm, nhìn thấy cánh đồng lúa xanh bát ngát, từng đôi cò trắng chao liệng trên bầu trời xanh mây trắng lừng lờ trôi. Các bác nông dân ra đồng với sự hăng hái của một ngày làm việc. Lúc đó, cảnh vật và con người dường như chan hoà, một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp do “họa sĩ” thiên nhiên vẽ nên. Thật tuyệt đẹp! Lúc mặt trời đứng bóng, canh vật lúc này thật sự chìm trong cái oi bức của mặt trời. Các bác nông dân cũng đã mệt moi vì làm việc. Những buổi trưa hè oi ả, mắc một chiếc võng sau bụi tre trong vườn nằm ngủ trưa thì không còn gì bằng. Những cơn gió nhẹ thoảng qua làm cho lá tre đung dưa tạo ra tiếng kêu rì rào, xào xạc nghe thật vui tai. Những chú chim hót véo von làm tôi cỏ cảm giác như đang lạc giữa một thiên đường. Cảm xúc thật khó tả! Nhanh thật, thấm thoát ngày cũng trôi qua. Đêm đến, cà vùng quê như chìm vào giấc ngù say, chỉ còn chú gà trống vẫn ngày đêm làm việc, báo thức cho mọi người. Khác với nơi thành phố xa hoa lúc nào cùng nhộn nhịp tiếng xe cộ, tiếng ồn ào, tấp nập từ các hàng quán. Làng quê lại chọn sự yên bình, nhường chỗ cho các chú dê, ềnh ưỡng kêu ồm ộp vang suốt đêm dài. Chỉ có ở làng quê, chúng ta mới thấy hết được cái thanh bình, thoang thoảng mùi hương đồng nội, gió cỏ rì rào. Vào những đêm trăng rằm, tôi nhìn thấy cả một vầng trăng tròn, sáng rực cả một không gian. Nó khiến cho lòng tôi bâng khuâng, một cảm xúc mơ hồ chìm trong cảnh vật làng quê.

Những hình ánh, những tình cảm rất thực ấy sẽ mãi mãi in sâu trong tâm trí, sẽ không bao giờ phai mờ trong trái lim lôi. Giờ đây ngẫm nghĩ lại, tôi cảm thấy yêu quê hương mình biết bao. Quê hương là bước đường giúp tôi vững bước vào đời. Thật xót xa cho những ai xa quê mà không được một lần về thăm lại nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Tôi tự nhủ với lòng mình  sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này xây dựng quê hương, đất nước mình ngày càng tươi đẹp hơn, vững mạnh hơn.

Hc tốt #

17 tháng 4 2022

Quê hương! Hai tiếng nhẹ nhàng thôi nhưng lắng đọng trong đó biết bao tình yêu, tuổi thơ và kí ức của mỗi con người. Ai cũng vậy, đều có quê và dù có đi xa cũng không bao giờ quên được. Gắn liền với nó có rất nhiều kỉ niệm đẹp, ta cùng nó lúc vui lẫn buồn, cả hai có nhau không thể tách rời được. Khi vui ta cùng nó thả diều trên một khoảng ruộng, cùng bạn trẻ trong sớm chơi là có, nhảy dây mà không biết mệt, còn những khi buồn quê hương cho ta một vùng trời riêng để ngắm, cho ta làn gió đậm đà hương quê để rồi quên đi bao nỗi mệt nhọc, đau buồn... Tất cả những gì mà con người có luôn tồn tại sẵn trên chính mảnh đất yêu quý này, thiên nhiên nuôi ta lớn và không gì hơn là tình yêu thương của cha mẹ, ông bà, hàng xóm bạn bè quanh ta ở nơi đây, sự quan tâm, tình yêu đã làm ta trở thành một con người, một con người có ích và hoàn thiện hơn cho quê hương đất nước. Quê hương sẽ mãi mãi là nhà mà cho dù có đi đâu sẽ chẳng bao giờ ta quên được! Ôi hai tiếng quê hương...

hehe.......

1 tháng 11 2016

Quê hương hai tiếng gọi thân thương trìu mến mà mỗi ai đi xa đều đau đáu trong lòng. Quê hương trong mỗi người đã trở thành máu, thành thơ, thành một phần của tâm hồn. Đối với Lý Bạch - thi nhân suốt một đời xa quê thì tình yêu quê hương lại càng dâng trào mãnh liệt qua bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh:

Đầu giường ánh trăng rọi,

Ngỡ mặt,đất phủ sương

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,

Cúi đầu nhớ cố hương

Mở đầu bài thơ là một thế giới ảo diệu tràn ngập ánh trăng.

Sàng tiền minh nguyệt quang

Nghi thị địa thượng sương

(Đầu giường ánh trăng rọi

Ngỡ mặt đất phủ sương

Trăng không chỉ giới hạn ở nơi đầu giường, mà ánh trăng bao trùm cả không gian toả khắp căn phòng nơi tác giả nghỉ trọ. Trăng như dòng suối chảy miên man khắp đêm sâu. Cảnh vật như say dưới trăng, giữa khoảnh khắc đêm sâu như vậy, ánh trăng là chủ thế trong cuộc sống tĩnh lặng. Hơi thở của tạo vật đất trời cũng nhè nhẹ sợ làm vỡ tan cái êm dịu của đêm trăng.

Với Lý Bạch - một hiệp khách thì ánh trăng sáng trong quán trọ không phải là chuyện lạ. Nhưng với thi nhân thì ánh trăng đêm nay rất khác lạ. ánh trăng len lỏi vào tận đầu giường nơi tác giả nằm. Ánh trăng không phải là vô tri vô giác, nó như biết được nơi người hiệp khách dừng chân. Trăng chủ động tìm đến trò chuyện, tâm sự cùng tác giả. Trong khoảnh khắc đêm
thâu tĩnh lặng, ánh trăng trong sáng và tinh khiết được tác giả chào đón nồng hậu. Trăng sáng quá, đẹp quá khiến tác giả:

Ánh trăng rọi ngỡ là sương mặt đất, chỉ một hình ảnh thôi mà gợi cả một thế giới cảm xúc. Đây là một hiện tượng rất bình thường, nhưng với tác giả thì hiện tượng này tạo cảm hứng mãnh liệt. Sức liên tưởng kỳ lạ làm hình tượng thơ sống dậy. Trăng hay là sương bao phủ mặt đất? Trăng là thực mà lại không thực? Bằng chất lãng mạn, thi nhân đã nâng ánh trăng lên đến mức diệu kỳ. Vầng trăng trở nên như cõi thiên thai. Sương khói của ánh trăng làm cho câu thơ ngập trong không khí mơ màng, hư hư thực thực. Cả trăng và thi nhân đã giao hoà, giao cảm quyện làm một. Phải thật tĩnh lặng mới nghe được tiếng trò chuyện thầm thì của trăng và thi nhân. Một sự quan hệ qua lại như đền đáp ân huệ mà thiên nhiên ban tặng cho thi nhân cũng như lòng ngưỡng mộ của thi nhân với trăng. Rất tự nhiên, nhẹ nhàng thi nhân hướng về nàng tiên trong đêm sâu.

Cử đầu vọng minh nguyệt

Đê đầu tư cố hương

(Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

Cúi đầu nhớ cố hương)

Tư thế nhìn trăng là một tư thế rất tự nhiên của thi nhân, trong giây phút ấy tác giả gửi trọn hồn mình cho trăng phút chốc tâm tư bỗng trĩu nặng rồi dồn nén vội quên đi cả vũ trụ đất trời đang mời gọi. Đê đầu nhớ về quê cũ yêu thương. Đêm nay trăng sáng nơi quê người, trong quán trọ trên bước đường lữ thứ, tâm hồn nhà thơ sau không khắc khoải bồn chồn. Ánh trăng đêm nay hay chính ánh trăng

ngày nào trên núi Nga Mi hiện về. Bỗng chốc lòng tác giả nặng xuống với: quá khứ, hiện tại, tương lai đang trỗi dậy trong lòng. Phải chăng con người ấy đang muốn phủ nhận thực tại trở về quá khứ? Tình ở đây là tấm lòng thương nhớ quê hương, với Lý Bạch tấm lòng da diết khôn nguôi. Hơn nữa trong không gian vắng lặng ấy làm cho tác giả càng buồn hơn, nỗi nhớ sâu hơn, mãnh liệt hơn. Quê hương, nơi ông sinh ra và một thời gắn bó với nó, nhớ những kỷ niệm chăn trâu thổi sáo, những đêm hè gọi bạn ngắm trăng thâu. Tất cả giờ chỉ còn trong ký ức.

Quê hương là những gì thiêng liêng nhất, không chỉ Lý Bạch đêm nay nhìn trăng nhớ quê cũ. Ai ai cũng vậy, trong hoàn cảnh ấy quá khứ sao lại chẳng dội về. Có chăng trong những phút nao lòng ấy nhà thơ muốn thốt lên nỗi lòng kẻ xa quê bao năm chưa trở lại. Dẫu sao tình cảm của tác giả với quê hương cũng không bao giờ phai nhạt. Hạ Tri Chương cũng từng thốt lên tâm sự khi hồi hương.

Khi đi trẻ, lúc về già

Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao

Cái hồn quê, hương quê không thay đổi trong Hạ Tri Chương. Cũng như Lý Bạch quê hương đã trở thành máu, thành hồn.

Lý Bạch đã viết bài thơ bằng tình cảm chân thực, tình yêu cố hương được thể sống động trong ông. Ta bồi hồi trước chất lãng mạn cùa bài thơ, ta trân trọng nâng niu những tình cảm tự đáy lòng của nhà thơ. Điều này đã giúp ta hiểu, cảm được cái hay cái đẹp của nghệ thuật đích thực. Ai xa quê mà

chẳng có tình cảm giống như ông. Tĩnh dạ tứ xứng đáng là một bản tình ca tâm hồn, là khúc nhạc chan chứa tình yêu quê hương của “thi tiên Lý Bạch”.