K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Nguyên Hồng sinh năm 1918, mất năm 1982, quê gốc ở thành phố Nam Định. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, ông sống chủ yếu ở Hải Phòng, trong một xóm lao động nhỏ nên được tận mắt chứng kiến những cảnh đời cơ cực. Nguyên Hồng là nhà văn của lớp người “dưới đáy” xã hội. Viết về thế giới nhân vật ấy, ông thường bày tỏ niềm yêu thương sâu sắc và thái độ trân trọng những nét đáng quý trong phẩm chất của họ. Văn xuôi Nguyên Hồng giàu chất trữ tình. Đó là tiếng nói chân thành của một trái tim nhạy cảm trước nỗi đau và niềm hạnh phúc bình dị của con người.

Những ngày thơ ấu là tập hồi ký viết về tuổi thơ bất hạnh của chính nhà văn. Tác phẩm gồm 9 chương, lần lượt đăng trên báo từ năm 1938 và được in thành sách năm 1940. Trong lòng mẹ là chương 4. Bằng lời văn chân thực và giàu cảm xúc, tác giả đã kể lại nỗi cay đắng tủi cực về tình yêu thương cháy bỏng đối với mẹ của đứa con sớm mồ côi cha. Thông qua cảnh ngộ éo le và tâm sự đau khổ của chú bé Hồng, tác giả còn cho ta thấy bộ mặt vô cảm lạnh lùng của loài người nhỏ nhen, đố kị đến mức độc ác trong xã hội phong kiến tư sản chỉ trọng đồng tiền. Những thành kiến cổ hủ của dân tiểu tư sản đã cố tình cắt đứt tình mẫu tử thiêng liêng.

Đoạn trích này có thể chia làm hai phần. Phần 1 là cuộc đối thoại giữa bà cô cay độc và chú bé Hồng. Ý nghĩ, cảm xúc của chú bé về người mẹ đáng thương. Phần 2 là cuộc gặp gỡ bất ngờ với mẹ và cảm giác vui sướng cực điểm của chú bé Hồng khi được ngồi trong lòng mẹ.

Chú bé Hồng là kết quả của một cuộc hôn nhân gượng ép, không có tình yêu. Người cha lớn tuổi và ốm yếu quanh năm lặng lẽ u uất bên bàn đèn thuốc phiện. Người mẹ trẻ trung, xinh đẹp luôn khao khát yêu thương song đành phải chôn vùi tuổi xuân bên ông chồng nghiện ngập. Gia đình bé Hồng lúc đầu sung túc, đầy đủ về vật chất nhưng lạnh lẽo, thiếu vắng tiếng nói, tiếng cười.

Rồi người cha chết vì bệnh. Người mẹ không chịu nổi sự o ép khắc nghiệt của nhà chồng nên đành bỏ lại con thơ, dứt áo ra đi. Để Hồng phải sống với bà cô nghiệt ngã, thâm hiểm. Như mọi đứa trẻ khác, bé yêu mẹ, thèm được ở bên mẹ nhưng cố giấu kín điều đó trong lòng, chỉ thỉnh thoảng mới hé lộ ra. Vì thế, lòng thương yêu mẹ của bé Hồng lại càng da diết.

Mở đầu đoạn trích, qua giọng kể mộc mạc, tự nhiên, tác giả giúp người đọc hình dung ra cảnh ngộ thương tâm của bé Hồng: Tôi đã bỏ cái khăn tang bằng vải màn ở trên đầu đi rồi. Không phải đoạn tang thầy tôi mà vì tôi mới mua được cái mũ trắng và quấn băng đen. Tiếp theo, nhà văn kể về thời gian xảy ra câu chuyện và hoàn cảnh sống của người mẹ tội nghiệp:

Gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi, mẹ tôi ở Thanh Hóa vẫn chưa về. Trong đó nghe đâu mẹ tôi đi bán bóng đèn và những phiên chợ tỉnh còn bán cả vàng hương nữa. Tôi nói “nghe đâu” vì tôi thấy người ta bắn tin rằng mẹ và em tôi xoay ra sống bằng cách đó.

Câu chuyện đã được khơi nguồn. Nhân vật bà cô xuất hiện và tâm địa độc ác của bà ta càng về sau càng lộ rõ. Bà ta cố tình nói cho bé Hồng biết cảnh ngộ thảm thương của mẹ cậu để rồi cười cợt, nhạo báng, thoả mãn trên nỗi đau của người khác:

Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên cười hỏi:

- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?

Nụ cười giả tạo của bà cô chứa đựng ác ý rõ ràng. Nó như một mũi dao nhọn cố tình xoáy vào trái tim non nớt đang rớm máu của đứa cháu vừa mới mồ côi cha, lại phải chịu cảnh xa lìa mẹ. Lẽ ra, bé Hồng sẽ trả lời rằng muốn vì bé đang thiếu thốn tình mẫu tử, nhưng vốn nhạy cảm, bé lập tức nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của người cô. Vì thế, bé cúi đầu không đáp.

23 tháng 11 2023

Những câu chuyện được nhắc đến là: 

+ Tấm cám - Ca ngợi sự chăm chỉ, hiền hậu của cô Tấm. Chê bai sự ác độc, ích kỉ, lười nhác của mẹ con nhà Cám. + Đẽo cày giữa đường -  Chỉ kiểu người hành động không có chủ kiến, luôn bị động nên hay thay đổi theo ý kiến người khác.   

 

23 tháng 11 2023

Sự tích trầu cau - ca ngợi tình nghĩa bền vững vợ chồng, anh em trong gia đình.

+ Cây tre trăm đốt - Bài học nhân sinh gieo nhân nào gặp quả ấy, thể hiện khát vọng, đấu tranh cho sự công bằng trong cuộc sống.

15 tháng 9 2016

1) " rất kịch" có nghãi là giả tạo , dối trá , không đúng sự thật 

2) a) cổ tục là những luật lệ hà khắc của thời xưa cũ nhằm kìm nén sự phát triển của ng phụ nữ Việt Nam.

B) so sánh, liệt kê.

C) qua biện pháp nghệ thuật so sáng và liệt kê kết hợp việc dùng các động từ mạnh như : vồ , cắn , nhai, nghiến trong câu văn : "giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là 1 vật như hòn đá hay cụ thuỷ tinh , đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy mà cắn mà nhai mà nghiến ch kì náy vụn mới thôi" đã thể hiện rất rõ được sự căm ghét , hận thù của nhân vật bé Hồng . Em ghét những hủ tục xưa cũ đã khiến mẹ của em phải sinh đẻ 1 cách giấu giếm, không cho mẹ em một con đường  , lối thoát khiến mẹ khổ sở , cực nhọc . Em muốn bảo vệ mẹ , che chở cho mẹ . Qua tất cả các biện pháp tu từ đã sử dụng trong câu văn , tác giả đã cho thấy được Hồng là 1 chú bé có tình yêu thương mẹ vô cùng.

15 tháng 9 2016

Ai hướng dẫn giúp mình với

 

Đọc hai đoạn văn sau trích từ văn bản “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng:(1)“…Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”.(2)"…Xe chạy chầm chậm... Mẹ tôi cầm nón vẫy tay tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở...
Đọc tiếp

Đọc hai đoạn văn sau trích từ văn bản “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng:

(1)“…Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”.

(2)"…Xe chạy chầm chậm... Mẹ tôi cầm nón vẫy tay tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:

- Con nín đi! Mợ đã về với con rồi mà.”

(Trích Sách giáo khoa Ngữ Văn 8, tập một, trang 16-18)

Câu 4: Hãy viết đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu cảm nhận về vẻ đẹp nhân vật “tôi” ở trong hai đoạn văn trên, trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một trợ từ (gạch chân, chú thích rõ).

1
8 tháng 11 2021

giúp mình với,mình đang thi giữa kì

 

14 tháng 9 2021

a, Đoạn văn là suy nghĩ của Hồng khi nói chuyện với bà cô

b, Những thủ tục có từ lâu đời và thường là cực đoan, lạc hậu

c, BPTT: So sánh

Tác dụng: Cho thấy nỗi căm phẫn những cổ tục mà người mẹ của tác giả phải chịu đựng

d, Cuộc chia tay của những con búp bê

17 tháng 10 2017

Chọn đáp án: C

Câu 1. Trong văn bản "Trong lòng mẹ", nhà văn Nguyên Hồng viết: "Giá những cổ tục đã đày đoạn mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy ngay mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi". Nêu cảm nhận của em về thái độ của Hồng qua chi tiết đó.Câu 2. Phân tích ý nghĩa của hình ảnh so sánh: "Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo...
Đọc tiếp

Câu 1. Trong văn bản "Trong lòng mẹ", nhà văn Nguyên Hồng viết: "Giá những cổ tục đã đày đoạn mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy ngay mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi". Nêu cảm nhận của em về thái độ của Hồng qua chi tiết đó.

Câu 2. Phân tích ý nghĩa của hình ảnh so sánh: "Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc"

Câu 3. Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật chú bé Hồng qua hai thời điểm: cuộc trò chuyện với bà cô và giây phút được gặp lại mẹ để qua đó thấy được thế giới nội tâm vô cùng phong phú của chú bé

 

0