K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 9 2020
  • Truyện giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, đó là hai thứ bánh tiêu biểu có trong ngày Tết cổ truyền nước ta.
  • Truyện cũng phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông.
  • Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
  • Học tốt!!!
9 tháng 9 2020

Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy có nhiều ý nghĩa, trong đó nổi bật nhất là:

- Thông qua việc giải thích nguồn gốc sự vật (bánh chưng, bánh giầy – hai thứ bánh tiêu biểu cho truyền thống văn hoá ẩm thực của người Việt Nam trong dịp tết cổ truyền Việt Nam), truyện đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông.

- Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.

31 tháng 1 2018

Ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy:

- Giải thích nguồn gốc của bánh chứng, bánh giầy, vừa phản ánh thành tựu

- Phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước

- Đề cao lao động, đề cao nghề nông

- Thể hiện sự thành tâm thờ kính Trời Đất, tổ tiên của nhân dân ta.

25 tháng 8 2016

 2 loại bánh giản dị đơn sơ, là sự chân thành của 1 vị hoàng tử nghèo hiếu thảo, là hiện thân cho lòng biết ơn đối với thiên nhiên, bầu trời và đất mẹ. Là thành quả sáng tạo trong lao động 
Nó khen ngợi sự khéo lé và sáng tạo của 1 người lao động.Không thể sách với cao lương mỹ vị nhưng trên tất cả chính là sự hiếu thảo chân thành của Lang Liêu

2 tháng 11 2018

Ý nghĩa 1: Giải thích tục làm bánh chưng, bánh giầy vào ngày Tết.

Ý nghĩa 2: Đề cao chí thông minh, lòng hiếu thảo của người lao động, của người nông.

Ý nghĩa 3: Đề cao ý thức tôn kính tổ tiên.

Ý nghĩa 4: Đề cao đạo lí cao đẹp của dân tộc

11 tháng 12 2017

ý nghĩa:

  • Truyện giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, đó là hai thứ bánh tiêu biểu có trong ngày Tết cổ truyền nước ta.
  • Truyện cũng phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông.
  • Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.

hiện nay nhân ta vẫn làm bánh chưng để làm j thì ko bt

11 tháng 12 2017

Tự Biết nhé bạn 

TRONG HỌC TỐT NGỮ VĂN LỚP 6 CÓ

20 tháng 9 2019

yếu tố kì ảo : có thần giúp đỡ

yếu tố lịch sử:tục làm bánh chưng bánh giầy và thờ cúng tổ tiên

20 tháng 9 2019

- Người mẹ ra đồng ướm thử vết chân lạ thì về nhà thụ thai , 12 tháng mới sinh con

- Cậu bé lên ba vận không biết nói cười , đặt đâu thì nằm đấy 

- Khi nghe sứ giả loa , cậu bé cất tiếng nói rõ ràng , rành mạch

- Kể từ ngày gặp sứ giả , cậu bé lớn nhanh như thổi , cơm ăn mấy cũng ko no , áo mới mặc đã đứt chỉ                                                      

- Cậu bé vươn vai bỗng thành một tráng sĩ

- Roi sắt gãy , tráng sĩ nhổ tre để đánh giặc

3 tháng 3 2018

Tết đến, xuân về, khắp mọi nẻo đường mọi người tấp nập đi mua sắm nào đào, quất, bánh kẹo và không quên chuẩn bị nguyên liệu để làm món bánh chưng – món bánh truyền thông của dân tộc.

Đã từ lâu, bánh chưng là thứ không thể thiếu vào ngày Tết của mỗi gia đình. Từ xa xưa, trong câu chuyện về các vua Hùng, bánh chưng được coi là thứ tượng trưng cho đất, thể hiện sự biết ơn của con người gửi tới tổ tiên, các vị thần với ước mong mùa màng bội thu. Nguyên liệu để làm bánh chưng cũng khá đơn giản: gạo nếp, đỗ xanh, thịt mỡ, lá dong và lạt để buộc. Tuy nhiên, để gói được một chiếc bánh chưng ngon, đẹp mắt thì không đơn giản chút nào. Gạo để làm bánh chưng phải là gạo nếp ngon, hạt to và dẻo, thông thường người ta thường làm bằng gạo nếp Điện Biên, đó là loại gạo ngon đặc trưng. Gạo được đãi qua nước, sau đó để ráo và chúng ta trộn thêm vài hạt muối để khi bánh chín có vị đậm đà. Chúng ta chọn đỗ xanh là nguyên liệu để làm nhân bánh cùng với thịt lợn. Đỗ xanh cũng phải được làm rất cẩn thận để không lẫn các viên sạn, còn thịt lợn thì chúng ta chọn thịt ba chỉ có cả mỡ và nạc sẽ mang lại vị béo cho nhân bánh. Riêng thịt để làm nhân bánh chúng ta thường thái miếng dài và ướp thêm gia vị: nước mắm, hạt tiêu để thêm vị đậm đà và thơm ngon. Điều đặc biệt của bánh chưng là được gói bằng lá dong, trước khi gói lá phải được rửa sạch và để ráo nước. Sau đó chúng ta cắt bỏ cuống lá và sống lưng để lá bớt cứng và dễ gói. Lạt buộc bánh chưng thường dùng từ ống cây giang. Lạt có thể được ngâm muối hay hấp cho mềm trước khi gói.Khi làm bánh, chúng ta cần chuẩn bị nguyên liệu một cách cẩn thận và kỹ lưỡng. Ta đặt lạt xuống trước, sau đó xếp lá dong lên, tùy người gói mà chúng ta dùng 2,3 lá hoặc nhiều hơn, có người dùng khuôn để bánh vuông hơn và các nguyên liệu hòa quyện với nhau hơn, nhưng có người thì chỉ cần dùng tay để gói bánh cũng vẫn đẹp mắt và ngon. Khi trải lá dong ra, chúng ta lần lượt cho các nguyên liệu vào, dưới cùng là lớp gạo sau đó là lớp đỗ xanh, thịt lợn và trên cùng lại là một lớp gạo. Lượng nguyên liệu gói bánh cũng phụ thuộc vào từng người gói. Tuy nhiên, lượng gạo phải đủ để phủ kín nhân bên trong. Sau khi cho đầy đủ các nguyên liệu, chúng ta dùng lạt buộc lại chắc chắn. Như vậy là chúng ta đã tự tay gói được một chiếc bánh chưng hoàn chỉnh. Công đoạn cuối cùng là luộc bánh. Thời gian luộc bánh phụ thuộc vào số lượng bánh nhiều hay ít nhưng thông thường từ 8 – 12 tiếng. Lửa nấu bánh không nên cháy to quá, vì như vậy bánh sẽ chín không đều, ta nên đun với lượng nhiệt vừa phải.

Bánh chưng là biểu tượng của ngày Tết cổ truyền, chúng ta dùng bánh chưng để thắp hương cho tổ tiên như một truyền thống “uống nước nhớ nguồn”. Khoảnh khắc cả gia đình ngồi quây quần bên nồi bánh chưng thật đầm ấm và quây quần. Dù cuộc sống có hiện đại, con người thích thưởng thức những món ăn lạ nhưng sẽ không ai quên được những món ăn truyền thông, đậm đà bản sắc dân tộc và mang lại không khí gia đình ấm áp đặc biệt là những dịp lễ, Tết.

3 tháng 3 2018

bạn có tra mạng không đấy

11 tháng 10 2021

Thánh gióng ( Sự kiện chính )

- Sự ra đời kì lạ và lớn lên của Thánh gióng ( Bà mẹ ướm chân vào vết chân to , Thánh Gióng lên 3 tuổi vẫn không biết đi biết nói )

- Giặc xâm chiếm , Thánh Gióng lớn nhanh như thổi ( Vua cho tìm người đánh giặc , nghe tin Gióng liền gọi Sứ Giả lại kêu làm giáp sắt ,....Thánh Gióng ăn nhiều nhà không có gạo liền kêu gọi bà con góp gạo nuôi Gióng)

- Gióng đánh tan giặc 

- Gióng bay lên trời 

 Em thích câu chuyện Thánh Gióng vì câu chuyện nói về người anh hùng đánh giặc cứu nước

Sự tích Hồ Gươm

 - Giặc Minh xâm chiếm nước Nam . Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm đánh tan giặc

- Người chài tên Thận 3 lần kéo được lưỡi gươm . Chàng tham gia nghĩa quân

- Lê Lợi tìm được chuôi gươm nạm ngọc

- Lưỡi gươm và chuôi gươm vừa như in . Lê Thận tặng cho vua

- Vua đánh tan giặc

25 tháng 3 2018

Đáp án: D

15 tháng 8 2023

D nha

13 tháng 6 2023

Cái này đáng ra làm xong lâu rồi mà không hiểu sao lúc bấm gửi cái nó mất luôn câu trả lời TvT (Xui xỉu:")

Một số ý:

- Tóm tắt truyền thuyết:

+ Vua Hùng thứ 6 đã lớn tuổi muốn tìm đứa con tài giỏi để nối ngôi mình. Ông có tất cả 10 người con ai cũng giỏi giang, tướng mạo đẹp đẽ nên không biết phải chọn ai. Vì vậy vua đã đưa ra thử thách nhân lễ cúng tổ tiên ai dâng lên được món ngon làm hài lòng vua cha thì ông sẽ cho người đó nối ngôi. Trong đó, Lang Liêu là đứa con thiệt thòi nhất của vua, anh chỉ có lúa gạo nhiều và không có tiền tài, không tìm được món ngon vật lạ nên rất buồn phiền. Khi anh đang nằm ngủ thì thần hiển linh trong giấc mộng của anh, mách bảo lúa gạo mới là thứ quý giá nhất và dạy anh cách làm bánh chưng, bánh giầy. Anh vui mừng miệt mài làm bánh cuối cùng bánh của Lang Liêu được vua cha chọn dâng lên cúng Tiên Vương và đồng thời từ đó anh cũng được nối ngôi vua cha.

- Ý nghĩa của truyền thuyết:

+ Giải đáp nguồn gốc và tục lệ làm bánh chưng bánh giầy trong dịp lễ của dân tộc ta.

+ Truyền tải thông điệp món ngon trên đời không nhất thiết phải là "của ngon vật lạ" mà là món ăn có ý nghĩa, có giá trị tinh thần cao.

+ Ca ngợi sự hiếu thảo, thông minh của người nông dân ta.

+ Đề cao ý thức và phong tục thờ cúng tổ tiên, tính nhớ ơn, sáng tạo của nhân dân ta.

+ Thể hiện nên thành tựu văn hóa truyền thống về nền nông nghiệp từ buổi đầu xây dựng nước ta.

(Mỗi ý nghĩa thì bạn kèm theo qua đoạn văn nào đó trong truyền thuyết phản ánh)

- Liên hệ bản thân: làm gì để giữ gìn phong tục bánh chưng bánh giày, làm gì để cống hiến đóng góp cho đất nước.

+ Học tập, siêng năng, chăm chỉ, cố gắng, cần cù, thường xuyên tạo thói quen tốt cho bản thân, sống chan hòa cởi mở yêu thương mọi người xung quanh.

+ .....

- Tổng kết: Nhấn mạnh lại ý nghĩa của truyền thuyết bánh chưng bánh giầy.