K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 11 2021

Kết quả: Hầu hết các nước Đông Nam Á thành các nước thuộc địa hoặc phụ thuộc vào các nước tư bản phương Tây.
Nước không bị phương Tây chiếm là nước: Thái Lan (Xiêm).

Xiêm là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây, vì:

- Nhờ những chính sách cải cách của Ra-ma V:

+ Những chính sách cải cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, quân sự, giáo dục,…

+ Các chính sách cải cách của Xiêm đi theo hướng "mở cửa". Chính cuộc cải cách này đã giúp Xiêm hòa nhập vào sự phát triển chung của chủ nghĩa tư bản thế giới.

- Nhờ chính sách đối ngoại "mềm dẻo":

+ Chủ động "mở cửa", quan hệ với tất cả các nước.

+ Lợi dụng vị trí “nước đệm” giữa hai nước Anh - Pháp.

+ Cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc (vốn là lãnh thổ của Cam-pu-chia, Lào và Mã Lai) để giữ gìn chủ quyền của đất nước.


 

14 tháng 11 2021

Muốn rút gọn thì rút nha do mình làm chi tiết hơi dài.

15 tháng 11 2021

Việc để đất nước rơi vào tay của thực dân phương Tây, là do các quốc gia phong kiến Đông Nam Á không tiến hành duy tân đất nước nhằm đưa đất nước phát triển, không có tầm nhìn cũng như tiến bước theo thời đại, bảo thủ, cố duy trì chiếc ngai vàng phong kiến đang trở nên mục ruỗng. Khi thực dân phương Tây đến “gõ cửa” thì giai cấp cầm quyền các nước này thực hiện phương sách giữ nước bằng việc “đóng cửa”, ngăn chặn người và hàng hóa từ châu Âu đến, hoặc quá thụ động trong việc tìm kiếm chính sách đối phó với mưu toan của thực dân phương Tây. Kết quả là các nước Đông Nam Á lần lượt rơi vào tay các nước thực dân, biến các nước này thành thuộc địa, trở thành nơi khai thác thị trường và nhân công của riêng mình. Trong tình hình đó, các quốc gia Đông Nam Á buộc phải tiến hành đấu tranh vũ trang chống lại các cuộc xâm lược để giữ nước, giữ độc lập dân tộc. Cũng vì thế, phong trào đấu tranh vũ trang chống xâm lược diễn ra sôi nổi từ khi thực dân châu Âu nổ súng xâm lược.

15 tháng 11 2021

Em cảm ơn

Câu 1. Hãy so sánh chế độ chính trị của Mĩ và Anh có gì giống và khác nhau?Câu 2. Những điểm nào chứng tỏ Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga là đảng kiểu mới.?Câu 3. Nêu kết quả xâm lược thuộc địa của các nước tư bản phương Tây ở Đông Nam Á cuối TKXIX đầu TK XX ? nước nào không bị phương Tây chiếm làm thuộc địa ? Vì sao ? Câu 4. Nêu kết quả cuộc CM công nghiệp. Trong các hệ quả cách mạng công nghiệp,...
Đọc tiếp

Câu 1. Hãy so sánh chế độ chính trị của Mĩ và Anh có gì giống và khác nhau?

Câu 2. Những điểm nào chứng tỏ Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga là đảng kiểu mới.?

Câu 3. Nêu kết quả xâm lược thuộc địa của các nước tư bản phương Tây ở Đông Nam Á cuối TKXIX đầu TK XX ? nước nào không bị phương Tây chiếm làm thuộc địa ? Vì sao ?

 

Câu 4. Nêu kết quả cuộc CM công nghiệp. Trong các hệ quả cách mạng công nghiệp, hệ quả nào là quan trọng nhất ? vì sao ?

Câu 5. Phân tích ý nghĩa lịch sử của Công xã Pa-ri. Em có nhận xét gì về hình thức thành lập của công xã Pa-ri?

Câu 6. Hoàn thành bảng so sánh vị trí công nghiệp của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ ở hai thời điểm sau:

Vị trí

Năm

Thứ nhất

Thứ hai

Thứ ba

Thứ tư

 

1870

 

 

 

 

1913

 

 

 

 

0
28 tháng 9 2021

Tham khảo:

Trong thời kì cách mạng công nghiệp, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh đã làm tăng nhu cầu tranh giành về thị trường tiêu thụ, nguyên vật liệu, nhân công lao động rẻ,... vì vậy, các nước tư bản chủ nghĩa đã đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa.

 

* Nguyên nhân khách quan:

- Các nước tư bản thực dân (cụ thể là Pháp) đang trong quá trình phát triển chủ nghĩa đế quốc mạnh mẽ, cần nguyên liệu, thị trường, thuộc địa,... nên đang tích cực đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

* Nguyên nhân chủ quan:

- Vị trí địa lí: Các nước Đông Nam Á có vị trí địa lí vô cùng quan trọng.

+ Là một khu vực khá rộng, bao gồm nhiều nước trên lục địa và hải đảo.

+ Nằm trên đường hàng hải từ Tây sang Đông, nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương.

+ Là cửa ngõ để đi vào lục địa châu Á rộng lớn.

- Tài nguyên, thiên nhiên: Là khu vực giàu tài nguyên như: lúa gạo, cây hương liệu, động vật, khoáng sản,…

- Dân cư: Có nguồn nhân công rẻ mạt và thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Chính trị - xã hội: Chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang suy yếu, xã hội khủng hoảng.

2 tháng 11 2021

 Các nước tư bản thực dân (cụ thể là Pháp) đang trong quá trình phát triển chủ nghĩa đế quốc mạnh mẽ, cần nguyên liệu, thị trường, thuộc địa,... nên đang tích cực đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.