K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 10 2021

bài thơ bánh trôi nước đã được viết với ngôn ngữ bình dị gần gũi và giàu hình tượng. Tác giả đã mượn món báng trôi một món quen thuộc  của dân tộc ta để nói lên thân phận của một người con gái có số phận lênh đênh bấp bênh . Họ thật đẹp vừa trắng lại vừa tròn nhưng số phận hậm hiu nhưng người phụ nữ vẫn luân giữ một tấm lòng son .

10 tháng 11 2021

Nhấn mạnh phẩm chất của người phụ nữ.

15 tháng 2 2022

Bn tk:

undefined

24 tháng 10 2021

Qua bài thơ, tác giả Nguyễn Khoa Điềm muốn ngợi ca những người mẹ Việt Nam: cần cù, chịu thương chịu khó, anh hùng, quả cảm, anh dũng chống Mĩ; càng trong gian khổ lại càng yêu con và mong ước con được trở thành công dân của một đất nước tự do. Tình yêu nước của họ được gắn liền với tình yêu con.

6 tháng 2 2022

Theo em qua câu chuyện này, tác giả muốn nhắn gửi đến mọi người một thông điệp “Tuổi thơ là vô giá, đừng để lại những dấu ấn xấu với khoảng thời gian tươi đẹp của trẻ”. Đừng cướp đi khoảng thời gian, miền kí ức tuổi thơ về tuổi lưu bút của các em chỉ vì sự ích kỉ và vô tâm của bố mẹ. Tất cả các em, đều cần được yêu thương, cần tổ ấm, và đừng cố tính làm tan vỡ, chia rẽ những tình cảm đẹp đẽ tốt đẹp giữa những người thân trong gia đình, đặc biệt là các bạn nhỏ”

19 tháng 10 2022

Theo em qua câu chuyện này, tác giả muốn nhắn gửi đến mọi người một thông điệp “Tuổi thơ là vô giá, đừng để lại những dấu ấn xấu với khoảng thời gian tươi đẹp của trẻ”. Đừng cướp đi khoảng thời gian, miền kí ức tuổi thơ về tuổi lưu bút của các em chỉ vì sự ích kỉ và vô tâm của bố mẹ. Tất cả các bạn , đều cần được yêu thương, cần tổ ấm, và đừng cố tính làm chia rẽ những tình cảm đẹp đẽ tốt đẹp giữa những người thân trong gia đình, đặc biệt là các bạn nhỏ”

6 tháng 5 2021

Tham khảo nha em:

Hai câu thơ đầu, tác giả đã giới thiệu về làng quê tự nhiên ngắn gọn nhưng cũng rất thiết tha. Đó là làng chài ven biển với con sông thơ mộng uốn lượn, hình ảnh quê hương hiện lên thật sống động, tươi sáng. Sáu câu thơ tiếp nói về nỗi nhớ cảnh thuyền đi đánh cá. Đẹp nhất là hình ảnh quê hương trong lao động. Tác giả đã miêu tả hình ảnh con thuyền cùng trai tráng trong làng ra khơi đánh cá, trong một buổi “trời trong, nắng nhẹ, sớm mai hồng”. Với âm hưởng thơ nhẹ nhàng, phơi phới, những hình ảnh thơ trong sáng, phóng khoáng, mở ra một khung cảnh thơ mộng, bình yên, báo hiệu một ngày lao động thành công. Nổi bật trên khung cảnh ấy là hình ảnh con thuyền đang hăng hái ra khơi với bàn tay khỏe khoắn của dân làng chài. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh, chiếc thuyền với con tuấn mã, là con ngựa hay, quý, chạy rất nhanh và đẹp. Sử dụng động từ mạnh “hăng”, “phăng”, tác giả đã diễn tả sức sống mạnh mẽ, khí thế, phấn khởi của con thuyền, đó cũng chính là sức sống, là khí thế của những con người lao động hăng say, tích cực. Hai câu thơ tiếp, tác giả viết hình ảnh cánh buồm thật độc đáo và ấn tượng. Cánh buồm trắng được so sánh với mảnh hồn làng. Đó là cách so sánh thật đặc biệt, so sánh một cái hữu hình, cụ thể với một cái vô hình, trừu tượng. Tác giả đã làm cho hình ảnh cánh buồm quen thuộc trở nên lớn lao, thiêng liêng, vừa thơ mộng, thân thuộc, dường như, nó đã trở thành biểu tượng, thành linh hồn của làng chài, nó chứa đựng trong đó biết bao hy vọng của người dân chài. Biện pháp tu từ nhân hóa qua từ “rướn” càng thể hiện rõ hình ảnh, tư thế của cánh buồm khi ra khơi. Làm cho nó trở nên gắn bó và gần gũi với dân chài. Bài miêu tả khung cảnh thiên nhiên tươi sáng, phấn khởi, hiện ra nỗi nhớ quê hương của tác giả.

19 tháng 10 2016

Sự sáng tạo của nữ sĩ khá độc đáo. Bà lựa chọn chi tiết không nhiều nhưng lại nói được nhiều. Hai từ thân em được đặt trước chiếc bánh, chiếc bánh được nhân hoá, đó chính là lời tự sự của người phụ nữ. Nét nghệ thuật này gợi cho trí tưởng tượng của người đọc được chắp cánh và hình ảnh người phụ nữ hiện lên rõ nét hơn.

Từ thoáng chút hài lòng giọng thơ chuyển hẳn sang than oán về số phận hẩm hiu. Hồ Xuân Hương đã đảo lại thành ngữ quen thuộc ba chìm bảy nổi thành bảy nổi ba chìm đối lập với vừa trắng lại vừa tròn tạo sự bất ngờ và tô đậm sự bất hạnh của người phụ nữ.

Đến đây ta không còn thấy giọng thơ than vãn cam ch*****u: Rắn nát mặc dầu tay kè nặn. Cuộc đời họ, họ không làm chủ được bản thân mà phụ thuộc hoàn toàn vào tay kẻ khác. Thế nhưng: Mà em vẫn giữ tấm lòng son. Không những sự đối lập giữa thái độ người phụ nữ trong câu ba và bốn là đối lập giữa thái độ cam ch*****u và thái độ bảo vệ phẩm chất trong sáng trong tâm hồn con người. Từ vẫn thể hiện sự khằng đ*****nh, quả quyết vượt trên số phận để giữ tấm lòng son. Người phụ nữ đã ý thức rất rõ về cuộc sống và phẩm giá của mình. Dẫu cho cuộc đời cay đắng, nhào nặn, xô đẩy thì giá tr***** đáng kính của họ luôn luôn là điều sống còn đối với họ.

Chúc bạn học tốt!



 

19 tháng 10 2016

  Hồ Xuân Hương là một hiện tượng đặc biệt trong văn học Việt Nam được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm”. Thơ của bà rất độc đáo với phong cách thơ châm biếm sâu cay đồng thời cũng rất giản d*****, mộc mạc trong hình ảnh. “Bánh trôi nước” là một bài thơ như vậy. Nhà thơ mượn hình ảnh nhỏ bé của chiếc bánh trôi nước đê nói lên thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, một xã hội không bình đẳng đầy áp bức bất công.

Tác giả mở đầu bài thơ bằng mô tip ca dao quen thuộc:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

“Thân em…” là mở mở đầu của biết bao câu ca dao nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Ở đây, trong hoàn cảnh cụ thể của bài thơ, “thân em” được ví với chiếc bánh trôi nước “vừa trắng lại vừa tròn”. Tác giả mượn hình ảnh mộc mạc của chiếc bánh trôi nước nhỏ bé để nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ. Họ không chỉ có vẻ đẹp về hình thức mà còn trắng trong trong tâm hồn và tr*****a về nhân phẩm. Chỉ qua một câu thơ thôi tác giả đã cho ta thấy được đánh giá cũng như quan điểm của mình về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ.

Tớ nhầm bài nha! Chúc bạn học tốt!