K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NV
29 tháng 5 2020

\(\left(\frac{1}{x};\frac{1}{y};\frac{1}{z}\right)=abc\Rightarrow1=\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\ge\frac{3}{\sqrt[3]{abc}}\Rightarrow abc\ge27\)

\(P=1+\left(a+b+c\right)+\left(ab+bc+ca\right)+abc\)

\(P\ge1+3\sqrt[3]{abc}+3\sqrt[3]{\left(abc\right)^2}+abc\ge1+3\sqrt[3]{27}+3\sqrt[3]{27^2}+27=\)

31 tháng 5 2020

Đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn:

- Pha tiềm phát (pha lag): Vi khuẩn thích nghi với môi trường, số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng, enzim cảm ứng được hình thành để phân giải cơ chất.

- Pha lũy thừa (pha log): Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ rất lớn, số lượng tế bào trong quần thể tăng rất nhanh.

- Pha cân bằng: Số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt đến cực đại và không đổi theo thời gian.

- Pha suy vong: Số tế bào sống trong quần thể giảm dần do tế bào trong quần thể bị phân hủy ngày càng nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy quá nhiều.

Trong nuôi cấy không liên tục, vi sinh vật tự phân hủy ở pha suy vong, còn trong nuôi cấy liên tục hiện tượng này không xảy ra vì:

- Trong nuôi cấy không liên tục các chất dinh dưỡng dần cạn kiệt, các chất độc hại qua trao đổi tích lũy ngày càng nhiều. Do đó, tính thẩm thấu của màng bị thay đổi, làm cho vi khuẩn bị phân hủy.

- Trong nuôi cấy liên tục, quá trình nuôi cấy luôn bổ sung chất dinh dưỡng và lấy ra một lượng dịch nuôi cấy tương đương nên các chất dinh dưỡng và các chất trao đổi luôn ở trong trạng thái tương đối ổn định, vi khuẩn không có hiện tượng bị phân hủy.

Để thu được số lượng vi sinh vật tối đa thì

nên dừng ở cuối pha lũy thừa, đầu pha cân bằng.



4 tháng 8 2019

  - Trong nuôi cấy không liên tục các chất dinh dưỡng dần cạn kiệt, các chất độc hại qua trao đổi tích lũy ngày càng nhiều. Do đó, tính thẩm thấu của màng bị thay đổi, làm cho vi khuẩn bị phân hủy.

  - Trong nuôi cấy liên tục, quá trình nuôi cấy luôn bổ sung chất dinh dưỡng và lấy ra một lượng dịch nuôi cấy tương đương nên các chất dinh dưỡng và các chất trao đổi luôn ở trong trạng thái tương đối ổn định, vi khuẩn không có hiện tượng bị phân hủy.

22 tháng 4 2017

Trong nuôi cấy không liên tục các chất dinh dưỡng dần cạn kiệt, các chất độc hại qua trao đổi tích lũy ngày càng nhiều. Do đó, tính thẩm thấu của màng bị thay đổi, làm cho vi khuẩn bị thủy phân. Còn trong nuôi cấy liên tục các chất dinh dưỡng và các chất trao đổi luôn ở trong trạng thái tương đối ổn định nên không có hiện tượng tự thủy phân của vi khuẩn.

6 tháng 4 2019

+ Các pha đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục:

    - Pha tiềm phát (lag) có μ = 0 và g = 0 (vì chưa có sự phân chia). Ở pha cân bằng cũng có μ = 0 (xét về quần thể vi sinh vật).

    - Pha lũy thừa (log) μ = cực đại và không đổi theo thời gian. Thời gian của một thế hệ (g) cũng là ngắn nhất và không đổi theo thời gian.

 + Trong nuôi cấy không liên tục pha lũy thừa có thời gian thế hệ (g) không đổi theo thời gian.

 + Nguyên tắc của nuôi cấy liên tục là giữ cho môi trường ốn định, bằng cách luôn thêm vào môi trường dinh dưỡng mới và lấy đi một lượng tương đương dịch đã qua nuôi cấy.

 + Ứng dụng nuôi cấy liên tục trong công nghệ sinh học để sản xuất prôtêin đơn bào, các chất hoạt tính sinh học như insulin, interfêrôn, các enzim và các kháng sinh...

22 tháng 4 2017

Đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn?
- Pha tiềm phát (pha lag): Vi khuẩn thích nghi với môi trường, số
lượng tế bào trong quần thể chưa tăng, enzim cảm ứng được hình thành để phân giải cơ chất.
- Pha lũy thừa (pha log): Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ rất lớn, số lượng tế bào trong quần thể tăng rất nhanh.
- Pha cân bằng: Số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt đến cực đại và không đổi theo thời gian.
- Pha suy vong: Số tế bào sống trong quần thể giảm dần do tế bào
trong quần thể bị phân hủy ngày càng nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy quá nhiều.

30 tháng 11 2019

   - Khi nuôi cấy không liên tục vi khuẩn cần có thời gian để làm quen với môi trường, tức là cần thời gian cảm ứng các hợp chất của môi trường để hình thành các enzim tương ứng. Do vậy quá trình nuôi cấy không liên tục có pha tiềm phát.

   - Khi nuôi cấy liên tục, môi trường ổn định, vi khuẩn đã có enzim cảm ứng nên không cần thiết phải có pha tiềm phát.

22 tháng 4 2017

Khi nuôi cấy không liên tục vi khuẩn cần thời gian để làm quen với môi trường (các hợp chất của môi trường cảm ứng để hình thành các enzim tương ứng), còn trong nuôi cấy liên tục thi môi trường ổn định
vi khuẩn đã có enzim cảm ứng nên không cần thiết phải có pha tiềm phát.

8 tháng 5 2022

Vì sao trong nuôi cấy liên tục, quá trình sinh trưởng của vi sinh vật không có pha tiềm phát và pha suy vong?

- Không có pha tiềm phát vì vi khuẩn đã thích nghi được với môi trường và đã có enzime cảm ứng

- Không có pha suy vong vì chất dinh dưỡng được bổ sung liên tục trong quá trình nuôi cấy và đồng thời lấy ra một lượng dịch nuôi cấy tương đương nên vi khuẩn sẽ lặp lại tiếp một vòng tuần hoàn các pha như cũ (tất nhiên là ko có pha tiềm phát vs pha suy vong)

30 tháng 8 2017

Đáp án C

Quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục sinh trưởng theo một đường cong gồm:

+ Pha tiềm phát.               + Pha cân bằng.

+ Pha lũy thừa.                 + Pha suy vong.

16 tháng 6 2019

Quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục sinh trưởng theo một đường cong gồm:

+ Pha tiềm phát. + Pha cân bằng.

+ Pha lũy thừa.  + Pha suy vong.

Đáp án C