K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 5 2020

Ngày nay với sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tác động không nhỏ tới giới trẻ. Tích cực cũng nhiều mà tiêu cực cũng không ít. Một trong những vấn đề đó nổi lên là văn hóa đọc sách của giới trẻ hiện nay – Vấn đề đáng để chúng ta cùng suy nghĩ.

    Bạn hiểu gì về văn hóa đọc? Văn hóa đọc ở đây chính là thái độ, là cách ứng xử của chúng ta với tri thức sách vở. Phải biết đọc sách sao cho hợp lý và bổ ích. Đọc sao cho hợp với quy luật tiếp cận tri thức (Theo nhà ngôn ngữ học Phạm Văn Tình).

    Chúng ta đều biết trước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa, tri thức. Đọc sách là một trong những cách thức giúp con người thư giãn, tích lũy kiến thức, tăng cường khả năng tư duy. Thế nhưng giới trẻ ngày nay có vẻ thờ ơ, lãnh cảm với văn hóa đọc sách. Phải chăng họ nghĩ với những thông tin hiện đại họ không cần tới sách nữa? Nhà văn hóa Hữu Ngọc đã có một lần nêu câu hỏi: “Thế kỷ XXI liệu có cần đến thơ nữa không? Đến văn hóa đọc nữa không?” Và ông tự trả lời rằng: “có, dù cho ca nhạc trữ tình có làm được ít phần việc của thơ ca thì thơ ca vẫn sẽ mãi mãi được người đời ưa chuộng”. Còn đối với văn hóa đọc thì ông khẳng định: “bản thân hình ảnh thì thoảng qua, từ ngữ mới đọng lại lâu bền”.

    Văn hóa đọc sách đang đứng trước một cơ hội và một nguy cơ. Cơ hội bởi mỗi người chúng ta đều được tiếp cận với một khối lượng tri thức khổng lồ. Nhưng nó lại tiềm ẩn một nguy cơ làm mai một thói quen đọc vốn có bởi sự lấn át của các phương tiện nghe nhìn quá nhiều, quá hấp dẫn. Vậy sẽ có tương lai nào cho văn hóa đọc sách trong thời đại bùng nổ thông tin?

    Khác với vài chục năm về trước, thị trường sách hiện nay vô cùng phong phú về nội dung cũng như hình thức. Giới trẻ ngay nay lười đọc hay họ không biết chọn sách? Có những bạn chạy theo phong trào để đọc sách. Có một thời gian những cuốn sách như “mãi mãi tuổi 20”, “Lê Vân yêu và sống” làm mưa gió trên thị trường. Rồi có khi họ đọc theo mốt: “Thế Giới Phẳng” là tên một cuốn sách rất thành công của nhà kinh tế- xã hội học Thomas Friedman. Cuốn sách trình bày những quan điểm mới lạ đối với bạn đọc trong nước về xu thế toàn cầu hóa, “Thế Giới Phẳng” không phải là một cuốn sách dễ đọc, phần lớn người đọc không hiểu hết tư tưởng của tác giả. Thế là dù không thích, không hiểu nhưng các bạn trẻ vẫn chạy đi mua những cuốn sách mà mọi ngừời vẫn đọc để mình không trở thành người lạc hậu. Đó là chưa kể tới việc hiện nay thị trường sách vô cùng phong phú về nội dung và hình thức, có nhiều sách được coi là “sách đen” vẫn được giới trẻ truyền tay nhau đọc hăng say. Thật đáng lo ngại! Rồi có những bạn trẻ lại cho rằng đọc sách là lạc hậu - Đây là thời đại CNTT thì phải lên mạng đọc vừa nhanh, vừa dễ, vừa đỡ tốn kém. Xin thưa đây là lối suy nghĩ sai lầm. Internet có khối lượng thông tin phong phú, nhanh và cập nhật nhưng liệu các bạn đọc xong còn đọng lại trong đầu được bao nhiêu? Bạn có thể “gậm nhấm”, “nhâm nhi” từng câu văn, từng linh hồn mà tác giả gửi gắm vào đó không?

    Với thực trạng như thế, mỗi chúng ta ai không phải suy nghĩ nhìn nhận lại chính bản thân mình? Văn hóa đọc đã xuống cấp tới mức báo động chưa? Có thể chưa đến “đèn đỏ” nhưng đèn vàng đã cảnh báo một nguy cơ có thể đến. Đó là việc thiếu nghiêm túc trong việc đọc, không thấy rõ được vai trò quan trọng của đọc sách. Thời đại thông tin dạy chúng ta phải biết tận dụng cơ hội và nắm bắt thời cơ. Vì vậy các bạn hãy tự tìm và trau dồi cho mình một thói quen đọc nhé.

19 tháng 12 2018

Hiện nay khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người càng được nâng cao thì các phương tiện đại chúng ngày càng nhiều. Và tin học ra đời đáp ứng hết những nhu cầu đó. Nó đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống nhất là đối với thanh niên những tương lai của đất nước.

Bài liên quan:
>>Suy nghĩ của em về hiện tượng sinh viên Việt Nam đi du học nước ngoài
>>Suy nghĩ của em về câu: “Một con người làm sao có thể nhận thức … giá trị của mình”
>>Nêu suy nghĩ của em về trang phục của nữ sinh ngày nay?

Thân bài: Suy nghĩ của em về tầm quan trọng của tin học đối với thanh niên

Vậy tin học là gì? Chúng ta có thể hiểu tin học là một ngành khoa học công nghệ phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng máy tính, điện thoại để lưu trữ khai thác thông tin một cách nhanh nhất, tốt nhất để cuộc sống thêm phần dễ dàng hơn. Nhất là việc quản lí thông tin không phải ghi chép hay tìm tòi một cách thủ công mà chỉ cần nhập trên máy tính, điện thoại chúng ta có thể tìm được.

Tin học ra đời có rất nhiều lợi ích như khai thác thông tin nhanh hơn, hiệu quả hơn, phục vụ con người về mọi mặt trong cuộc sống hàng ngày. Nhất là các công ty, doanh nghiệp thì tin học giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản lí tài liệu hay thống kê tiền lương. Chính vì vậy mà ngay khi còn là một học sinh nền giáo dục đã cho tiếp xúc sớm với môn tin học để các thế hệ trẻ phát huy sự sáng tạo của mình góp ích cho đất nước.

Tin học đóng vai trò quan trọng đối với thanh niên : giúp thanh niên tra cứu những thông tin về học hành, công việc một cách nhanh chóng và thuận tiện. Cung cấp cho thanh niên nhiều điều bổ ích trong cuộc sống. Mở đường cho thanh niên bước vào con đường khoa học hiện đại nhanh hơn đáp ứng cuộc sống nhiều hơn. Đặc biệt tin học phục vụ kịp thời, cần là có tốn rất ít công sức và thời gian.

Hiện nay tin học đã để lại rất nhiều thành tựu to lớn và cần thiết đối với cuộc sống. Sự phát triển ngày càng mạnh của tin học giúp cho xã hội có thêm nhiều nhận thức mới mẻ về khâu tổ chức và hoạt động xã hội. Đặc biệt tin học trong giáo dục giúp các thế hệ nâng cao ý thức dân trí. Đóng góp một phần lớn nền kinh tế quốc dân của nước nhà và kho tàng thế giới nói chung.

Tin học giúp cho thanh niên hiện nay rất nhiều như việc trao đổi một cách dễ dàng thuận tiện hơn dù có ở đâu, xa đến mấy. Tiết kiệm được nhiều thời gian để làm việc khác hơn. Tin học giúp làm việc trên máy tính giảm lao động chân tay và giảm bớt sự mệt mỏi hơn. Khi chúng ta mệt mỏi tin học giúp chúng ta giải trí để giảm sự căng thẳng hơn.

Nhưng trong thực trạng hiện nay việc sử dụng tin học vào cuộc sống vẫn còn bị hạn chế một phần thì thanh niên dễ lôi cuốn vào cơn nghiện của các trang mạng xã hội internet, game, facebook,…để từ đó trì trệ trong cuộc sống. Khi chúng ta dành quá nhiều thời gian cho những thứ không có lợi cho bản thân thì sẽ làm cho cuộc sống ngày càng trì trệ đi xuống. Chính vì thế chúng ta cần phải phải sáng suốt hơn, khi cái gì đó mang lại càng nhiều lợi ích thì lại càng nhiều mặt hại.

Đến với tin học là nhu cầu cần thiết đối với thanh niên nhất là trong quá trình hội nhập nền kinh tế. Mỗi thanh niên cần học tập, rèn luyện thành thạo kĩ năng tin học cho bản thân để từ đó có thể sử dụng tin học vào cuộc sống một cách tốt hơn, công việc cũng dễ dàng hơn.

Hiện nay khi đi xin việc người ta luôn quan tâm đến trình độ tin học của mỗi người có thành thạo hay không, tiếp thu công thuận tiện thì người ta mới nhận. Như vậy tin học là không thể thiếu trong xã hội ngày càng phát triển này.

Mỗi người hãy tự ý thức rõ tầm quan trọng của tin học, để từ đó cố gắng học tập, rèn luyện mình thành thạo trong tin học như đánh văn bản trên máy tính, cách lưu, cách khôi phục dữ liệu và quản lí dữ liệu. Dành ít thời gian cho những thứ không có lợi, không nên nghiện bất cứ một trang mạng xã hội nào bởi nó sẽ làm cho con người sống ảo.

Nhưng không có tin học là một điều đáng lo ngại trong cuộc sống nó sẽ làm cho cuộc sống con người không phát triển chỉ biết sống với những cái lạc hậu. Nếu như không có tin học thanh niên cũng không có phương tiện để tìm tòi, mở rộng kiến thức, các doanh nghiệp sẽ gặp rắc rối hơn trong việc quản lí tài liệu và hay bị nhầm lẫn.

Nhưng con người cũng không nên quá lạm dụng vào tin học nó sẽ gây hậu quả khó lường. Có những người vì quá say mê vào các trang mạng không tốt mà vùi dập cả một cuộc đời. Làm cho cuộc sống trở nên tăm tối nhiều buồn phiền và làm cho cuộc sống không có ý nghĩa, xã hội vì thế mà không phát triển được.

Kết bài: Bài văn nêu Suy nghĩ của em về tầm quan trọng của tin học đối với thanh niên

Là một thanh niên, tương lai tươi sáng của đất nước chúng ta hãy cùng nhau học tin học một cách có hiệu quả để áp dụng vào cuộc sống hàng ngày làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp, xã hội ngày càng phát triển giàu mạnh để sánh vai hội nhập với các nước trên thế giới.

Em cảm thấy sách ngữ văn kết nối tri thức 6 là một cuốn sách thú vị. Chúng em được mở rộng tri thức và vốn hiểu biết về từ vựng, ngữ pháp phong phú của tiếng Việt. Bên cạnh đó những văn bản đọc hiểu cũng rất cuốn hút. Chúng em hiểu thêm về cácvẻ đẹp thắng cảnh đất nước và những bài học đạo đức được đúc rút qua mỗi văn bản. Nhờ vậy, em cảm thấy yêu thích môn ngữ văn hơn.

Viết về bạn là một đề tài thường gặp của các thi nhân xưa. Có lẽ sâu sắc hơn cả là tình bạn của Nguyễn Khuyến giành cho Dương Khuê khi ông qua đời. Và đặc biệt hơn trong bài Bạn đến chơi nhà tình cảm ấy lại được biểu lộ thật thân thiết và đáng kính trọng biết bao. Đồng thời Nguyễn Khuyến cùng bày tỏ một quan điểm về mối quan hệ giữa vật chất và tình cảm:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đày, ta với ta.

Bạn hiền khi gặp lại nhau thì ai mà chẳng vui. Ở đây Nguyễn Khuyến cũng vui mừng xiết bao khi lâu ngày gặp lại bạn cũ. Lời chào tự nhiên thân mật bỗng biến thành câu thơ:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Cách xưng hô bác, tôi tự nhiên gần gũi trong niềm vui mừng khi được bạn hiền đến tận nhà thăm. Phải thân thiết lắm mới đến nhà, có lẽ chỉ bằng một câu thơ - lời chào thế hiện được hết niềm vui đón bạn của tác giả như thế nào? Sau lời chào đón bạn, câu thơ chuyển giọng lúng túng hơn khi tiếp bạn:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Cách nói hóm hỉnh cho thấy trong tình huống ấy tất yếu phải tiếp bạn theo kiểu “cây nhà lá vườn” của mình. Ta thấy rằng Nguyễn Khuyên đã cường điệu hoá hoàn cảnh khó khăn thiêu thôn của mình đến nỗi chẳng có cái gì để tiếp bạn:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Ta hiểu vì sao sau lời chào hỏi bạn, tác giả nhắc đến chợ, chợ là thể hiện sự đầy đủ các món ngon để tiếp bạn. Tiếc thay chợ thì xa mà người nhà thì đi vắng cả. Trong không gian nghệ thuật này chúng ta thấy chỉ có tác giả và bạn mình (hai người) và tình huống.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Đến cả miếng trầu cũng không có, thật là nghèo quá, miếng trầu là đầu câu chuyện cá, gà, bầu, mướp... những thứ tiếp bạn đều không có. Nhưng chính cái không có đó tác giả muốn nói lên một cái có thiêng liêng cao quý - tình bạn chân thành thắm thiết. Câu kết là một sự “bùng nổ” về ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy, cao lương mỹ vị, cơm gà cá mỡ, mà chỉ cần có một tấm lòng, một tình bạn chân thành thắm thiết.

Bác đến chơi đây, ta với ta

Lần thứ hai chữ bác lại xuất hiện trong bài thơ thể hiện sự trìu mến kính trọng. Bác đã không quản tuổi già sức yếu, đường xá xa xôi, đến thăm hỏi thì còn gì quý bằng. Tình bạn là trên hết, không một thứ vật chất nào có thể thay thế được tình bạn tri âm tri kỷ. Mọi thứ vật chất đều “không có” nhưng lại “có” tình bằng hữu thâm giao. Chữ ta là đại từ nhân xưng, trong bài thơ này là bác, là tôi, là hai chúng ta, không có gì ngăn cách nữa. Tuy hai người nhưng suy nghĩ, tình cảm, lý tưởng sống của họ hoàn toàn giống nhau. Họ coi thường vật chất, trọng tình cảm, họ thăm nhau đến với nhau là dựa trên tình cảm, niềm gắn bó keo sơn thắm thiết. Tình bạn của họ là thứ quý nhất không có gì sánh được. Ta còn nhớ rằng có lần khóc bạn Nguyễn Khuyến đã viết

Rượu ngon không có bạn hiền

Không mua không phải không tiền không mua

Câu thơ nghĩ, đắn đo muốn viết

Viết đưa ai, ai biết mà đưa?

Giường kia, treo những hững hờ

Đàn kia, gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn

Có thể trong bài thơ: này chính là cuộc trò chuyện thăm hỏi của Nguyễn Khuyến với Dương Khuê. Tình bạn của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê gắn bó keo sơn. Trong đoạn thơ trên ta thấy rằng khi uống rượu khi làm thơ... Họ đều có nhau. Không chỉ có bài thơ  Khóc Dương Khuê.

Một số vần thơ khác của Nguyễn Khuyến cũng thể hiện tình bạn chân thành, đậm đà:

Từ trước bảng vàng nhà sẵn có

Chẳng qua trong bác với ngoài tôi

(Gửi bác Châu Cầu)

Đến thăm bác, bác đang đau ốm                             ,

Vừa thấy tôi bác nhổm dậy ngay

Bác bệnh tật, tôi yếu gầy

Giao du rồi biết sau này ra sao

(Gửi thăm quan Thượng Thư họ Dương)

Bài thơ này viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, niêm, luật bằng trắc, đối chặt chế, hợp cách. Ngôn ngữ thuần nôm nghe thanh thoát nhẹ nhàng tự nhiên. Ta có cảm giác như Nguyễn Khuyến xuất khẩu thành thơ. Bài thơ nôm khó quên này cho thấy một hồn thơ đẹp, một tình bằng hữu thâm giao. Tình bạn của Nguyễn Khuyến thanh bạch, đẹp đẽ đối lập hẳn với nhân tình thế thái “Còn bạc còn tiền còn đệ tử - Hết cơm hết rượu hết ông tôi” mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kịch liệt lên án. Hai nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Khuyến sống cách nhau mấy trăm năm mà có chung một tâm hồn lớn: nhân hậu, thủy chung, thanh bạch. Tấm lòng ấy thật xứng đáng là tấm gương đời để mọi người soi chung. 
12 tháng 3 2020

bn ơi đoạn văn NGẮN (3->5 câu thui )

30 tháng 9 2021

giúp mk vs ạ