K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 4 2016

“Ăn chơi đua đòi” là một hiện tượng phổ biến trong cuộc sống, trong các tầng lớp xã hội. Nó đã và đang diễn ra xung quanh ta, nhất là ở lớp trẻ và đặc biệt là học sinh. Đó là một  “thói” xấu, rất đáng trách.

    Thói ăn chơi đua đòi rất xấu, thường là lối sống của những người bắt chước nhau, trong đó có các bạn học sinh của chúng ta. Các bạn này thường hay chưng diện, mặc đồ “mốt”, chạy xe “xịn”, mang giầy dép “xịn”, tóc nhuộm đủ màu lòe lẹt để chói con mắt mọi người. Quái dị hơn nữa là một số bạn học sinh nam còn bấm lổ tai để đeo hoa tai, rồi lại xăm mình, xăm tay, xăm đủ mọi thứ nhằm làm thêm nổi bật ... đáng trách hơn nữa là các bạn lại đi vênh váo, nghêu ngao ngoài đường, chẳng tôn trọng ai cả, rồi cũng tự xưng “ta đây là đại ca, là anh hùng” nữa chứ! Thật là nực cười!

    Các bạn thường hay la cà các quán chơi bi da cá độ, cờ bạc, hút chích, tụ tập với bọn xấu bên ngoài làm đủ mọi việc. Học hành thì chẳng ra gì luôn gây gỗ với các bạn trong lớp, trong trường gây mất trật tự, nề nếp. Nghiêm trọng hơn là các bạn vô lễ với thầy cô, hổn xược với ba mẹ nữa chứ!

Nhưng, tại sao các bạn lại nông nổi đến thế? Chắc có lẽ, các bạn ỷ mình là “quý tử”, “tiểu thư”, con ông này, bà nọ, chức cao vọng trọng nên các bạn cứ thỏa thích ăn chơi, chẳng cần nghĩ gì cả. Mặc khác, do các ông bố, bà mẹ cứ nuông chiều, dẫn đến hậu quả. Hoặc do các bạn bị bạn bè xấu dụ dỗ, lôi kéo mà sa ngã.

    Nếu kéo dài tình trạng này, các bạn sẽ sa ngã mà bỏ học, lười lao động; sinh ra các thói quen như trộm cắp, cướp giật, nghiện ngập, rồi tù tội ... làm cho gia đình mang tiếng xấu xa, ê chề.

    Học được một điều hay, rèn được một tính tốt là rất khó, nhưng đua đòi ăn chơi nhất định sẽ sa ngã. Câu tục ngữ: “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” và lời nhắc nhở của ông bà, cha mẹ: “chọn bạn mà chơi” là một bài học rất bổ ích để bạn tu dưỡng, sửa đổi tính tình. Các bạn hãy quay đầu lại, tìm lại những gì đã đánh mất, làm những gì chưa làm và nhận những lỗi lầm, thiếu sót của mình với mọi người. Các bạn phải sống sao cho giống với mỗi người, mỗi học sinh trong trường ta. Ở đây, các thầy cô và các bạn thân của bạn sẽ giúp bạn vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Và gia đình cũng sẽ rộng lòng tha thứ cho bạn tìm lại mái ấm ngày nào.

Nói tóm lại, ăn chơi đua đòi, là một thói xấu. Ăn ngon mặc đẹp, ai cũng muốn, nhưng phải hợp lý, hợp thời, hợp cảnh. Xung quanh ta có biết bao tấm gương sáng và đẹp về con người mới, cách sống mới. Hình ảnh những học sinh giỏi ở trường ta, quê hương ta đã nêu lên cho ta bài học quý giá để những người học sinh đàn em chúng ta noi theo.

18 tháng 4 2016

Hà Như Thủy ơi, đoạn văn ngắn thôi mà, nhưng dù sao cũng cảm ơn bạn, lời văn rất hay và mình cũng tham khảo được vài ý!!!!!!!!!!! Cảm ơn Hà Như Thủy nhé!!!!!!!!!!!!!!!!!

Giúp mình với mình đang cần gấpB1 : Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về lí tưởng sống của thế hệ trẻ hiện nay.B2 : Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về lí tưởng sống của thế hệ thanh niên thời chống Mĩ cứu nước và lí tưởng sống của thanh niên thời nay.B3 : Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về cuộc sống hạnh phúc của thanh niên thời nay....
Đọc tiếp

Giúp mình với mình đang cần gấp

B1 : Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về lí tưởng sống của thế hệ trẻ hiện nay.

B2 : Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về lí tưởng sống của thế hệ thanh niên thời chống Mĩ cứu nước và lí tưởng sống của thanh niên thời nay.

B3 : Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về cuộc sống hạnh phúc của thanh niên thời nay. Trong đoạn văn có ít nhất 2 câu nghi vấn được sử dụng với những mục đích khác nhau.

B4 : Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về thái độ của mỗi người trong mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể.

B5 : Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về vấn đề tuổi trẻ và sự sáng tạo.

B6 : Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) theo cách lập luận quy nạp nêu suy nghĩ của em về vai trò của gia đình trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Trong đoạn văn có sử dụng 1 câu ghép và một thành phần khởi ngữ.

B7 : Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về hiện tượng học sinh lười đọc sách.

B8 : Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) với chủ đề : Sức mạnh của niềm hi vọng.

B9 : Duy chỉ có gia đình người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương số phận (Euripides)

 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về ý kiến trên.

B10 : Hãy chọn một thói quen em muốn rèn luyện và viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về việc rèn luyện thói quen tốt ấy.

0
3 tháng 4 2022

refer

 

Xung quanh chúng ta có rất nhiều những con người tài giỏi, thành công. Không phải tự nhiên họ có được những kết quả tốt đẹp. Đó là cả một quá trình dài. Trên hành trình đó không thể thiếu tính tự lập, một đức tính quan trọng của cuộc sống.

 

Tự lập chính là một cách sống tự quyết định, tự hành động, tự lựa chọn cho mình một con đường trong tương lai để đi. Tự lập là hành động mà không dựa dẫm vào người khác, mọi hành động đều phụ thuộc vào chính bản thân mỗi người. Hiểu đơn giản tự lập là những hành động hết sức quen thuộc. Tự làm bài về nhà mà bố mẹ không phải nhắc nhở, tự dọn dẹp nhà cửa mà không cần cha mẹ nhờ, bài kiểm tra hoàn thành mà không phải đi chép bài, hay dám đứng dậy trả lời, giơ tay phát biểu, đưa ra ý kiến, quan điểm của mình về những vấn đề được nêu ra…

Có rất nhiều hành động chứng tỏ tính tự lập là vô cùng cần thiết. Edison, một nhà bác học nổi tiếng với nhân loại với những phát minh vĩ đại, đã tự mình tìm tòi, sáng chế ra những thí nghiệm quan trọng mà không phải dựa dẫm vào người khác. Hay gần gũi hơn cả, là những em bé vùng cao trên đất nước Việt Nam này. Bố mẹ phải đi làm từ sớm, các em phải ở nhà chăm em, dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm… Chúng tự ý thức được những việc cần phải làm và sống tự lập.

Ngay từ khi chúng ta còn nhỏ, ông bà cha mẹ đã dạy rằng biết tự lập là một đức tính quan trọng. Thiếu nó, con người không thể hoàn thiện. Tự lập giúp con người suy nghĩ nhiều hơn, tự đánh thức tài năng ẩn dấu trong bản thân và từ đó khơi lên trí sáng tạo. Khi có tính tự lập, con người có ý thức hơn về mọi hành động của mình. Vì hành động nếu chính mình làm ra, ta sẽ phải chịu trách nhiệm về hành động đó. Nếu đó là hành động xấu, chưa đúng, ta sẽ phải trách nhiệm hoàn toàn về hậu quả. Điều này dẫn đến việc con người sẽ ý thức hơn trong từng hành động mình làm ra để tránh gây ra hậu quả xấu. Để có được tính tự lập, con người phải chăm chỉ, cần cù, chịu khó rèn luyện. Tính tự lập giúp con người nhìn toàn diện hơn về đời sống, có cái nhìn bao quát về mọi mặt. Hơn thế, tính tự lập giúp con người khẳng định được giá trị bản thân trong mắt mọi người. Xã hội luôn cần những con người có tính tự lập góp phần hoàn thiện thay đổi đất nước ngày phát triển. Bởi thế những con người có tính tự lập, không để ai nhắc nhở là những người hoàn hảo, được mọi người yêu quý, kính trọng.

Tuy nhiên, về thực tế xã hội ngày nay, hiện trạng mọi người về ý thức tự lập đang là vấn đề cần quan tâm. Học sinh ỷ lại vào các thiết bị điện tử, ỷ lại vào học thêm mà không có ý thức tự học, ỷ lại vào các sách tham khảo… Tính tự lập gần như đang là số 0 với học sinh. Việc học tủ trước khi đi thi, diễn ra thường xuyên dẫn đến điểm kém, và không có kiến thức ở nhiều học sinh. Nhiều đứa trẻ thành phố, quen thói được nuông chiều, ở nhà có giúp việc dọn dẹp mà không biết làm việc nhà. Hay chúng quen được bố mẹ nấu sẵn và không hề biết nấu bất kỳ món ăn nào. Thực trạng này diễn ra rất nhiều, phổ biến. Nhưng vẫn còn rất nhiều người và nhiều học sinh biết rèn cho mình tính tự lập để tìm được con đường đến thành công dễ dàng.

Muốn có được tính tự lập, chúng ta luôn phải tự trau dồi kiến thức, rèn luyện bản thân. Hơn thế phải biết cùng nhau cố gắng rèn luyện đức tính tự lập đáng quý. Tuy vậy, tự lập phải đi cùng sự tỉnh táo và biết tiếp thu ý kiến của mọi người xung quanh.

Thành công sẽ không đến với những ai không có tính tự lập. Bởi tự lập là một trong những điều cốt lõi nhất của con người trên con đường hoàn thiện bản thân.

8 tháng 5 2022

Hồ Chủ tịch từng khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là một truyền thống quý báu của ta”. Nhà văn I-li-a Ê-ren-bua đã nói: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Lòn yêu nước là một trong những tình cảm cao quý nhất, cần thiết nhất đối với mỗi con người.

Lòng yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng, nhưng nó được thể hiện qua những việc làm cụ thể, bình thường hằng ngày. Câu nói của nhà văn Nga đã diễn tả tình yêu Tổ quốc một cách đơn giản và dễ hiểu trong hình ảnh so sánh: lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc, cũng giống như suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể.

Mỗi người sinh ra, lớn lên đều gắn bó với một ngôi nhà, một ngõ xóm, một đường phố hay một làng quê… Chính đời sống thân thuộc, bình thường ấy làm nên tình yêu mến thắm thiết của con người đối với nơi chôn nhau cắt rốn. Từ đó, mở rộng ra tới tình yêu quê hương và tình yêu Tổ quốc.

Tình yêu Tổ quốc bắt đầu từ những tình yêu những đỉnh núi, bờ sông; từ tình yêu cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè… Xưa nay, con cái không chê cha mẹ khó và con người không vì chuyện giàu nghèo mà giảm sút tình yêu Tổ quốc. Đất nước ta còn lạc hậu về khoa học, kĩ thuật, lại thêm chiến tranh tàn phá liên miên nên nhân dân càng khổ, càng nghèo. Gần ba mươi năm cố gắng xây dựng đất nước, chúng ta đã xây dựng được những thành tựu đáng kể nhưng cuộc sống chưa phải đã đầy đủ, dư dật.

Mỗi người cần đóng góp sức mình để xây dựng đất nước lớn mạnh. Dân có giàu thì nước mới mạnh. Những doanh nghiệp giỏi, những hộ nông dân làm kinh tế giỏi, những thanh niên giúp nhau lập nghiệp chính là những công dân đã bày tỏ rõ rệt lòng yêu Tổ quốc của mình. Dân tộc ta vốn có tinh thần yêu nước, quyết hi sinh tất cả để bảo vệ độc lập, tự do. Nối tiếp truyền thống đó, những công dân Việt Nam ngày nay tự hào, tin tưởng và quyết tâm xây dựng đất nước văn minh, giàu mạnh.

Yêu đất nước có nghĩa là yêu thương những người thân thuộc nhất: ông bà, cha mẹ, bạn bè, thầy cô, chăm sóc em nhỏ, giúp đỡ người già. Yêu đất nước cũng có nghĩa là yêu quý, nâng niu, bảo vệ những gì bình thường, gần gũi nhất với chúng ta: ngôi nhà đang ở, ngôi trường đang học, bảo vệ môi trường sống trong lành… Ở lứa tuổi học sinh, lòng yêu nước phải được biểu hiện bằng những hành động cụ thể như chăm học, chăm làm, tích cực rèn luyện sức khỏe, đạo đức để trở thành người hữu ích cho xã hội.

Lòng yêu nước là tình cảm thiêng liêng của mỗi con người. Nó luôn được thể hiện trong từng hành động, từng việc làm cụ thể, đúng như nhận định của I-li-a Ê-ren-bua : Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.

22 tháng 3 2022

Giản dị là một phẩm chất quý báu cần có ở mỗi người. Đó là lối sống biết tiết kiệm đúng mức, không xa hoa, lãng phí. Người sống giản dị luôn thân mật, gần gũi với mọi người. Hầu hết thế hệ trẻ ngày nay đều học tập theo lối sống giản dị của Bác Hồ kính yêu. Tuy nhiên vẫn còn không ít những thanh niên chọn lối sống xa hoa, đua đòi, chạy theo các mốt ăn chơi mặc dù hoàn cảnh gia đình chẳng hề khá giả. Điều đó không chỉ làm cho cha mẹ buồn lòng mà còn đi ngược lại với chuẩn mực xã hội. Là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần tự rèn luyện cho mình lối sống giản dị, tiết kiệm để được mọi người yêu mến và cũng là hoàn thiện hơn nhân nhân cao đẹp của mình.

22 tháng 3 2022

đâ

 

14 tháng 5 2021

Ngày nay, vấn đề tinh thần yêu nước của thanh niên trong thời bình là vấn đề đáng được suy ngẫm. Thật vậy, thanh niên là thế hệ trẻ, là lực lượng nòng cốt và tiên phong trong công cuộc xây dựng vào bảo vệ tổ quốc, xã hội ngày càng văn minh, hiện đại, giàu đẹp. Trên phương diện tích cực, tình yêu nước của thanh niên trên khắp đất nước chính là đã tạo được khối đại đoàn kết thống nhất toàn thanh niên xây dựng và bảo vệ tổ quốc trên mọi mặt trận và lĩnh vực. Ngày xưa khi đất nước có chiến tranh, lòng yêu nước của thanh niên được thể hiện bằng việc họ xung phong ra trận cứu nước, không tiếc thanh xuân, tuổi trẻ và sẵn sàng đổ máu vì từng tấc đất quê hương. Ngày nay, chúng ta được sống dưới bầu trời xanh hòa bình, thanh niên Việt Nam vẫn đang cố gắng học tập và rèn luyện theo lời Bác để cống hiến sức trẻ, trí tuệ cho tổ quốc, non sông ngày một giàu đẹp. Đất nước có giàu đẹp được hay không, có trên đà chuyển mình phát triển để hội nhập với thế giới được hay không là nhờ vào công sức học tập của thanh niên. Có biết bao những thanh niên tiêu biểu nổi bật trên một lĩnh vực nào đó, họ là đại diện của thế hệ thanh niên trẻ Việt Nam: trí tuệ, sáng tạo và trách nhiệm xã hội. Mặt khác, có một bộ phận nhỏ thanh niên lại bị những đối tượng xấu nhắm đến xúi giục và lôi kéo phản động, gây hại cho nền chính trị và kinh tế đất nước. Lợi dụng vào sự thiếu hiểu biết và cả tin của thanh niên, những đối tượng xấu này đã dùng mọi thủ đoạn để tiêm nhiễm những thông tin sai lệch vào suy nghĩ của một bộ phận nhỏ những thanh niên này, làm cho họ tin và nghe theo chúng, phản lại tổ quốc, đi ngược lại với lòng yêu nước. Như vậy, lòng yêu nước của người dân phải được đặt đúng chỗ, không được cả tin nhẹ dạ, yêu nước cần phải có lí trí chứ không phải ai cũng nghe, cũng tin.

3 tháng 3 2022

Tham khảo:

Trải qua những năm tháng kháng chiến gian khổ, đất nước Việt Nam đã giành được độc lập. Nhưng cho đến ngày hôm nay, tinh thần yêu nước vẫn được giữ gìn và phát huy bởi thế hệ trẻ. Nhiều thanh niên tài năng với những phát minh khoa học được thế giới công nhận lại nguyện trở về Việt Nam xây dựng sự nghiệp. Nhiều sinh viên vừa mới tốt nghiệp, tình nguyện trở về quê hương - những vùng miền núi xa xôi… Vậy mà có một số bạn trẻ lại sẵn sàng chạy theo lối sống thực dụng, ăn chơi sa đọa, lãng phí, sống tự do, cá nhân, vô tổ chức… Họ quên đi nguồn cội của mình, rời bỏ quê hương hoặc thậm chí là tìm cách chống phá đất nước (để lộ bí mật quốc gia, hiện tượng chảy máu chất xám…). Từ đó sẽ góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ, giữ gìn và phát triển đất nước ngày một cường thịnh. Mỗi cá nhân hãy biết bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước và có những hành động cụ thể để bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước ngày một phát triển. Có thể khẳng định, trong bất cứ hoàn cảnh nào, lòng yêu nước vẫn luôn tồn tại.

18 tháng 3 2022

tham khảo

Dân tộc Việt Nam có một lòng yêu nước tha thiết và nồng nàn. Từ xa xưa, biết bao thế hệ đã hy sinh để đấu tranh cho nền độc lập của đất nước. Đến ngày hôm nay, lòng yêu nước vẫn còn nguyên vẹn trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ. Lòng yêu nước trong thời bình được thể hiện qua những hành động rất đơn giản. Đó là tình yêu dành cho con người, mảnh đất quê hương. Hay nỗ lực học tập, rèn luyện để trở thành một công dân có ích. Cùng với việc tiếp thu văn hóa nhân loại có chọn lọc, quảng bá những nét văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Người trẻ Việt Nam phấn đấu trở thành công dân toàn cầu, nhưng vẫn mang bản sắc của đất nước Việt Nam. Khi đất nước gặp phải gian nguy, mỗi người trẻ cần tỉnh táo, đoàn kết và tin tưởng để cùng đưa đất nước vượt qua. Bên cạnh đó, chúng ta cần tránh xa những suy nghĩ, lối sống lệch lạc có thể gây ảnh hưởng đến đất nước. Yêu nước là một tình cảm quý giá, đáng trân trọng và giữ gìn.