K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 I/ PHẦN ĐỌC HIỂU. NGƯỜI HỌC TRÒ CỦA CHU VĂN AN        Tương truyền khi Chu Văn An dạy học ở Cung Hoàng, hằng ngày có một chàng thanh niên khôi ngô tuấn tú đến nghe giảng rất chăm chú. Chàng học hành thông minh, được thầy thương bạn mến nhưng không ai biết tông tích quê quán chàng ở đâu. Chu Văn An cho người dò xem thì được biết chàng là Thủy Thần.        Năm ấy đại hạn, khắp vùng khô...
Đọc tiếp

 I/ PHẦN ĐỌC HIỂU.

 

NGƯỜI HỌC TRÒ CỦA CHU VĂN AN

        Tương truyền khi Chu Văn An dạy học ở Cung Hoàng, hằng ngày có một chàng thanh niên khôi ngô tuấn tú đến nghe giảng rất chăm chú. Chàng học hành thông minh, được thầy thương bạn mến nhưng không ai biết tông tích quê quán chàng ở đâu. Chu Văn An cho người dò xem thì được biết chàng là Thủy Thần.

        Năm ấy đại hạn, khắp vùng khô cạn, cây cối úa vàng, dân tình đói khổ. Chu Văn An bèn gọi người học trò đến, bảo: “ Ta băn khoăn tìm cách cứu dân khỏi cảnh hạn hán. Con có thể cùng thầy bàn mưu cứu trăm họ được không? ”

        Vốn là Thủy Thần hiện thân thành học trò theo học Chu Văn An, được thầy dạy về đạo đức thánh hiền, chàng muốn làm theo những điều nhân nghĩa. Nhưng thật khó nghĩ: Tuân lệnh thiên đình hay nghe lời dạy của thầy? Sau một đêm suy nghĩ, chàng đến vái chào thầy và hứa làm theo lời thầy dạy, dẫu phải chịu mọi hình phạt của thiên đình.

         Chàng lấy nước lã mài mực, dùng bút nhúng mực vẩy lên trời rồi tung nghiên bút mỗi thứ đi một phía. Lập tức mây đen ùn ùn kéo đến, trời mưa tầm tã, nước đen như mực chảy khắp mặt đất. Bút của chàng rơi xuống làng Tả Thanh Oai, còn nghiên thì rơi xuống cánh đồng Quỳnh Đô và biến thành khu đầm nước màu đen gọi là Đầm Mực.

         Chu Văn An cùng nhân dân trong vùng hả hê vui sướng. Nhưng người học trò không thấy có mặt ở trường. Chu Văn An lo lắng, cho người đi tìm thì thấy một con thuồng luồng chết nổi lên giữa đầm Cung Hoàng. Ông biết đó là hiện thân của người học trò yêu quý đã bị trừng phạt vì dám chống lệnh của thiên đình.

         Đau xót, tiếc thương người học trò đã bỏ mình vì việc nghĩa, Chu Văn An cùng nhân dân trong làng vớt xác thuồng luồng và đem chôn cất tử tế.

                                                                                                    Theo Nguyễn Anh

 Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

1. Đoạn 1 giới thiệu đặc điểm tính nết của người học trò như thế nào?  

A.   Khôi ngô tuấn tú, được thầy thương bạn mến, không rõ tung tích quê quán

B.   Nghe giảng rất chăm chú, học hành thông minh, được thầy thương bạn mến.

C.   Khôi ngô tuấn tú, nghe giảng rất chăm chú, có phép thần.

D.   Yêu quý mọi người nên được thầy thương bạn mến.

2.     Khi trời đại hạn, Chu Văn An mong muốn người học trò làm gì?  

A.   Xin thiên đình cho mưa xuống mặt đất.

B.   Làm mưa xuống cho dân tình đỡ khổ.

C. Tìm cách cứu dân thoát cảnh hạn hán.

D. Hô mưa, gọi gió đến.

 3. Vì sao người học trò làm theo lời thầy, dù phải chịu mọi hình phạt của thiên đình?  

A.   Vì muốn làm những điều nhân nghĩa.

B.   Vì quý trọng thầy hơn cả thiên đình.

C.   Vì muốn đền đáp công ơn thầy dạy dỗ.

D.   Vì sợ bị thiên đình trừng phạt.

4. Đầm Mực được hình thành như thế nào?  

A. Bút của Thủy Thần  rơi xuống  đầm nước tạo thành.

B. Thủy Thần làm phép tạo ra mưa gió, nước đen như mực chảy khắp mặt đất, nghiên mực của chàng rơi xuống cánh đồng trũng biến thành khu đầm nước có màu đen.

C. Nghiên mực của Thủy Thần rơi xuống đầm nước mà thành.

D. Thủy thần dùng phép tạo ra thứ nước đen như mực ở đầm nước.

5.  Bạn hiểu từ đại hạn trong câu “Năm ấy đại hạn, khắp vùng khô cạn, cây cối úa vàng, dân tình đói khổ”như thế nào?  

..............................................................................................................................................................................................................................................................................

6. Viết lại cảm nghĩ  của mình sau khi đọc câu chuyện trên?

...................................................................................................................................................................................................................................................................................................   

 II/ KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT

1. Dòng nào dưới đây có từ đồng âm?  

A.   mực đen/ mực tím

B.   lọ mực/con mực

C.   mực tươi/mực khô

D.   mực nước / làm việc có chừng có mực.

2. Các từ sau có quan hệ gì về nghĩa?  

 A. nhân nghĩa, nhân từ, nhân đức: .......................................................................

B. cánh đồng, đồng tiền: .....................................................................................

C. cánh diều, cánh đồng: ....................................................................................

3.Câu ghép sau có mấy vế câu? hãy dùng vạch xiên tách các vế câu.  

Năm ấy đại hạn, khắp vùng khô cạn, cây cối úa vàng, dân tình đói khổ.

A. 2 vế                         B. 3 vế                           C. 4 vế

4. Hai câu: “Chu Văn An lo lắng, cho người đi tìm thì thấy một con thuồng luồng chết nổi lên giữa đầm Cung Hoàng. Ông biết đó là hiện thân của người học trò yêu quý đã bị trừng phạt vì dám chống lệnh của thiên đình.” Liên kết với nhau bằng cách nào? Từ ngữ thể hiện phép liên kết đó.

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

5. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu sau?  

Đau xót, tiếc thương người học trò đã bỏ mình vì việc nghĩa, Chu Văn An cùng nhân dân trong làng vớt xác thuồng luồng và đem chôn cất tử tế.

6. Khoanh vào quan hệ từ nối 2 vế câu ghép sau:

Chàng học hành thông minh, được thầy thương bạn mến nhưng không ai biết tông tích quê quán chàng ở đâu.

Hai vế câu ghép trên có quan hệ gì?

A. Nguyên nhân - kết quả

B. Giả thiết/ điều kiện - kết quả

C. Tương phản

D. Tăng tiến.

7. Hai câu: 

Chu Văn An lo lắng, cho người đi tìm thì thấy một con thuồng luồng chết nổi lên giữa đầm Cung Hoàng. Ông biết đó là hiện thân của người học trò yêu quý đã bị trừng phạt vì dám chống lệnh của thiên đình.

Liên kết với nhau bằng cách:

A. Lặp từ ngữ, từ lặp lại là:......................................................

B. Thay thay thế từ ngữ: từ ............................. thay thế cho từ ....................................... ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................

C. Dùng quan hệ từ: quan hệ từ đó là:.....................................

8. Đặt 1 câu ghép có quan hệ nguyên nhân - kết quả nói về Trật tự - An ninh

87
6 tháng 5 2020

cau 1 khoanh vao cau b, cau 2 thi vao cau c, cau 3 cau khoanh vao a,con cau 4 vao b  

6 tháng 5 2020

Câu 1 chọn câu b, câu 2 chọn c, câu 3 chọn a câu 4 chọn b 

Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi : Người học trò của Chu Văn An Tương truyền rằng khi Chu Văn An dạy học ở Cung Hoàng, hàng ngày có một thanh niên khôi ngô tuấn tú đến nghe giảng kinh sách rất chăm chú. Chàng học hành thông minh, có đạo đức gương mẫu, rất được thầy thương bạn mến. Điều khó hiểu ở chàng là người ta không rõ tông tích quê quán chàng ở đâu. Chu Văn An cho người đi dò la, biết rằng...
Đọc tiếp

Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi :

Người học trò của Chu Văn An

Tương truyền rằng khi Chu Văn An dạy học ở Cung Hoàng, hàng ngày có một thanh niên khôi ngô tuấn tú đến nghe giảng kinh sách rất chăm chú. Chàng học hành thông minh, có đạo đức gương mẫu, rất được thầy thương bạn mến. Điều khó hiểu ở chàng là người ta không rõ tông tích quê quán chàng ở đâu. Chu Văn An cho người đi dò la, biết rằng cứ đến đầm Cung Hoàng là chàng biến mất. Nhờ vậy Chu Văn An biết người học trò đó là Thủy thần.

Năm ấy đại hạn, khắp vùng đều khô cạn, cây cối màu mỡ úa vàng, dân tình nhôn nhao đói khổ. Vốn giàu lòng nhân đạo, Chu Văn An ngày đêm lo lắng cho nhân dân. Ông nghĩ đến chàng học sinh khôi ngô ham học của mình, hi vọng chàng có thể cứu vớt được nhân dân.

Chu Văn An gọi người học trò ấy đến và bảo rằng:

– Năm nay trời làm hạn hán, nhân dân khắp vùng khổ cực. Cảnh nghèo đói diễn ra rất thương tâm, ta vẫn băn khoăn tìm phương cứu vớt, nhưng chưa có cách nào. Con có thể cùng thầy bàn mưu cứu trăm họ được không?

Vốn là Thủy thần vì ngưỡng mộ đạo học của Chu Văn An mà hiện thân thành người học trò đến theo học, hàng ngày chàng vẫn được nghe thầy giảng đạo đức nhân nghĩa của thánh hiền; nay chàng lại được chính thầy sai tìm cách cứu vớt muôn dân thì còn nhân nghĩa đạo đức nào bằng. Nhưng, khó nghĩ làm sao! Tuân lệnh thiên đình hay nghe lời dạy của thầy? Chàng xin cho được suy nghĩ. Sau một đêm trằn trọc, sáng hôm sau chàng tìm đến Chu Văn An vái chào và hứa sẽ làm theo lời dạy đúng đắn của thầy, xin vì thầy sẵn sàng chịu đựng mọi hình phạt.

Chàng bèn lấy nước lã mài mực, dùng bút dúng mực vẩy lên trời rồi tung nghiên bút mỗi thứ đi một phía. Lập tức mây đen nổi lên, trời mưa như trút, nước đen màu mực chảy ngập ruộng đồng. Bút của chàng rơi xuống là Tả Thanh Oai, còn nghiên thì rơi xuống cánh đồng làng Quỳnh Đô và biến thành khu đầm nước màu đen nên gọi là đầm Mực.

Thấy trời mưa to, nhân dân khắp nơi đều vui mừng. Chu Văn An vô cùng sung sướng. Nhưng chàng học sinh trẻ tuổi từ ngày đó không thấy có mặt ở trường học nữa. Chu Văn An lo lắng, cho người đi tìm thì thấy một con thuồng luồng chết nổi lên ở giữa đầm Cung Hoàng. Chu Văn An biết đó là hiện thân của anh học trò vô cùng yêu quý của ông đã bị trừng phạt vì chống lại lệnh của thiên đình. Chu Văn An buồn rầu đau xót, tiếc thương người đã bỏ mình vì việc nghĩa. Tình nghĩa thầy trò lại càng làm cho nỗi xót thương ấy tăng lên vô hạn. Chu Văn An sai học trò vớt xác con thuồng luồng đó lên và đem chôn cất tử tế…

Câu 1 : Người học trò đã làm thế nào để giúp dân làng ?

Câu 2 : Vì sao người học trò làm theo lời thầy, dù phải chịu mọi hình phạt của thiên đình ?

Câu 3 : Tìm những miêu tả tâm trạng của thầy Chu Văn An trong câu chuyện khi :

- Trước khi người học trò giúp dân làng :

- Sau khi người học trò giúp dân làng :

- Khi biết người học trò bỏ mình v

ì việc nghĩa :

0
15 tháng 12 2017

chúng em là học sinh lớp 6A

30 tháng 12 2021

chúng em là học sinh lớp 6a

HT

Mk nghĩ là C nha
Cụ Chu Văn An là một nhà giáo nổi tiếng đời Trần. Cụ đã có công đào tạo ra nhiều nhân tài cho đất nước. Học trò của cụ nhiều người đã trở thành những nhân vật nổi tiếng, tiêu biểu như Phạm Sư Mạnh. Vào ngày sinh của cụ Chu Văn An, các học trò đến mừng thọ. Phạm Sư Mạnh lúc đó chính là Hành Khiển, một chức quan trọng trong triều đình. Ông ấy đi cùng một người đến nhà...
Đọc tiếp

Cụ Chu Văn An là một nhà giáo nổi tiếng đời Trần. Cụ đã có công đào tạo ra nhiều nhân tài cho đất nước. Học trò của cụ nhiều người đã trở thành những nhân vật nổi tiếng, tiêu biểu như Phạm Sư Mạnh. Vào ngày sinh của cụ Chu Văn An, các học trò đến mừng thọ. Phạm Sư Mạnh lúc đó chính là Hành Khiển, một chức quan trọng trong triều đình. Ông ấy đi cùng một người đến nhà thầy Chu. Họ đứng từ giữa sân vái vào nhà, chào hỏi kính cẩn: Thưa thầy, có anh em chúng tôi đến nhà hầu! Cụ giáo Chu vui vẻ ra đón học trò. Cụ cho phép hai người cùng tham gia chuyến đi với mình (là hàng giáo cụ thường ngồi để dạy học), nhưng họ không học. Họ xin được ngồi ở ghế kế bên. Ông Phạm Sư Mạnh kính cẩn trả lời câu hỏi của thầy.Cụ hỏi thăm sức khỏe của các học trò đang làm quan trong triều đại, nhưng Phạm Sư Mạnh hiểu rằng thầy quan tâm đến nhiều mắt khác, nên ông cố gắng trả lời cặn kẽ về việc từng người, về cách nuôi dạy con cái, về cách cư xử với mọi người. a) Tìm 2 chi tiết thể hiện thái độ tôn kính của học cụ Chu Văn An đối với thầy giáo cũ. b) Tìm một lời dẫn trong văn bản trên, cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ được hướng dẫn, là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp

0
“Cụ Chu Văn An là một nhà giáo nổi tiếng đời Trần. Cụ đã có công đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước. Học trò của cụ nhiều người đã trở thành những nhân vật nổi tiếng, tiêu biểu như Phạm Sư Mạnh. Vào ngày sinh của cụ Chu Văn An, các học trò đến mừng thọ. Phạm Sư Mạnh lúc đó đã làm đến chức Hành khiển, một chức quan to trong triều đình. Ông đi cùng một người bạn đến nhà thầy Chu. Họ...
Đọc tiếp

“Cụ Chu Văn An là một nhà giáo nổi tiếng đời Trần. Cụ đã có công đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước. Học trò của cụ nhiều người đã trở thành những nhân vật nổi tiếng, tiêu biểu như Phạm Sư Mạnh. Vào ngày sinh của cụ Chu Văn An, các học trò đến mừng thọ. Phạm Sư Mạnh lúc đó đã làm đến chức Hành khiển, một chức quan to trong triều đình. Ông đi cùng một người bạn đến nhà thầy Chu. Họ đứng từ giữa sân vái vào nhà, miệng chào to kính cẩn: _ Lạy thầy ạ, có anh em chúng con đến hầu thầy! Cụ giáo Chu vui vẻ ra đón học trò. Cụ cho phép hai trò cùng ngồi sập với mình (sập là nơi cụ giáo thường ngồi để dạy học), nhưng họ không dám. Họ xin được ngồi ở ghế kế bên. Ông Phạm Sư Mạnh kính cẩn trả lời những câu hỏi của thầy. Cụ hỏi thăm sức khỏe của các học trò hiện đang làm quan trong triều, nhưng Phạm Sư Mạnh hiểu rằng thầy quan tâm đến nhiều mặt khác, nên ông cố trả lời cặn kẽ về việc làm của từng người, về cách nuôi dạy con cái, về cách cư xử với mọi người của họ.”

                        (Theo Chuyện về người thầy, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1992)

a. Tìm 2 chi tiết thể hiện thái độ tôn kính của học trò cụ Chu Văn An đối với thầy giáo cũ.

b. Tìm một lời dẫn trong văn bản trên, cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ được dẫn, là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp

c. Hãy viết một đoạn văn từ 4-6 câu nêu cảm nhận của em về tình thầy trò trong đoạn trích trên

0
Cho văn bản sau:NGƯỜI THẦY ĐỨC CAO ĐỨC TRỌNGÔng Chu Văn An đời Trần nổi tiếng là một thầy giáo giỏi, tính tình cứng cỏi, không màng danh lợi.Học trò theo ông rất đông. Nhiều người đỗ cao và sau này giữ những trọng trách trong triều đình như các ông Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát, vì thế vua Trần Minh Tông vời ông ra dạy thái tử học. Đến đời Dụ Tông, vua thích vui chơi, không coi sóc tới...
Đọc tiếp

Cho văn bản sau:

NGƯỜI THẦY ĐỨC CAO ĐỨC TRỌNG

Ông Chu Văn An đời Trần nổi tiếng là một thầy giáo giỏi, tính tình cứng cỏi, không màng danh lợi.

Học trò theo ông rất đông. Nhiều người đỗ cao và sau này giữ những trọng trách trong triều đình như các ông Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát, vì thế vua Trần Minh Tông vời ông ra dạy thái tử học. Đến đời Dụ Tông, vua thích vui chơi, không coi sóc tới việc triều đình, lại tin dùng bọn nịnh thần. Ông nhiều lần can ngăn nhưng vua không nghe. Cuối cùng ông trả lại mũ áo cho triều đình, từ quan về làng.

Học trò của ông, từ người làm qua to tới những người bình thường, khi có dịp thăm thầy cũ, ai cũng giữ lễ. Nếu họ có điều gì không phải, ông trách mắng ngay, có khi không cho vào thăm. Khi ông mất,mọi người đều thương tiếc. Ông được thờ tại Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long.

(Theo Phan Huy Chú)

Văn bản trên có thể chia làm mấy phần? Chỉ ra các phần đó.

A. 3 phần, cụ thể là:


- Phần 1 (mở bài): giới thiệu về thầy Chu Văn An


- Phần 2 (thân bài): Thầy Chu Văn An vừa là người thầy giỏi, nghiêm khắc có nhiều học trò theo học thành tài vừa là bậc trung thần, đức trọng.


- Phần 3 (kết bài): Niềm tiếc thương và kính trọng đối với thầy Chu Văn An.

B. 2 phần, cụ thể là:


- Phần 1 (mở bài): giới thiệu về thầy Chu Văn An vừa là người thầy giỏi, nghiêm khắc có nhiều học trò theo học thành tài. Thầy lại là bậc trung thần, đức trọng


- Phần 2 ( kết bài): Niềm tiếc thương và kính trọng đối với thầy Chu Văn An.

C. 2 phần, cụ thể là:


- Phần 1 (mở bài): giới thiệu về thầy Chu Văn An


- Phần 2 (thân bài): Thầy Chu Văn An vừa là người thầy giỏi, nghiêm khắc có nhiều học trò theo học thành tài vừa là bậc trung thần, đức trọng.

D. Cả A, B, C đều sai.

1
10 tháng 9 2017

Chọn đáp án: A

29 tháng 12 2021

Hành vi nào dưới đây thể hiện nếp sống thiếu văn hóa? 

A. Tú xin phép nghỉ học để chăm sóc em bị ốm   

B. Mỗi tối nghe nhạc Ty mở vừa đủ nghe 

C. An đưa chú thương binh qua đường   

D. Tiến thường trêu chọc người tàn tật 

Biết Lí Thông đã hại mình, Thạch Sanh cố tìm lối lên. Đến cuối hang, chàng thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú bị nhốt trong chiếc cũi sắt; đó chính là thái tử con vua Thủy Tề. Thạch Sanh dùng cung tên vàng bắn tan cũi sắt, cứu thái tử ra. Thái tử thoát nạn, hết lời cảm tạ chàng, mời chàng xuống chơi thủy phủ. Vua Thủy Tề sung sướng được gặp lại con, đãi Thạch Sanh rất hậu. Khi chàng về, vua biếu...
Đọc tiếp

Biết Lí Thông đã hại mình, Thạch Sanh cố tìm lối lên. Đến cuối hang, chàng thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú bị nhốt trong chiếc cũi sắt; đó chính là thái tử con vua Thủy Tề. Thạch Sanh dùng cung tên vàng bắn tan cũi sắt, cứu thái tử ra. Thái tử thoát nạn, hết lời cảm tạ chàng, mời chàng xuống chơi thủy phủ. Vua Thủy Tề sung sướng được gặp lại con, đãi Thạch Sanh rất hậu. Khi chàng về, vua biếu nhiều vàng bạc nhưng Thạch Sanh không nhận, chỉ xin một cây đàn. Chàng trở về gốc đa .”    

(Trích Ngữ Văn 6-tập 2)

Câu 1: Văn bản chứa đoạn trích trên thuộc thể loại văn học nào? Nêu tên một tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ Văn 6 cùng thể loại với văn bản trên?

Câu 2: Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao em biết?

Câu 3: Giải nghĩa từ “Thái tử” có trong đoạn trích.

Câu 4: Hãy xác định từ đơn, từ ghép trong cụm từ: chỉ xin một cây đàn.

Câu 5: Chỉ ra hai cụm động từ trong các cụm từ sau: cố tìm lối lên, rất hậu, lại trở về gốc đa, một chàng trai khôi ngô tuấn tú.

Câu 6: Chi tiết: “Khi chàng về, vua biếu nhiều vàng bạc nhưng Thạch Sanh không nhận, chỉ xin một cây đàn” cho thấy nét đẹp nào trong con người Thạch Sanh?

Câu 7: Viết đoạn văn ít nhất 10 câu nêu suy nghĩ của em về phẩm chất khiêm tốn của con người.

1
27 tháng 2 2022

câu 7 ko cần nha 

31 tháng 5 2023

- Những biểu hiện của ham học hỏi qua các bức tranh trên: Chú ý lắng nghe và mạnh dạn đặt câu hỏi về những điều mình chưa hiểu, ham đọc sách, thích làm việc nhóm để học hỏi và hỗ trợ các bạn, thích tìm hiểu và đặt câu hỏi về mọi thứ xung quanh

- Những biểu hiện khác của việc ham học hỏi: Tập trung nghe giảng bài,...