K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 8 2019

Tả con đường vào buổi sáng 

Con đường vào buổi sáng thật náo nhiệt , vui tươi . Bầu trời bỗng xuất hiện một vầng hồng . Ông mặt trời vén màn mây nhoẻn miệng cười với vạn vật .Nắng hồng tươi thoa phấn lên mặt đường , gió nhè nhẹ thổi . Con đường cựa mình tỉnh giấc . Hai bên đường , cây cối xanh tươi , mướt mát . Làn sương tan dần , làm đọng lại trên những chiếc lá là những hạt sương long lanh như pha lê . Trên vòm cây , họ hàng nhà chị chích bông lích cha lích chích . Không gian thoáng đãng , trong trẻo . Mấy khóm hoa cũng thi nhau khoe sắc . Xe cộ đi lại tấp nập ngược xuôi . Đi đầu là anh công -tơ - nơ lực lưỡng , vạm vỡ . Theo sau là bác xe khách lạch cạch . Nhưng nhỏ nhắn nhất là bác xe đạp . Mấy bác bán hàng rong tiếng nói tiếng cười rôm rả . Mấy bạn học sinh gọi nhau í ới đi học . Mấy chú công nhân hối hả vào ca . Tất cả làm cho con đường hiện lên đầy sức sống mãnh liệt 

     Chúc bạn học tốt !!!

10 tháng 8 2018

Đêm hôm trước, tiếng ba mẹ nhỏ nhẹ ở dưới căn gác bếp bám đầy bụi bặm về việc sắm sửa đồ Tết trong phiên chợ cuối năm khiến lòng em háo hức đến lạ. Những ngày cuối năm, mọi thứ đều hối hả, tất bật và lòng người cũng vậy. Đối với em phiên chợ Tết thực sự là điều em đợi chờ nhất trong một năm, vì đó là phiên chợ cuối cùng nói lời tạ từ năm cũ. Đối với rất nhiều đứa trẻ xóm em thì phiên chợ Tết là dịp được mua quần áo mới, được ngắm hoa đào nở rộ, được lẽo đẽo theo mẹ vui đùa. Phiên chợ Tết ở quê em rất đặc biệt và ý nghĩa.

Những ngày cuối năm, người người nhà nhà đều tất bật chuẩn bị gói bánh, dọn dẹp và trang trí nhà cửa sạch đẹp nhất để đón một cái Tết tròn vẹn, ấm cúng nhất. Mấy đứa trẻ con cũng hí hửng góp sức, tiếng cười rộn rã xóm nghèo.

Ở quê em, phiên chợ Tết cuối năm diễn ra vào sáng 28 Tết chứ không phải sáng 30; ngày đó em cũng thắc mắc với mẹ, nhưng mẹ bảo 30 Tết người ta đang bận rộn chuẩn bị mâm cỗ đi cúng ông bà tổ tiên. Đứa trẻ lên 10 cũng không thắc mắc gì nhiều, miễn sao em thấy vui khi được đi chợ Tết.

Sáng 28 Tết, em thường dậy sớm theo mẹ đi chợ. Hình như ai cũng dậy sớm thì phải, vì đó là phiên chợ cuối cùng của một năm cũ. Con đường dẫn ra chợ quê ngày Tết hôm đó dường như phảng phất hương vị của đất trời, của sự giao thoa sắp diễn ra. Vì em thấy là lạ, hít căng lồng ngực sương mai rơi nhẹ.

Khung cảnh chợ quê ngày Tết cũng khác hẳn mọi người, đông đúc và đa sắc màu như một bức tranh tuyệt đẹp hiện lên giữa quê nghèo. Người người chen chân nhau đi mua sắm, kẻ bán người mua vui cười hớn hở. Họ không kì kèo, mặc cả om sòm như mọi ngày, vì ai cũng muốn có những giây phút cuối cùng của năm cũ bình yên và nhẹ nhàng, an lòng nhau nhất.

Lúc trước đi chợ với mẹ, thấy mấy cô bán thịt, bán cá lớn tiếng lắm nhưng hôm nay nhìn họ ngoan ngoãn như “đứa trẻ con” được cho quà.

Hai bên con đường dẫn vào chợ là những nụ hoa đang chúm chím với đầy đủ màu sắc rợp cả một vùng. Những cánh đào màu hồng phớt nhẹ còn vương vài giọt sương mai tinh khiết khoe sắc trong nắng sớm ban mai của mùa xuân. E ấp hơn là những nụ tầm xuân khép mình lặng lẽ. Em thích nhất là được chọn hoa với mẹ, hít hà hương vị của từng loại hoa thật dễ chịu. Mọi người háo hức chọn cho mình những cành hoa tư

ơi thắm và rực rỡ nhất để bày biện trên bàn thờ ông bà tổ tiên. Ở chợ Tết vùng quê không nhiều hoa như ở thành phố, nhưng với người dân quê như thế này là quá sung túc, đủ đầy cho một năm mới sắp đến.

Những đứa trẻ con áo mới tinh tươm, nụ cười giòn vang khiến cho mùa xuân ấm áp và an lành hơn. Thực ra bọn trẻ con đi chợ Tết cuối năm cũng chỉ để xem người ta mua bán, xem không khí tết ùa về trên ngõ, xem những chiếc xe ô tô lớn chở đầy hoa đào.

Mùa xuân ùa về rộn rã trong những gian hàng bán bánh kẹo, năm nào cũng vậy, em thường giành phần chọn mua bánh kẹo. Những chiếc kẹo lấp lánh màu sắc, nằm ngoan ngoãn trong chiếc hộp nhỏ xinh khiến đứa trẻ háu ăn thèm thuồng. Và phiên chợ Tết mẹ cũng “hào phóng” hơn khi em đòi mua gì mẹ cũng cho.

Chợ Tết quê em đông đúc đến tận trưa mới vãn, ai cũng chất đầy túi những thứ cần thiết để đón năm mới. Ở gian hàng bán gia cầm dường như đông vui hơn vì có thêm âm thanh vui nhộn của những chú gà, vịt, ngan. Ngày Tết mọi người cũng phóng khoáng hơn trong việc mua sắm, mẹ em cũng mua rất nhiều thứ, và em thì cứ hí hửng theo sau xách đồ cho mẹ.

Ngày Tết đã về trên vùng quê nghèo miền Trung quanh năm vất vả nhưng chợ Tết cuối năm là dịp để mọi người trút bỏ nỗi lo, háo hức chuẩn bị đón một năm mới đến. Cho đến bây giờ, vào năm nào cũng vậy, em cứ chờ đến phiên chợ Tết để cảm nhận sự chuyển động của đất trời.

10 tháng 8 2018

Những ngày cuối năm, người người nhà nhà đều tất bật chuẩn bị gói bánh, dọn dẹp và trang trí nhà cửa sạch đẹp nhất để đón một cái Tết tròn vẹn, ấm cúng nhất. Mấy đứa trẻ con cũng hí hửng góp sức, tiếng cười rộn rã xóm nghèo . Ở quê em, phiên chợ Tết cuối năm diễn ra vào sáng 28 Tết chứ không phải sáng 30; ngày đó em cũng thắc mắc với mẹ, nhưng mẹ bảo 30 Tết người ta đang bận rộn chuẩn bị mâm cỗ đi cúng ông bà tổ tiên. Đứa trẻ lên 10 cũng không thắc mắc gì nhiều, miễn sao em thấy vui khi được đi chợ Tết . Sáng 28 Tết, em thường dậy sớm theo mẹ đi chợ. Hình như ai cũng dậy sớm thì phải, vì đó là phiên chợ cuối cùng của một năm cũ. Con đường dẫn ra chợ quê ngày Tết hôm đó dường như phảng phất hương vị của đất trời, của sự giao thoa sắp diễn ra. Vì em thấy là lạ, hít căng lồng ngực sương mai rơi nhẹ.

29 tháng 10 2016

chùa bối khê là chùa gì

29 tháng 10 2016

Trong tim ai cũng có một dòng sông quê nhà... Tự thuở nào dòng sông êm ả, hiền hòa đã tạo nên biết bao kỷ niệm của tuổi thơ trong trẻo, dạt dào bao tâm hồn của những người được sinh ra và lớn lên ở miền quê. Con sông chính là nơi cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và nước uống, nước sinh hoạt cho nhân dân ở mỗi vùng quê. Lòng sông và dọc đôi bờ sông còn tạo nên cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, hữu tình.

Nhớ lắm dòng sông quê với vẻ tĩnh lặng, yên bình. Bên những dòng sông đó, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông, nên không khó để tìm ra những mảnh ruộng xanh non màu mạ mới hay tiếng kẽo kẹt của những chiếc xe bò lăn bánh. Có những khúc sông không rộng mà lại ngoằn ngoèo uốn lượn tạo cho dòng chảy trở nên mềm mại hơn. Mặt sông có nơi nổi lên những cồn cát trắng phau lấp lánh dưới ánh nắng ban mai. Hai bên bờ sông cây cối một màu xanh mơn mỡn, phù sa bao mùa bồi đắp để cho lúa tốt, ngô xanh, cho những nương rẫy của người dân quanh năm tay lấm, chân bùn mừng vui khi mùa vàng lúa chín.

Những dòng sông quê ấy đã tạo nên một thắng cảnh hết sức nên thơ. Giờ đây nhìn dòng sông chảy, kí ức trong tôi lại lùa về. Dòng sông quê hương – dòng sông của tuổi thơ, dòng sông ấp ủ tôi trong tình yêu thương, dòng sông đỏ màu phù sa, đỏ màu lúa chín, đỏ màu yêu thương. Phải chăng con sông này không chỉ bồi đắp từ phù sa mà còn bồi đắp lên từ tình yêu thương tha thiết? Văng vẳng bên sông tiếng ru ầu ơ, tiếng hò đò, tiếng mái chèo khua nước, và cũng văng vẳng bên sông tiếng trái tim, tiếng yêu thương nhẹ nhàng mà đằm thắm kì lạ! Còn nói được gì đây khi nghe thấy, cảm nhận thấy câu hát quan họ mượt mà, trữ tình vào một đêm trăng thanh ở bến sông? Đêm trăng thanh, đêm trăng vũ hội của dòng sông. Cùng dòng sông ấy, buổi sáng thì trong trẻo, mát lành, buổi chiều hoàng hôn đã ngự trị thì hồng rực lên, sáng ánh lửa còn khi trăng đã chui ra khỏi cái vỏ ngày thì dòng sông lại lấp lánh trong bộ xiêm áo của nàng lọ lem, sáng và đẹp đến lạ kì! Lắng nghe, bạn còn nghe thấy cả tiếng vĩ cầm du dương, réo rắt, lúc trầm, lúc bổng vang lên từ đáy sông. Đó chính là lúc sông đang hát đấy, sông đang hát lên khúc tình ca, sông đang hát lên, hát về cuộc đời của mình, hát về quê hương.

Đi qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, dòng sông quê vẫn là nơi gắn bó thân thương với tất cả người dân trong làng. Đó là nơi có dòng nước nhẫn nại mang phù sa về bồi đắp bãi bờ, giúp cho hai bên bờ bãi lúa nương dâu bốn mùa xanh ngắt. Là nơi dân làng giặt giũ, gánh nước tưới rau. Là nơi những chú trâu, chú bò nhẩn nha gặm cỏ với vài đứa trẻ con vắt vẻo trên lưng đang thả hồn theo những cành diều vút tận mây xanh. Và đó cũng là nơi lũ trẻ làng em tập trung nô đùa chạy nhảy bơi lội trong những chiều hè nóng nực.

Năm tháng đi qua, tôi giờ đây là tôi của thành phố với những lo toan quay cuồng trong vòng quay của cuộc sống...Để rồi một lúc thu mình trong góc riêng, trái tim chợt thổn thức trong tiếng gọi êm đềm của một tuổi thơ biết sẽ chẳng bao giờ trở lại. Để rồi hôm nay tôi lại về đây, bên dòng sông quê hương, lắng nghe những ủi an vỗ về của sóng, của gió, của những miên man trìu mến tựa hồ như đôi bàn tay ấm nóng áp vào má quá đỗi dịu dàng. Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng phải trải qua những buồn vui, sóng gió đẩy đưa. Có nhớ, có quên. Nhưng không hiểu sao, tuổi thơ và dòng sông quê hương vẫn luôn là ký ức khó phai nhất, như dấu ấn khắc sâu trong tâm khảm mỗi trái tim. Bởi chăng đó là những ký ức đầu tiên của cuộc đời mỗi con người? Hay đó luôn là miền bình an nhất, trong trẻo nhất để ta tìm về mỗi khi cần nơi chốn yên lành không mộng mị để ngơi nghỉ, thảnh thơi? Sông quê hương vẫn nằm đó, lắng nghe tiếng đổi thay của mỗi tuổi thơ, dịu dàng và thân thuộc. Mỗi khi chiều về, lòng sông lóng lánh những tia nắng cuối cùng ôm ấp tiếng cười khúc khích trẻ thơ nô đùa trên sóng nước, vang vang theo gió lộng. Nhớ lắm sông quê ơi!

19 tháng 11 2016

Hồ Chí Minh là một lãnh tụ cách mạng thiên tài của dân tộc nhưng đồng thời, Người cũng là một nhà thơ sánh vai cùng những thi nhân của Đông Tây kim cổ. Trong những năm tháng chiến đấu chống Pháp gian khổ của dân tộc, bên cạnh những chủ trương, chiến lược đánh đuổi giặc tài tình, Người còn có những vần thơ khiến lòng người rung động. “Cảnh khuya” là một thi phẩm trong số ấy:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Bài thơ ra đời giữa lúc cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta đang hồi gay go, quyết liệt: năm 1947. Trên chiến khu Việt Bắc, sau những giờ phút mỏi mệt, trong cảnh đêm của núi rừng, Người bồi hồi xúc động trước cảnh đêm khuya êm ái. Điều đầu tiên Bác cảm nhận được nơi thiên nhiên hoang sơ là tiếng suối róc rách tuôn theo dòng chảy:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Lối so sánh của Bác thật kì lạ! Tiếng suối vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nghe tiếng suối Người cảm nhận được độ “trong” của dòng chảy. Dòng suối ấy hẳn rất ngọt lành, trong mát, đó hẳn cũng là thứ quà riêng mà thiên nhiên núi rừng ban tặng riêng cho những người chiến sĩ trên đường hành quân xa xôi mệt mỏi. Chẳng những vậy, tiếng suối trong nhưng là “trong như tiếng hát xa”. “Tiếng hát xa” là thứ âm thanh rất đặc biệt. Đó phải là tiếng hát rất cao để có sức lan toả mạnh mẽ, để từ xa con người vẫn có thể cảm nhận được. Đó cũng là tiếng hát vang lên trong thời khắc yên lặng bởi nếu không, nó sẽ bị lẫn vào biết bao âm thanh phức tạp của sự sống, liệu từ xa, con người còn có thể cảm nhận được? Điều thú vị trong câu thơ của Bác Hồ là một âm thanh của tự nhiên được so sánh với tiếng hát của con người. Điều đó thể hiện cảm hứng nhân vãn sâu sắc trong những vần thơ của Bác.

 

Cảnh đêm khuya hẳn trong trẻo, tĩnh lặng đến nhường nào Người mới có thế lắng nghe được tiếng suối long lanh ấy. Điều này không khó hiểu bởi không gian núi rừng thường được bao phủ bởi nhịều âm thanh phong phú: tiếng chim kêu, tiếng gió thổi, tiếng cây rừng xao xác tiếng muông thú gọi bầy... Trong bài thơ “Cảnh rừng Việt Bắc”, Bác đã từng viết:

“Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay

Vượn hót chim kêu suốt cả ngày”.

Vậy thì có lẽ, đây là chút yên ả hiếm hoi của thiên nhiên núi rừng vào thời khắc đêm khuya. Thiên nhiên yên tĩnh nhưng cũng là tâm hồn con người yên tĩnh, thanh thản hoà mình vào vẻ đẹp của tự nhiên. Thiên nhiên vào giây phút ấy thật hữu tình biết mấy:

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Hai từ "lồng" cùng nằm trong một câu thơ tạo những ấn tượng rất đặc biệt. "Lồng" là dộng từ chỉ việc các vật nằm vào trong một cách thặt khớp để tạo thành một chỉnh thể. Câu thơ hữu tình như một bức tranh duyên: ánh trăng mênh mông toả sáng bao trùm lên cây cổ thụ, bóng cây cổ thụ lại dịu dàng phủ mình lên những nhành hoa. Bác dùng từ "lồng" rất "đắt", nó trở thành "nhãn tự" cho câu thơ. Chỉ với một từ ấy, cảnh vật như đang giao hoà, nương dựa vào nhau một cách duyên dáng, đáng yêu. Đôi mắt người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh thật hữu tình, bác ái.

Cảnh khuya sống động, có hồn bao nhiêu càng chứng tỏ một điều: người thưởng cảnh đang xa rời giấc ngủ yên bình thường nhật. Bởi vậy nên:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Cảnh khuya trong trẻo, tĩnh lặng càng làm nổi bật hình ảnh Bác Hồ thao thức không yên trong đêm vắng. Người hoà mình vào thiên nhiên để cất tiếng thơ ngợi ca thiên nhiên núi rừng song đó chỉ là giây phút phiêu du vào mây gió còn tâm hồn người thực sự đang gửi gắm ở một chân trời khác: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà Câu thơ vang lên như một sự bừng tỉnh cho người đọc. Ta cứ ngỡ Bác đang thảnh thơi thương cảnh chơi trăng nhưng kì thực tấm lòng người vẫn đau đáu cho nỗi niềm non nước. Bác "chưa ngủ" vì một lẽ rất Hồ Chí Minh: “vì lo nỗi nước nhà”. Nói vậy bởi Bác đã có nhiều đêm không ngủ, nhiều đêm trở trăn vì cuộc kháng chiến của dân tộc:

“Một canh, hai canh, lại ba canh

Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng lành

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh”.

Vậy là, dù có tạm để lòng mình hướng đến cảnh vật xung quanh (một lời hỏi thăm người bạn muôn đời của thi nhân kim cổ) tâm hồn Bác vẫn luôn dành trọn tâm tình cho non sông, dân tộc. Và nói như nhà thơ Minh Huệ:

“Đêm nay Bác ngồi đó

Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh”

Bài thơ khép lại với bao dư âm mênh mang lan toả. Đã hơn một lần chúng ta xúc động trước tấm lòng cao cả, bác ái của Bác Hồ nhưng mỗi lần đọc lại “Cảnh khuya” ta lại bồi hồi với những tâm tình của một người mà cả cuộc đời chưa bao giờ nghỉ ngơi, chưa bao giờ an mình trong giấc ngủ.


 

25 tháng 2 2016

đề 2. cái này mik tự làm ko hay lắm nha!

                                bài làm

 mùa xuân, cây cối như bừng tỉnh sau một giấc ngủ đông dài và cùng nhau khoe sắc dưới nắng xuân. Nhưng trong muôn vàn loài tươi thắm đó, em thích nhất là cây đào nhà em.

 Cây được trồng ở góc vườn nhà em đã năm năm rồi. Thân cây sần sùi được bàn tay khéo léo của ông em uốn thành hình con ngựa đang phi nước đại. Nhánh cây vươn ra mọi phía. Có vài nụ đào mới nở. Chúng như những bóng đèn ngủ được bao bọc bởi một đài hoa xanh biếc. Những bông đào lúc đầu mới nở còn e ấp, bỡ ngỡ nhưng dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Cánh đào phô hồng nhỏ hơn cánh hoa mai một tí. Giữa hoa là một đốm nhụy vàng tươi tỏa hương thơm ngào ngạt. Vào sáng sớm, những giọt sương còn đọng trên là như những viên ngọc bích sáng long lanh. Chỉ cần một làn gió nhẹ thổi qua là những bông hoa chao động rung rinh. Thấp thoáng sau cánh hoa là cô chú chim sâu vừa chuyền cành vừa hót véo von. Các cô bướm vàng, bướm trắng thì chỉ bay rập rờn bên những cánh hoa mà không đậu, dường như chúng muốn lượn vòng trên tất cả các nụ hoa.

  Vào những ngày đầu năm mới chính là lúc đào nở rộ nhất. Cả một khu vườn bừng lên một màu hồng thắm tươi. Những chiếc lá nhỏ xinh như những chiếc thuyền con giờ như e thẹn nhường chỗ cho hoa khoe sắc. Hương hoa thoang thoảng phảng phất khắp khu vườn. Càng làm cho cảnh mùa xuân thêm rực rỡ.

  Ngắm nhìn hoa đào khoe sắc cả nhà em ai nấy đều rất vui mừng vì sắc hoa đã bào hiệu cho một năm mới ‘‘ An khang thịnh vượng’’, tràn đầy niềm vui mới. Em rất yêu quý cây đào này. Em sẽ cố gắng chăm sóc và tưới nước để cây luôn xanh tốt

19 tháng 5 2021

Câu 2 

Thamkhao

Trong tất cả các loài hoa, em thích nhất hoa hồng. Trước sân nhà em có trồng một cây hoa hồng, bố em bảo trồng trước sân, thì chỉ cần mở cửa ra sẽ ngửi thấy mùi thơm ngào ngạt. Cây hoa hồng nhung đó có nguồn gốc từ nhà bà ngoại em, vì em thích hoa hồng nên bố em đã xin bà chiết một cành về trồng trước sân nhà. 
Thân của cây hoa hồng màu xanh, chỉ to hơn ngón tay một chút, thân cây có nhiều gai nhọn, khi bị đâm vào tay sẽ rất đau và có thể bị chảy máu. Lá của cây hoa hồng cũng là màu xanh và có những răng cưa ở viền lá. Cây hoa hồng ngày một lớn, và thế là sau những ngày tháng trông đợi, cây hoa đã ra những cái nụ đầu tiên, dần dần những cái nụ ấy nở thành những bông hoa rực rỡ. Cả cây hoa khoe sắc như một bức tranh tuyệt đẹp. Chúng bây giờ như những người bạn của em. Hằng ngày em chăm sóc chúng, còn chúng lại luôn nói với em rằng chị hãy học tập thật tốt, để bố mẹ vui lòng nhé. Em rất thích hoa hồng và yêu quý cây hoa hồng nhà em. Em và bố sẽ chăm sóc cây hoa thật cẩn thận để nó nở những bông hoa thật đẹp, tỏa ngát hương thơm cho đời.

19 tháng 5 2021

B1:

 Bạn bè là người luôn đồng hành cùng với ta trong cuộc sống. Chắc hẳn mỗi chúng ta ai cũng có một người bạn thân để chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, cùng nhau vượt qua những khó khăn và tiến lên phía trước. Với tôi, Lan là người bạn thân nhất của tôi.


Lan và em chơi thân với nhau kể từ những ngày đầu tiên cắp sách đến trường. Dáng người bạn dong dỏng cao và hơi gầy. Bạn có một mái tóc dài đen nhánh, mượt mà tựa như một dòng suối nhỏ. Nước da trắng ngần khiến ai cũng phải ao ước. Khuôn mặt bạn tròn trịa trông rất dể thương. Nổi bật trên khuôn mặt ấy là cặp lông mày lá liễu và đôi mắt tròn đen láy, chiếc mũi dọc dừa và cái miệng nhỏ xing rất hay cười. Mỗi khi bạn cười lại để lộ hàm răng trắng đều như bắp và má lúm đồng tiền rất duyên. Nụ cười tươi như hoa ấy có thể dễ dàng thu hút người đối diện và làm họ có cảm tình ngay lập tức.

Lan không chỉ đẹp người mà còn đẹp nết. Ở lớp, Lan là một người rất năng nổ. Các hoạt động của trường, lớp, bạn đều tham gia rất nhiệt tình và cống hiến hết mình. Đối với tôi, Lan còn rất dịu dàng, đôi lúc tựa như một người chị gái. Lan thường giúp đỡ tôi trong học tập, nhờ có Lan, tôi đã tiến bộ hơn rất nhiều. Chúng tôi cũng cùng nhau chia sẻ các sở thích trong cuộc sống. Lan trở thành chỗ dựa, bờ vai vững chắc lúc tôi gục ngã hay yếu đuối. Tôi có thể chia sẻ mọi chuyện vui buồn cùng với Lan. Những lúc tôi gặp khó khăn, bạn sẽ nghe tôi tâm sự, cho tôi những lời khuyên và sát cánh bên tôi đi đến chặng đường cuối cùng. Người ta thường nói: “Ra đi vừa gặp bạn hiền/ Cũng bằng ăn quả đào tiên trên chùa”. Tôi cảm thấy rất may mắn khi có một người bạn như Lan. Chúng tôi cũng có lúc giận hờn vu vơ vì những chuyện không đâu nhưng lần nào cũng là Lan chủ động làm lành với tôi. Những lúc ấy, tôi cảm thấy bạn thật hiền lành và tốt bụng. Ở nhà, Lan cũng là một đứa con ngoan và hiếu thảo. Bố mẹ đi làm xa, lại là người chị lớn trong nhà, Lan thường chăm sóc các em rất chu đáo. Những lúc đi học về, bạn không đi chơi mà ở nhà dọn dẹp, phụ giúp cha mẹ làm những công việc lặt vặt. Có lẽ vì thế mà Lan dường như lớn trước tuổi. Tôi cảm thấy Lan có rất nhiều điểm đáng quý mà mình nên học tập.

Dù sau này chúng tôi có ở hai phương trời khác nhau nhưng tôi vẫn sẽ luôn nhớ về Hoa. Hình bóng của bạn sẽ luôn khắc sâu trong tâm trí tôi. Tôi mong rằng chúng tôi sẽ mãi mãi thân nhau như vậy, dù có chuyện gì cũng không thể chia lìa.