K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 11 2021

?????????
 

14 tháng 12 2021

Thật bất công!

Môn văn: Tại sao phải kể lể, suy nghĩ về nội dung của một bài văn, bài thơ mà ngày cả các tác giả cũng không biết tác phẩm của mình có những nội dung ấy? 

Môn toán: Bài x: Ngày cả BGD cũng không biết giải và để chữ x, thì tại sao lại bắt mình giải?

Môn sử: Người ta nói: " Hãy để cho quá khứ qua đi ". NHƯNG môn sử lại là môn cà khịa câu nói đó...

Môn địa: Tại sao lại phải học về những nơi ta chưa từng đến chứ?

23 tháng 10 2021

kkkkkkk

😂😂😂😂😂😂😂😂😂😂đừng đăng linh tinh nữa nha!

25 tháng 1 2023

Vấn đề giáo dục của nước ta hiện nay đang là việc khiến cho người người quan tâm: học sinh coi trọng kiến thức thành tích, giáo viên coi trọng điểm thi đua/ cố gắng dạy thêm.., nhà trường cố gắng đạt % cao, phụ huynh lo con học hành như thế nào. Vì thế, "giáo dục" là vấn đề kéo theo câu hỏi "thầy cô dạy làm sao để học sinh yêu thích môn học của mình". 

Ở đoạn văn này, em xin phép xét tới 3 môn học ảnh hướng lớn nhất: toán, anh, văn. Về môn Tiếng Anh, căn bản giáo viên Việt Nam (ngoại trừ những người ở thành phố lớn) đều chỉ biết ngữ pháp Tiếng Anh mà không biết nói Tiếng Anh. Thực vậy, bằng chứng là nước ta đã mời 2 giáo viên nước ngoài về dạy Tiếng Anh cho các trường trong nước. Việc em nói trên làm mất đi khả năng nghe của các bạn học sinh. Không chỉ có thể, ngữ pháp thầy cô chỉ dạy một nửa trên lớp, phần quan trọng thiết yếu còn lại chừa về cho lớp học thêm (Một học sinh từng nói). Điều này làm giảm khả năng làm bài, khẳ năng ngữ pháp của các bạn học sinh. Và rồi, giải pháp chính là đi học thêm (tình trạng phổ biến). Thầy cô phải làm sao để học sinh yêu thích môn Tiếng Anh?, theo em thầy cô phải có "tâm" khi dạy, trau dồi khả năng nghe nói đọc viết của bản thân. Về môn Toán, bản thân em thấy có rất nhiều bạn học sinh yếu toán, đó là bởi: thầy cô giảng nhanh, học sinh một phần không hiểu bài mà lại không chịu hỏi, bạn bè rủ rê,... Giải pháp ở đây đánh vào ý thức học tập của các bạn, đánh vào khả nắng dám hỏi của các bạn. Và hoàn toàn, bản thân giáo viên cần biết cách suy nghĩ sao cho lời giảng của mình dễ hiểu, gần gũi với những gì xung quanh các bạn học sinh. Bởi cái gì giải trí cũng dễ thấm vào đầu hơn. Về môn Văn, học sinh bị ép theo lối nghĩ phải dài, phải nói những câu từ mà ngay cả bản thân cũng không nghĩ tới điều đó được. Môn Văn âu nhờ vào trí tưởng tượng, trí liên tưởng của học sinh. "Văn" chính là đời, có hiểu đời mới hiểu văn; bởi thế các bạn học sinh còn quá nhỏ tuổi để hiểu đời nên là thầy cô, theo em cần để các bạn học sinh thỏa sức suy nghĩ, không gò bó các bạn theo lối văn mẫu. 

"Giáo dục": 2 từ thiêng liêng, cao cả vô cùng. Chúng ta không thể đổ lỗi cho bất kì ai mà quên đi cái thiếu sót của bản thân, vì thế cả thầy cô và học sinh nếu cùng cố gắng thì kết quả chữ "Giáo dục Việt Nam" sẽ được cả thế giới biết đến, ca ngợi. Khép lại, nói ngắn gọn: Thầy cô phải dạy có tâm, có tầm thì học sinh sẽ yêu thích môn học của mình; học sinh phải cố gắng chăm chỉ thì mới có thể giỏi giang.

(Văn của một đứa không biết mùi học thêm là gì, bạn thấy có chỗ nào phạm húy hay mất lòng người ra đề thì bỏ nhé, bị "đì" hơi mệt)

25 tháng 1 2023

Phần trong ngoặc là nói gì vậy, không hiểu

25 tháng 1 2023

+) Tạo sự hứng thú, tò mò của học sinh bằng cách đặt học sinh vào các tình huống cần giải quyết, đặc biệt là qua các trải nghiệm thực tiễn phù hợp với khả năng của học sinh. 

+) Năng lực của mỗi học sinh là khác nhau, nên chương trình phù hợp với mỗi học sinh là rất quan trọng để tạo sự hứng thú. Điều này có thể đạt được thông qua dạy học bằng phương pháp khu biệt hóa, cá nhân hóa.

Mk chỉ nghĩ dc nhiêu đây thoy ah

18 tháng 2 2022

TK

  Nhà thơ Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ ông thường tập trung miêu tả quần chúng lao khổ thuộc mọi tầng lớp, lứa tuổi. Và trong tập thể quần chúng ấy có không ít bài thơ là hình ảnh về các em bé hồn nhiên, trong sáng mà anh dũng kiên cường, Lượm là một trong những bài thơ như vậy.

     Bài thơ là một câu chuyện ngắn về chú bé mang tên Lượm. Lượm làm công việc đưa thư, em là một đứa trẻ ngây thơ, hồn nhiên nhưng cũng vô cùng dũng cảm, kiên cường. Trong một lần chuyển thư Lượm đã anh dũng hi sinh. Lượm là một hình ảnh đẹp để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc.

 

     Tố Hữu đã xây dựng hình ảnh nhân vật Lượm thật đẹp. Đó là một cậu bé hồn nhiên vô tư, nhưng vô cùng dũng cảm trước bom đạn của kẻ thù. Vì lý tưởng chiến đấu để bảo vệ đất nước, Lượm đã vượt qua hết những làn bom, bão đạn để góp sức của mình cho công cuộc cứu nước của toàn dân.

     Hình tượng nhân vật Lượm, xuất hiện khiến người đọc hình dung như một người có thật, từ trang phục đến dáng đi, cử chỉ, lời nói:

“Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh”

     Qua miêu tả của tác giả, ta nhận thấy nét hồn nhiên vui tươi trong con người của Lượm, đúng với độ tuổi của em. Nhưng điều bất bình thường ở đây là, em còn bé nhưng đã làm công việc phi thường mà những người lớn chưa chắc đã làm được. Lượm đã coi việc đi liên lạc nguy hiểm khó khăn kí như một chuyến đi chơi, thật vui và thích thú.

“- Cháu đi liên lạc

Vui lắm chú à

Ở đồn Mang Cá

Thích hơn ở nhà!”

     Có lẽ niềm vui lớn nhất cần được chia sẻ lúc này là niềm vui của con cá tung tăng được từ suối, ra sông, ra biển. Lượm đã là con của đất nước "con của vạn nhà" chứ không chỉ hạn hẹp là con của một nhà. Lời thơ không phân tích lí giải mà đơn giản chỉ là sự giãi bày của Lượm, cách dẫn dắt như vậy cũng chính là một dấu hiệu về sự hồn nhiên, hợp với tuổi nhỏ. Cũng như tâm lí thích làm người lớn, tập làm người lớn mà biểu hiện cái háo hức bên trong không giấu được của mình"

"Cháu cười híp mí

Má đỏ bồ quân

- Thôi chào đồng chí!

Cháu đi xa dần..."

     Lượm đã dùng từ đồng chí để nói với người đáng tuổi chú mình, vừa có ý nghĩa chứng tỏ Lượm cũng đang làm nhiệm vụ của một chiến sĩ cách mạng, và người đồng chí kia chỉ là bạn trong chiến đấu của mình, hai từ đồng chí nghe mà náo nức, xôn xao. Đó là ngôn ngữ mà cũng là tiếng reo vang khi người ta có thể giã từ tuổi thơ để bước vào đội ngũ. Một thế giới mới lạ mở ra, cho dù dấu vết của tuổi thơ còn đó (cười híp mí, má đỏ bồ quân). Với nhà thơ, những kỉ niệm ấy làm sao có thể dễ dàng quên, quên đi lớp thiếu niên của nước Việt Nam độc lập, quên đi đứa cháu thật đáng tự hào và cũng rất đáng yêu của mình như thế? Trong hành trang của nhà thơ, hình tượng bé Lượm là một sự cổ vũ lớn, có một vị trí không gì thay thế được.

     Vị trí của người kể chuyện khi hòa nhập vào nhân vật được kể, khi thì tách ra với cự li cần có để đảm bảo tính khách quan của việc trần thuật:

"Vụt qua mặt trận

Đạn bay vèo vèo

Thư đề "Thượng khẩn"

Sợ chi hiểm nghèo".

     Biết trước sự ra đi lúc này là rất nguy hiểm, nhưng Lượm vẫn vô tư, hiên ngang bất khuất trước bom đạn của kẻ thù. Lượm đã đối mặt với cái chết mà Lượm không hề nghĩ đến nó mặc dù nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vì yêu cầu của nhiệm vụ, Lượm đã vượt lên tất cả, đó là trường hợp tác giả đã hóa thân vào nhân vật của mình. Còn khổ thơ sau đó, ông trở lại vị trí của người quan sát:

"Đường quê vắng vẻ

Lúa trổ đòng đòng

Ca lô chú bé

Nhấp nhô trên đồng”

     Chính chất biểu cảm trữ tình trong thơ tự sự tỏa ra theo một cách riêng từ phía ấy. Và chính nó làm cho người theo dõi lo lắng đến thắt lòng. Kẻ thù (đồng nghĩa với cái chết) thì tàn bạo, hiểm độc mà chú bé của chúng ta trong trẻo, thơ ngây như một tiên đồng. Cái hồn nhiên thần thánh của nhân vật là ở chỗ: trước họng súng của kẻ thù, em vẫn không biết giấu mình, cứ lồ lộ, không hề quan tâm đến hiểm họa bao vây.

     Chú bé cảm thấy vui với công việc của mình, cũng không sợ những hiểm nguy mà công việc mang lại, đây không phải vì cậu bé quá hồn nhiên, không biết công việc của mình nguy hiểm như nào mà bởi tinh thần dũng cảm, kiên cường hơn người của người đội viên nhí. Ở cậu bé còn có vẻ hóm hỉnh, hài hước, trước khi đi làm nhiệm vụ, cậu bé đã chào tác giả và gọi đồng chí đầy đáng yêu, hài hước:

“Cháu cười híp mí

Má đỏ bồ quân

Thôi, chào đồng chí

Cháu đi xa dần”

     Tính chất công việc hiểm nguy, trong một lần đưa tin khẩn của Cách mạng, Lượm đã bị viên đạn vô tình, tàn nhẫn của quân giặc làm nhuộm đỏ chiếc áo em mặc. Tác giả Tố Hữu đã thể hiện sự bàng hoàng xen lẫn sự đau đớn tột độ trước sự ra đi của cậu bé Lượm.

“Bỗng lòe chớp đỏ

Thôi rồi! Lượm ơi

Chú đồng chí nhỏ

Một dòng máu tươi”

     Bài thơ Lượm của Tố Hữu đã làm sáng lên hình ảnh của người anh hùng nhí tên Lượm, đó là một cậu bé liên lạc tuổi đời còn rất nhỏ nhưng tinh thần kiên cường, dũng cảm của em lại không thua kém một người lính cách mạng nào. Hình ảnh của em luôn hiện lên sự hồn nhiên, ngây thơ lạc quan yêu đời song cũng không kém phần xót xa, đau đớn.

18 tháng 2 2022

refer

Hình ảnh “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi.

 

Hình ảnh chú bé Lượm trong những câu thơ trên đã được lặp lại ở cuối bài thơ, đó giống như những dòng hồi ức, những dòng tưởng niệm về người đồng chí nhỏ của tác giả. Hình ảnh chú bé hồn nhiên, đáng yêu ngân vang mãi trong những dòng thơ cuối bài như một lời nhắn nhủ: Lượm sẽ còn sống mãi trong trái tim mỗi chúng ta.

28 tháng 9 2021

Tham khảo:

Câu 1:

Những con búp bê vốn là đồ chơi của tuổi nhỏ, thường gợi lên thế giới trẻ em với sự ngộ nghĩnh, trong sáng, thơ ngây, vô tội . Những con búp bê trong truyện cũng như hai anh em Thành và Thuỷ trong sáng, vô tư, không có tội lỗi gì.thế mà lại phải chia tay nhau. Tên truyện đã gợi ra một tình huống buộc người đọc phải theo dõi và góp phần thể hiên được ý đồ mà người viết muốn thể hiện.

Câu 2:

Thủy là một em bé rất ngoan ngoãn, hiếu thảo và yêu thương anh trai của mình. Dù mới học lớp 4, ở cái tuổi hồn nhiên ấy nhưng em đã rất khéo léo và biết quan tâm, chăm sóc người khác. Khi anh trai bị rách áo, em đã khâu vá rất thành thạo, từng mũi kim được đưa thoăn thoắt. Mỗi tối sau khi học bài xong, em lại đưa con Vệ Sĩ vào cah giấc ngủ cho anh. Khi biết bố mẹ chia tay, gia đình phải li tán, hai anh em phải chia số đồ chơi, Thủy đã nhường hết cho anh. Khi thấy Thành chia hai con Vệ Sĩ và Em Nhỏ thi Thủy đã giận dữ vì em không muốn chia rẽ chúng. Nhưng rồi cuối cùng, hai anh em quyết định để lại chúng khi nhìn thấy chúng quàng lên vai nhau..Vì Thủy không muốn những món đồ chơi vốn gắn bó thân thiết giờ phải chia lìa như hai anh em. Như vậy, em không chỉ là một đứa trẻ hồn nhiên và yêu thương anh mà còn có tấm lòng vị tha. Và khi biết phải về quê sống với mẹ, phải sống xa anh trai và không còn được đi học nữa nhưng em vẫn ngoan ngoãn vâng lời mẹ. Qua những chi tiết đó, người đọc thấy được em là cô bé rất chu đáo và biết suy nghĩ sâu sắc, một tâm hồn nhạy cảm và yêu thương gia đình.