K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 2 2022

Câu 1 : PTBĐ chính : Nghị luận .

Câu 2:

`-` Biện pháp tu từ : liệt kê (liệt kê những lợi ích của việc học)

`-` Trạng ngữ : Thông qua học hỏi

`-` Quan hệ từ : bởi vì

 

I)Phần đọc hiểu  ''Học vẫn chỉ là một phần trong quá trình học hỏi mà thôi. Thông qua học hỏi, bạn sẽ đạt được nhiều thứ hơn: hình thành tính cách, mở mang trí tuệ, học cách tôn trọng người khác và khiêm tốn hơn, bởi vì càng học hỏi bạn càng hiểu rằng kho tàng kiến thức là vô tận. Và bạn có thể học hỏi nhiều thứ từ mọi người chung quanh, từ mỗi trải nghiệm, hay những...
Đọc tiếp

I)Phần đọc hiểu
  ''Học vẫn chỉ là một phần trong quá trình học hỏi mà thôi. Thông qua học hỏi, bạn sẽ đạt được nhiều thứ hơn: hình thành tính cách, mở mang trí tuệ, học cách tôn trọng người khác và khiêm tốn hơn, bởi vì càng học hỏi bạn càng hiểu rằng kho tàng kiến thức là vô tận. Và bạn có thể học hỏi nhiều thứ từ mọi người chung quanh, từ mỗi trải nghiệm, hay những khó khăn, giông tố trong đời.''
Câu 1: Xác định nội dung của đoạn trích
Câu 2:''Thông qua học hỏi, bạn sẽ đạt được nhiều thứ hơn: hình thành tính cách, mở mang trí tuệ, học cách tôn trọng người khác và khiêm tốn hơn, bởi vì càng học hỏi bạn càng hiểu rằng kho tàng kiến thức là vô tận....".            **Hãy bộc lộ quan điểm của em về ý kiến trên

1
11 tháng 4 2020

 Nội dung của đoạn trích là nói về cách học và hk luôn giúp con Người lịch sự và bt tôn trọng người khác 

4 tháng 4 2021

BPTT: so sánh+ liệt kê

tác dụng: cho thấy tầm quan trọng của học hỏi đối với mỗi cá nhân trong cuộc sống

4 tháng 4 2021

bạn chỉ ra kĩ một tí đc ko

I)Phần đọc hiểu ''Học vẫn chỉ là một phần trong quá trình học hỏi mà thôi. Thông qua học hỏi, bạn sẽ đạt được nhiều thứ hơn: hình thành tính cách, mở mang trí tuệ, học cách tôn trọng người khác và khiêm tốn hơn, bởi vì càng học hỏi bạn càng hiểu rằng kho tàng kiến thức là vô tận. Và bạn có thể học hỏi nhiều thứ từ mọi người chung quanh, từ mỗi trải nghiệm, hay những khó khăn, giông tố trong...
Đọc tiếp

I)Phần đọc hiểu
''Học vẫn chỉ là một phần trong quá trình học hỏi mà thôi. Thông qua học hỏi, bạn sẽ đạt được nhiều thứ hơn: hình thành tính cách, mở mang trí tuệ, học cách tôn trọng người khác và khiêm tốn hơn, bởi vì càng học hỏi bạn càng hiểu rằng kho tàng kiến thức là vô tận. Và bạn có thể học hỏi nhiều thứ từ mọi người chung quanh, từ mỗi trải nghiệm, hay những khó khăn, giông tố trong đời.''
Câu 1: Xác định nội dung của đoạn trích
Câu 2:''Thông qua học hỏi, bạn sẽ đạt được nhiều thứ hơn: hình thành tính cách, mở mang trí tuệ, học cách tôn trọng người khác và khiêm tốn hơn, bởi vì càng học hỏi bạn càng hiểu rằng kho tàng kiến thức là vô tận....". **Hãy bộc lộ quan điểm của em về ý kiến trên

0
Cuộc thi Trí tuệ VICE | Facebook[Công nghệ.C1003 _ 22.5.2021]MỘT SỐ CÂU HỎI THỬ SỨC HIỂU BIẾT CỦA BẠN VỀ KINH DOANHBằng những kiến thức, hiểu biết của mình, các bạn hãy cố gắng trả lời càng nhiều câu hỏi càng tốt nhé! Mức thưởng của những câu hỏi dưới đây lên tới 10GP! Đây hoàn toàn là những câu hỏi mới do mình soạn, mong các bạn không reup.Câu hỏiMức thưởng tương ứngCâu 1tối đa 1GPCâu 2tối đa...
Đọc tiếp

Cuộc thi Trí tuệ VICE | Facebook

[Công nghệ.C1003 _ 22.5.2021]

MỘT SỐ CÂU HỎI THỬ SỨC HIỂU BIẾT CỦA BẠN VỀ KINH DOANH

Bằng những kiến thức, hiểu biết của mình, các bạn hãy cố gắng trả lời càng nhiều câu hỏi càng tốt nhé! Mức thưởng của những câu hỏi dưới đây lên tới 10GP! Đây hoàn toàn là những câu hỏi mới do mình soạn, mong các bạn không reup.

Câu hỏiMức thưởng tương ứng
Câu 1tối đa 1GP
Câu 2tối đa 2GP
Câu 3

a) tối đa 2GP

b) tối đa 2GP

c) tối đa 3GP

Câu 1: Với offer của nhà đầu tư là 1 tỷ cho 1% cổ phần, thì định giá của công ty là bao nhiêu? Nếu phân loại doanh nghiệp theo mức định giá thì doanh nghiệp đó thuộc loại nào (nhỏ, vừa, lớn, rất lớn)?

Câu 2: Hai "shark" (nhà đầu tư) đưa ra hai offer đầu tư cho start-up (doanh nghiệp) như sau:

- Shark A đề nghị đầu tư 20 tỷ cho 16% cổ phần.

- Shark B đề nghị đầu tư 40 tỷ cho 32% cổ phần.

Hai offer trên có giống nhau không? Nếu không, chúng khác nhau ở điểm nào? Offer nào có lợi hơn với start-up, vì sao?

Câu 3: Trong chương trình Shark Tank Việt Nam mùa 4, trong phi vụ đầu tư của các shark cho doanh nghiệp COVO, các shark đưa ra mức offer như sau:

- Shark Hưng: 1 tỷ cho 10% cổ phần, và Royalty Fee (Phí thương quyền) 500.000 đồng cho 10.000 sản phẩm đầu tiên.

- Shark Bình: 1 tỷ cho 0% cổ phần, và Royalty Fee 500.000 đồng cho các sản phẩm cho đến khi thu hồi vốn và đạt lợi nhuận 5 tỷ, sau đó lấy Royalty Fee 250.000 đồng cho các sản phẩm đến trọn đời.

a) Nếu mỗi năm start-up COVO bán được 5.000 sản phẩm, hỏi sau 10 năm, Shark nào sẽ thu lời hơn nếu COVO nhận đầu tư của cả hai shark và thu lời hơn bao nhiêu?

b) Số sản phẩm COVO phải bán ra để hai shark nhận được lợi nhuận bằng nhau là bao nhiêu?

c*) Giả sử COVO cuối năm 2021 có mức định giá như shark Hưng đã đề xuất, và mức tăng trưởng của start-up đạt 50% một năm, đồng đều; và doanh nghiệp có kế hoạch IPO (phát hành công khai lần đầu, niêm yết) trên sàn chứng khoán vào năm 2025. Giả sử các nhà đầu tư đồng ý với mức định giá theo kế hoạch tăng trưởng của công ty, với giá 10.000 đồng một cổ phiếu, shark Hưng và shark Bình sẽ nắm giữ bao nhiêu cổ phiếu của COVO?

11
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
23 tháng 5 2021

Các bạn hãy cố thử sức với những kiến thức về kinh doanh trong bộ môn Công nghệ. Hết ngày mai, mình sẽ chữa đáp án nha!

23 tháng 5 2021

Câu 2. 

Hai offer trên khác nhau. Khác nhau ở khoản "pre-money"
Post - money sau khi Shark A đề nghị đầu tư 20 tỷ cho 16% cổ phần là \(\dfrac{20}{16\%} = 125\)(tỷ) 

=> Pre - money trong offer của Shark A là: 125 - 20 = 105 (tỷ)
Trong offer của Shark B, post-money cũng là 125 tỷ

=> Pre - money trong offer của Shark B là 125 - 40 = 85 (tỷ)

Vì pre-money trong offer của Shark A nhiều hơn trong offer của Shark B nên offer của Shark A có lợi hơn 

10 tháng 3 2021

câu hỏi đâu em?

Khiêm tốn là một đức tính tốt mà mọi người cần phải trau dồi, rèn luyện. Nội dung khiêm tốn có nghĩa là sự kính nhường, có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình hơn người. Khiêm tốn sẽ có sự tỉnh táo, để nhận thức được chân lý một cách đúng đắn, khách quan; đồng thời có được sự ủng hộ, giúp đỡ chân thành...
Đọc tiếp
Khiêm tốn là một đức tính tốt mà mọi người cần phải trau dồi, rèn luyện. Nội dung khiêm tốn có nghĩa là sự kính nhường, có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình hơn người.

Khiêm tốn sẽ có sự tỉnh táo, để nhận thức được chân lý một cách đúng đắn, khách quan; đồng thời có được sự ủng hộ, giúp đỡ chân thành của mọi người. Nó đem lại cho ta nhiều khả năng cả về trí lực và vật lực để đạt đến sự thành công cũng như sự tin tưởng của mọi người. Để đạt tới sự chuẩn mực, đức khiêm tốn cần phải đặt trong mối quan hệ tương xứng với lòng tự tin. Đức khiêm tốn càng cao thì lòng tự tin phải càng lớn. Bởi tự tin chính là "cơ sở vật chất" cho khiêm tốn. Tương tự, lòng tự tin cũng phải lấy khiêm tốn làm "cái neo" để không vượt quá hiện thực. Nếu không có "cái neo" này thì lòng tự tin dễ chuyển sang tự tôn rồi tự kiêu, tự phụ lúc nào không hay.
Trong phát ngôn, cổ nhân đã dạy "Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói". Khiêm tốn trong phát ngôn còn là việc sử dụng từ ngữ giản dị, dễ hiểu, không dùng từ "đao to búa lớn" hay "cao siêu huyền bí". ở đây, Hồ Chí Minh đã cho chúng ta một hình mẫu về sử dụng ngôn ngữ giản dị mà không kém phần sâu sắc. Khiêm tốn trong phát ngôn còn là không nói nhiều về mình, không khoe khoang:

Trong thái độ ứng xử, khiêm tốn có nghĩa là "nghiêm khắc với mình, rộng lượng với người", không quá tự tin hay độc quyền chân lý, luôn "kính trên nhường dưới". Thái độ khiêm tốn trong phê phán, đóng góp cho người khác đó là: không tiếc lời khen nhưng thận trọng khi phê phán, thận trọng khi sử dụng ngôn từ để tránh tổn thương lòng tự trọng của người khác - nhất là đối với người lớn tuổi.
Khi được người khác phê phán, góp ý cần bình tĩnh, nhẫn nại lắng nghe và tiếp thu những điều hợp lý. Biểu hiện rõ nhất của tính khiêm tốn.

Bản thân mỗi chúng ta phải tạo lập cho mình một mục đích sống mang ý nghĩa nhân văn cao cả. Chính mục đích lớn này sẽ tạo cho chúng ta động lực để luôn luôn tự điều chỉnh, thực hiện được yêu cầu "thắng không kiêu, bại không nản",  
1
3 tháng 11 2016

Nhắc đến nhà văn Ngô Tất Tố (1893 – 1954) là ta nhớ đến tiểu thuyết Tát đèn, là ta nghĩ đến thân phận chị Dậu. Đó là một người phụ nữ nông dân nghèo khổ, cần cù lao động, giàu tình thương chồng, thương con, dũng cảm chống lại bọn cường hào. Nhà văn Ngô Tất Tố đã xây dựng nhân vật chị Dậu tiêu biểu cho cảnh ngộ khốn khổ và phẩm chất tốt đẹp của người đàn bà quê trước năm 1945.

Cảnh Tức nước vỡ bờ trong Tắt đèn đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về nhân vật Dậu.

Hoàn cảnh của chị Dậu thật đáng thương. Chị phải bán gánh khoai, bán ổ chó và đứt ruột bán đứa con gái lên bảy tuổi cho vợ chồng Nghị Quế, mới đủ nộp suất sưu cho chồng. Nhưng anh Dậu vẫn bị trói ở sân đình, vì còn thiếu một suất sưu nữa. Chú Hợi là em ruột anh Dậu, chết từ năm ngoái nhưng chết cũng không trốn được sưu nhà nước nên gia đình anh Dậu phải nộp suất sưu ấy.

Anh Dậu đang ốm nặng, bị trói suốt ngày đêm, anh ngất xỉu đi như chết. Bọn cường hào cho tay chân vác anh Dậu rũ rượi như cái xác đem đến trả cho chị Dậu. Đau khổ, tai họa chồng chất đè nặng lên tâm hồn người đàn bà tội nghiệp.

Chị Dậu là một người vợ, một người mẹ giàu tình thương.

Trong cơn nguy kịch, chị Dậu tìm mọi cách cứu chồng. Tiếng trống, tiếng tù và đã nổi lên. Chị Dậu cất tiếng khẩn khoản, thiết tha mời chồng: thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột. Lời người đàn bà nhà quê mời chồng ăn cháo lúc hoạn nạn, chứa đựng biết bao tình thương yêu, an ủi vỗ về. Cái cử chỉ của chị Dậu bế cái Tỉu rồi xuống cạnh chồng cố ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không đã biểu lộ sự săn sóc và yêu thương của người vợ đối với người chồng đang đau ốm, tính mạng đang bị bọn cường hào đe doạ!

Chị Dậu là một người phụ nữ cứng cỏi đã dũng cảm chống lại bọn cường hào để bảo vệ chồng. Bọn cai lệ và tên hầu cận lý trưởng, lũ đầu trâu mặt ngựa với tay thước, roi song, dây thừng lại sầm sập xông vào nhà chị Dậu thét trói kẻ thiếu sưu. Anh Dậu vừa run rẩy kề miệng bát cháo, nghe tiếng thét của tên cai lệ, anh đã lăn dùng xuống phản! Tên cai lệ chửi bới một cách dã man. Hắn gọi anh Dậu là thằng kia hắn trợn ngược hai mắt quát chị Dậu: Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mờ mồm xin khất. Chị Dậu đã hạ mình van xin, lúc thì run run xin khất, lúc thì thiết tha xin ông trông lại. Tên cai lệ mỗi lúc lại lồng lên: Đùng đùng, (…) giật phắt cái thừng trong tay anh hầu cận lý trưởng, hắn chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu để bắt trói điệu ra đình. Chị Dậu van hắn tha cho… thì hắn bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch, tát đánh bốp vào mặt chị, rồi nhảy vào cạnh anh Dậu. Một ngày lạ thổi sai nha – lầm cho khốc hại chẳng qua vì tiền (Nguyễn Du). Để tróc sưu mà tên cai lệ, "kẻ hút nhiều xái cũ” đã hành động một cách vô cùng dã man. Mọi sự nhẫn nhục đều có giới hạn, hơn nữa, để bảo vệ tính mạng của chồng, bảo vệ nhân phẩm của bản thân, chị Dậu đã kiên quyết chống cự: chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ. Không thể lùi bước, chị Dâu đã nghiến hai hàm răng thách thức:
Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!

Tư thế của chị Dậu có một bước nhảy vọt. Từ chỗ nhún mình tự gọi là cháu, gọi tên cai lệ bằng ông y sau đó là mày. Chị đã vỗ mặt hạ uy thế và hạ nhục chúng! Hai kẻ đốc sưu định trói kẻ thiếu sưu nhưng chúng đã bị người đàn bà lực điền trừng trị. Tên cai lệ bị chị Dậu túm lấy cổ y ấn dúi ra cửa, ngã chỏng queo trên mặt đất ! Tên hầu cận lý trưởng bị chị Dậu túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm. Với chị Dậu, nhà tù của thực dân cũng chẳng có thể làm cho chị run sợ. Trước sự can ngăn của chồng, chị Dậu vẫn chưa nguôi giận:

Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được…

Con giun xéo mãi cũng quằn, chị Dậu cũng vậy, bị áp bức dã man, tính mạng bị đe dọa, chị đã vùng lên đánh trả một cách dũng cảm. Nhà văn Nguyễn Tuân đã có một nhận xét rất thú vị: Trên cái tối giời tối đất của đồng lúa ngày xưa hiện lên một cái chân dung lạc quan của chị Dậu (…). Bản chất của nhân vật chị Dậu rất khỏe, cứ thấy lăn xả vào bóng tối mà phá ra… Ngô Tất Tố rất hả hê khi tả cảnh chị Dậu cho tên cai lệ và tên hầu cận một bài học đích dáng. Ông đã chỉ ra một quy luật tất yếu trong xã hội: Có áp bức có đấu tranh Ị

Cảnh Tức nước vỡ bờ rất sống động và giàu tính hiện thực.

Đoạn văn như một màn bi hài kịch, xung đột diễn ra căng thẳng đầy kịch tính. Hình ảnh chị Dậu được miêu tả rất chân thực. Chị giàu lòng thương chồng, vừa rất ngang tàng, cứng cỏi.

Chị hạ nhục tên cai lệ là mày, tự xứng là bà. Cái nghiến hai hàm răng, cái ấn dúi, cái túm tóc lẳng một cái và câu nói: Thà ngồi tù… đã nêu cao tầm vóc lớn lao đáng kính phục của chị Dậu, một người phụ nữ nông dấn trong xã hội cũ.

Từ hình ảnh Cái cò lặn lội bờ sông – Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non (ca dao) đến hình ảnh chị Dậu trong Tắt đèn, ta thấy chân dung người phụ nữ Việt Nam trong văn học đã có một bước phát triển mới cả về tâm hồn lẫn chí khí

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi    “Người có tính khiêm tốn thường hay cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi

    “Người có tính khiêm tốn thường hay cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa.

      Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi.

      Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.

      Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời”.

(Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, NXB Giáo dục, 2015, tr.70-71)    

A.  1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

             2. Trong đoạn văn thứ nhất, người có tính khiêm tốn có biểu hiện như nào?

B. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la”. 

C. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn văn thứ nhất?

0