K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 10 2021

Ngay từ trong những câu thơ đầu tiên của tác giả Nguyễn Du, ta đã có thể tưởng tượng ra cả bức tranh tâm trạng của Thúy Kiều lúc này.Trong phong cảnh bao la bát ngát,giữa bầu trời rộng lớn, những đám mây xa xăm và cả một không gian tĩnh mịch buồn tẻ chỉ có nàng Kiều lặng lẽ ngắm ánh trăng tráng như lưỡi liềm kia nhưng ai mà thấu được sự cô đơn. Lẻ loi ,nhớ nhà ,nhớ người thương của nàng. Ai mà thấu được cái cảm giác tủi nhục ,đau đớn khi bị bán vào thanh lâu của một người con gái tài sắc vẹn toàn như nàng?

10 tháng 5 2021

Gợi lên sự rợp ngợp ,gợi sự hun hút mênh mông

17 tháng 5 2021

- Không gian quanh lầu Ngưng Bích mênh mông, hoang vắng: "non xa, trăng gần, cát vàng,bụi hồng". Từ lầu Ngưng Bích nhìn ra chỉ thấy những dãy núi mờ xa, những cồn cát bay mù mịt

- Thời gian "Mây sớm, đèn khuya" sớm làm bạn với mây, khuya làm bạn với đèn. Qua đó thấy được Kiều thui thủi quê người một thân

- Tâm trạng Kiều bẽ bàng, buồn tủi, ngổn ngang. Qua đó ta thấy Kiều rơi vào hoàn cảnh cô đơn, buồn tủi

22 tháng 11 2021

Tham khảo!

Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một đoạn trích hay nó đã lột tả được tâm trạng của Thúy Kiều khi phải xa Kim Trọng mối tình đầu thơ mộng, tâm trạng đau đớn khi gia đình lâm biến và bản thân nàng từ chỗ một tiểu thư xinh đẹp khuê các phải sa chân vào chốn thanh lâu nhơ nhuốc. Trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” tác giả Nguyễn Du đã khéo léo sử dụng rất nhiều bút pháp điêu luyện nhưng nổi bật lên là tả cảnh, ẩn tình, lấy cảnh vật để nói lên nỗi lòng của con người, người và cảnh vì thế mà tâm đầu ý hợp hòa quyện vào nhau. “Kiều ở lầu Ngưng Bích”là một bức tranh được vẽ lên với những màu sắc xám lạnh, gợi tả tâm trạng vô cùng sống động, nhưng nó cũng nhiều thê lương ai oán. Cảnh và người trong đoạn trích như hòa vào làm một nó thể hiện sự cô đơn, bẽ bàng, buồn tủi của Thúy Kiều trong cảnh đời éo le của mình, nhưng nó cũng thể hiện sự hiếu thuận, sắc son của Kiều đối với cha mẹ và Kim Trọng dù trong biến cố nhưng trong lòng Thúy Kiều vẫn luôn hướng về những người yêu thương.

25 tháng 11 2021

Tâm trạng buồn thương da diết của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích được diễn tả vô cùng xúc động qua tám câu thơ cuối đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. Đoạn thơ là một đoạn tuyệt bút “tả cảnh ngụ tình” của thiên tài Nguyễn Du. Tám câu thơ với điệp ngữ “buồn trông” lặp đi lặp lại như một khúc hát buồn về cuộc đời cô gái họ Vương. Mỗi câu thơ là một âm hưởng, một giai điệu thấm đẫm tâm trạng nàng Kiều và mở ra một bức tranh tứ bình mới mẻ. Cảnh vật trong buổi chiều hôm “thấp thoáng cánh buồm xa xa” như vời vợi một nỗi nhớ cha mẹ, nhớ quê nhà. Kiều một mình “thui thủi quê người một thân” sao cho khỏi nỗi nhớ ấy. Cuộc đời Kiều như cánh hoa mỏng manh “man mác” giữa dòng cuốn cuộc đời, “ngọn nước mới sa” như mang bao nỗi niềm về thân phận bấp bênh, chìm nổi của người con gái trong xã hội xưa. Nơi “nội cỏ rầu rầu” kia xanh xanh mà sao cũng u buồn thế, đúng là “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Có thế ta mới hiểu, mới phục cái tài tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du đã đạt đến mức tuyệt bút. “Chân mây mặt đất một màu xanh xanh” gợi cho Kiều nỗi buồn chán, tủi thân về cuộc đời, lòng người lạnh lùng, vô vị. Ở cảnh cuối, thiên nhiên hiện lên thật dữ dội. Chung quanh Kiều là tiếng sóng như đang kêu gào, làm Kiều cảm thấy hãi hùng trước bão táp cuộc đời sắp ập đến. Câu thơ như một lời dự báo trước về cuộc đời đầy sóng gió, đố kị, ghen ghét, bon chen của nàng. Nàng như một cánh hoa bé nhỏ trôi giữa dòng nước rồi “biết là về đâu?”. Bốn cảnh, bốn bức tranh tứ bình được miêu tả theo trình tự từ xa đến gần, hình ảnh và màu sắc từ màu nhạt đến rõ nét, đậm đà, âm thanh từ tĩnh sang động, buồn man mác đến kinh sợ, hãi hùng. Biện pháp tả cảnh ngụ tình thấm đẫm trong từng cảnh vật.

31 tháng 10 2017

Sự vận động của cảnh thiên nhiên trong hai đoạn trích:
- Nguyễn Du rất tinh tế khi tả cảnh thiên nhiên. Nhà thơ luôn nhìn cảnh vật trong sự vận động theo thời gian và tâm trạng nhân vật. Cảnh và tình luôn gắn bó, hòa quyện.
+ Sự vận động của cảnh thiên nhiên trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”:
./ Bốn câu mở đầu đoạn thơ là cảnh ngày xuân tươi sáng, trong trẻo, tinh khôi, mới mẻ và tràn đầy sức sống; hình ảnh quen thuộc nhưng mới mẻ trong cách cảm nhận của thi nhân, màu sắc hài hòa đến tuyệt diệu, từ ngữ tinh tế, nghệ thuật ẩn dụ, đảo ngữ… (dẫn thơ và phân tích)
./ Sáu câu cuối đoạn trích vẫn là cảnh thiên nhiên ngày xuân nhưng khi chiều về lại có sự thay đổi theo thời gian và theo tâm trạng con người. Cảnh vẫn mang cái thanh, cái dịu nhưng mọi chuyển động đều rất nhẹ nhàng, nhuốm màu tâm trạng: hình ảnh xinh xắn, nên thơ; sử dụng tinh tế, khéo léo những từ láy gợi hình, gợi cảm (dẫn thơ và phân tích).
+ Sự vận động của cảnh thiên nhiên trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”:
./ Sáu câu mở đầu đoạn thơ là cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích với vẻ đẹp hoang sơ, lạnh lẽo, vắng vẻ, mênh mông, rợn ngợp, đượm buồn: hình ảnh ước lệ (núi, trăng, cồn cát, bụi hồng), từ ngữ gợi hình gợi cảm (bốn bề bát ngát, xa – gần, nọ – kia…) (dẫn thơ và phân tích).
./ Tám câu thơ cuối đoạn trích vẫn là cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích nhưng đã có sự vận động theo dòng tâm trạng con người. Ngòi bút điêu luyện của Nguyễn Du đã thể hiện khá sinh động bức tranh thiên nhiên với những cảnh vật cụ thể được miêu tả từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt sang đậm, âm thanh từ tĩnh đến động: hình ảnh ẩn dụ, ước lệ (cửa bể chiều hôm, cánh buồm, con thuyền, ngọn nước, cánh hoa, nội cỏ, chân mây, sóng gió); hệ thống từ láy gợi tả, gợi cảm (thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm.)

* Sự vận động của tâm trạng con người trong hai đoạn trích:
- Nguyễn Du không chỉ tinh tế khi tả cảnh thiên nhiên mà còn rất tài tình khi khắc họa tâm trạng con người. Tâm trạng của nhân vật trong “Truyện Kiều” luôn có sự vận động theo thời gian, không gian và cảnh ngộ.
+ Sự vận động của tâm trạng con người trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”: Tâm trạng nhân vật có sự biến đổi theo thời gian, không gian ngày xuân. Thiên nhiên ngày xuân tươi đẹp, lễ hội mùa xuân đông vui, lòng người cũng nô nức, vui tươi, hạnh phúc, hào hứng, phấn khởi, tha thiết yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. Nhưng khi lễ hội tan, cảnh xuân nhạt dần, tâm trạng con người trở nên bâng khuâng, xao xuyến, nuối tiếc, buồn man mác: không khí lễ hội vui tươi, rộn ràng, nhộn nhịp qua hệ thống danh từ, động từ, tính từ kép và những hình ảnh ẩn dụ, so sánh sinh động; bút pháp tả cảnh ngụ tình điêu luyện qua những từ láy như: tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao (phân tích dẫn chứng).
+ Sự vận động của tâm trạng con người trong “Kiều ở lầu Ngưng Bích”: Tâm trạng con người có sự biến đổi khá rõ rệt. Từ tâm trạng bẽ bàng, tủi hổ, nặng suy tư khi đối diện với chính nỗi niềm của mình nơi đất khách quê người, Thúy Kiều đã day dứt, dày vò khi tưởng nhớ đến chàng Kim và lo lắng, xót xa khi nghĩ về cha mẹ, để rồi càng đau đớn, tuyệt vọng, lo sợ, hãi hùng khi đối diện với cảnh ngộ trớ trêu, với tương lai mịt mờ, tăm tối của cuộc đời mình. (Phân tích dẫn chứng để làm nổi bật nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật bằng ngôn ngữ độc thoại nội tâm, bút pháp tả cảnh ngụ tình, hình ảnh ẩn dụ ước lệ, điển cố điển tích, điệp ngữ, câu hỏi tu từ, các từ láy giàu sắc thái gợi tả gợi cảm…)

* Khái quát và nhấn mạnh: tài năng tả cảnh, tả tình và tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du trong “Truyện Kiều”; giá trị nội dung, nghệ thuật và sức sống của tác phẩm. (Có thể liên hệ, mở rộng vấn đề)

31 tháng 10 2017

Mấy bạn CTV giúp mình 

Thanks các bạn

Chúc may mắn

4 tháng 9 2021

thật ra mấy cái này có nhiều trên google lắm bạn, thay vì hỏi bạn có thể search ở trên đó luôn

 

27 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một đoạn trích lột tả sâu sắc tâm trạng của Thúy Kiều khi phải xa lầu Ngưng Bích lạnh lẽo. Đó là một tâm trạng đau đớn khi gia đình lâm biến, nỗi xót xa khi tình đôi lứa chia lìa và bản thân nàng từ chỗ một tiểu thư xinh đẹp khuê các phải sa chân vào chốn thanh lâu nhơ nhuốc. Trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, tác giả Nguyễn Du đã khéo léo sử dụng rất nhiều bút pháp điêu luyện nhưng nổi bật lên là tả cảnh, ẩn tình, lấy cảnh vật để nói lên nỗi lòng của con người, người và cảnh vì thế mà tâm đầu ý hợp hòa quyện vào nhau. “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một bức tranh được vẽ lên với những màu sắc xám lạnh, gợi tả tâm trạng vô cùng sống động, nhưng nó cũng nhiều thê lương ai oán. Cảnh và người trong đoạn trích như hòa vào làm một nó thể hiện sự cô đơn, bẽ bàng, buồn tủi của Thúy Kiều trong cảnh đời éo le của mình, nhưng nó cũng thể hiện sự hiếu thuận, sắc son của Kiều đối với cha mẹ và Kim Trọng dù trong biến cố nhưng trong lòng Thúy Kiều vẫn luôn hướng về những người yêu thương.

27 tháng 10 2021

Tham khảo!

Tâm trạng của Thúy Kiều cô đơn, nàng nghĩ về quá khứ và những người thân, nhưng ý nghĩ đó càng làm cho nàng xót xa hơn. Thúy Kiều rất thương Kim Trọng, nhìn trăng nàng lại nhớ vầng trăng đỉnh ninh hai mặt một lời song song và thương nhớ chàng Kim vẫn mong ngóng tin nàng, không biết nàng đã bên trời góc bể bơ vơ. Nỗi đau đớn của nàng là phải từ bỏ tình yêu, từ bỏ tấm lòng son dành cho mối tình đầu: Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. Bao giờ thì nàng mới có thể nhạt phai được tình cảm với chàng Kim mà không nhạt phai được thì nàng còn dằn vặt, còn đau khổ. Không chỉ nhớ thương Kim Trọng mà Kiều còn xót thương cho cha mẹ ngày ngày tựa cửa ngóng tin mình, không rõ các em có chăm sóc chu đáo không, có ai thay mình quạt nồng ấp lạnh cho cha mẹ không. Vừa mới xa nhà được hơn một tháng mà nàng đã cảm thấy xa lâu lắm. Chỉ bốn câu thơ độc thoại nội tâm, Nguyễn Du đã thể hiện một cách sinh động, cao đẹp và đầy xúc cảm tấm lòng hiếu thảo của Thúy Kiều. Ngay lúc mình đau khổ, cô đơn, mất hết những gì quý giá nhất của một đời người mà Kiều vẫn còn thương nhớ, lo lắng cho những người thân đã chứng tỏ nàng là người vị tha, quan tâm đến người thân còn hơn cả chính bản thân mình. Nguyễn Du đặt nỗi nhớ chàng Kim lên trước nỗi nhớ song thân là đã tuân thủ đúng diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều khi ấy. Nhớ chàng Kim trước vì nàng Kiều luôn cảm thấy mình có lỗi, có tội, mắc nợ chàng. Còn nhớ đến cha mẹ sau vì dù sao ông bà Vương cũng đã tạm yên một bề.

18 tháng 9 2017

Trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích:

+ Những câu thơ miêu tả cảnh: 6 câu đầu

+ Những câu thơ miêu tả cảnh và tâm trạng của Kiều: 8 câu thơ cuối