K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 4 2020

Sưu tầm 1 số tác  phẩm ca ngợi phong cách giản dị của bác

Trả lời :

Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm văn đồng

học tốt ạ

Tức cảnh Pác Bó

Sáng ra bờ suối,tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang

Tham khảo : https://www.bqllang.gov.vn/tin-tuc/tin-tong-hop/3936-duc-tinh-gian-di-cua-bac-qua-mot-so-bai-tho.html

12 tháng 4 2017

THƠ CA TRONG THỜI KÌ XÔ VIẾT NGHỆ TĨNH

"Cộng sản ba mươi tiếng nổ trời
Thanh Chương đứng dậy cả muôn đời
Lêu đồn Kí Viễn tung tan nát
Xuống huyện Thanh Chương trúc đổ nhào
Phong kiến mật xanh lo hết khiếp
Thực dân mũi lõ sợ toi đời
Phong trào tranh đấu lên cao mãi
Cộng sản ba mươi tiếng nổ trời".

"Xách búa liềm ra hỏi lợi quyền
Quyết trong cuộc đấu ở Hưng Nguyên
Đầu rơi ba loạt không lùi bước
Máu chảy hai lần vẫn tiến lên
Chết giữa đạn bom lòng chẳng nát
Sống qua khói lửa chí thêm bền
Mười hai tháng chín, ba mươi ấy
Xô Viết muôn năm sử chép truyền".

"Cũng chính quyền giai lại công nông
Dựng Xô Viết sửa non sông Hồng Lạc
Cõi đại đồng tiến lên cực lạc
Khắp năm châu vạn quốc một nhà
Bại hay thành cốt ở dân ta
Ta cương quyết hy sinh phụng thờ chung đất nước".

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 10 2023

Mẩu chuyện 1:

Trước kia, Thông tấn xã Việt Nam hàng ngày đều đưa bản tin lên cho Bác xem. Khi in một mặt, Bác phê bình là lãng phí giấy. Sau đấy Thông tấn xã in hai mặt bằng rônêô, nhoè nhoẹt khó đọc hơn nhưng Bác vẫn đọc. Sang năm 1969, sức khoẻ Bác yếu và mắt giảm thị lực, Thông tấn xã lại gửi bản tin in một mặt để Bác đọc cho tiện. Khi xem xong, những tin cần thiết Bác giữ lại, còn Người chuyển bản tin cho Văn phòng Phủ Chủ tịch cắt làm phong bì tiết kiệm hoặc dùng làm giấy viết. Ngày 10-5-1969, Bác đã viết lại toàn bộ đoạn mở đầu bản Di chúc lịch sử bằng mực xanh vào mặt sau tờ tin Tham khảo đặc biệt ra ngày 3-5-1969. Từ giữa năm 1969, sức khoẻ Bác yếu đi nhiều nên Bộ Chính trị đề nghị: Khi bàn những việc quan trọng của Đảng, Nhà nước thì Bác mới chủ trì, còn những việc khác thì cứ bàn rồi báo cáo lại sau, Bác cũng đồng ý như vậy.Tháng 7, Bộ Chính trị họp ra nghị quyết về việc tổ chức 4 ngày lễ lớn của năm: ngày thành lập Đảng, ngày Quốc khánh, ngày sinh Lênin và ngày sinh của Bác. Sau khi Báo Nhân dân đăng tin nghị quyết này, Bác đọc xong liền cho mời mọi người đến để góp ý kiến: “Bác chỉ đồng ý 3/4 nghị quyết. Bác không đồng ý đưa ngày 19-5 là ngày kỷ niệm lớn trong năm sau. Hiện nay, các cháu thanh thiếu niên đã sắp bước vào năm học mới, giấy mực, tiền bạc dùng để tuyên truyền về ngày sinh nhật của Bác thì các chú nên dành để in sách giáo khoa và mua dụng cụ học tập cho các cháu, khỏi lãng phí”.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 10 2023

Mẩu chuyện 2:

Năm 1945, mở đầu bài nói chuyện tại lễ tốt nghiệp khóa V Trường huấn luyện cán bộ Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh thẳng thắn góp ý: “Trong giấy mời tới đây nói 8 giờ bắt đầu, bây giờ là 8 giờ 10 phút rồi mà nhiều người vẫn chưa đến. Tôi khuyên anh em phải làm việc cho đúng giờ, vì thời gian quý báu lắm”.Cũng về giờ giấc, trong kháng chiến chống Pháp, một đồng chí sĩ quan cấp tướng đến làm việc với Bác chậm 15 phút, tất nhiên là có lý do: Mưa to, suối lũ, ngựa không qua được. 

Bác bảo: 

- Chú làm tướng mà chậm đi mất 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp đồng sai bao nhiêu? Hôm nay chú đã chủ quan không chuẩn bị đủ phương án, nên chú không giành được chủ động”.

Một lần khác, Bác và đồng bào phải đợi một đồng chí cán bộ đến để bắt đầu cuộc họp. 

Bác hỏi: 

- Chú đến muộn mấy phút?

- Thưa Bác, chậm mất 10 phút ạ!

- Chú tính thế không đúng, 10 phút của chú phải nhân với 500 người đợi ở đây.

Năm 1953, Bác quyết định đến thăm lớp chỉnh huấn của anh em trí thức, lúc đó đang bước vào cuộc đấu tranh tư tưởng gay go. Sắp đến giờ lên đường bỗng trời đổ mưa xối xả. Các đồng chí làm việc bên cạnh Bác đề nghị cho hoãn đến một buổi khác. Có đồng chí còn đề nghị tập trung lớp học ở một địa điểm gần nơi ở của Bác… Nhưng bác không đồng ý: 

- Đã hẹn thì phải đến, đến cho đúng giờ, đợi trời tạnh thì đến bao giờ? Thà chỉ mình bác và vài chú nữa chịu ướt còn hơn để cả lớp phải chờ uổng công!.

Thế là Bác lên đường đến thăm lớp chỉnh huấn đúng lịch trình trong tiếng reo hò sung sướng của các học viên….

7 tháng 9 2021

Em tham khảo:

     Nếp sống thanh cao và giản dị là một trong những vẻ đẹp cao cả, đáng quý trong phong cách của Hồ Chí Minh. Là lãnh tụ của cả một đất nước, một dân tộc nhưng Bác chẳng yêu cầu, ham muốn những thứ cao sang, bóng bẩy. Từ nơi ăn chốn ở, trang phục hay ăn uống, Bác đều thực hiện đơn sơ, đạm bạc và giản dị hết mức. Tuy Bác sống giản dị là vậy nhưng lại không hề kham khổ. Trái lại, cách sống giản dị, đạm bạc của Chủ tịch Hồ Chí Minh lại vô cùng thanh cao, sang trọng. Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó, lại càng không phải là “cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời”, mà là một cách sống có văn hóa đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên. Phong cách sống của Bác có nét gần gũi với các vị hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,… - thanh cao từ trong tâm hồn đến thể xác.

3 tháng 12 2021
  • Đố ai đếm hết vì sao. Đố ai đếm được công lao Bác Hồ.
  • Bác Hồ là vị Cha chung. Là sao Bắc Đẩu, là vầng Thái Dương.
3 tháng 12 2021

1. Bài thơ “Ảnh Bác” của Trần Đăng Khoa

Nhà em treo ảnh Bác Hồ

Bên trên là một lá cờ đỏ tươi

Ngày ngày Bác mỉm miệng cười

Bác nhìn chúng cháu vui chơi trong nhà

Ngoài sân có mấy con gà

Ngoài vườn có mấy quả na chín rồi

Em nghe như Bác dạy lời

Cháu ơi đừng có chơi bời đâu xa

Trồng rau, quét bếp, đuổi gà

Thấy tàu bay Mỹ nhớ ra hầm ngồi.

2. Bài thơ “Bác đến” của Trần Ninh Hồ (1970)

Trong sổ vàng Trung đoàn chúng con

Năm một chín năm mươi ghi một lần Bác đến.

Sao chỉ ghi ngày giờ, không ghi gì nữa cả?

Con bồn chồn hỏi chính ủy của con.

Chính ủy mỉm cười: Thật, có thế thôi

Bác đến giữa đêm, chiến sĩ mình đang ngủ

Bác bảo: "Đừng làm ồn!", Bác lặng nhìn suốt lượt

Và ngay đêm, Bác lại lên đường.

Từ buổi Bác lên đường bao nhiêu nhớ thương

Bao người đã như con lặng nhìn trong sổ?

Bao năm tháng giữa bồi hồi thức, ngủ

Đến suốt đời con thấy Bác nhìn con!

3. Bài thơ “Bác Hồ - Người cho em tất cả” của Hoàng Long, Hoàng Lân

Cho ánh nắng ban mai,
Là những sớm binh minh
Cho những đêm trăng đẹp,
Là chị Hằng tươi xinh
Cây cho trái và cho hoa
Sông cho tôm và cho cá
Đồng ruộng cho bông lúa
Chim tặng lời reo ca
Anh bộ đội đến nhà,
Cho em lòng dũng cảm.
Cô giáo cho bài giảng,
Yêu xóm làng thiết tha.
Cùng em vượt đường xa xôi,
Là chiếc khăn quàng thắm tươi.
Cho em tất cả
Người mang cho em cuộc đời mới...
Tươi sáng đầy ước mơ.
Người cho em tất cả :
Là Bác Hồ Chí Minh.

4. Bài thơ “Bác ơi” của Tố Hữu (6-9-1969)

Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa

Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa...

Chiều nay con chạy về thǎm Bác

Ướt lạnh vườn cau, mấy gốc dừa!

Con lại lần theo lối sỏi quen

Đến bên thang gác, đứng nhìn lên

Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa?

Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!

Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!

Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời

Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội

Rước Bác vào thǎm, thấy Bác cười!

Trái bưởi kia vàng ngọt với ai

Thơm cho ai nữa, hỡi hoa nhài!

Còn đâu bóng Bác đi hôm sớm

Quanh mặt hồ in mây trắng bay...

Ôi, phải chi lòng được thảnh thơi

Nǎm canh bớt nặng nỗi thương đời

Bác ơi, tim Bác mênh mông thế

Ôm cả non sông, mọi kiếp người.

Bác chẳng buồn đâu, Bác chỉ đau

Nỗi đau dân nước, nỗi nǎm châu

Chỉ lo muôn mối như lòng mẹ

Cho hôm nay và cho mai sau...

Bác sống như trời đất của ta

Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa

Tự do cho mỗi đời nô lệ

Sữa để em thơ, lụa tặng già

Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà

Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha

Bác nghe từng bước trên tiền tuyến

Lắng mỗi tin mừng tiếng súng xa.

Bác vui như ánh buổi bình minh

Vui mỗi mầm non, trái chín cành

Vui tiếng ca chung hòa bốn biển

Nâng niu tất cả chỉ quên mình.

Bác để tình thương cho chúng con

Một đời thanh bạch, chẳng vàng son

Mong manh áo vải hồn muôn trượng

Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.

Ôi Bác Hồ ơi, những xế chiều

Nghìn thu nhớ Bác biết bao nhiêu?

Ra đi, Bác dặn: "Còn non nước..."

Nghĩa nặng, lòng không dám khóc nhiều

Bác đã lên đường theo tổ tiên

Mác - Lênin, thế giới Người hiền

A'nh hào quang đỏ thêm sông núi

Dắt chúng con cùng nhau tiến lên!

Nhớ đôi dép cũ nặng công ơn

Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn

Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi

Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn.

                      5. Bài thơ “Cây vú sữa trong vườn Bác” của Quốc Tấn

Đầu vườn nghe động cánh ong

Kìa cây vú sữa Bác trồng năm nao !

Cành cây lá nắng xôn xao

Chim reo như đón Bác vào đâu đây.

Tay nghiêng thùng tưới bên cây

Rưng rưng... hoa tím uống đầy nắng tươi !

Ung dung Bác đứng ngắm cười

Cả trời xuân ấm tình Người thương yêu...

Mười lăm năm... mỗi sáng chiều

Bác Hồ chăm chút, nâng niu từng cành.

Cây càng khoẻ, lá càng xanh

Như miền Nam đó trưởng thành nở hoa.

Cành cao che mát sân nhà

Từng ôm bóng dáng Cha già sớm trưa.

Dạn dày sương gió nắng mưa

Trái ngon vẫn đậu đợi mùa chín thơm.

Mặc cho lửa đạn mưa bom

Ong xây bọng mật trong vòm lá xanh.

Đã nghe thơm nắng Ba Đình

Ngọt mùa vú sữa bờ kênh Tháp Mười.

Cây ơi ! Ơn Bác đời đời

Bác đi - Con cháu thay Người chăm cây !

6. Bài thơ “Cháu nhớ Bác Hồ” của Thanh Hải (8/1956)

Đêm nay bên bến Ô Lâu
Cháu ngồi cháu nhớ chòm râu Bác Hồ
Nhớ hình Bác giữa bóng cờ
Hồng hào đôi má, bạc phơ mái đầu
Mắt hiền sáng rực như sao
Bác nhìn tận đến Cà Mau sáng ngời

Nhớ khi trǎng sáng đầy trời
Trung thu bác gởi những lời vào thǎm
Nhớ ngày quê cháu tan hoang
Lụt trôi, Bác gởi lúa vàng vào cho
Nhớ khi nhà cháu ra tro
Bác đưa bộ đội về lo che giùm

Bác ơi nhớ mấy cho cùng
Ngoài xa Bác có thấu lòng cháu không.
Đêm đêm cháu những bâng khuâng
Giở xem ảnh Bác cất thầm bấy lâu
Nhìn mắt sáng, nhìn chòm râu
Nhìn vầng trán rộng, nhìn đầu bạc phơ
Càng nhìn càng lại ngẩn ngơ
Ôm hôn ảnh Bác mà ngờ Bác hôn

Bác ơi dù cách núi non
Mà hình Bác vẫn trong lòng không xa
Giặc kia muốn cắt sơn hà
Mà miền Nam vẫn hướng ra Bác Hồ,
Hướng về sắc đỏ ngọn cờ
Về ngày Nam Bắc cõi bờ liền nhau.

Đêm nằm cháu những chiêm bao
Ngày vui thống nhất Bác vào miền Nam.
Cổng chào dựng chật đường quan
Bác đến đình làng Bác đứng trên cao
Bác cười thân mật biết bao
Bác dặn đồng bào cặn kẽ từng câu
Ung dung Bác vuốt chòm râu
Bác xoa đầu cháu, Bác âu yếm cười.

Đêm nay trǎng lại sáng rồi
Trung thu nhớ bác cháu ngồi cháu trông
Ngoài xa nghe tiếng trống rung
Nghe những nhi đồng nhảy múa hò reo
Bác chắc cũng nhớ cháu nghèo
Miền Nam đau khổ sớm chiều trông ra.

Một số bài viết về đức tính giản dị của Bác Hồ :

+ Đôi dép của Bác Hồ - đức tính giản dị

+ Bài học về giản dị và tiết kiệm

+ Sinh hoạt giản dị của Bác

+ Chú sang xông nhà cho Bác

+...

2 tháng 4 2020

Sau thời gian bôn ba ở nước ngoài, năm 1941 Bác Hồ quay trở về nước và đã chọn Pác Bó làm nơi dừng chân để  xây dựng lực lượng cách mạng kháng chiến.

Vào những năm 1940 – 1941, đời sống người dân Pác Bó khổ cực, chủ yếu chỉ là ngô ăn hàng ngày. Có những gia đình thiếu đói, vào những ngày giáp hạt phải vào rừng để đào củ mài để kiếm sống. Còn có những gia đình bốn đời truyền nhau một tấm áo chàm, miếng vá nọ chồng lên miếng và kia, đến khi nhìn lại thì không còn nhận ra đâu là miếng vải may từ lúc đầu tiên nữa. Người về nước trong thời điểm đó và chọn hang Cốc Bó làm nơi trú ẩn. Cuộc sống đạm bạc cũng chỉ cháo ngô và rau rừng. Thấy Bác lớn tuổi, vất vả, ăn cháo ngô sợ Người không đủ sức khoẻ nên các đồng chí bàn bạc với nhau là phải mua gạo để nấu cho Bác. Khi nghe các chiến sĩ bàn bạc Người đã kiên quyết không đồng ý. Có lần ngô non xay để lâu ngày mới nấu nên nồi cháo bị chua. Các đồng chí lại đề nghị Bác cho nấu cháo gạo để Bác dùng Bác vẫn không nghe. Bác hỏi các đồng chí:

– Có cách nào làm cho bắp non khỏi bị chua không?

Các đồng chí trả lời rằng:

– Nếu rang lên thì có thể ăn được nhưng không ngon.

– Không ngon cũng được, thế thì rang lên mà ăn, không nên bỏ. Một hạt bắp vô cùng đáng quý.

Người Pháp nói gì về Bác?

Tuần báo Đây Paris ra ngày 18-6-1946 là một trong những bài viết sớm nhất, tương đối đầy đủ nhất về phong cách của Bác Hồ.

“Chủ tịch nước Việt Nam là một người giản dị quá đỗi. Quanh năm ông chỉ mặc một bộ áo ka ki xoàng xĩnh và khi những người cộng tác quanh ông để ý, nói với ông rằng với địa vị ông ngày nay, nhiều khi cần phải mặc cho được trang trọng, thì ông chỉ mỉm cười trả lời: 

“Chúng ta tưởng rằng chúng ta được quý trọng vì có áo đẹp mặc, trong khi bao nhiêu đồng bào mình trần đang rét run trong thành phố và các vùng quê”?

Sự ăn ở giản dị đến cực độ, như một nhà ẩn sĩ, đó là một đức tính rõ rệt nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một tuần lễ ông nhịn ăn một bữa, không phải là để hành hạ mình cho khổ sở mà là để nêu một tấm gương dè sẻn gạo cho đồng bào đặng làm giảm bớt nạn đói trong nước. Hết thảy mọi người xung quanh đều bắt chước hành động đó của ông.

Trong những ngày thường, ông dùng cơm ở Bắc Bộ phủ, ngồi chung với hết thảy mọi người. Người ta thấy quây quần xung quanh bàn ăn: các bộ trưởng, những thư ký và cả những cậu thiếu niên phục vụ bàn giấy. Nhờ có đức tính giản dị của ông mà khi ngồi ăn với mọi người ông không làm ai phải giữ kẽ nhiều quá, mà trái lại, không khí chung lộ ra, lúc nào cũng thân mật, cũng vui vẻ, gây cho bữa ăn một vẻ gia đình.

Tính giản dị và thân mật của ông còn biểu lộ ra trong những bài diễn văn. Không bao giờ ông tỏ vẻ thông thái, vốn rất rộng của ông. Ông thông thạo bảy thứ tiếng khác nhau và nói được rất nhiều tiếng thổ âm, trái lại ông chỉ dùng những câu nôm na, khiến cho một người dù quê mùa, chất phác nghe cũng hiểu ngay được. Ngày ông viết xã luận cho báo Cứu Quốc, trước khi đem bài cho nhà in, bao giờ ông cũng đem đọc cho một số người không biết chữ, ông già, bà già cùng nghe. Nếu ông thấy thính giả tỏ vẻ không hiểu mấy những ý tưởng trong bài viết lập tức ông viết lại ngay bài khác. Tất cả đức tính Hồ Chí Minh bao gồm trong một cử chỉ bé nhỏ đó.

Chủ tịch Hồ Chí Minh rất ghét lối nói khoa trương, văn vẻ. Mỗi bài diễn văn của ông là một bài học nhỏ kết luận bằng một ý kiến đạo đức. Bởi những ý tưởng hết sức giản đơn ấy mà bài diễn văn của ông có một tiếng vang lớn trong giới trí thức và dân chúng”.

 Đôi dép Bác Hồ - Lối sống giản dị

Đôi dép của Bác “ra đời’’ vào năm 1947, được ‘’chế tạo’’ từ một chiếc lốp ô tô quân sự của thực dân Pháp bị bộ đội ta phục kích tại Việt Bắc. Đôi dép đo cắt không dày lắm, quai trước to bản, quai sau nhỏ rất vừa chân Bác.

Trên đường công tác, Bác nói vui với các cán bộ đi cùng:

- Đây là đôi hài vạn dặm trong truyện cổ tích ngày xưa... Đôi hài thần đất, đi đến đâu mà chẳng được.

Gặp suối hoặc trời mưa trơn, bùn nước vào dép khó đi, Bác tụt dép xách tay. Đi thăm bà con nông dân, sải chân trên các cánh đồng đang cấy, đang vụ gặt, Bác lại xắn quần cao lội ruộng, tay xách hoặc nách kẹp đôi dép...

Mười một năm rồi vẫn đôi dép ấy... Các chiến sĩ cảnh vệ cũng đã đôi ba lần “xin’’ Bác đổi dép nhưng Bác bảo “vẫn còn đi được’’.

Cho đến lần đi thăm Ấn Độ, khi Bác lên máy bay, ngồi trong buồng riêng thì mọi người trong tổ cảnh vệ lập mẹo dấu dép đi, để sẵn một đôi giầy mới...

Máy bay hạ cánh xuống Niu-đê-li, Bác tìm dép. Mọi người thưa:

- Có lẽ đã cất xuống khoang hàng của máy bay rồi... Thưa Bác....

- Bác biết các chú cất dép của Bác đi chứ gì. Nước ta còn chưa được độc lập hoàn toàn, nhân dân ta còn khó khăn, Bác đi dép cao su nhưng bên trong lại có đôi tất mới thế là đủ lắm mà vẫn lịch sự - Bác ôn tồn nói.

Vậy là các anh chiến sĩ phải trả lại dép để Bác đi vì dưới đất chủ nhà đang nóng lòng chờ đợi...

Trong suốt thời gian Bác ở Ấn Độ, nhiều chính khách, nhà báo, nhà quay phim... rất quan tâm đến đôi dép của Bác. Họ cúi xuống sờ nắn quai dép, thi nhau bấm máy từ nhiều góc độ, ghi ghi chép chép... làm tổ cảnh vệ lại phải một phen xem chừng và bảo vệ “đôi hài thần kỳ” ấy.

Năm 1960, Bác đến thăm một đơn vị Hải quân nhân dân Việt Nam. Vẫn đôi dép “thâm niên” ấy, Bác đi thăm nơi ăn, chốn ở, trại chăn nuôi của đơn vị. Các chiến sĩ rồng rắn kéo theo, ai cũng muốn chen chân, vượt lên để được gần Bác hơn. Bác vui cười nắm tay chiến sĩ này, vỗ vai chiến sĩ khác. Bỗng Bác đứng lại:

- Thôi, các cháu dẫm làm tụt quai dép của Bác rồi...

Nghe Bác nói, mọi người dừng lại cúi xuống yên lặng nhìn đôi dép rồi lại ồn ào lên:

- Thưa Bác, cháu, cháu sửa...

- Thưa Bác, cháu, cháu sửa được ạ...

Thấy vậy, các chiến sĩ cảnh vệ trong đoàn chỉ đứng cười vì biết đôi dép của Bác đã phải đóng đinh sửa mấy lần rồi...Bác cười nói:

- Cũng phải để Bác đến chỗ gốc cây kia, có chỗ dựa mà đứng đã chứ! Bác “lẹp xẹp” lết đôi dép đến gốc cây, một tay vịn vào cây, một chân co lên tháo dép ra:

- Đây! Cháu nào giỏi thì chữa hộ dép cho Bác...Một anh nhanh tay giành lấy chiếc dép, giơ lên nhưng ngớ ra, lúng túng. Anh bên cạnh liếc thấy, “vượt vây” chạy biến... 

Bác phải giục:

- Ơ kìa, ngắm mãi thế, nhanh lên cho Bác còn đi chứ.Anh chiến sĩ, lúc nãy chạy đi đã trở lại với chiếc búa con, mấy cái đinh:

- Cháu, để cháu sửa dép...Mọi người dãn ra. Phút chốc, chiếc dép đã được chữa xong.Những chiến sĩ không được may mắn chữa dép phàn nàn:

- Tại dép của Bác cũ quá. Thưa Bác, Bác thay dép đi ạ..

.Bác nhìn các chiến sĩ nói:

- Các cháu nói đúng... nhưng chỉ đúng có một phần... Đôi dép của Bác cũ nhưng nó chỉ mới tụt quai. Cháu đã chữa lại chắc chắn cho Bác thế này thì nó còn ‘’thọ’’ lắm! Mua đôi dép khác chẳng đáng là bao, nhưng khi chưa cần thiết cũng chưa nên... Ta phải tiết kiệm vì đất nước ta còn nghèo...

2 tháng 4 2020

Sau thời gian bôn ba ở nước ngoài, năm 1941 Bác Hồ quay trở về nước và đã chọn Pác Bó làm nơi dừng chân để  xây dựng lực lượng cách mạng kháng chiến.

Vào những năm 1940 – 1941, đời sống người dân Pác Bó khổ cực, chủ yếu chỉ là ngô ăn hàng ngày. Có những gia đình thiếu đói, vào những ngày giáp hạt phải vào rừng để đào củ mài để kiếm sống. Còn có những gia đình bốn đời truyền nhau một tấm áo chàm, miếng vá nọ chồng lên miếng và kia, đến khi nhìn lại thì không còn nhận ra đâu là miếng vải may từ lúc đầu tiên nữa. Người về nước trong thời điểm đó và chọn hang Cốc Bó làm nơi trú ẩn. Cuộc sống đạm bạc cũng chỉ cháo ngô và rau rừng. Thấy Bác lớn tuổi, vất vả, ăn cháo ngô sợ Người không đủ sức khoẻ nên các đồng chí bàn bạc với nhau là phải mua gạo để nấu cho Bác. Khi nghe các chiến sĩ bàn bạc Người đã kiên quyết không đồng ý. Có lần ngô non xay để lâu ngày mới nấu nên nồi cháo bị chua. Các đồng chí lại đề nghị Bác cho nấu cháo gạo để Bác dùng Bác vẫn không nghe. Bác hỏi các đồng chí:

– Có cách nào làm cho bắp non khỏi bị chua không?

Các đồng chí trả lời rằng:

– Nếu rang lên thì có thể ăn được nhưng không ngon.

– Không ngon cũng được, thế thì rang lên mà ăn, không nên bỏ. Một hạt bắp vô cùng đáng quý.