K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 10 2021

- Bài tập phần Luyện tập : Mục C.2 ( SHD / Trang 49,50)

- Bài tập Vận dụng :    

 

Bài 1:   Đặt câu có dùng 3 trợ từ: “ chính, đích, ngay, ” và nêu t/ dụng của việc dùng 3 trợ từ đó.                                        

Bài 2 :  Viết lại 1 -> 2 câu văn có sử dụng trợ từ trong văn bản " Tôi đi học"  (Thanh Tịnh)

13 tháng 10 2021

giúp em vs ạ

30 tháng 9 2021

Tham khảo

Sự yêu thương và sẻ chia là điều cần thiết để gắn kết những trái tim lại với nhau.Sự sẻ chia là gì? Đó là một dạng tình cảm được trao đi xuất phát từ trái tim, đồng cảm, thương yêu, san sẻ cùng với những người xung quanh cuộc sống của mình. Sẻ chia chính là cho đi mà không mong muốn được nhận lại. Khi chúng ta san sẻ yêu thương, san sẻ niềm vui hay cùng đồng cảm với nhau trong những nỗi buồn, giúp nhau vượt qua khó khăn thì chúng ta sẽ nhận lại được rất nhiều thứ. Dù nó không phải là những thứ hiển hiện nhưng ít nhất bản thân mình sẽ cảm thấy an yên và vui vẻ hơn. Sự sẻ chia không phải là một khái niệm quá xa lạ trong cuộc sống này. Bởi nó luôn tồn tại và hiển diện trong chính lời nói và hành động của chúng ta với những người xung quanh. Một trong những điều nho nhỏ, bình dị mà bạn có thể nhận ra sự san sẻ chính là sự chia sẻ công việc của bố mẹ trong nhà. San sẻ từ công việc đến tình cảm dành cho con cái. Đó là một sự chia sẻ hiện hữu, rất dễ dàng nhận biết. Đối với một xã hội, sự sẻ chia yêu thương là điều vô cùng cần thiết. Nó chính là sợi dây nối liền tình cảm giữa người với người. Nó khiến cho chúng ta cảm thấy cho đi yêu thương không bao giờ là điều lãng phí. Lãng phí nhất là chúng ta để thừa yêu thương trong lòng mà không biết gửi gắm nơi đâu. Khi trao đi yêu thương với người khác, bản thân mình sẽ nhận lại được yêu thương từ ánh mắt ấm áp, từ nụ cười chân thành và lời cảm ơn nặng nghĩa tình. Chỉ như vậy thôi chúng ta cũng đã thấy được rằng sẻ chia chưa bao giờ “lỗ” với trái tim mình.

30 tháng 9 2021

Mình cảm ơn ạ

 

15 tháng 10 2021

Tham khảo:

Truyện Cô bé bán diêm của An-đec-xen đã gợi cho em một nỗi cảm thương đến xót xa trước cảnh ngộ nghèo khổ, khôn cùng và cái chết vô cùng thương tâm của cô bé. Cô bé đã cạn kiệt về vật chất và bị tổn thương nặng nề về tinh thần. Trong cuộc đời này còn có gì đau đớn hơn khi là môt cô bé bị bỏ rơi, cô đơn, lẻ loi giữa trời.
Truyện Cô bé bán diêm của An-đec-xen đã gợi cho em một nỗi cảm thương đến xót xa trước cảnh ngộ nghèo khổ và cái chết của cô.
Trước cảnh ngộ nghèo khổ, cơ cực của cô bé, lòng tôi như đau thắt lại. Có lẽ nào ta lại không cảm thấy xót xa khi nghĩ về hình ảnh cô bé một mình bơ vơ, giữa một không gian mênh mông trong đêm tối, rét cắt da, cắt thịt. Trong khi mọi người được sum vầy vui vẻ trong các căn nhà âm áp, bên lò sưởi kia, thì em bé phải một mình bán những bao diêm, em chẳng được ai quan tâm để ý. Cảnh ngộ đó của cô bé càng làm đau đớn tim ta hơn, vì nó lại xảy ra trong đêm giao thừa, khi tất cả niềm vui và sự đầy đủ ùa vào những căn nhà ấm cúng.
Giá như tất cả những hình ảnh tưởng tượng biến thành hiện thực thì em sẽ vui sướng biết bao, khi "ngỗng nhảy ra khỏi đĩa" sẽ mang đến cho em bữa ăn thịnh soạn để vượt lên phút đói lả người. Nhưng một lần nữa, ảo ảnh lại vụt biến, em lại phải đối mặt với "phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xoá, gió bấc vi vu". Không những thế, em còn chứng kiến sự thờ ơ ghẻ lạnh của những người qua đường, hình ảnh tương phản được nhà văn khắc họa làm ta nhói đau trước em bé bất hạnh.
Và một lần nữa, que diêm tiếp theo lại sáng bừng lên, để em được sống trong những giấc mơ đẹp nhất của một em bé. Trong một cuộc sống phải từng phút từng giây vật lộn mưu sinh, em đã phải từ giã những niềm vui được đùa chơi của con trẻ. Ánh sáng từ que diêm đã toả ra vầng hào quang lộng lẫy, cho em "một cây thông Nô-en", như đem đến cho em một thiên đường của tuổi thơ: "Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong tủ hàng". Điều trớ trêu nghiệt ngã là tất cả những hình ảnh tươi đẹp ấy em chỉ kịp nhìn nhưng không thể chạm tay vào, bởi lẽ tất cả chỉ là ảo ảnh, như những ngôi sao trên trời mà em không thể với tới. Trái tim ta như nghẹn lại cùng lời kể của nhà văn, bởi lẽ em bé đang dần kiệt sức và sắp phải gục ngã trước cái lạnh chết người của xứ sở bà chúa Tuyết.

13 tháng 12 2022

cuối cùng em bé đã chết một cách sót xa trong đêm giao thừa. Cái chết chứa đựng sức mạnh tố cáo xã hội. dù người ta nhìn thấy trong  bé gái khép nép trong xó tường với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười.Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử thật tàn nhẫn với em . Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.

13 tháng 10 2020

Em bé đã chết một cách thê lương như vậy trong đêm giao thừa. Cái chết mang trong nó sức mạnh tố cáo xã hội. Cho dù người ta nhìn thấy trong xó tường một em bé gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười.Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử tàn nhẫn với em biết mấy. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.

13 tháng 10 2020

    Chắc chúng ta không thể hiểu rõ được cảm nhận đau thương của cô bé bán diêm trong câu chuyện cùng tên. Còn có gì đau đớn hơn khi là một cô bé bị bỏ rơi, cô đơn, lẻ loi giữa trời mùa đông giá rét. Khi đọc xong câu chuyện Cô bé bán diêm, lòng ta như thắt lại một cảm xúc đau thương, xót xa cho số phận bất hạnh của cô bé. Vốn dĩ cô bé cũng sẽ có một cuộc sống hạnh phúc như bao đứa trẻ khác, có cả cha lẫn mẹ và cả người bà yêu dấu nữa, nhưng cuộc sống eo le cứ đưa đẩy, bất hạnh. Em mồ côi mẹ, chẳng lâu sau thì người bà kính yêu cũng mất, bố em trở nên khó tính, còn hay đánh mắng em. Và rồi, trong đêm giao thừa, giữa mùa đông giá rét, em đã chết co ro nằm cạnh những bức tường lạnh lẽo. Có ai biết rằng cô bé đã ước ao, khát khao nhưng gì? Nhưng tất cả chỉ là mộng tưởng tốt đẹp do chính tâm hồn nhỏ bé tạo ra. Bởi vậy mà giấc mộng ấy như một cách giải thoát, cho em gặp bà và được sống với bà mãi mãi, không còn đói, còn rét, còn cô đơn nữa... Nhưng em đã ra đi, một đứa bé có quyền hạnh phúc, quyền no ấm và tối thiều nhất là quyền được sống, nhưng tất cả em đều không có, niềm vui đầu năm ấy phải chăng là sự hạnh phúc mà đó còn là nỗi bất hạnh của cô bé. Nếu như có một bàn tay nào cứu giúp lúc đó liệu cô bé có chết? Nếu như có sự trở che của đồng loại liệu cô bé có chết? Và nếu như em được sống, được hạnh bên gia đình liệu có như vậy? Qua nhân vật đầy bất hạnh ấy đã thức tỉnh biết bao tấm lòng nhân hậu, vị tha của con người trên thế giới này và sẽ còn rất những số phận như cô bé bán diêm rất cần, rất cần được yêu thương đùm bọc để chẳng còn những thảm cảnh xảy ra nào khác nữa.