K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 3 2020

- Khi con tu hú gọi bầy.

- Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

15 tháng 3 2020

Trl :

a, Đoạn thơ trên gợi cho em nhớ tới câu thơ " Khi con tu hú gọi bầy " trong văn bản Khi con tu hú

b, Sau khi đọc văn bản đó , em nghĩ rằng thanh niên chúng ta cần phải biết và tạo cho mình một lý tưởng sống cao đẹp,sống vì mọi người,vì quê hương đất nước. Bản thân mỗi chúng ta hãy tự nhìn lại cách sống của mình để hướng đến tương lai tươi sáng.
Bản thân em cũng nỗ lực học tập, rèn luyện đạo đức, tham gia nghĩa vụ quân sự, và khi tổ quốc cần cũng sẽ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ quê hương

15 tháng 3 2020

Mình bt là nó nằm trong bài Khi con tú hú rùi nhưng mình cần chỉ rõ câu thơ đó ra

15 tháng 3 2018

Bài thơ nhắc tới tiếng chim tu hú trong chương trình ngữ văn THCS: "Khi con tu hú" của Tố Hữu.

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

Tiếng chim tu hú trong hai bài thơ:

    + Trong bài "Bếp lửa" của Bằng Việt: tiếng chim tu hú báo hiệu mùa hè, mở ra sự ấm áp, tha thiết của tình bà cháu, tiếng chim tu hú gợi nhớ về những ngày tháng tuổi thơ được bà chăm sóc, dạy dỗ.

    + Trong bài "Khi con tu hú" của Tố Hữu: tiếng chim tu hú quen thuộc, báo hiệu mùa hè. Tiếng tu hú gọi bầy như thôi thúc người chiến sĩ phá bỏ rào cản để đón nhận vẻ đẹp, sự tự do của sự sống tươi đẹp bên ngoài.

16 tháng 3 2020

a. Gợi nhớ văn bản Khi con tu hú - Tố Hữu

Câu thơ:

+ Khi con tu hú gọi bầy

+ Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

9 tháng 12 2017

Những kỉ niệm về tuổi thơ được gợi lại trong tâm trí người cháu:

    - Tuổi thơ nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằm từ năm lên bốn tuổi đó là những năm tháng chiến tranh gian khổ ác liệt: “đói mòn đói mỏi”.

       + Cái đói ám ảnh tâm trí đứa trẻ, nhà thơ đã cho ta thấy một quá khứ tang thương đầy những thảm cảnh của dân tộc gắn với thân phận người dân mất nước.

       + Những hình ảnh đau thương của dân tộc gây ấn tượng mạnh, sâu đậm với tâm hồn nhà thơ, ấn tượng về khói bếp “hun nhèm mắt”.

    - Tuổi thơ có gian khổ của những ngày giặc ngoại xâm gây tội ác.

Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi

Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi

    - Dòng hồi tưởng của đứa cháu gắn với âm thanh của tiếng chim tu hú, âm thanh quen thuộc nơi đồng quê mỗi dịp hè về cứ vang vọng, cuộn xoáy trong lòng người xa xứ.

       + Với 11 câu thơ, tiếng tu hú được nhắc tới 5 lần, khi thảng thốt, khi khắc khoải, lúc lại mơ hồ từ những cánh đồng xa.

       + Không gian mênh mông, bao la, buồn tới lạnh lùng. Trong từng cung bậc của tiếng tu hú, tình cảm, nỗi nhớ của người cháu càng trở nên da diết, mạnh mẽ hơn.

→ Tác giả lựa chọn những hình ảnh, âm thanh tiêu biểu nhắc lại những ấn tượng khó phai về tuổi thơ của chính mình.

3 tháng 2 2017

- Đứa cháu sau bao năm xa cách với bếp lửa và mùi khói nhưng vẫn mang cảm giác “Nghĩ lại tới giờ sống mũi còn cay”:

       + Người cháu luôn xúc động, bồi hồi mỗi khi nghĩ về những năm tháng khốn khó của tuổi thơ.

       + Cháu cảm thấy kỉ niệm sống dậy, người cháu thương nhớ bà và tình bà cháu vẫn vẹn nguyên.

→ Đây là dòng cảm xúc chân thật và xúc động của đứa cháu về bà và về tuổi thơ của mình.

26 tháng 10 2017

Hai câu thơ trên sử dụng biện pháp liệt kê:

    + Các cụm từ: bà bảo, bà dạy, bà chăm diễn tả sâu sắc tấm lòng nhân hậu, tình yêu thương bao la và sự chăm sóc tận tình của bà dành cho người cháu.

    + Từ “bà” và “cháu” được lặp lại nhiều lần nhằm gợi tả tình bà cháu quấn quít, yêu thương.

    + Người bà thay thế cha mẹ là chỗ dựa vững chắc cho cháu.

→ Hình ảnh người bà tần tảo, khuya sớm, bà là sự kết hợp cao quý tình cha, nghĩa mẹ, công thầy.

Những hình ảnh về bà in đậm trong tâm trí người cháu và gây xúc động mỗi khi cháu nhớ về.

3 tháng 5 2018

Chọn đáp án: B