K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống: - Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu? Điểm thêm một "giây" nức nở ,chị Dậu ngó con bằng cách xót xa : - Con sẽ ăn ở nhà cụ nghị thôn Đoài. Cái tí nghe nói giãy nảy, giống như sét đánh bên tai nó liệt luyện củ khoai vào rổ và òa lên khóc. […] Chừng như lúc nãy thấy...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống:

- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?

Điểm thêm một "giây" nức nở ,chị Dậu ngó con bằng cách xót xa :

- Con sẽ ăn ở nhà cụ nghị thôn Đoài.

Cái tí nghe nói giãy nảy, giống như sét đánh bên tai nó liệt luyện củ khoai vào rổ và òa

lên khóc.

[…] Chừng như lúc nãy thấy bất cả chó lớn, chó con cái Tí vẫn tưởng những con vật ấy

sẽ đi thế mạnh cho mình cho nên nó đã vững Dạ ngồi im. Bây giờ nghe mẹ giục nó phải

đi nó lại nhếch nhác ,mếu khóc:

U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư? Khốn nạn thân con thế này!

Trời ơi!…

- Xác định câu nghi vấn, cảm thán trong đoạn trích và cho biết câu nghi vấn, câu cảm

thán cùng để làm gì?

1
14 tháng 3 2020

Câu nghi vấn :

- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu? ( Hành động hỏi )

- U nhất định bán con đấy ư? ( Bộc lộ cảm xúc )

- U không cho con ở nhà nữa ư? ( Bộc lộ cảm xúc )

Câu cảm thán :

- Khốn nạn thân con thế này! ( Bộc lộ cảm xúc )

- Trời ơi!… ( Bộc lộ cảm xúc )

Đọc đoạn trích đã cho (trang 90 .SGK Ngữ văn 9, tập 2) và trả lời câu hỏi.Chị Dậu vừa nói vừa mếu:- Thôi u không ăn, để phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u.Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống:- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?Điểm thêm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích đã cho (trang 90 .SGK Ngữ văn 9, tập 2) và trả lời câu hỏi.

Chị Dậu vừa nói vừa mếu:

- Thôi u không ăn, để phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u.

Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống:

- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?

Điểm thêm một “giây” nức nở, chị Dậu ngó con bằng cách xót xa:

- Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.

Cái Tí nghe nói giãy nảy, giống như sét đánh bên tai, nó liệng củ khoai vào rổ và òa lên khóc:

- U bán con thật đấy u? Con van u, con lạy u, concòn bé bỏng, u đừng bán con đi, tội nghiệp. U để cho con ở nhà chơi với em con.

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

2. Hàm ý trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn? Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy? Chi tiết nào trong đoạn trích cho thấy cái Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ?

1
12 tháng 11 2018

Mức độ hàm ý ở câu thứ hai thấp hơn, nghĩa là người nghe có thể hiểu được ý người nói dễ hơn. Tí hiểu được hàm ý trong lời mẹ nói khi "giãy nảy", "liệng củ khoai vào rổ và òa lên khóc", "u bán con thật đấy ư?"

Đọc đoạn trích đã cho (trang 90 .SGK Ngữ văn 9, tập 2) và trả lời câu hỏi.Chị Dậu vừa nói vừa mếu:- Thôi u không ăn, để phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u.Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống:- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?Điểm thêm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích đã cho (trang 90 .SGK Ngữ văn 9, tập 2) và trả lời câu hỏi.

Chị Dậu vừa nói vừa mếu:

- Thôi u không ăn, để phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u.

Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống:

- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?

Điểm thêm một “giây” nức nở, chị Dậu ngó con bằng cách xót xa:

- Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.

Cái Tí nghe nói giãy nảy, giống như sét đánh bên tai, nó liệng củ khoai vào rổ và òa lên khóc:

- U bán con thật đấy u? Con van u, con lạy u, concòn bé bỏng, u đừng bán con đi, tội nghiệp. U để cho con ở nhà chơi với em con.

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

1. Nêu hàm ý của những câu in đậm. Vì sao chị Dậu không dám nói thẳng với con mà phải dùng hàm ý?

1
4 tháng 6 2017

Câu in đậm "con chỉ được ăn ở nhà bữa này thôi" hàm ý: từ hôm sau con không được ăn ở nhà

- "Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài" có hàm ý: U đã bán con cho nhà cụ Nghị thôn Đoài

Vì phải bán đứa con đứt ruột đẻ ra nên chị Dậu không thể cất lời nói thẳng, chị nói hàm ý để giấu và tránh đi điều đau lòng đó.

Chỉ ra các hành động nói trong đoạn trích sau và cho biết mục đích của mỗi hành động.Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống:- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu ?Điểm thêm một “giây” nức nở, chị Dậu ngó con bằng cách xót xa:- Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.Cái Tí nghe nói giãy nảy, giống như sét đánh bên tai, nó liệng củ khoai vào...
Đọc tiếp

Chỉ ra các hành động nói trong đoạn trích sau và cho biết mục đích của mỗi hành động.

Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống:

- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu ?

Điểm thêm một “giây” nức nở, chị Dậu ngó con bằng cách xót xa:

- Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.

Cái Tí nghe nói giãy nảy, giống như sét đánh bên tai, nó liệng củ khoai vào rổ và oà lên khóc.

[…] Chừng như lúc nãy thấy bắt cả chó lớn, chó con, cái Tí vẫn tưởng những con vật ấy sẽ đi thế mạng cho mình, cho nên nó đã vững dạ ngồi im. Bây giờ nghe mẹ nó giục nó phải đi, nó lại nhếch nhác, mếu khóc:

- U nhất định bán con đấy ư ? U không cho con ở nhà nữa ư ? Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi!…

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

1
25 tháng 12 2019

" Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?" → hành động hỏi.

   " Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài" → hành động trình bày.

   " U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư?" → mục đích hỏi.

   " Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi!" → mục đích bộc lộ cảm xúc đau khổ, buồn chán.

Phần I: Đọc – Hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu ở bên dưới: Anh ra khơi, Mây chao ngang trời những cánh buồm trắng. Phút chia tay, anh dạo trên bến cảng, Biển một bên và em một bên.   Biển ồn ào êm lại dịu êm, Em vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng lẽ? Anh như con tàu lắng sóng từ hai phía, Biển một bên và em một bên.   Ngày mai, khi thành phố  lên đèn, Tàu anh buông neo dưới...
Đọc tiếp

Phần I: Đọc – Hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu ở bên dưới:

Anh ra khơi,

Mây chao ngang trời những cánh buồm trắng.

Phút chia tay, anh dạo trên bến cảng,

Biển một bên và em một bên.

 

Biển ồn ào êm lại dịu êm,

Em vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng lẽ?

Anh như con tàu lắng sóng từ hai phía,

Biển một bên và em một bên.

 

Ngày mai, khi thành phố  lên đèn,

Tàu anh buông neo dưới chùm sao xa lắc.

Thăm thẳm nước trời nhưng anh không cô độc,

Biển một bên và em một bên.

 

Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên,

Bão táp chưa ngưng trong những vành tang trắng.

Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng,

Biển một bên và em một bên.

                                                   TRẦN ĐĂNG KHOA

Câu 1 (0,5 điểm): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

Câu 2 (0,5 điểm): Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên?

Câu 3 (1,0 điểm): Xác định và phân tích một biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:

 Anh như con tàu lắng sóng từ hai phía,

Biển một bên và em một bên.

Câu 4 (1,0 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn trích trên?

Phần II: Tập làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung văn bản phần Đọc – Hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của biển đảo, quê hương và trách nhiệm của mỗi người đối với chủ quyền của biển đảo.

Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nhận của anh (chị) về bức tranh phố huyện lúc chiều tà trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, sách giáo khoa Ngữ Văn 11, tập một.

giải giúp mình nhé. cảm ơn các bạn

0
I.Đọc hiểu văn bản: ( 3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3: “En-ri-cô con ơi! Việc học đối với con hình như khó nhọc, mẹ con nói phải đẩy. Cha chưa bao giờ trông thấy con đi học với cái dáng quả quyết và nét mặt hớn hở như cha mong muốn! Con thử tưởng tượng nếu con ngồi không ở nhà thì ngày giờ của con sẽ trống trải biết là dường nào! Cha...
Đọc tiếp

I.Đọc hiểu văn bản: ( 3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3: “En-ri-cô con ơi! Việc học đối với con hình như khó nhọc, mẹ con nói phải đẩy. Cha chưa bao giờ trông thấy con đi học với cái dáng quả quyết và nét mặt hớn hở như cha mong muốn! Con thử tưởng tượng nếu con ngồi không ở nhà thì ngày giờ của con sẽ trống trải biết là dường nào! Cha chắc chi trong vòng một tuần lễ là con lại muốn trở lại nhà trường. Con ơi! Hiện thời, không một đứa trẻ nào là không đi học. Con hãy nghĩ đến những người thợ làm lụng cặm cụi cả ngày, tối đến còn phải cắp sách đi học, những có thiếu nữ suốt tuần lễ bị giam giữ trong xưởng, chủ nhật đến cũng rủ nhau đi học, những binh linh hết giờ luyện tập cũng đem ra học, viết. Cho đến những trẻ mủ, trẻ câm, chủng cũng đều học cả.... (Trích Chương 8, Những tấm lòng cao cả, Ét-môn-đô đa A-mi-xi) Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? (1.0 điểm) Câu 2. Xác định ít nhất hai từ láy và hai từ ghép đẳng lập có trong đoạn trích. (1,0 điểm) Câu 3. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích trên. ( 1,0 điểm) II.Tạo lập văn bản: ( 7,0 điểm) Câu 1: ( 2,0 đ) Dựa vào nội dung của đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 7-8 câu nêu suy nghĩ của em về sự quan tâm của cha mẹ đối với việc học tập của con cái Câu 2: (5,0 đ) "Tạ ơn thầy dẫn con vào rừng tri thức Cảm nghĩa cô dắt con đền biển yêu thương” Thật khó có thể nói hết ngàn lời yêu thương, có thể dùng từ ngữ mà bật lên tiếng tri ăn thầy cô từ sâu thẳm tâm hổn những con người vĩ đại suốt đời hi sinh cho sự nghiệp trổng người. Em hãy viết một bài văn phát biểu cảm nghĩ về người thầy hoặc cô mà em kinh yêu.

0
PHẦN I : ĐỌC HIỂU (2,0 điểm)Đọc  đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Lòng tự trọng là một trong những phẩm chất tốt đẹp nhất của Con Người. Đó là đức tính luôn luôn chú ý giữ gìn phẩm giá, nhân cách của mình, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. Người có lòng tự trọng là người có đạo đức, có thiên lương, có tư tưởng nhân nghĩa, không bao giờ làm điều xấu, việc ác với đồng loại và môi...
Đọc tiếp


PHẦN I : ĐỌC HIỂU (2,0 điểm)
Đọc  đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
 Lòng tự trọng là một trong những phẩm chất tốt đẹp nhất của Con Người. Đó là đức tính luôn luôn chú ý giữ gìn phẩm giá, nhân cách của mình, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. Người có lòng tự trọng là người có đạo đức, có thiên lương, có tư tưởng nhân nghĩa, không bao giờ làm điều xấu, việc ác với đồng loại và môi trường thiên nhiên…Có thể nêu ra rất nhiều biểu hiện của lòng tự trọng: không tham tiền bạc, của cải bất chính; nhặt được của rơi, trả lại người mất; lỡ va quệt xe cộ vào người đi đường thì đỡ người ta dậy, hỏi han và xin lỗi, hoặc đưa vào bệnh viện; đi xe không lạng lách, đánh võng, vượt ẩu, thực hiện tốt văn hóa giao thông; ăn nói và trang phục lịch sự, khiêm nhường; cử chỉ đứng đắn, hiền hòa; sống gần người lưu manh, trộm cướp, côn đồ, nghiện hút, mà không nhiễm thói xấu; ở nơi xóm phố hoặc đến nơi công cộng thì tỏ ra ý tứ, biết giữ gìn cảnh quan, môi trường và bảo vệ của công... Và như vậy, người có lòng tự trọng phải biết xấu hổ khi lỡ xảy ra điều gì sai trái và có ý thức sửa chữa đến cùng.
      (Lòng tự trọng, Báo mới, 22/2/2014)
Câu 1: Xác định câu nêu luận điểm của đoạn ? (0.5)
Câu 2 : Xác định vấn đề nghị luận của đoạn trích? (0.5) 
Câu 3: Tác dụng của những dẫn chứng đó ? (1.0)
Phần II: Tập làm văn (8,0 điểm) 
       Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:
                                       Uống nước nhớ nguồn

0
Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:“Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế. Thấy vậy hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận. Họ hội binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh. Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

“Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế. Thấy vậy hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận. Họ hội binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh. Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ được gì tới chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa. Biết ý, Thạch Sanh đố họ ăn hết được niêu cơm và hứa sẽ trọng thưởng cho những ai ăn hết. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi, nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy. Chúng cúi đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh rồi kéo nhau về nước…”

                                         (Trích Thạch Sanh, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

Hãy kể lại sự việc trên bằng lời văn của em. 

Giúp mình nhé

3
26 tháng 11 2021

ko bt làm vì ngu văn hoặc kể chuyện

 

26 tháng 11 2021

giống mình thật

Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:“Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế. Thấy vậy hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận. Họ hội binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh. Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

“Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế. Thấy vậy hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận. Họ hội binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh. Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ được gì tới chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa. Biết ý, Thạch Sanh đố họ ăn hết được niêu cơm và hứa sẽ trọng thưởng cho những ai ăn hết. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi, nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy. Chúng cúi đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh rồi kéo nhau về nước…”

                                         (Trích Thạch Sanh, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

Câu hỏi:

Hãy kể lại sự việc trên bằng lời văn của em?
 

1
26 tháng 11 2021

Tham khảo!

Ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi đã già mà chưa có con. Thấy họ tốt bụng Ngọc Hoàng bèn sai Thái tử xuống đầu thai làm con. Cậu vừa chào đời thì mẹ mất, cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ nát. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Cậu được dạy đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông. Thạch Sanh bị Lý Thông lợi dụng rủ về sống chung. Nhưng Lý Thông độc ác mang Thạch Sanh nộp mạng thay mình cho Chằn tinh. Lý Thông cướp công giết Chằn tinh được vua khen ngợi phong làm quận công. Đại bàng đến quắp công chúa đi. Thạch Sanh bèn dùng cung tên bắn đuổi theo, cứu công chúa. Lý Thông lại lần nữa hãm hại Thạch Sanh. Nhận ra Lý Thông hại mình, chàng chỉ xin một cây đàn rồi trở về gốc đa quy ẩn. Chàng và công chúa kết hôn, các nước chư hầu cùng thán phục tài năng của chàng.

I.Đọc hiểu văn bản: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3: “En-ri-cô con ơi! Việc học đối với con hình như khó nhọc, mẹ con nói phải đẩy. Cha chưa bao giờ trông thấy con đi học với cái dáng quả quyết và nét mặt hớn hở như cha mong muốn! Con thử tưởng tượng nếu con ngồi không ở nhà thì ngày giờ của con sẽ trống trải biết là dường nào! Cha chắc chi...
Đọc tiếp

I.Đọc hiểu văn bản: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3: “En-ri-cô con ơi! Việc học đối với con hình như khó nhọc, mẹ con nói phải đẩy. Cha chưa bao giờ trông thấy con đi học với cái dáng quả quyết và nét mặt hớn hở như cha mong muốn! Con thử tưởng tượng nếu con ngồi không ở nhà thì ngày giờ của con sẽ trống trải biết là dường nào! Cha chắc chi trong vòng một tuần lễ là con lại muốn trở lại nhà trường. Con ơi! Hiện thời, không một đứa trẻ nào là không đi học. Con hãy nghĩ đến những người thợ làm lụng cặm cụi cả ngày, tối đến còn phải cắp sách đi học, những có thiếu nữ suốt tuần lễ bị giam giữ trong xưởng, chủ nhật đến cũng rủ nhau đi học, những binh linh hết giờ luyện tập cũng đem ra học, viết. Cho đến những trẻ mủ, trẻ câm, chủng cũng đều học cả.... (Trích Chương 8, Những tấm lòng cao cả, Ét-môn-đô đa A-mi-xi) Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? Câu 2. Xác định ít nhất hai từ láy và hai từ ghép đẳng lập có trong đoạn trích. Câu 3. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích trên. II.Tạo lập văn bản: Câu 1: Dựa vào nội dung của đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 7-8 câu nêu suy nghĩ của em về sự quan tâm của cha mẹ đối với việc học tập của con cái Câu 2: "Tạ ơn thầy dẫn con vào rừng tri thức Cảm nghĩa cô dắt con đền biển yêu thương” Thật khó có thể nói hết ngàn lời yêu thương, có thể dùng từ ngữ mà bật lên tiếng tri ăn thầy cô từ sâu thẳm tâm hổn những con người vĩ đại suốt đời hi sinh cho sự nghiệp trổng người. Em hãy viết một bài văn phát biểu cảm nghĩ về người thầy hoặc cô mà em kinh yêu.ai help mik với mik đang cần gấp!!

0
Câu 1:Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý...
Đọc tiếp

Câu 1:

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao!”
(SGK Ngữ văn lớp 7, tập 2)
a. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? Thái độ, tình cảm của tác giả được gửi gắm trong đoạn văn?
b. Trình bày nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản chứa đoạn văn trên?

Câu 2:

Thế nào là câu đặc biệt? Tác dụng của câu đặc biệt? Tìm câu đặc biệt trong các đoạn trích dưới đây và cho biết tác dụng của chúng? Ôi, đẹp quá! Sao lại có bông hoa bằng lăng nở muộn thế kia? (Phạm Hổ)
Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đoàn kịch lưu động chúng tôi đóng lại, tránh cái gió lào… (Nguyễn Tuân)

1
30 tháng 3 2022

1. 

a, Đoạn văn được trích trong văn bản ''Đức tính giản dị của Bác Hồ'' của Phạm Văn Đồng. 

PTBĐ: Nghị luận

Tác giả bày tỏ tình cảm yêu quý, trân trọng và yêu mến Bác qua việc nói về sự giản dị của Bác trong đời sống. 

b, Nghệ thuật: 
Dùng biện pháp liệt kê 

Lời lẽ trang trọng, tôn kính

Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng sinh động, cụ thể...

Ý nghĩa:

Bày tỏ sự yêu mến, kính trọng về đức tính của Bác

2. 

Khái niệm:

Câu đặc biệt là câu không theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ.

Tác dụng: 

Bộc lộ cảm xúc

Thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng

Gọi đáp

Xác định thời gian, nơi chốn xảy ra SV, sự việc.

Ôi, đẹp quá! Sao lại có bông hoa bằng lăng nở muộn thế kia? (Phạm Hổ)

=> Dùng để bộc lộ cảm xúc

Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đoàn kịch lưu động chúng tôi đóng lại, tránh cái gió lào… (Nguyễn Tuân)

=>Xác định thời gian, nơi chốn xảy ra SV, sự việc.