K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 11 2021

 

Trong truyện " Kiều ở lầu ngưng bích ",  Nguyễn Du miêu tả nỗi nhớ thương người yêu và cha mẹ của Kiều. 

                      Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

                   Tin sương luống những rày trông mai chờ

Trong tâm trí nàng vẫn còn như in hình ảnh hai người cùng uống rượu thề nguyền dưới trăng: “đinh ninh hai miệng một lời song song”. Kiều thương nhất là việc Kim Trọng vẫn chưa biết Kiều đã thuộc về người khác, vẫn đang ngày đêm trông chờ nàng một cách uổng công. Hết thương Kim Trọng, Kiều lại thương mình. 

                            Bên trời góc bể bơ vơ

                Tấm son gột rửa bao giờ cho phai

Một mình nàng bơ vơ nơi chân trời góc bể nafgn nhó về Kim Trọng nỗi nhớ đau đớn, tình cảm của nàng dành cho chàng Kim chẳng bao giờ phai nhạt. Câu thơ " tấm son gột rửa bao giờ cho phai " vừa sử dụng nghệ thuật ẩn dụ vừa là câu hỏi tu từ. Từ " tấm son " nghĩa là luôn giữ tấm lòng chung thủy, son sắc. 

                      Xót người tựa cửa hôm mai…

              Quạt nồng ấp lạnh, những ai đó giờ ?

Nàng sót thương cha mẹ khi sáng chiều " tựa cửa " ngóng tin con, nàng không khỏi day dứt khôn nguôi vì cha mẹ đã tuổi già sức yếu mà nàng không thể tự tay chăm sóc. Tác giả sử dụng thành ngữ " Quạt nồng ấp lạnh" để nói lên tâm trạng nhớ thương cha mẹ của Kiều.

                       Sân Lai cách mấy nắng mưa 

                    Có khi gốc tử đã vừa người ôm 

Cụm từ " Sân lai, gốc tử " thể hiện tâm trạng xót xa, lo lắng của Kiều. Hình ảnh " cách mấy nắng mưa " vừa gợi sự xa cách vừa gợi sức mạnh tàn phá của tự nhiên đối với cảnh vật. Trong cảnh ngộ như vật Kiều là một người vô cùng đáng thương nhưng nàng đã quên đi cảnh ngộ của bản thân để nghĩ về người yêu, nhớ về cha mẹ không biết giờ này họ ra sao. Nàng là một người chung thủy, một người con hiếu thảo, một người phụ nữ có tấm lòng vị tha và đáng trân trọng. Trong bài thơ, còn có một chi tiết vô cùng quan trọng đó là Kiều ẫ bày tỏ nỗi nhớ Kim Trọng trước cha mẹ sau bởi trong cơn gia biến, Thúy Kiều đã hi sinh mối tình đầu đẹp đẽ để cứu gia đình, Kiều đã phần nào “đền ơn sinh thành” cho cha mẹ. Với Kim Trọng , Kiều luôn canh cánh bên mình vì cảm thấy đã phụ tình chàng và có lỗi với chàng khi không giữ được lời hẹn ước. Nỗi đau ấy cứ vò xé tâm can Thúy Kiều khiến Thúy Kiều luôn nghĩ đến Kim Trọng. Đọc đoạn thơ, chúng ta không chỉ hiểu được tâm trạng Kiều, mà còn thấy ở Kiều những phẩm chất tốt đẹp. Đó là một con người đầy lòng vị tha. Đồng thời chúng ta cũng thấy được sự đồng cảm của nhà thơ đối với nhân vật. Và nhất là thấy được nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.

 

* đây là mình có tham khảo một chút ở trên mạng ạ * 

Chúc bạn học tốt !!! yeu

 

29 tháng 1 2022

ăng ới ~

29 tháng 1 2022

ơi bae ?

Dựa vào phần trích dẫn trên và toàn bộ văn bản, em hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận diễn dịch nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của nhân vật " tôi". Đoạn văn có sử dụng một câu bị động (gạch chân, chú thích rõ).Em cần gấp!!Đoạn trích*: Khốn nạn…Ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì...
Đọc tiếp

Dựa vào phần trích dẫn trên và toàn bộ văn bản, em hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận diễn dịch nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của nhân vật " tôi". Đoạn văn có sử dụng một câu bị động (gạch chân, chú thích rõ).

Em cần gấp!!

Đoạn trích*:

 Khốn nạn…Ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!... Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à? Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi mà còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!

(Trích Ngữ văn 8, tập một - NXB Giáo dục

1
24 tháng 10 2021

tham khảo nha bn

Lão Hạc là một nhân vật thành công mà Nam Cao đã xây dựng lên. Cuộc đời bi thảm của lão Hạc đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc khó quên. Lão có một người vợ và một người con trai độc nhất. Vợ lão mất sớm, do không đủ tiền cưới vợ, con trai lão phẫn trí bỏ đi phu đồn điền cao su. Trước khi đi lão được người con trai trao lại một kỉ vật là một con chó vàng nên lão rất yêu thương và đặt cho nó một cái tên hay Cậu Vàng. Năm ấy do đói kém mất mùa, bão lũ cướp hết toàn bộ số hoa màu của lão và lão còn bị một trận ốm nặng. Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đành phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít. Sợ sống mà ảnh hưởng tới con trai, vì đã trót lòng lừa gạt một con chó, lão quyết định chết bằng bả chó và lão "đi đời" trong đau khổ và tủi nhục. Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng.

 

13 tháng 12 2021

Khổ thơ  giống như lời chào dã biệt của người con miền Nam đã thể hiện tâm trạng lưu luyến của nhà thơ khi rời xa lăng Bác.  Nghĩ đến ngày mai về miền Nam,xa Bác, xa Hà Nội, tình cảm của nhà thơ không kìm nén, ẩn giấu trong lòng màđược bộc lộ thể hiện ra ngoài:" Mai về miền Nam thương trào nước mắt". Lời nói giản dị diễn tả tình cảm sâu lắng, từ “trào” diễn tả cảm xúc thật mãnh liệt, luyến tiếc, bịnrịn không muốn xa nơi Bác nghỉ.Mặc dù lưu luyến muốn được ở mãi bên Bác nhưng tác giảcũng biết rằng đến lúc phải trở về miền Nam. Và chỉ có thể gửi tấm lòngmình bằng cách muốn hóa thân, hòa nhập vào những cảnh vật quanh lăng để đượcluôn ở bên Người trong thế giới của Người:" làm con chim hót, làm đóa hoa, làm cây tre trung hiếu".  Điệp ngữ “muốn làm” cùng các hình ảnh đẹp của thiên nhiên“con chim”,”đóa hoa”,”cây tre” đã thể hiện ước muốn tha thiết, mãnh liệt củatác giả. Nhà thơ ao ước được hóa thân thành con chim nhỏ cất tiếnghót làm vui lăng Bác, thành đóa hoa đem sắc hương, điểm tô cho vườn hoa quanhlăng.Đặc biệt là ước nguyện “Muốn làm cây tre trung hiếu chốnnày” để nhập vào hàng tre bát ngát, canh giữ giấc ngủ thiên thu của Người. Hình ảnh hàng tre quanh lăng Bác được lặp ở câu thơcuối như mang thêm nghĩa mới, tạo ấn tượng sâu sắc, làm dòng cảm xúc được trọnvẹn. “Cây tre trung hiếu” là hình ảnh ẩn dụ thể hiện lòng kính yêu, sự trungthành vô hạn với Bác, nguyện mãi mãi đi theo con đường cách mạng mà Người đãđưa đường chỉ lối. Đó là lời hứa thủy chung của riêng nhà thơ và cũng là ýnguyện của đồng miền Nam,của mỗi chúng ta nói chung với Bác.:>>>

 

22 tháng 10 2021

Phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

12 tháng 4 2017

Nỗi nhớ Kim Trọng (1 điểm)

- Chữ “tưởng” nhớ lại, hồi tưởng lại

+ Nhớ đêm trăng thề nguyền

+ Nhớ về Kim Trọng nên đau đớn hình dùng ra khi chàng trở về không hề biết Kiều đã bán mình chuộc cha

- Động từ “gột rửa” diễn tả tấm lòng son sắt, thủy chung của mối tình đầu, nhưng cũng xót thương cho tấm thân không còn gột rửa được nữa

→ Nỗi nhớ người yêu tha thiết, đau đáu

Nỗi nhớ cha mẹ (1 điểm)

- Sử dụng thành ngữ, điển tích, điểm cố để nói tới nỗi nhớ cha mẹ

- Kiều xót xa khi nghĩ tới cảnh cha mẹ già yếu mà hằng ngày vẫn tựa cửa ngóng tin con

- Kiều lo lắng cho cha mẹ khi cha mẹ đã già không biết có ái chăm sóc, đỡ đần

→ Kiều là người con hiếu thảo, tình nghĩa

- Sử dụng được câu bị động (0,5 điểm)

Trình bày sạch đẹp, đầy đủ ý