K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 3 2020

Bài 25 : Phong trào Tây Sơn

5 tháng 3 2020

*Nguyên nhân bùng nổ:

- Với những âm mưu thâm độc và tội ác của chế độ thống trị nhà Minh, trong vòng 20 năm đô hộ nước ta, nhà Minh đã làm cho sự khuungr hoảng của xã hội ngày càng thêm sâu sắc, đất nước bị tàn phá, lạc hậu, nhân dân lâm vào cảnh lầm than, điêu đứng.

- Chế độ thống trị của nhà Minh không thể tiêu diệt được tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta, với lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc ta đã cầm vũ khí đứng lên đấu tranh theo sự chỉ huy của các quý tộc nhà Trần.

Tham Khảo

 

* Về nguyên nhân bùng nổ:

- Do chính sách cai trị tàn bạo của nhà Minh và hậu quả của những chính sách đó đã dẫn đến sự bất mãn, căm thù của nhân dân ta.

- Với lòng yêu nước bất khuất, nhân dân ta ở nhiều nơi đã đứng lên khởi nghĩa.

* Đặc điểm:

- Lãnh đạo: các quý tộc nhà Trần.

- Thời gian hoạt động: nổ ra sớm (ngay từ khi quân Minh đặt ách đô hộ ở Đại Việt), nổ ra liên tục, hoạt động trong thời gian ngắn.

- Phạm vi hoạt động: diễn ra lẻ tẻ trên phạm vi cả nước.

- Kết quả: đều thất bại.

* Nguyên nhân thất bại:

- Các cuộc khởi nghĩa thiếu liên kết, chưa có sự phối hợp để tạo nên một phong trào chung, thống nhất.

- Nội bộ những người lãnh đạo mâu thuẫn, thiếu đoàn kết với nhau làm cho sức chiến đấu của cuộc khởi nghĩa suy yếu.

- Thiếu một đường lối lãnh đạo đúng đắn soi đường.

19 tháng 3 2022

ảm ơn bạn 

 

14 tháng 3 2021

* Nguyên nhân

- Triều đình rối loạn, quan lại ở địa phương "cậy quyền thế ức hiếp dân, vật dụng trong dân gian cướp lấy đến hết", "dùng của như bùn đất..., coi dân như cỏ rác".

- Đời sống nhân dân lâm vào cảnh cùng khốn.

- Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, giữa nhân dân với nhà nước phong kiến trở nên gay gắt, làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa.

- Các cuộc khởi nghĩa trước sau đều bị dập tắt, nhưng đã góp phần làm cho triều đình nhà Lê càng mau chóng sụp đổ.

* Diễn biến

image 

*Nguyên nhân bùng nổ phong trào Tây Sơn:

- Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần. Ở triều đình, Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành, tự xưng là “quốc phó”, khét tiếng tham nhũng.

- Mùa xuân năm 1771, ba anh em nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ lên vùng Tây Sơn thượng đạo (An Khuê – Gia Lai), lập căn cứ dựng cờ khởi nghĩa.

5 tháng 2 2017

Lời giải:

Nguyên nhân chính dẫn tới sự bùng nổ của phong trào nông dân Tây Sơn là do mâu thuẫn giữa nông dân với chính quyền Đàng Trong. Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần. Việc mua quan bán tước phổ biến. Quan lại, cường hào kéo bè kết cánh, đàn áp bóc lột nhân dân thậm tệ, đua nhau ăn chơi xa xỉ.

Đáp án cần chọn là: A

Nguyên nhân bùng nổ:

-Từ giữa thế kỷ XVIII, nhà Nguyễn ngày càng suy yếu.Đời sống nhân dân ngày càng trở nên khổ cực, lầm than

-Nhân dân Đàng Trong  phải chịu rất nhiều thứ thuế vô lý.

=>Nhân dân ngày càng bất mãn với triều đình, hừng hực khí thế đấu tranh.

-Mùa xuân 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ đến vùng Tây Sơn lập căn cứ, chuẩn bị khởi nghĩa lật đổ chính quyền nhà Nguyễn.

17 tháng 4 2022

Tham khảo:

* Công lao của phong trào Tây Sơn trong việc thống nhất đất nước:

- Lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong và đánh tan quân xâm lược Xiêm:

+ Năm 1771, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra tại ấp Tây Sơn (Bình Định).

+ Năm 1777, quân Tây Sơn đã lật đổ chính quyền của chúa Nguyễn, làm chủ phần đất từ Quảng Nam trở vào.

+ Từ năm 1784 đến năm 1785, quân Tây Sơn đánh bại quân xâm lược Xiêm với chiến thắng tiêu biểu ở Rạch Gầm - Xoài Mút.

- Lật đổ chính quyền Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài:

+ Trong những năm 1786 - 1788, phong trào Tây Sơn đã lần lượt lật đổ hai tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh, làm chủ toàn bộ đất nước.

+ Phong trào Tây Sơn đánh tan quân xâm lược nhà Thanh, giữ vững độc lập dân tộc.

*Phân tích Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn

- Nguyên nhân thắng lợi:

 + Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.

 + Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của vua Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.

- Ý nghĩa lịch sử:

 + Đã lật đổ thành công chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn - Trịnh - Lê 

 + Đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.

 + Giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, đập tan tham vọng xâm lược nước ta của nhà Thanh và quân Xiêm.


 

17 tháng 4 2022

bạn tham khảo nha

*Nêu những đóng góp của phong trào Tây Sơn trong việc thống nhất đất nước cuối thế kỷ XVIII ?

- Lật đổ chính quyền Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài:

+ Trong những năm 1786 - 1788, phong trào Tây Sơn đã lần lượt lật đổ hai tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh, làm chủ toàn bộ đất nước.

+ Phong trào Tây Sơn đánh tan quân xâm lược nhà Thanh, giữ vững độc lập dân tộc.

*Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây sơn?

a. Nguyên nhân thắng lợi:
- Được nhân dân ủng hộ
- Sự lãnh đạo tài tình của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân
- Lật đổ các tập đoàn phong kiến,lập lại nền thống nhất quốc gia. Đánh tan quân xâm lược Xiêm Thanh bảo vệ tổ quốc.

b. Ý nghĩa:
- Lật đổ các tập đoàn phong kiến,lập lại nền thống nhất quốc gia
- Đánh tan quân xâm lược Xiêm- Thanh bảo vệ tổ quốc.

chúc bạn học tốt nha.

23 tháng 3 2022

D

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo

Nguyên nhân bùng nổ của phong trào Tây Sơn:

- Giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần.

+ Nhà nước phong kiến tăng cường vơ vét nhân dân thông qua các loại thuế.

+ Quan lại nhũng nhiễu dân chúng.

+ Sản xuất nông nghiệp suy giảm, thủ công nghiệp - thương nghiệp trì trệ.

+ Đời sống nhân dân cực khổ.

=> Bất bình trước chính quyền phong kiến suy đồi, nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra, mà đỉnh cao là phong trào Tây Sơn cuối thế kỉ XVIII.

17 tháng 3 2018

 - Năm 1771, anh em Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn thượng đạo (thuộc huyện An Khê, tỉnh Gia Lai). Sau một thời gian chuẩn bị lực lượng, mùa thu năm 1773, nghĩa quân vượt đèo An Khê tiến xuống giải phóng Tây Sơn hạ đạo (thuộc huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Được sự hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân, nghĩa quân tỏa ra mở rộng vùng giải phóng, biến toàn bộ phủ Quy Nhơn thành căn cứ địa của phong trào.

   - Từ năm 1776 đến năm 1783, quân Tây Sơn liên tục mở các cuộc tấn công vào vùng đất Gia Định, giải phóng hầu hết đất Đàng Trong và tiêu diệt lực lượng cát cứ của chúa Nguyễn. Nguyễn Ánh là người còn sống sót đã chạy sang cầu cứu vua nước Xiêm (Thái Lan). Lợi dụng cơ hội đó, vua Xiêm tổ chức các đạo thủy – bộ bao gồm 5 vạn quân đánh chiếm Gia Định, trong đó đạo quân chủ lực gồm 2 vạn người và 3.000 chiến thuyền do tàn quân Nguyễn dẫn đường tiến đến đóng tại Trà Tân (phía bắc bờ sông Tiền).

   - Đầu tháng 1 -1785, Nguyễn Huệ từ Quy Nhơn bượt biển vào Gia Định và đóng đại bản doanh tại Mỹ Tho, Nguyễn Huệ đã chủ trương nhử địch ra khỏi căn cứ, tổ chức lực lượng mai phục ở khúc sông Tiền, đoạn từ Rạch Gầm đến Xoài Mút để tiêu diệt chúng. Trận đánh đã diễn ra kết thúc nhanh gọn trong ngày 19-1-1785 đúng như dự tính của Nguyễn Huệ. Trên đà chiến thắng, quân Tây Sơn tấn công quét sạch quân xâm lược Xiêm ra khỏi bờ cõi, đập tan tham vọng của vua Xiêm đối với phần lãnh thổ cực Nam của nước ta.