K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Nguyễn Du là đại thi hào nổi tiếng của dân tộc Việt Nam, là cha đẻ của kiệt tác “Truyện Kiều” để đời cho nhân loại. Ông đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng truyện thơ, thúc đẩy thể loại này phát triển. Với “Truyện kiều”, Nguyễn Du đã mang một hơi thở mới cho văn học trung đại Việt Nam. Lần đầu tiên, chúng ta bắt gặp một câu chuyện đời, chuyện người được diễn tả trọn vẹn bằng 3254 câu thơ lục bát, không câu nào trùng với câu nào. Với việc vận dụng thể thơ lục bát quen thuộc của dân tộc, Nguyễn Du đã kể cho người đọc nghe câu chuyện về tài nữ Thuý Kiều - một kiếp hồng nhan bạc phận. Kiều là một cô gái con nhà vương giả, có mối nhân duyên trời định với chàng Kim. Do bị hãm hại, gia đình kiều gặp nạn, kiều phải bán mình chuộc cha, để rồi từ đó cô rơi vào kiếp lầu xanh đầy tủi nhục, bẽ bàng. Trải qua biết bao thăng trầm, qua tay biết bao nam tử, cuối cùng kiều cũng chẳng tìm được hạnh phúc trọn vẹn cho chính mình. Cô đành lỡ mất mối duyên với Kim Trọng, để lại cho người đời câu chuyện đầy xót thương cho một kiếp người. Có thể nói, với “Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã thực sự thành công và để lại tiếng vang lớn trong lịch sử văn học nước nhà.



 

5 tháng 4 2020

A bik chỉ mk với

10 tháng 11 2017

Trong văn đàn Việt Nam, nhà văn Nguyên Hồng được đồng nghiệp và bạn đọc ưu ái gọi bằng một "danh hiệu": Nhà văn của phụ nữ và trẻ em.

Nhà văn Nguyên Hồng sinh năm 1918 mất năm 1982. Tên khai sinh của ông là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở thành phố Nam Định. Nguyên Hồng sống chủ yếu ở thành phố cảng Hải Phòng. Nguyên Hồng từng có một tuổi thơ bất hạnh. Hồi kí Những ngày thơ ấu được coi là những dòng hồi ức sinh động, chân thực đầy cay đắng về tuổi thơ không êm đềm của nhà văn.

Ông viết nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, thơ. Các tác phẩm chính của Nguyên Hồng: Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1938); Những ngày thơ ấu (hồi kí, 1938); Trời xanh (tập thơ, 1960); Cửa biển (bộ tiểu thuyết 4 tập: 1961, 1967, 1973, 1976); Núi rừng Yên Thế (bộ tiểu thuyết lịch sử nhiều tập chưa viết xong); Bước đường viết văn (hồi kí, 1970).

Trong những tác phẩm của Nguyên Hồng, hình ảnh người phụ nữ và trẻ em trong xã hội cũ được nhà văn dành nhiều niềm yêu thương, đồng cảm. Với những đóng góp của Nguyên Hồng dành cho nền văn học dân tộc, ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.

Văn bản Trong lòng mẹ được trích từ tập hồi kí Những ngày thơ ấu. Hồi kí là một thể thuộc loại kí, nhằm ghi những sự việc thuộc quá khứ, qua sự nhớ lại. Hồi kí đòi hỏi phải hết sức tôn trọng tính chân thực của câu chuyện; sự việc, số liệu, thời gian phải chính xác. Bởi thế, tác phẩm được coi là thiên truyện kể về tuổi thơ cay đắng của chính tác giả. Đó là cả một quãng đời cơ cực mồ côi cha, không được sống với mẹ mà phải sống với người cô độc ác được tái hiện lại sinh động. Chính tình mẫu tử thiêng liêng, tình yêu tha thiết đối với mẹ đã giúp chú bé vượt qua giọng lưỡi xúc xiểm độc ác của người cô cùng với những dư luận không mấy tốt đẹp về người mẹ tội nghiệp. Đặc biệt, đoạn truyện tả cảnh đoàn tụ giữa hai mẹ con là một đoạn văn thấm đẫm tình cảm và thể hiện sâu sắc tinh thần nhân đạo. Nó góp phần lí giải tại sao Nguyên Hồng được trân trọng gọi là "nhà văn của phụ nữ và trẻ em".



 

10 tháng 11 2017

 Ngô Tất Tố, người huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội – VPT), đã từng dùng những bút danh Thôn Dân, Phó Chi, Tuệ Căn, v.v… sinh ra trong một gia đình nho học thanh bần. 
Năm 1914 ông bắt đầu hoạt động sáng tác, dịch sách, viết bài cho báo chí, đã công bố nhiều tác phẩm văn chương có tính tư tưởng khá mạnh trên rất nhiều báo tạp chí tiến bộ, vì thế bị mật thám của chính quyền thống trị thực dân Pháp bí mật giám thị, theo dõi. 
Năm 1946, nhà văn Ngô Tất Tố tham gia Hội Văn hoá cứu quốc. Trong cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp, ông lên chiến khu Việt Bắc tham gia hoạt động văn nghệ cách mạng, tiến hành sáng tác văn học với nhiều loại đề tài. 
Tác phẩm chủ yếu có: Tiểu thuyết “Tắt đèn”, “Lểu chõng”; Phóng sự “Việc làng"; Tác phẩm nghiên cứu “Văn học Việt Nam”, “Lão Tử”, “Mặc Tử”; Tác phẩm dịch “Thơ Đường”, v.v… 
Ngô Tất Tố là một nhà văn hiện thực phê phán xuất sắc, có sở trường về sáng tác đề tài nông thôn. Tác phẩm của ông đã bóc trần không thương tiếc bộ mặt xấu xa, hung bạo tàn ác của bọn địa chủ cường hào phong kiến, đồng tình vô hạn đối với nông dân nghèo khổ. Tác giả khéo léo vận dụng ngôn ngữ đại chúng hoá, bình dân dễ hiểu.

Nam cao là con người duy nhất trong gia đình khá đông con - được ăn học tử tế. Học xong bậc thành chung, nam cao vào sài gòn giúp việc cho một hiệu may. Thời kì này, ông bắt đầu sáng tác và mơ ước được đi xa để mở mang kiến thức, trau dồi tài năng, xây dựng một sự nghiệp văn học có ích. Nhưng rồi vì ốm yếu, nam cao lại trở về quê, và thất nghiệp. Sau ông lên hà nội, dạy học ở một trường tiểu học tư thục, vùng bưởi, ngoại ô. Nhưng cuộc đời "giáo khổ trường tư" đó cũng không yên: quân nhật vào đông dương, trường của ông phải đóng cửa để làm chuồng ngựa cho lính nhật. Nhà văn lại thất nghiệp, sống lay lắt bằng nghề viết văn và làm gia sư, trong khi gia đình ở quê đang ngày càng khốn khó. Năm 1943, nam cao tham gia hội văn hóa cứu quốc do đảng cộng sản tổ chức và lãnh đạo. Bị khủng bố gắt gao, ông về hẳn làng quê rồi tham gia cướp chính quyền ở địa phương và được bầu làm chủ tịch đầu tiên ở xã. Nhưng ngay sau đó ông được điều động lên công tác ở hội văn hóa cứu quốc tại hà nội. Ông đã đi cùng đoàn quân nam tiến vào vùng nam trung bộ đang kháng chiến năm 1946. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ (12 - 1946), nam cao về làm công tác tuyên truyền ỏ' tỉnh hà nam; từ 1947, ông công tác ở ngành tuyên truyền, văn nghệ việt bắc, chủ yếu viết báo cáo cứu quốc, văn nghệ. Năm 1950, nam cao đã tham gia chiến dịch biên giới. Truyện ngắn đôi mắt (1948), nhật kí ở rừng (1948), tập kí sự chuyện biên giới (1950) của nam cao đều là những sáng tác đặc sắc, tiêu biểu của truyện, kí kháng chiến lúc bấy giờ. Tháng 11 - 1951, trên đường vào công tác vùng sau lưng địch thuộc liên khu iii, nam cao đã bị địch phục kích bắt được và bắn chết gần hoàng đan (thuộc tỉnh ninh bình khi đó). Nhà văn ngã xuống giữa lúc ông đang bước vào thời kì "chín" về tư tưởng và tài năng, hứa hẹn những sáng tác có tầm vóc về thời đại mới.

Trước cách mạng, nam cao thường mang nặng tâm sự u uất, bất đắc chí. Đó không chỉ là tâm sự người nghệ sĩ "tài cao, phận thấp, chí khí uất" (thơ tản đà), mà còn là nỗi bi phẫn sâu xa của người trí thức giàu tâm huyết trước cái xã hội bóp nghẹt sự sống con người khi đó. Song nam cao không vì bất mãn cá nhân mà trở nên khinh bạc, trái lại ông có một tấm lòng thật đôn hậu, chan chứa yêu thương. Đặc biệt, sự gắn bó ân tình sâu nặng với bà con nông dân nghèo khổ ruột thịt ở quê hương là nét nổi bật ở nam cao. Chính tình cảm yêu thương gắn bó đó là một sức mạnh bên trong của nhà văn, giúp ông vượt qua những cám dỗ của lối sống thoát li hưởng lạc, tự nguyện tìm đến và trung thành với con đường nghệ thuật hiện thực "vị nhân sinh".

Bình sinh, nam cao thường day dứt, hối hận vì những sai lầm - có khi chỉ trong ý nghĩ - của mình. Người trí thức "trung thực vô ngần" (lời tô hoài) ấy luôn nghiêm khắc tự đấu tranh bản thân để vượt mình, cố thoát khỏi lối sống tầm thường, nhỏ nhen, khao khát hướng tới "tâm hồn trong sạch và mơ tới những cảnh sống, những con người thật đẹp" (nhật kí nam cao, ghi ngày 31 - 8 - 1950). Có thể nói, giá trị to lớn của sự nghiệp văn học của nam cao gắn liền với cuộc đấu tranh bản thân trung thực, dũng cảm trong suốt cuộc đời cầm bút của nhà văn.

Cuộc đời lao động nghệ thuật vì lí tưởng nhân đạo, lí tưởng cách mạng và sự hi sinh anh dũng của nam cao mãi mãi là tấm gương cao đẹp của một nhà văn - chiến sĩ.

11 tháng 7 2017

Nguyễn Du (1765-1820) tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, ông xuất thân trong một gia đình đại quý tộc thời Lê, có truyền thống văn học. Cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ làm tể tướng. Anh là Nguyễn Khản, đỗ tiến sĩ, làm đại quan trong phủ chúa.
Triều Lê - Trịnh sụp đổ, Nguyễn Du trôi giạt về quê vợ ở Thái Bình suốt mười năm gió bụi rồi về sống ở Hà Tĩnh quê nhà, sống ẩn giật, tự xưng là Nam Hải điếu đổ, Hồng Sơn liệp hộ.
Tây Sơn đổ, Gia Long thiết lập triều đại mới. Năm 1802, Gia Long triệu ông ra làm quan cho nhà Nguyễn. Năm 1813, Nguyễn Du được cử làm Chánh sứ sang Trung Quốc, có lúc giữ chức Tham tri bộ Lễ, cần chánh điện đại học sĩ.

2 tháng 8 2017

Nguyễn Du (1766–1820) tự Tố Như , là một nhà thơ, nhà văn hóa lớn. Ông sinh ra và lớn trong một gia đình danh giá, có truyền thống hiếu học được nhiều đời làm quan. Thân sinh ông là Nguyễn Nghiễm là tể tướng của triều đình, anh trai là Nguyễn Khản cùng là quan trong triều đình. Trong ông chảy hai miền đất giàu văn hóa là hà Tĩnh và Bắc Ninh. Ông sống trong thời kỳ phong kiến rối ren khi đất nước bị chia đàn xẻ nghé, các chế độ lần lượt xưng vua xưng chúa. Năm 9 tuổi thì cha mất, năm 12 tuổi thì mẹ mất. Ông ra Thăng Long sống anh một thời gian rồi anh mất.

Sau khi Quang trung thống nhất đất nước, ông ngưỡng mộ tài năng của Nguyễn Du. Nhưng Nguyễn Du đã về quê sống ẩn dật và sáng tác Truyện Kiều. Triều đại Nguyễn Tây Sơn sụp đổ, Nguyễn Ánh lấy niên hiệu Gia Long từ Côn Đảo ra thiết lập vương quyền. Năm 1802, vua Gia Long triệu Nguyễn Du vào làm qua giữ chưa Tri huyện Phù Dung. suốt thời gian làm việc cho vua Gia Long ông được giữ nhiều chức vụ, có lần ông còn giữ chưc Tham tri Bộ Lễ, Cần Chánh điện Đại học sĩ , giám khảo kỳ thi Hương. Ngoài ra ông còn được cử làm sứ giả đi Trung Quốc ba lần. Lần thứ ba đi sứ là khi Nguyễn Du đi báo tang vua Gia Long nhưng bị bệnh và mất, hưởng thọ 54 tuổi. Ông là một danh nhân văn hóa thế giới với nhiều tác phẩm văn học có giá trị đóng góp cho nền văn học nước nhà và trên thế giới. Nỏi bật là tác phẩm Đoạn Trường tân thanh hay còn gọi là Truyện Kiều, được viết bằng 3254 câu thơ lục bát mang đâm màu sắc dân tộc, tác phẩm còn được xuất bản thành nhiều thứ tiếng và rất phổ biến với rất nhiều thế hệ cho đến nay. Chính vì nhửng đóng góp to lớn của ông cho đất nước, ông luôn được nhân dân yêu mến kính trọng tôn xưng là "Đại thi hào dân tộc".
23 tháng 3 2023

 

‘’Ngắm trăng’’ là một trong những tác phẩm của Hồ Chủ Tịch, ngài là một nhà văn nhà thơ lỗi lạc. Một chiến sĩ cách mạng một doanh nhân văn hóa thế giới. tác phẩm ngắm trăng  trích Nhật Kí Trong Tù sáng tác vào tháng 8 năm 1942 vào Bác bị bắt giam ở Quảng Tây. bài thơ nói về tinh thần lạc quan của Bác trong cảnh tù đầy,tình yêu mãnh liệt của mình đối với áng trăng.

 

23 tháng 3 2023

Hồ Chí Minh một người anh hùng vĩ đại vì ham muốn giải phóng đất nước nên đã không ngại tìm đường cứu nước. Sau bao nhiêu năm bôn ba nơi đất người xa lạ Bác đã hết mình cống hiến cho cách mạng Việt Nam. Năm 1941 tại Pác Pó Bác làm công vụ dịch Sử Đảng ở chiến khu Việt Bắc đã sáng tác ra bài thơ Tức Cảnh Pác Bó. Tác phẩm đã toát lên tinh thần vũng chắc phong thái ung dung của Bác trong hoàn cảnh khó khăn và đầy gian khổ nhưng vẫn luôn hòa mình với thiên nhiên

15 tháng 1 2022

 

Nhắc đến Nguyễn Du là nhắc đến một đại thi hào lỗi lạc của thơ ca trung đại Việt Nam. Không chỉ có đóng góp lớn cho văn học nước nhà ông còn được cả thế giới biết đến với thi phẩm Truyện Kiều. Có thể nói Nguyễn Du chính là một hiện tượng của nền văn học Việt Nam nói riêng và của thế giới nói chung.

Nguyễn Du có tên chữ là Tố Như hiệu là Thanh Hiên sinh năm 1765 mất năm 1820, quê tại làng Tiên Điền huyện Nghi Xuân Tỉnh Hà Tĩnh. Sinh thời ông có một nền tảng gia đình vô cùng danh giá, cha làm quan lớn trong triều Lê, anh trai cùng cha khác mẹ cũng làm tới quan Tham tụng trong triều. Tuy nhiên do mồ côi cha mẹ sớm ( 9 tuổi mất cha, 12 tuổi mất mẹ), tuổi thơ ông trải qua một cách đầy biến động, phải tha hương nhiều nơi lúc thì về quê cha, khi về quê mẹ và có một thời gian phải phiêu dạt tận quê vợ ở Thái Bình. Cộng thêm vào giai đoạn đó lịch sử nước nhà có nhiều rối ren các thế lực phong kiến chém giết và tàn sát lẫn nhau, nông dân nổi dậy khởi nghĩa khắp nơi mà tiêu biểu là phong trào Tây Sơn do Nguyễn Huệ lãnh đạo. Những yếu tố đó đã tác động không nhỏ đến tình cảm cũng như nhận thức của nhà thơ. Bởi thế ông luôn nhận thức trung thành với triều Lê, căm thù sâu sắc với quân Tây Sơn, sau này làm quan thì rụt rè, u uất. Có thể nói chính cuộc sống chìm nổi cùng với thời thế đầy biến động, phiêu bạt nhiều nơi đã là những thứ hồ để tạo nên một Nguyễn Du có học vấn sâu rộng, trái tim chất chứa yêu thương và cảm thông sâu sắc với những kiếp người nghèo khổ. Ông cũng được coi như 1 trong năm người giỏi nhất nước Nam thời bấy giờ.

 

Nguyễn Du được coi là một người có thiên phú văn học từ nhỏ , bậc thầy trong việc sử dụng tiếng Việt ngôi sao sáng chói trên bầu trời văn học Việt Nam. Ông để lại cho đời cả một kho tàng văn học phong phú với khoảng hơn ngàn tác phẩm bao gồm cả chữ hán và chữ nôm. Trong đó chữ Hán có Thanh Hiên thi tập gồm 78 bài, Bắc hành tạp lục 125 bài, Nam trung tạp ngâm 40 bài... chữ Nôm có văn chiêu hồn, Văn tế, và tiêu biểu là tác phẩm Truyện Kiều hay còn có tên gọi khác là Đoạn trường Tân Thanh.

Truyện Kiều hay còn có tên gọi là Đoạn trường Tân Thanh được nhà thơ sáng tác vào cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19 ( 1805 -1809). Đây là một tác phẩm tiêu biểu viết bằng chữ Nôm dựa trên cốt truyện tiểu thuyết của Thanh Tâm tài nhân ( Trung Quốc) tuy nhiên đã được sáng tạo tài tình cải biến để phù hợp với xã hội Việt Nam. Đây là câu truyện được kể bằng 3254 câu thơ chia làm 3 phần chính: Gặp gỡ và đính ước, Gia biến và lưu lạc, Đoàn tụ.

 

Truyện Kiều kể về một gia đình viên ngoại họ Vương có 3 người con : Thúy Kiều, Thúy Vân và Vương Quan. Cả hai người con gái đều có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành. Trong lễ hội đạp thanh Thúy Kiều gặp Kim Trọng cả hai người nguyền thề sống chết. Kim Trọng về Liễu Dương chịu tang chú, gia đình Thúy Kiều gặp nạn. Kiều phải bán mình chuộc cha, nhường mối tơ duyên cho em gái Thúy vân. Từ đây bắt đầu 15 năm lưu lạc đầy nước mắt của Kiều “thanh y mấy lượt, thanh lâu mấy lần”. Sau đó Thúy Kiều may măn gặp Từ Hải một người anh hùng đầu đội trời chân đạp đất, Kiều trả ân, báo oán. Kiều và Từ Hải mắc mưu Hồ Tôn Hiến, Từ Hải chết đứng. Kiều bị Hồ Tôn Hiến bắt gả cho viên thổ quan, vì quá nhục nhã Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường nhưng may mắn được sư vãi Giác Duyên cứu sống và đi tu. Sau đó Kim Trọng và Vương Quan đỗ đạt làm quan lớn, may mắn gặp sư vãi Giác Duyên và đoàn tụ gia đình sau 15 năm lưu lạc.

 

Có thể nói ngoài việc thể hiện được tài năng và nghệ thuật điều khiển ngôn từ cao tay của Nguyễn Du, Truyện Kiều còn mang giá trị hiện thực và nhân đạo vô cùng sâu sắc.

Về giá trị hiện thực đó là bức tranh xã hội đầy rối ren. Các thế lực đồng tiền, có quyền có thế ép người khiến nhân dân lầm than khổ cực. Cả xã hội bị chi phối bởi đồng tiền, nó có thể biến con người trở thành những nạn nhân đau khổ. Đẩy gia đình Vương viên ngoại vào cảnh tan cửa nát nhà, đồng tiền cũng khiến Thúy Kiều dăm lần bảy lượt vào lầu xanh chịu sự sỉ nhục, đánh đập của Hoạn Thư, Bạc Bà, Bạc Hạnh. Cuộc đời đầy nước mắt của Kiều chính là bằng chứng đanh thép nhất để tố cáo xã hội phong kiến đầy bất lương và tàn nhẫn.

Về giá trị nhân đạo Truyện Kiều chính là tiếng nói yêu thương sâu sắc giữa người với người. Nó là sự thương cảm với những kiếp người bất hạnh, đồng thời cũng là khát vọng ước mơ về một hạnh phúc tình yêu chân chính của con người. Bên cạnh đó niềm khát khao công lí về chiến thắng thế lực bạo tàn còn được nhà thơ gửi gắm qua hình tượng nhân vật Từ Hải.

 

 

Có thể nói đên Truyện Kiều thì tài năng của Nguyễn Du như được khẳng định một cách trọn vẹn nhất. bằng cách điều khiển ngôn từ, xây dựng cốt truyện hấp dẫn , nghệ thuật miêu tả - tả cảnh ngụ tình... ông đã khiến cho Truyện Kiều trở thành một thi phẩm xuất sắc. Đó cũng là lí do vì sao Truyện Kiều trở thành cuốn sách gối đầu giường của rất nhiều người, truyền tải ý nghĩa nhân văn sâu sắc, khơi gợi tình yêu thương sự công bình giữa người với người trong xã hội.

   

                                                           nhớ tick minh nha :V

8 tháng 11 2018

1. Bản thân.

- Sinh 3.1.1766 (Năm Ất Dậu niên hiệu Cảnh Hưng) Mất 16.9.1820. Tên chữ Tố Như, hiệu Thanh Hiên.

- Quê Tiên Điền, Nghi Xuân , Trấn Nghệ An. 10 tuổi mồ côi mẹ.

- Là một trong năm người nổi tiếng đương thời.

2. Gia đình.

- Đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống khoa bảng. Có thế lực bậc nhất lúc bấy giờ.

- Cha là Nguyễn Nghiễm – nhà văn – nhà nghiên cứu sử học- nhà thơ và từng làm tể tướng.

- Mẹ là Trần Thị Tần xuất thân dòng dõi bình dân, người xứ Kinh Bắc, là vợ thứ ba và ít hơn chồng 32 tuổi.

- Thuở niên thiếu Nguyễn Du chịu nhiều ảnh hưởng của mẹ.

3. Thời đại.

- Cuối Lê đầu Nguyễn – thời kì phong kiến Việt Nam suy tàn, giai cấp thống trị thối nát, đời sống xã hội đen tối, nhân dân nổi dậy khởi nghĩa – Khởi nghĩa Tây Sơn.

4. Cuộc đời.

- Từng làm quan cho nhà Lê, chống lại Tây Sơn nhưng thất bại, định trốn vào Nam theo Nguyễn Ánh nhưng không thành, bị bắt rồi được thả.

- Sống lưu lạc ở miền Bắc, về quê ở ẩn, nếm trải cay đắng

- Năm 1802 làm quan cho triều Nguyễn, tài giỏi được cử đi sứ sang Trung Quốc hai lần.

5. Sự nghiệp thơ văn.

- Ông để lại một di sản văn hóa lớn cho dân tộc:

    + Thơ chữ Hán: Thanh Hiên Thi Tập, Bắc hành tạp lục, Nam Trung tạp ngâm.

    + Thơ chữ Nôm: Đoạn Trường Tân Thanh (Truyện Kiều),Văn chiêu hồn,Văn tế sống hai cô gái trường lưu.

6. Tư tưởng tình cảm

- Đối với những kẻ thuộc tầng lớp trên, tướng lĩnh hay quan lại cao cấp Nguyễn Du vạch trần tội ác của chúng.

- Đối với những con người bất hạnh... ông dành hết tình thương đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.

* Tóm lại:

- Sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ tác phẩm của Nguyễn Du từ chữ Hán đến Truyện Kiều, văn chiêu hồn đều sáng ngời chủ nghĩa nhân đạo. Mặc dù sinh ra trong gia đình quý tộc, Nguyễn Du lăn lộn nhiều trong cuộc sống, yêu thương quần chúng, lắng nghe tâm hồn, nguyện vọng của quần chúng nên ông ý thức được những vấn đề trọng đại của cuộc đời.Với tài năng nghệ thuật tuyệt vời ông đã làm cho vấn đề trọng đại càng trở nên bức thiết hơn, da diết hơn, nóng bỏng hơn.Thơ Nguyễn Du dù chữ Hán hay Nôm đều đạt tới trình độ điêu luyện. Riêng truyện Kiều là một cống hiến to lớn của ông đối với sự phát triển của văn học dân tộc.

- Nguyễn Du – đại thi hào dân tộc – người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học dân tộc – một danh nhân văn hóa thế giới.

- Thơ Nguyễn Du là niềm tự hào dân tộc – Niềm tự hào của văn học Việt Nam.

- Tố Hữu ca ngợi:

31 tháng 1

Gợi ý: 

Một số tác phẩm tìm đọc:  Điếu La Thành ca giả; Vọng phu thạch; Long Thành cầm giả ca; Dương Phi cố lí; Sở kiến hành; Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu,..