K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 2 2020

Câu tục ngữ đã nói lên giá trị của con người bằng cách sữ dụng những hình ảnh của thiên nhiên đầy màu sắc. cái quan tâm đầu tiên đó là con người, đã được câu tục ngữ nhấn mạnh bằng hương sắc của thiên nhiên và nó được nâng cao quý trọng. với danh từ này, con người đã được nhân hóa thành những vật cao quý có giá trị muôn đời.

Các hình ảnh được câu tục ngữ ẩn dụ tạo nên pháp biến hình muôn màu sắc. mới đầu con người được ví như là hoa. Hoa ở đây mà một loại có hương thơm tỏa ngát, nhẹ nhàng trong lành bên những bầu không khí đầy gợi cảm . ở đây con người được ẩn dụ vậy làm cho con người thêm có giá trị, con người đã được nâng cao, tỏa sáng bằng những hương hoa ngào ngạt đầy gợi cảm.

Hình ảnh thứ  hai con người được ví như là đất. ở đây có nghĩa là con ngừi có thể làm ra tất cả. con người còn là có thể mọi vật sẽ được tươi tốt hơn. Nếu con gười mất rồi thì cái gì cũng không thể làm nên được. người ta có câu: tấc đất tấc vàng. Đất được ví như vàng thì con người có thể nói nói quý giá hơn giá trị của vàng. Bên cạnh đó, câu tục ngữ đã nâng cao giá trị tạo cho con người có một chổ đứng đầy những lý tưởng mang những tầm vóc khác nhau qua từng thời đại.

Câu tục ngữ người ta là hoa đất đã mang một giá trị cao hơn, con người có thể vận dụng những khả năng của mình để tô thắm cho đời. bằng trí thông minh, trí tưởng tượng, bẵng những nét văn hóa đậm đà bản sắc à con ngừi mang lại. giá trị của con người là thế đó. Ông cha ta đã nâng được giá trị của con người, những phẩm chất tốt đẹp nhất.

Qua câu tục ngữ này, ông cha ta muốn khẵng định giá trị của con người trong thiên nhiên trong cuộc sống hiện đại ngày nay bẵng những hình ảnh ẩn dụ mà cụ thể. Đó là những hương hoa tiết ngọc của thiện nhiên. Và kahwngx định được vị thế của con người muốn chúng ta phải tôn trọng người  khác như chính bản thân mình. Và nâng niu họ như hoa, như đất.

Đây là một câu tục ngữ có triết lí sâu sắc về con người, về những phẩm giá tốt đẹp của con người. và tầm quan trọng của con người trong thiên nhiên trong xa hội ngày nay.

#Châu's ngốc

9 tháng 2 2020

Ái chà chà,bà phím này dc đó nha🤣🤣😘😘😘😘❤❤❤

12 tháng 5 2021

Trong cuộc sống, không có một thành công nào tự nhiên mà có. Tất cả những thành quả tốt đẹp đều được nảy nở từ những tháng ngày cố gắng rèn luyện không ngừng. Sự cố gắng, kiên trì bền bỉ ấy được nhân ta đúc kết trong câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim” quả rất đúng đắn.

Câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim” tuy thật ngắn gọn nhưng ý nghĩa của nó thật lớn lao. Câu tục ngữ xuất phát chính là từ trong thực tế đời sống. Ngày xưa, khi chưa có máy móc hiện đại như bây giờ, để có thể làm nên những chiếc kim nhỏ xíu dùng trong may vá, thêu thùa thì những người thợ đã phải cần mẫn ngồi mài những cục sắt to từ ngày qua ngày khác. Để làm được những chiếc kim bé nhỏ không chỉ đòi hỏi sự khéo léo, cẩn trọng mà quan trọng hơn đó là sự kiên trì, cố gắng không ngừng nghỉ của người thợ mài.

Có thể thấy rằng, một chiếc kim bé nhỏ, nhìn có vẻ tầm thường nhưng lại tiêu tốn rất nhiều công sức của người lao động. Từ đó chúng ta có thể suy rộng ra, nếu muốn thành công thì cần phải biết cố gắng, nỗ lực và kiên trì. Có chịu khó rèn luyện, cố gắng vươn lên thì chúng ta mới vượt qua được gian lao thử thách để hoàn thành công việc được giao, cho dù là những việc nhỏ bé nhất.

Ứng dụng câu tục ngữ trong cuộc sống, chúng ta mới thấm nhuần tính đúng đắn và ý nghĩa lớn lao của nó. Để đạt được thành công, con người cần phải kiên trì, nỗ lực học hỏi, biết giải quyết mọi khó khăn và tiến lên phía trước. Hẳn nhiều người Việt Nam chúng ta vẫn còn nhớ câu chuyện “Rùa và Thỏ”. Với ý chí và lòng quyết tâm cao độ, chú Rùa chậm chạp đã chiến thắng Thỏ trong cuộc thi chạy. Qua đó ta cũng có thể thấy rằng, những kẻ chủ quan, ỷ nại mình có tài mà không chịu cố gắng, không chịu nỗ lực thì cuối cùng kết quả chỉ là thất bại mà thôi.

Trong suốt những 9 năm kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) ròng rã, cũng chính nhờ lòng kiên trì nhẫn nại, chịu đựng gian khổ, thiếu thốn mà nhân dân ta đã làm nên một chiến thắng Điện Biên lừng lẫy: “Chín năm làm một Điên Biên/Nên vàng hoa đỏ, nên thiên sử vàng” (Tố Hữu). Cũng không lâu sau đó, nhân dân ta lại phải tiếp tục trường kì kháng chiến chống Mỹ, bền bỉ đấu tranh, cuối cùng cũng đã “đánh cho Mỹ cút đánh cho ngụy nhào” và toàn thắng đã về ta, thống nhất đất nước vào mùa xuân năm 1975 với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Cũng như vậy, có rất nhiều công trình khoa học lớn nhỏ ra đời đâu phải chỉ nhờ tài năng mà phần lớn còn phải nhờ lòng nhẫn nại và sự kiên trì của con người. Từ những hạt thóc giống quý báu đem từ Nhật về, Giáo sư Lương Đình Của phải mất hàng chục năm, trải qua hàng ngàn thí nghiệm lai tạo mới cho ra được những giống lúa phù hợp với thổ nhưỡng Việt Nam và cho năng suất cao. Trên thế giới, hai vợ chồng nhà bác học Pi-e Quy-ri và Ma-ri Quy-ri đã miệt mài nghiên cứu, kì công lọc đi lọc lại 8 tấn quặng chỉ để tìm ra 0,1 gam chất phóng xạ ra-đi-um, giúp khai phá một nền khoa học có sức mạnh vô cùng ghê gớm khi đem phục vụ lợi ích hoà bình nhân loại.

Còn rất rất nhiều ví dụ khác nữa mà chúng ta có thể thấy rằng sự kiên trì, nỗ lực vươn lên sẽ giúp chúng ta có được những thành công tốt đẹp. Và câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim” cho đến hôm nay vẫn còn là một kinh nghiệm rèn luyện bản thân vô cùng quý giá.

12 tháng 5 2021

thử đi thì bt =)) mất khoảng vài phút thôi.

13 tháng 5 2021

Ý nghĩa: muốn nên người, muốn hiểu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu ...

13 tháng 5 2021
Muốn tìm hiểu rộng rãi của trí con người thì phải có kiến thức rộng, trải qua sự đời, phải đi đây đi đó để tìm hiểu kiến thức sâu rộng, mở rộng tầm nhìn,...

 Là lời khẳng đinh về giá trị to lớn, quý báu của con người:

Một mặt người bằng mười mặt của.

Một mặt người là cách nói hoán dụ dùng bộ phận để chỉ toàn thể, có nghĩa tương đương như một người. Của là của cải vật chất. Mười mặt của ý nói đến số của cải rất nhiều.

Tác giả dân gian vừa dùng hình thức so sánh (bằng), vừa dùng hình thức đối lập giữa đơn vị chỉ số lượng ít và nhiều (một và mười) để khẳng định sự quý giá gấp bội của con người so với của cải. Dị bản của câu tục ngữ này là: Một mặt người hơn mười mặt của càng khẳng định điều đó.

Không phải là nhân dân ta không coi trọng của cải, nhất là những thứ do mồ hôi nước mắt của mỗi người và của cả gia đình làm việc cật lực cả đời mới có được. Nhưng nhân dân đặt con người lên trên mọi thứ của cải, coi con người là thứ của cải quý báu nhất, không vàng ngọc nào so sánh được.

Câu tục ngữ khuyên mọi người hãy yêu quý, tôn trọng và bảo vệ con người; không nên để của cải che lấp con người. Ngoài ra nó còn phản ánh một hiện thực là người xưa ước mong có nhiều con cháu để tăng cường sức lao động: Đông đàn, dày lũ. Rậm người hơn rậm cỏ. Người ta là hoa đất…). Ông bà cha mẹ thường dành tất cả tình yêu thương cho con cháu.

Bên cạnh đó câu tục ngữ trên còn phê phán thái độ coi trọng của cải và an ủi, động viên những người gặp trường hợp không may : (Của đi thay người. Người làm ra của, của không làm ra người…).

Một số câu tục ngữ có nội dung tương tự làm sáng tỏ thêm quan điểm quý trọng con người của ông cha ta như: Người sống hơn đống vàng. Lấy của che thân không ai lấy thân che của. Có vàng vàng chẳng hay phô, Có con nó nói trầm trồ dễ nghe…

21 tháng 3 2019

Bạn có chép mạng ko vậy ạ , mk cần bài tự làm :)

1 tháng 5 2018

Những thế hệ lớn lên

Một người bạn yêu cầu giấu tên, sinh đúng vào ngày 30 tháng Tư năm 1975, anh ra đời trong lúc mẹ anh đang trên đường di chạy từ Xuân Lộc vào Sài Gòn, chia sẻ: “Nói chung là mình chưa thấy đó là một thiện ý thật sự cho những người muốn đặt ra vấn đề hòa hợp hòa giải, tức là đặt vấn đề với những người có quyền lực ấy. Mà mình thấy cái thiện ý đó chưa chân thành, người ta chỉ nói cái gì đó để tuyên truyền là chính thôi. Mình cứ nghe ti vi, đài ra rả đó, đại khái là những vết tích xưa cũ như là tự hào ấy. Cái đó mình cho rằng hòa hợp hòa giải khó mà đạt được, người ta chưa tin. Với những người Sài Gòn cũ thì còn lâu mới đạt được, nói nôm na ví dụ như Sài Gòn, hãy đổi hãy trả lại cái tên Sài Gòn đi sẽ thấy hòa hợp hòa giải liền.”

Theo người bạn này, sau ba mươi chín năm, sau một quá trình gia đình anh vất vả để cưu mang người cha bệnh tật sau khi rời trại cải tạo và sau đó không lâu ông qua đời, anh nhận ra rằng cuộc đời anh buồn nhiều hơn vui. Và khái niệm quê hương, đất nước gắn trong ký ức anh cùng với mùi khoai mì, mùi hạt kê độn và bánh tráng sắn thời thơ ấu. Tuổi thơ của anh bị ám ảnh bởi tiếng kẻng họp đội, tiếng loa phát thanh ngoài đầu xóm và tiếng gõ mõ liên hồi báo động an ninh… Dường như tất cả những ký ức tuổi thơ của anh đều mang mang một thanh âm đượm buồn trong sắc màu trầm, nặng của nó.

Khi lớn lên, anh phải bỏ học sớm và bươn bả ngoài cuộc đời với cái lý lịch không được tốt cho mấy bởi vì cha của anh là “ngụy quyền”. Mặc dù anh học rất giỏi và ước mơ được học đại học như bao bạn khác nhưng hoàn cảnh nghèo túng của gia đình đã khiến anh phải bỏ học, theo làm bốc vác ở bến xe, sau đó sắm xe ba gác để chở hàng và hiện tại, anh đã có xe tải để chở rau cho chợ đầu mối nhưng anh vẫn thấy tiếc nuối thời đi học của mình. Bởi ngày từ nhỏ, anh luôn tâm niệm rằng không có vốn liếng nào tốt hơn vốn liếng tri thức.

Và anh cũng cay đắng nhận ra rằng nhiều thế hệ thanh niên Việt Nam, trong đó có thế hệ của anh đã không có được thứ vốn liếng quí giá của tri thức mà có chăng chỉ là cơ hội để làm việc cật lực và tích lũy tiền bạc. Nhưng rất tiếc, một khi nền tảng tri thức của con người bị hạn chế thì kéo theo vốn văn hóa cũng có nguy cơ bị hạn chế. Có nhiều tiền trên tay nhưng hạn chế về văn hóa là một tai họa. Anh đã nhìn thấy tai họa đó ngay trong thế hệ của anh cũng như nhiều thế hệ khác khi con người, xã hội mỗi ngày thêm lạnh lùng, vô cảm và tham lam.

Anh nói rằng nếu như có một cơ hội làm trẻ thơ trở lại, anh sẽ tìm đến một chân trời khác để trưởng thành, bởi vì sự trường thành mà mẹ anh đã dạy chính là phải tích lũy văn hóa, phải biết chia sẻ cùng đồng loại và phải tôn trọng quyền con người. Anh luôn dạy cho con cái mình điều này nhưng anh cũng luôn lo lắng trước môi trường giáo dục quá ư thực dụng hiện tại. Đó là anh chưa muốn nghĩ đến một xã hội đầy rẫy thù hận, tham lam, tranh giành… Như vậy, ít có sự hòa hợp hay hòa giải nào giữa con người với con người một khi quyền làm người không được tôn trọng đúng mức.

8 tháng 5 2018

​​

Con người ta ai cũng muốn thành đạt .Nhưng con đường dẫn đến thành công thường quanh co khúc khuỷu và lắm chông gai .Để động viên con người vững chí , bền gan phấn đấu và tin tưởng ở thắng lợi ,cha ông ta dặn dò con cháu qua câu tục ngữ : 
" Có công mài sắt có ngày nên kim " 
Ai cũng biết cây kim bé nhỏ tới mức nào nhưng cũng hoàn hảo tới mức nào . Thân kim bằng sắt tròn ,mảnh ,nhỏ xíu .Đầu kim nhọn sắt .Trôn kim cũng có một lỗ nhỏ xíu để luồn chỉ qua .Có thể kim mới trở thành một vật có ích cho cuộc đời .Còn sắt là vật liệu làm nên kim . Chỉ có điều ,làm từ sắt nên kim là cả một quá trình tôi luyện , mài dũa công phu bền bỉ . Nhưng có đi có lại .Ai có công mài sắt bền bỉ ,kiên trì sẽ có ngày nên kim .Đức kiên trì ,chí bền bỉ chính là một yếu tố quan trọng dẫn đến thành công . 
Thực tế cuộc sống đã cho thấy điều đó là hoàn toàn có cơ sở .Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta , chúng ta phải thực hiện chiến lược trường kì kháng chiến ,nhất định thắng lợi .Từ cuộc kháng chiến chống quân Minh của vua tôi nhà Lê đén cuộc kháng chiến chông Pháp ,chống Mĩ của nhân dân ta trong những năm vừa qua ,tát cả đều thử thách ý chí kiên trì ,bền gan vững chí của cả dân tộc .Và cuối cùng chúng ta đã giành được thắng lợi ,đã giành được độc lập 
cho dân tộc ,tự do cho nhân dân .Nhờ kiên trì kháng chiến ,nhân dân ta thành công . 
Trong đời sống lao động sản xuất ,nhân dân ta cũng nhiều lần thể hiện đức kiên nhẫn dáng khâm phục .Nhìn những con đê sừng sững đôi bờ sông Cầu , sông Hồng ,sông Đáy ,sông Thương ,chúng ta hiểu được cha ông ta đã kiên trì ,bền bỉ tới mức nào để ngăn dòng nước lũ ,bảo vệ mùa màng trên đồng bằng Bắc Bộ .Chỉ với đôi bàn tay cầm mai , đôi vai vác đất ,hoàn toàn là sức lao động thủ công ,không có máy xúc ,máy ủi ,máy gạt ,máy đầm như ngày nay ,cha ông ta đã kiên trì ,quyết tâm lao động và thành công . 

Trong học tập ,đức kiên trì lại càng cần thiết dể có được thành công .Từ một em bé mẫu giáo vào lớp một ,bắt đầu cầm phấn viết chữ O đầu tiên đến khi biết đọc ,biết viết ,biết làm toán rồi lần lượt mỗi năm một lớp ,phải mất 12 năm mới hoàn thành những kiến thức phổ thông .Trong quá trình lâu dài ấy ,nếu không có lòng kiên trì luyện tập ,cố gắng học hành ,làm sao có ngày cầm được bằng tốt nghiệp .Người bình thường đã vậy ,với những người như Nguyẽn Ngọc Kí ,lòng kiên trì bền bỉ lại càng cần thiết để vượt qua khó khăn .Vốn bị liệt hai tay từ nhỏ ,anh đã kiên trì luyện viết bằng chân để có thể đến lớp cùng bạn bè .Đức kiên trì đã giúp anh chiến thắng số phận .anh đã học xong phổ thông ,học xong đại học và trở thành thầy giáo ,một nhà giáo ưu tú . 
Thế mới biết ý chí ,nghị lực ,lòng kiên nhẫn ,sự bền bỉ đóng vai trò quan trọng tới mức nào trong việc quyết định thành bại của mỗi công việc nói riêng và cả sự nghiệp của mỗi con người nói chung .Có mục đích ban đầu dung đắn - chưa đủ ; phải có lòng kiên trì ,nhẫn nại cọng với một phương pháp làm việc năng động và sáng tạo thì chúng ta mới có thể biến ước mơ thành hiện thực . 
Bàn luận về một vấn đề có tầm cỡ lớn lao là sự nghiệp mà lại lấy hình ảnh của một sự vật thật bé nhỏ là một cây kim để nói ,ông cha ta phải có chủ ý rõ ràng và sâu sắc ,gửi gắm trong lời khuyên giản dị như một triết lí : có công mài sắt có ngày nên kim .caau tục ngữ không chỉ là một bài học về ý chí mà còn là lời động viên chân tình : hãy lạc quan ,tin tưởng . 
Kế thừa và phát huy quan niệm của ông cha ,với những kinh nghiện trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình ,Bác Hồ đã khuyên thanh niên: 
" Không có việc gì khó 
Chỉ sợ lòng không bền 
Đào núi và lấp biển 
Quyet chí ắt làm nên" 
Việc tu dưỡng ,rèn luyện của mỗi con người phải được tiến hành thường xuyên ,liên tuc .Kinh nghiện của thế hệ trước là lời khuyên quí báu ,lời cổ vũ thanh thiếu niên trên con đường phấn đấu xây dựng cuộc sống tốt đẹp

8 tháng 2 2018

Rừng có nhiều vàng ,biển nhiều bạc chứ sao

8 tháng 2 2018

ý mk là người ta ví rừng như vàng, biển như bạc mà vàng, bạc là thứ quý giá nhất. Mình muốn bạn giải thích vì sao lại như vậy thui :))

30 tháng 3 2018

mk chịu

bn nên hỏi bố mẹ

k mk

30 tháng 3 2018

Đó là 1 câu tục ngữ khá quen thuộc. Theo mình thì câu này nghĩa đen ko có j` phải jải thích nữa vì cái chính là nghĩa bóng. Câu này dùng những khái niệm "giấy" và "lề" để ẩn dụ 1 điều khác (còn nếu bạn hỏi là tại sao giấy rách thì phải giữ lấy lề thì mình cũng chịu ko biết nói thế nào :D). Vì trong câu này ông bà mình lấy hình ảnh "giấy" để ẩn dụ về số phận,cuộc đời mỗi con người. Nó cũng như 1 bản lí lịch,ghj lại những j` đã xảy ra và cách ứng xử cũng như kết quả của nó trong cuộc đời họ. Trong cuộc sống, phim ảnh hay báo đài, hình ảnh tờ giấy trắng để nói về cuộc đời trong sạch của con người ta là rất phổ biến. VD như khi có ai đó phạm tội, người ta có thể nói là đã có "vết nhơ" (hoặc vết dơ,tì vết), văn hoa hơn thì có người nói là tờ giấy đã bị ố màu v..v...(có rất nhiều VD khác nữa). Còn "lề" để ẩn dụ về bản chất hay những đức tính tốt đẹp của con người. Giấy và lề luôn luôn gắn liền với nhau, song hành cùng nhau. Nhưng vì 1 lí do nào đấy mà tờ giấy đã ko còn được nguyên vẹn thì cũng phải cố gắng giữ được cái "lề". Nói cách khác thì đó là dù cho con người ta có bị sa ngã hay rơi vào những hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt thì cũng phải cố mà giữ cho được cái gốc tốt đẹp của mình,cái "thiện" trong mỗi chúng ta vì khj sinh ra ko có ai là người xấu cả. 
Bên cạnh đó,câu tục ngữ này cũng đc dùng trong rất nhiều trường hợp với con gái. Ngoài tính chất răn dạy, nó còn mang ý nghĩa ẩn dụ của tấm thân người con gái.Nếu sự trong trắng đã không còn thì cũng vẫn phải giữ được tính nết và vẻ đẹp tâm hồn, ko đc để nó cũng bị xé rách theo tờ giấy. Các bà,các mẹ vẫn thường hay nói câu đó để dạy bảo, hướng con cháu mình vào lối suy nghĩ cũng như quan niệm đúng đắn về nhân cách con người. Dù trong bất kì hoàn cảnh nào cũng ko được làm mất điều đó. Giấy rách phải giữ lấy lề thực sự là 1 câu rất hay trong rất nhiều câu tục ngữ của kho tàng tục ngữ Việt Nam, tiêu biểu cho tính cô đọng, giàu tính biểu cảm và ý nghĩa cho ngôn ngữ Việt Nam.

13 tháng 5 2021

VD:Edison đã thất bại hơn một nghìn lần nhưng ông vẫn cố gắng kiên trì và cuối cùng đã sáng chế ra đèn điện

(chắc vậy,mình ko chắc)

13 tháng 5 2021
Thất bại nhưng vẫn kiên trì thì sẽ dẫn tới thành công ( nghĩ vậy thôi )