K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 2 2020


Tràng Kênh – Bạch Đằng nằm trên đất Thủy Nguyên, cách Trung tâm thành phố Hải Phòng chừng 18km về phía Đông Bắc. Từ sông Bạch Đằng nhìn vào, Tràng Kênh như một Hạ Long trên cạn với nhiều núi non hùng vĩ. 
Tràng Kênh cũng là vùng đất lưu giữ di chỉ của người Việt cổ, nơi giao thoa văn hóa của người miền núi ở cánh cung Đông Triều với người miền biển của văn hóa Hạ Long của các bộ tộc Âu Việt và Lạc Việt. Từ trước công nguyên đến thời Bắc thuộc, Núi Tràng Kênh – Sông Bạch Đằng án ngữ con đường xâm lăng duy nhất về phương Nam của các thế lực Phương Bắc. Nơi đây, từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 13 diễn ra 3 trận quyết chiến chiến lược, cả 3 lần đều dùng trận địa cọc, cả 3 lần đều chỉ xảy ra trong 1 ngày, 1 con nước sáng lên chiều xuống và tiêu diệt gọn quân thù, bắt sống giặc, chém chết chủ tướng, làm quân thù Nam Hán, Đại Tống, Nguyên Mông đều bạt vía kinh hồn. Không một khúc sông nào nơi đây không nhuốm máu quân thù. Bạch Đằng – Tràng Kênh thực sự là một địa danh có lịch sử truyền thống hào hùng, oanh liệt trong lịch sử trường tồn của dân tộc “Vạn cổ Bạch Đằng lưu chính khí”. Việc xây dựng khu di tích Bạch Đằng ngay tại chiến trường oanh liệt từ xa xưa là một việc làm lưu giữ hồn thiêng dân tộc, như lời thán tuyệt diệu của thái học sinh (Tiến sĩ) thời Trần Phạm Sư Mạnh: “Giang san vượng khí Bạch Đằng thâu” (tạm dịch: khí thiêng sông núi đọng lại ở chốn Bạch Đằng).

Quá trình xây dựng khu di tích Bạch Đằng Giang là sự kết hợp ý chí của người xây đền với sự mách bảo của thần linh, quá trình khai sơn phục thủy, san bằng mọi trở ngại, vừa làm vừa hoàn thiện, biến ý chí quyết tâm của một người thành ý chí quyết tâm của muôn người. Đúng như lời Phật dạy: “Sự diệu kỳ của trí tuệ kết hợp với sự màu nhiệm của thánh linh sẽ làm nên tất cả”. Trí tuệ và quyết tâm của con người với hồn thiêng dân tộc đã tạo dựng thành công. 

Quá trình xây dựng khu di tích là quá trình tạo dựng cảnh quan, không gian mang đậm sắc thái văn hóa dân tộc, vừa hùng vĩ của núi sông, vừa linh thiêng và thấy như tiếng ông cha từ ngàn xưa vẫn vang vọng về. Từ năm 2008 đến 2016, các công trình trong khu di tích đã lần lượt được xây dựng, tạo nên một quần thể di tích uy nghi, lung linh soi bóng xuống Bạch Đằng Giang lịch sử. Khu di tích lưng tựa núi, chân đạp sông, mắt dõi biển Đông, tạo thành điểm tựa tâm linh cho cả vùng Đông Bắc tổ quốc. Quần thể di tích gồm có:

- Vườn cuội cổ và trụ chiến thắng: Trụ chiến thắng bằng đá hồng ngọc nguyên khối cao chừng 5,5 mét, tiết diện 2,25 mét vuông, nặng chừng trăm tấn. Sau chế tác trụ có 4 mặt hình chữ nhật, khắc nổi 108 chữ tương ứng với 72 vị thiên can, 36 vị địa chi, mặt tiền 7 chữ “Giang San Vượng khí Bạch Đằng thâu”. Ba mặt tả, hữu, hậu khắc công lao và thần tích của Đức vua Ngô Quyền, Lê Đại Hành Hoàng đế và Đức Thánh Trần. Các chữ khắc cùng một mẫu, các bản thần phả đều từ cung sinh, kết thúc ở cung sinh theo Kinh dịch thể hiện sự trường tồn.

- Đền Bạch Đằng Giang thờ Đức Ngô Quyền Vương, người khai sinh trận địa cọc Bạch Đằng, đánh thắng quân Nam Hán năm 938, chấm dứt 1117 năm Bắc thuộc, mở ra nền văn Minh Đại Việt. 

- Đền Tràng Kênh Vọng Đế, thờ Đức Vua Lê Đại Hành, năm 981 ngài đã tái tạo lại địa cọc của Ngô Quyền, có công đánh Tống bình Chiêm, đưa Đại Cồ Việt ngang hàng với Đại Hán.

- Linh từ Tràng Kênh thờ Quốc Công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn – ngài có công 3 lần đánh bại Nguyên Mông, đỉnh điểm là chiến thắng Bạch Đằng 1288, đập tan dã tâm xâm lược nước ta của Đế chế Nguyên Mông, mở ra nền văn minh Đông A rực rỡ. 

- Trúc Lâm tự Tràng Kênh: Chùa mô phỏng theo mô hình Chùa Đồng – Yên tử. Chùa thờ Phật Tổ Như lai, các Đạt ma và Bồ Tát, Phật Hoàng Trần Nhân Tông, người đứng đầu quân dân Đại Việt trong 2 cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông. Sau này ngài cùng Pháp Loa và Huyền Quang sang lập phái Thiền tông Trúc Lâm Yên Tử. Dưới chân chùa là tượng Bạch Ngọc 18 vị La Hán, cây đa cổ thụ trên trăm tuổi được mang từ nhà máy xi măng Hải Phòng cũ để trồng, bảo tồn truyền thống.

- Đền thờ Thánh Mẫu: tín ngưỡng tôn thờ lấy hình tượng Mẫu (người mẹ) với các quyền năng sinh sôi, bảo trữ, che chở con người đã đi sâu vào đời sống văn hóa dân tộc Việt, “thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đã được UNESCO ghi nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đền thờ Thánh Mẫu trong khu di tích thờ Mẫu đệ Nhất thượng Thiên, Mẫu đệ Nhị thượng ngàn, Mẫu đệ Tam thoải phủ. Trong đền còn có hương án và pho tượng thờ tự Ngũ vị tôn ông, tam vị ông Hoàng, Đức Nam Hải thần vương và Mẫu Sơn Trang.

- Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh: Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Người luôn trong trái tim mọi người dân đất Việt. Nhiều đền, chùa đình, đền, miếu trong cả nước đã lập bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khu di tích Bạch Đằng Giang là nơi đầu tiên tại Hải Phòng lập Đền thờ Chủ Tịch Hồ Chí Minh để nhân dân và thu khách thập phương bày tỏ lòng thành kính, nhớ thương Người.

- Khu Nhà bảo tàng: trưng bày hiện vật cọc Bạch Đằng được bảo tồn nguyên trạng - nhân chứng lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng; sơ đồ diễn biến các trận Bạch Đằng; các di chỉ khảo cổ đồ gốm các thời kỳ Lê, Trần..; lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ cũng như hình ảnh các vị lãnh tụ đã tới thăm, dâng hương và chiêm bái khu di tích.

- Quảng trường Chiến thắng: công trình được hoàn thành vào tháng Chạp năm Bính Thân 2016, đón xuân mới Đinh Dậu 2017. Quảng trường lát đá granit vươn ra sông, gồm 3 pho tượng của Đức Ngô Quyền vương, Vua Lê Đại Hành và Đức Thánh Trần cao 11m bằng đồng. Mô hình bãi cọc lim bịt sắt gồm 180 cọc được dựng lại dưới lòng sông .

Kể từ năm 2008 đến nay, khu di tích đã không ngừng mở mang, hoàn thiện, đón hàng triệu du khách trong và ngoài nước về thăm quan, đồng thời cũng là nơi diễn ra nhiều Đại lễ như Đại lễ cầu siêu hương hồn các liệt sĩ dân tộc Việt Nam đã hy sinh trên biển để bảo vệ tổ quốc. Nơi đây nhiều nhân sỹ, nhà lãnh đạo đất nước đã về hội tụ để hấp thụ hồn thiêng đất nước, vạch ra những quyết sách anh minh. Về đây ta như gặp lại quá khứ hào hung của tổ tiên, như nghe thấy tiêng gươm khua lửa cháy, tiếng trống trận, tiếng hò reo và tiếng quân thù gục ngã – để chắp cánh cho chúng ta hướng tới tương lai, quyết tâm xây dựng thành phố, quê hương, đất nước giàu đẹp, trường tồn bên bờ biển Đông

7 tháng 2 2020

“Di tích Lịch sử - Văn hóa Tràng Kênh, Thủy Nguyên, Thành phố Hải Phòng" Tràng Kênh – Bạch Đằng nằm trên đất Thủy Nguyên, cách Trung tâm thành phố Hải Phòng chừng 18km về phía Đông Bắc. Từ sông Bạch Đằng nhìn vào, Tràng Kênh như một Hạ Long trên cạn với nhiều núi non hùng vĩ. Tràng Kênh cũng là vùng đất lưu giữ di chỉ của người Việt cổ, nơi giao thoa văn hóa của người miền núi ở cánh cung Đông Triều với người miền biển của văn hóa Hạ Long của các bộ tộc Âu Việt và Lạc Việt. Từ trước công nguyên đến thời Bắc thuộc, Núi Tràng Kênh – Sông Bạch Đằng án ngữ con đường xâm lăng duy nhất về phương Nam của các thế lực Phương Bắc. Nơi đây, từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 13 diễn ra 3 trận quyết chiến chiến lược, cả 3 lần đều dùng trận địa cọc, cả 3 lần đều chỉ xảy ra trong 1 ngày, 1 con nước sáng lên chiều xuống và tiêu diệt gọn quân thù, bắt sống giặc, chém chết chủ tướng, làm quân thù Nam Hán, Đại Tống, Nguyên Mông đều bạt vía kinh hồn. Không một khúc sông nào nơi đây không nhuốm máu quân thù. Bạch Đằng – Tràng Kênh thực sự là một địa danh có lịch sử truyền thống hào hùng, oanh liệt trong lịch sử trường tồn của dân tộc “Vạn cổ Bạch Đằng lưu chính khí”. Việc xây dựng khu di tích Bạch Đằng ngay tại chiến trường oanh liệt từ xa xưa là một việc làm lưu giữ hồn thiêng dân tộc, như lời thán tuyệt diệu của thái học sinh (Tiến sĩ) thời Trần Phạm Sư Mạnh: “Giang san vượng khí Bạch Đằng thâu” (tạm dịch: khí thiêng sông núi đọng lại ở chốn Bạch Đằng). Quá trình xây dựng khu di tích Bạch Đằng Giang là sự kết hợp ý chí của người xây đền với sự mách bảo của thần linh, quá trình khai sơn phục thủy, san bằng mọi trở ngại, vừa làm vừa hoàn thiện, biến ý chí quyết tâm của một người thành ý chí quyết tâm của muôn người. Đúng như lời Phật dạy: “Sự diệu kỳ của trí tuệ kết hợp với sự màu nhiệm của thánh linh sẽ làm nên tất cả”. Trí tuệ và quyết tâm của con người với hồn thiêng dân tộc đã tạo dựng thành công. Quá trình xây dựng khu di tích là quá trình tạo dựng cảnh quan, không gian mang đậm sắc thái văn hóa dân tộc, vừa hùng vĩ của núi sông, vừa linh thiêng và thấy như tiếng ông cha từ ngàn xưa vẫn vang vọng về. Từ năm 2008 đến 2016, các công trình trong khu di tích đã lần lượt được xây dựng, tạo nên một quần thể di tích uy nghi, lung linh soi bóng xuống Bạch Đằng Giang lịch sử. Khu di tích lưng tựa núi, chân đạp sông, mắt dõi biển Đông, tạo thành điểm tựa tâm linh cho cả vùng Đông Bắc tổ quốc. Quần thể di tích gồm có: - Vườn cuội cổ và trụ chiến thắng: Trụ chiến thắng bằng đá hồng ngọc nguyên khối cao chừng 5,5 mét, tiết diện 2,25 mét vuông, nặng chừng trăm tấn. Sau chế tác trụ có 4 mặt hình chữ nhật, khắc nổi 108 chữ tương ứng với 72 vị thiên can, 36 vị địa chi, mặt tiền 7 chữ “Giang San Vượng khí Bạch Đằng thâu”. Ba mặt tả, hữu, hậu khắc công lao và thần tích của Đức vua Ngô Quyền, Lê Đại Hành Hoàng đế và Đức Thánh Trần. Các chữ khắc cùng một mẫu, các bản thần phả đều từ cung sinh, kết thúc ở cung sinh theo Kinh dịch thể hiện sự trường tồn. - Đền Bạch Đằng Giang thờ Đức Ngô Quyền Vương, người khai sinh trận địa cọc Bạch Đằng, đánh thắng quân Nam Hán năm 938, chấm dứt 1117 năm Bắc thuộc, mở ra nền văn Minh Đại Việt. - Đền Tràng Kênh Vọng Đế, thờ Đức Vua Lê Đại Hành, năm 981 ngài đã tái tạo lại địa cọc của Ngô Quyền, có công đánh Tống bình Chiêm, đưa Đại Cồ Việt ngang hàng với Đại Hán. - Linh từ Tràng Kênh thờ Quốc Công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn – ngài có công 3 lần đánh bại Nguyên Mông, đỉnh điểm là chiến thắng Bạch Đằng 1288, đập tan dã tâm xâm lược nước ta của Đế chế Nguyên Mông, mở ra nền văn minh Đông A rực rỡ. - Trúc Lâm tự Tràng Kênh: Chùa mô phỏng theo mô hình Chùa Đồng – Yên tử. Chùa thờ Phật Tổ Như lai, các Đạt ma và Bồ Tát, Phật Hoàng Trần Nhân Tông, người đứng đầu quân dân Đại Việt trong 2 cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông. Sau này ngài cùng Pháp Loa và Huyền Quang sang lập phái Thiền tông Trúc Lâm Yên Tử. Dưới chân chùa là tượng Bạch Ngọc 18 vị La Hán, cây đa cổ thụ trên trăm tuổi được mang từ nhà máy xi măng Hải Phòng cũ để trồng, bảo tồn truyền thống. - Đền thờ Thánh Mẫu: tín ngưỡng tôn thờ lấy hình tượng Mẫu (người mẹ) với các quyền năng sinh sôi, bảo trữ, che chở con người đã đi sâu vào đời sống văn hóa dân tộc Việt, “thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đã được UNESCO ghi nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đền thờ Thánh Mẫu trong khu di tích thờ Mẫu đệ Nhất thượng Thiên, Mẫu đệ Nhị thượng ngàn, Mẫu đệ Tam thoải phủ. Trong đền còn có hương án và pho tượng thờ tự Ngũ vị tôn ông, tam vị ông Hoàng, Đức Nam Hải thần vương và Mẫu Sơn Trang. - Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh: Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Người luôn trong trái tim mọi người dân đất Việt. Nhiều đền, chùa đình, đền, miếu trong cả nước đã lập bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khu di tích Bạch Đằng Giang là nơi đầu tiên tại Hải Phòng lập Đền thờ Chủ Tịch Hồ Chí Minh để nhân dân và thu khách thập phương bày tỏ lòng thành kính, nhớ thương Người. - Khu Nhà bảo tàng: trưng bày hiện vật cọc Bạch Đằng được bảo tồn nguyên trạng - nhân chứng lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng; sơ đồ diễn biến các trận Bạch Đằng; các di chỉ khảo cổ đồ gốm các thời kỳ Lê, Trần..; lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ cũng như hình ảnh các vị lãnh tụ đã tới thăm, dâng hương và chiêm bái khu di tích. - Quảng trường Chiến thắng: công trình được hoàn thành vào tháng Chạp năm Bính Thân 2016, đón xuân mới Đinh Dậu 2017. Quảng trường lát đá granit vươn ra sông, gồm 3 pho tượng của Đức Ngô Quyền vương, Vua Lê Đại Hành và Đức Thánh Trần cao 11m bằng đồng. Mô hình bãi cọc lim bịt sắt gồm 180 cọc được dựng lại dưới lòng sông . Kể từ năm 2008 đến nay, khu di tích đã không ngừng mở mang, hoàn thiện, đón hàng triệu du khách trong và ngoài nước về thăm quan, đồng thời cũng là nơi diễn ra nhiều Đại lễ như Đại lễ cầu siêu hương hồn các liệt sĩ dân tộc Việt Nam đã hy sinh trên biển để bảo vệ tổ quốc. Nơi đây nhiều nhân sỹ, nhà lãnh đạo đất nước đã về hội tụ để hấp thụ hồn thiêng đất nước, vạch ra những quyết sách anh minh. Về đây ta như gặp lại quá khứ hào hung của tổ tiên, như nghe thấy tiêng gươm khua lửa cháy, tiếng trống trận, tiếng hò reo và tiếng quân thù gục ngã – để chắp cánh cho chúng ta hướng tới tương lai, quyết tâm xây dựng thành phố, quê hương, đất nước giàu đẹp, trường tồn bên bờ biển Đông./. -------- CÁC NGÀY ĐẠI LỄ TRONG NĂM: - Mồng 6 tháng Giêng Tết: Khai hội - 14 và 15 tháng Giêng âm lịch: Khai Ấn đức Thánh Trần - 18 tháng Giêng: Giỗ đức vua Ngô Quyền - 8/3 âm lịch: Giỗ Vua Lê Đại Hành và giỗ trận Bạch Đằng - 15/4 âm lịch: Đại Lễ Phật Đản - Rằm tháng 7 âm lịch: Lễ Vu Lan - 21/7 âm lịch: Giỗ Chủ tịch Hồ Chí Minh - 20/8 âm lịch: Giỗ Đức Thánh Trần * Nhân dân và du khách thập phương lưu ý: - Giờ mở cửa: từ 7h00 sáng tới 19h00 hàng ngày. - Ban Quản lý khu di tích tổ chức trông coi ô tô, xe đạp xe máy miễn phí cho nhân dân và du khách thập phương; Bố trí nước uống miễn phí trong khu di tích; nghiêm cấm các hành vi kinh doanh, bán hàng trong khu di tích

8 tháng 2 2020

Nằm ngay cửa sông Bạch Đằng, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 20 km, di tích Bạch Đằng Giang thực sự là quần thể hội tụ những dấu ấn lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng lớn bậc nhất Hải Phòng, một trong những điểm đến hấp dẫn du khách thập phương.

Vùng cửa sông Bạch Đằng thuộc xã Tràng Kênh, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng, là một địa danh đặc biệt vì gắn liền với ba trận thủy chiến, biểu tượng cho tinh thần anh dũng chống lại những thế lực ngoại xâm lớn mạnh gấp bội phần của dân tộc Việt Nam.

Lần thứ nhất là vào năm 938, Ngô Quyền đánh bại 2 vạn thủy quân Nam Hán. Lần thứ hai, năm 981, là lúc Lê Đại Hành đánh tan giặc Tống. Lần thứ ba, năm 1288, gắn liền với tên tuổi Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, khi ông cùng vua tôi nhà Trần xua tan giặc Nguyên Mông. Vì điều đó mà hôm nay, anh Chu Xuân Việt, ở Kim Mã, Hà Nội, cùng vợ mình, có mặt ở đây để dâng hương, tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc.

"Anh hướng dẫn viên vừa giới thiệu về chiến công của cả Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Ngô Quyền và Lê Đại Hành. Tôi thấy đấy là những chiến công thật là hiển hách, thể hiện sự dũng cảm của quân dân Việt Nam, rồi tinh thần quyết tâm bảo vệ chủ quyền của đất nước và cách đánh giặc thì vô cùng sáng tạo của cha ông".

Từ năm 2008, thành phố Hải Phòng đã quyết tâm tái dựng một quần thể di tích lịch sử tại Tràng Kênh để biểu đạt những giá trị to lớn của ba chiến công vĩ đại trên sông Bạch Đằng. Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt công trình của khu di tích Bạch Đằng Giang đã hình thành.

"Đây là một khu du lịch rất có ý nghĩa về lịch sử, về những chiến thắng của dân tộc, của hai vị hoàng đế và một vị tướng của nhà Trần mà sử sách đã lưu giữ. Và gần đây ai cũng biết là thành phố Hải Phòng đã xây dựng khu vực này hết sức khang trang. Đây cũng là khu du lịch tâm linh. Người dân Việt Nam đã nghe là phải đến, vừa là để uống nước nhớ nguồn, vừa là tôn vinh công trạng lịch sử của ông cha ta trong chống giặc ngoại xâm".

Nổi bật nhất trong khu di tích lịch sử Bạch Đằng Giang là quần thể ba ngôi đền gắn với tên tuổi ba nhà cầm quân lẫy lừng của dân tộc: Vua Lê Đại Hành, Quốc Công Tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Đức Vương Ngô Quyền. Cả ba ngôi đền đều được kiến trúc theo dáng cổ, với sự kết hợp kỳ công giữa gỗ và đá tự nhiên, tọa lạc dưới những vòm cây đang tỏa bóng, dọc theo một triền núi ven sông, tạo thành vùng sinh thái thơ mộng, trên bến dưới thuyền, sơn thủy hữu tình gắn quyện.

Ngoài bến sông Bạch Đằng, cũng vừa mới có thêm một con đường rộng thênh thang, dẫn lối tới những cầu đá nổi, được chạm khắc tinh xảo, tôn thêm vẻ hùng tráng của ba pho tượng các bậc danh tướng, sừng sững ngự trên mặt sông. Phía dưới là bãi cọc, chứng tích lịch sử về những chiến thắng vang dội của một thuở non sông.

Khu di tích này cũng đang được thành phố Hải Phòng đề cử để nhà nước công nhận là Di tích quốc gia hạng đặc biệt.

hai yeu thu hahaha co dung ko cac ban

- Địa lí 

Khi đến đây, du khách cảm nhận được sự thanh bình, trong lành và tĩnh tâm. Môi trường cảnh quan tại đây rất xanh, sạch, đẹp, vị trí sơn thủy hữu tình, nhiều hàng cây tạo bóng mát, luôn có người quét dọn thường xuyên. Du khách đến đây đều tự giác thu gom rác vào nơi quy định. Đây là một điểm sáng về công tác quản lý điểm di tích lịch sử văn hóa rất khoa học, không có việc chen lấn, xô đẩy, ồn ào. Trong khu di tích trồng rất nhiều cây xanh các loại. Trong số đó có các cây cổ thụ, tỏa bóng mát quanh năm, soi bóng xuống dòng sông Bạch Đằng thơ mộng, hùng vỹ.

Theo ông Lê Văn Đức, Trưởng BQL khu Di tích Bạch Đằng Giang: khu di tích rộng 20 ha, được xây dựng bởi các nhà hảo tâm. Nơi đây nằm trong quần thể danh thắng Tràng Kênh, được Nhà nước công nhận năm 1962

- Lịch sử 

Tại đây có ngôi miếu cổ thờ các vong linh tử sĩ chiến đấu, hy sinh trên sông Bạch Đằng. Sau đó, doanh nghiệp và các nhà hảo tâm nâng cấp, tôn tạo. Từ cổng vào, một vườn đá cuội và một trụ đá cao chừng 5m, mặt trước có 7 chữ “Giang san vượng khí Bạch Đằng thâu”. Ba mặt trái, phải, sau khắc công lao và thần tích của vua Ngô Quyền, vua Lê Đại Hành và đại vương Trần Hưng Đạo. Đi sâu vào trong là các dãy bonsai, cây cổ thụ. Ngôi đền đầu tiên trong di tích là Tràng Kênh Vọng Đế, thờ vua Lê Đại Hành. Tiếp đó là Linh từ Tràng Kênh thờ Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, người chỉ huy chiến thắng Bạch Đằng năm 1288, rồi đến đền Bạch Đằng Giang thời Ngô Quyền, đánh thắng quân Nam Hán năm 938.

Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh là địa điểm cuối cùng trong tứ linh từ của di tích. Ngoài ra, khu di tích Bạch Đằng Giang còn có: đền thờ Thánh Mẫu, khu nhà bảo tàng trưng bày hiện vật cọc Bạch Đằng được bảo tồn nguyên trạng trong bể thủy tinh. Từ ngôi chùa phỏng theo chùa Đồng (Yên Tử, Quảng Ninh) được xây trên núi Tràng Kênh, du khách sẽ bao quát được toàn cảnh vẻ đẹp của cả vùng Tràng Kênh. Mới đây, khu di tích xây thêm 3 pho tượng đồng tạc Ngô Quyền, Lê Đại Hành và Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, mỗi pho tượng cao 11m, đặt trên quảng trường nổi, hướng ra sông Bạch Đằng, xung quanh là một bãi cọc mô phỏng bãi cọc Bạch Đằng xưa kia… Khung cảnh của khu di tích được tô điểm bởi những hàng cau xanh tốt, như những người lính canh gác nơi tiền tiêu.

10 tháng 11 2021

176x24=3354

10 tháng 11 2021

~ Bạn tham khảo ~

Cần ít nhất số xe để chở các bạn đi tham quan là :

176:24=7176:24=7 ( dư 8 )

Vậy cần ít nhất 77 xe để chở số em đi tham quan và còn thừa 88 em

#Vịt vàng

11 tháng 1 2022

Tham Khảo

Lễ hội truyền thống Bạch Đằng hoạt động văn hóa - tâm linh đặc trưng của Di tích Quốc gia đặc biệt chiến thắng Bạch Đằng, thị xã Quảng Yên diễn ra từ ngày 21 đến ngày 24/ 4, (ngày 6 đến ngày 9/3 âm lịch). Sáng ngày 22/ 4 (ngày 7/ 3 âm lịch) đã diễn ra Lễ rước tượng Trần Hưng Đạo về Đình Yên Giang.Xuất phát từ những chiến công vang dội của các bậc tiền nhân bên dòng sông Bạch Đằng, dòng sông huyền thoại đã ba lần chứng kiến những trận đại chiến chống quân xâm lược phương Bắc, đặc biệt là chiến thắng của nhà Trần vào mùng 8 tháng 3 năm Mậu Tý (1288). Thể hiện lòng biết ơn của nhân dân đối với những vị anh hùng đã có công dẹp giặc, giữ yên bờ cõi, đồng thời khơi gợi hào khí, tinh thần yêu nước và truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của mọi thế hệ .Lễ hội Bạch Đằng với nhiều hoạt động ý nghĩa to lớn, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, uống nước nhớ nguồn và lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ con cháu mai sau, mãi ghi nhớ những chiến thắng vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc ta

11 tháng 1 2022

Lễ hội Bạch Đằng diễn ra tại xã Yên Giang, huyện Yên Hưng. Được tổ chức vào ngày mùng 8 tháng 3 (âm lịch) hàng năm, có năm kéo dài tới bốn ngày đêm.

Lễ hội kỷ niệm chiến thắng Bạch Đằng của những người anh hùng dân tộc chống giặc ngoại xâm: Ngô Quyền (năm 938), Lê Hoàn (năm 981), Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và các danh tướng nhà Trần (năm 1288).  

Dòng sông Bạch Đằng đời đời còn ghi chiến tích của những người anh hùng dân tộc chống giặc ngoại xâm. Đó là: Ngô Quyền với trận địa cọc gỗ đánh tan quân Nam Hán (năm 938); Lê Hoàn (năm 981) chống quân Tống; Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và các danh tướng nhà Trần (năm 1288) chống quân Nguyên Mông.  

Lễ hội Bạch Đằng diễn ra trên vùng đất cổ với bao chứng tích hào hùng, thu hút hàng vạn người khắp vùng châu thổ sông Hồng về dự.

Phần lễ, có dâng hương tại đền thờ Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà. Dân làng rước kiệu dọc bờ sông và giống như nghi lễ của cư dân sông nước, tục bơi trải là một nghi lễ quan trọng. Trên dòng sông lớn, cuộc đua tài của nhiều thuyền đua hình lá tre lao vun vút, tiếng hò reo của người dự hội trên bờ sông như làm sống dậy âm hưởng của trận chiến năm xưa.

Phần hội, cùng với bơi trải, các trò chơi cũng được tổ chức ở nhiều nơi như đấu vật, đánh cờ người, chọi gà... Trước kia hội còn tổ chức trò diễn, tái hiện cuộc tập trận của quân dân đời nhà Trần.  

Từ Thành phố Mỹ Tho, vượt qua hơn 30km, chúng ta sẽ đến Lăng Hoàng Gia, xã Long Hưng, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang.
* Dòng họ Phạm:  là một trong 10 dòng họ lập nghiệp lâu đời nhất tại Gò Công, có công khai khẩn đất đai, phát triển kinh tế và chấn hưng phong hóa tại vùng này. Khảo sát tại thực địa, chúng ta thấy từ trước đời Phạm Đăng Hưng là Phạm Đăng Khoa (Tổ bốn đời của ông) đã có mộ chỉ ở Gò Rùa. Riêng bản thân ông là nông dân khẩn hoang lập ấp từng làm Điền Tuấn Quan và suốt đời chăm lo giống má cấy cày cho dân khắp miền, nổi tiếng là “ông ba bị” lập xã lương (kho dự trữ lương thực các xã phòng đói kém).
Ông sinh năm 1764 tại Gò Rùa, lớn lên theo học với Sùng Đức Tiên sinh, Võ Trường Toản. Ông thi khoa Bính Thìn 1784 đổ Tam Trường, vào tới trường ông bị bệnh bất ngờ phải bỏ thi về làm ruộng. Tuy không cao khoa nhưng văn tài lỗi lạc và nổi tiếng là người hiền đức, siêng năng, sau đó được bổ về kinh làm “Lễ bộ Thượng thư”. Sau mấy lần bị gièm pha, suýt mang trọng tội. Nhờ tính nhã nhặn, tận tụy, nên ông đã giữ được những chức vụ cao quý:
   - Chưởng trưởng Đà sự (trông coi sự lưu thông của đê điều)
   - Lập xã thương (lo cứu đói cho dân)
   - Quản khâm thiên giám (Giám đốc đài thiên văn)
   - Quốc sử quán Tổng tài (chỉ huy viết sử)
Mùa hạ 1825 ông mất vì bệnh đưa về chôn nơi Sơn Qui. Đến 1849 ông được vua Tự Đức gia tặng “Đặc Tiến Kim Tử - Vinh Lộc Đại phu Thái Bảo, Cần chánh điện Đại học sĩ” tước Đức Quốc Công.
* Khu quần thể kiến trúc độc đáo: Lăng Hoàng Gia được xây dựng từ năm 1826, là nơi yên nghỉ của con người anh tú thuộc dòng họ Phạm Đăng vào thế kỉ 18 – 19, đó là Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng (Ông ngoại vua Tự Đức và là thân sinh của Từ Dũ Thái Hậu – vợ Vua Thiệu Trị).
Cách thị xã Gò Công khoàng 2km, Lăng Hoàng Gia nằm trên thế đất cao, có dáng con rùa nằm. Trên khuôn viên gần 3.000m2, Lăng Hoàng Gia được chia thành hai khu rõ rệt. Nhìn từ chính diện là ngôi từ đường, nơi thờ phụng 5 đời của dòng họ Phạm Đăng gồm : Phạm Đăng Khoa (tước Thiêm Sử Phủ), Phạm Đăng Dinh (tước Bình Thanh Bá), Phạm Đăng Hưng (tước Đức Quốc Công), Phạm Đăng Long (tước Phước An Hầu ) và Phạm Đăng Tiên (tước Mỹ Khánh Tử). Chính vì thế người đời khi nhắc đến những con người của dòng họ Phạm Đăng thường nói gọn là : Công – Hầu – Bá – Tử - Phủ, để nói đến chức tước của gia đình nhà họ Phạm. Ngôi từ đường được làm từ rất nhiều gỗ quý, hoa văn chạm trổ tinh tế và đẹp mắt.
Theo lối nhỏ dẫn về phía bên phải là khu lăng mộ của Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng, một công trình cổ mang đậm nét kiến trúc của những lăng mộ ở Huế. Lăng mộ không xây theo hình “Ngưu Phanh” (trâu nằm) hay “Mã Phục” (ngựa quì) là hai kiểu thông thường dành cho các văn thần võ tướng ngày trước, mà xây theo hình thể “đảnh trụ” (hình chóp) như chiếc nón quan ngày xưa, rẽ thành tám cánh tựa búp măng sen. Trước đây đã từng có người nói là do Phạm Đăng Hưng được chôn ngồi nên mới có kiến trúc như vậy. Nhưng theo người quản gia tại đây thì hoàn toàn không phải. Đức Quốc công được chôn nằm, đầu quay về núi… Lăng mộ được bảo vệ bởi tứ kiệt “ Long – Lân – Quy – Phụng ” làm cho lăng mộ vừa cổ kính, vừa toát lên vẻ uy nghiêm lạ thường.
Phía bên ngoài và bên hữu có nhà văn bia, trong có bia kỉ niệm do Phan Thanh Giản soạn và Trương Quốc Dụng hiệu kiểm, còn bia chỉ bằng đá trắng Quãng Nam cũng do ông Giản và ông Dụng soạn, 1857 thì khi đưa về Gia Định bị bọn xâm lược giặc Pháp chiếm lấy (tháng 12 – 1860), viên đại úy Barbé của Pháp bị quân ta giết chết tại Đồng Nai, quân Pháp đem tấm bia này xóa hết chữ Hán, rồi viết lên chữ Pháp để làm bia cho Barbé đặt tại nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi. Sau ngày 30 – 4 thống nhất đất nước, nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi bị giải tỏa, tấm bia được mang vào đặt tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và được công nhận là di tích Lịch sử - Văn hóa năm 1993, năm 1997 tấm bia được mang về Gò Công và đặt tại lăng mộ Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng cho đến ngày nay. Tuy đã bị quân Pháp xóa dấu vết cũ trên bia, nhưng ngày nay chỉ cần rửa sạch rồi dùng phấn trắng xoa lên, chữ Hán ngày xưa vẫn hiện lên rất rõ ghi theo chức tước năm 1825.
Ngoài cùng khu mộ xây cung tường có 4 trụ gạch đứng.
Ngoài những chi tiết trên, mộ này còn một nét đặc biệt nữa đó là phần:
“Phong chuẩn” (Tường xây làm ẩn phong sau dấu) đắp nổi hình 5 con sư tử từ nhỏ đến lớn, biểu hiện ngũ tước (Công, Hầu, Bá, Tử, Phủ).
Ngoài ra là một công trình kiến trúc nghệ thuật mang đậm giá trị truyền thống dân tộc, Lăng Hoàng Gia còn là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa độc đáo cần được bảo vệ. Đây sẽ là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu về văn hóa, lịch sử nước nhà, và là nguồn tư liệu quý giá cho lớp trẻ Việt Nam mai sau. Chính những yếu tố đặc biệt ở nơi này, Lăng Hoàng Gia đã được Nhà nước công nhận là di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia năm 2002.

Từ Thành phố Mỹ Tho, vượt qua hơn 30km, chúng ta sẽ đến Lăng Hoàng Gia, xã Long Hưng, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang.
* Dòng họ Phạm:  là một trong 10 dòng họ lập nghiệp lâu đời nhất tại Gò Công, có công khai khẩn đất đai, phát triển kinh tế và chấn hưng phong hóa tại vùng này. Khảo sát tại thực địa, chúng ta thấy từ trước đời Phạm Đăng Hưng là Phạm Đăng Khoa (Tổ bốn đời của ông) đã có mộ chỉ ở Gò Rùa. Riêng bản thân ông là nông dân khẩn hoang lập ấp từng làm Điền Tuấn Quan và suốt đời chăm lo giống má cấy cày cho dân khắp miền, nổi tiếng là “ông ba bị” lập xã lương (kho dự trữ lương thực các xã phòng đói kém).
Ông sinh năm 1764 tại Gò Rùa, lớn lên theo học với Sùng Đức Tiên sinh, Võ Trường Toản. Ông thi khoa Bính Thìn 1784 đổ Tam Trường, vào tới trường ông bị bệnh bất ngờ phải bỏ thi về làm ruộng. Tuy không cao khoa nhưng văn tài lỗi lạc và nổi tiếng là người hiền đức, siêng năng, sau đó được bổ về kinh làm “Lễ bộ Thượng thư”. Sau mấy lần bị gièm pha, suýt mang trọng tội. Nhờ tính nhã nhặn, tận tụy, nên ông đã giữ được những chức vụ cao quý:
   - Chưởng trưởng Đà sự (trông coi sự lưu thông của đê điều)
   - Lập xã thương (lo cứu đói cho dân)
   - Quản khâm thiên giám (Giám đốc đài thiên văn)
   - Quốc sử quán Tổng tài (chỉ huy viết sử)
Mùa hạ 1825 ông mất vì bệnh đưa về chôn nơi Sơn Qui. Đến 1849 ông được vua Tự Đức gia tặng “Đặc Tiến Kim Tử - Vinh Lộc Đại phu Thái Bảo, Cần chánh điện Đại học sĩ” tước Đức Quốc Công.
* Khu quần thể kiến trúc độc đáo: Lăng Hoàng Gia được xây dựng từ năm 1826, là nơi yên nghỉ của con người anh tú thuộc dòng họ Phạm Đăng vào thế kỉ 18 – 19, đó là Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng (Ông ngoại vua Tự Đức và là thân sinh của Từ Dũ Thái Hậu – vợ Vua Thiệu Trị).
Cách thị xã Gò Công khoàng 2km, Lăng Hoàng Gia nằm trên thế đất cao, có dáng con rùa nằm. Trên khuôn viên gần 3.000m2, Lăng Hoàng Gia được chia thành hai khu rõ rệt. Nhìn từ chính diện là ngôi từ đường, nơi thờ phụng 5 đời của dòng họ Phạm Đăng gồm : Phạm Đăng Khoa (tước Thiêm Sử Phủ), Phạm Đăng Dinh (tước Bình Thanh Bá), Phạm Đăng Hưng (tước Đức Quốc Công), Phạm Đăng Long (tước Phước An Hầu ) và Phạm Đăng Tiên (tước Mỹ Khánh Tử). Chính vì thế người đời khi nhắc đến những con người của dòng họ Phạm Đăng thường nói gọn là : Công – Hầu – Bá – Tử - Phủ, để nói đến chức tước của gia đình nhà họ Phạm. Ngôi từ đường được làm từ rất nhiều gỗ quý, hoa văn chạm trổ tinh tế và đẹp mắt.
Theo lối nhỏ dẫn về phía bên phải là khu lăng mộ của Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng, một công trình cổ mang đậm nét kiến trúc của những lăng mộ ở Huế. Lăng mộ không xây theo hình “Ngưu Phanh” (trâu nằm) hay “Mã Phục” (ngựa quì) là hai kiểu thông thường dành cho các văn thần võ tướng ngày trước, mà xây theo hình thể “đảnh trụ” (hình chóp) như chiếc nón quan ngày xưa, rẽ thành tám cánh tựa búp măng sen. Trước đây đã từng có người nói là do Phạm Đăng Hưng được chôn ngồi nên mới có kiến trúc như vậy. Nhưng theo người quản gia tại đây thì hoàn toàn không phải. Đức Quốc công được chôn nằm, đầu quay về núi… Lăng mộ được bảo vệ bởi tứ kiệt “ Long – Lân – Quy – Phụng ” làm cho lăng mộ vừa cổ kính, vừa toát lên vẻ uy nghiêm lạ thường.
Phía bên ngoài và bên hữu có nhà văn bia, trong có bia kỉ niệm do Phan Thanh Giản soạn và Trương Quốc Dụng hiệu kiểm, còn bia chỉ bằng đá trắng Quãng Nam cũng do ông Giản và ông Dụng soạn, 1857 thì khi đưa về Gia Định bị bọn xâm lược giặc Pháp chiếm lấy (tháng 12 – 1860), viên đại úy Barbé của Pháp bị quân ta giết chết tại Đồng Nai, quân Pháp đem tấm bia này xóa hết chữ Hán, rồi viết lên chữ Pháp để làm bia cho Barbé đặt tại nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi. Sau ngày 30 – 4 thống nhất đất nước, nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi bị giải tỏa, tấm bia được mang vào đặt tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và được công nhận là di tích Lịch sử - Văn hóa năm 1993, năm 1997 tấm bia được mang về Gò Công và đặt tại lăng mộ Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng cho đến ngày nay. Tuy đã bị quân Pháp xóa dấu vết cũ trên bia, nhưng ngày nay chỉ cần rửa sạch rồi dùng phấn trắng xoa lên, chữ Hán ngày xưa vẫn hiện lên rất rõ ghi theo chức tước năm 1825.
Ngoài cùng khu mộ xây cung tường có 4 trụ gạch đứng.
Ngoài những chi tiết trên, mộ này còn một nét đặc biệt nữa đó là phần:
“Phong chuẩn” (Tường xây làm ẩn phong sau dấu) đắp nổi hình 5 con sư tử từ nhỏ đến lớn, biểu hiện ngũ tước (Công, Hầu, Bá, Tử, Phủ).
Ngoài ra là một công trình kiến trúc nghệ thuật mang đậm giá trị truyền thống dân tộc, Lăng Hoàng Gia còn là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa độc đáo cần được bảo vệ. Đây sẽ là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu về văn hóa, lịch sử nước nhà, và là nguồn tư liệu quý giá cho lớp trẻ Việt Nam mai sau. Chính những yếu tố đặc biệt ở nơi này, Lăng Hoàng Gia đã được Nhà nước công nhận là di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia năm 2002.