K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 1 2020

Bài thơ mượn lời một con hổ ở vườn Bách thú, đề tài đầy kịch tính. Cảnh ngộ là một thân tù hèn mọn, bất lực, hồn vía là một chúa sơn lâm. Ông chúa này đã hết thời đập phá hung dữ đòi tự do. ông chúa đã thấm thía sự bất lực và ý thức được tình thế của mình, cam chịu cảnh gặm nhấm một mối căm hờn, nằm dài trông ngày tháng qua, mặc cho thân thế bị tụt xuống ngang cấp với các loài hèn kém. Nhìn bề ngoài, người ta có thể nói con hổ này đã được thuần hóa, chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi, với cặp báo chuồng bên vô tư lự. Nhưng đấy chỉ là bề ngoài thôi, còn thế giới bên trong của mãnh thú, tội nghiệp thay, vẫn ngùn ngụt lửa. Bút pháp lãng mạn của Thế Lữ có dịp tung hoành, có dịp chứng tỏ sức diễn đạt phong phú của Thơ mới khi dựng lại khung cảnh kỳ vĩ trong mộng tưởng của chúa sơn lâm.

Mối bi kỹ:h thân ỏ' nơi tù, hồn ở giang sơn cũ đã tạo nên chất men ngưỡng mộ đối với hoài niệm. Qua tâm linh của loài hổ, rừng núi hiện lên trong vẻ kỳ vĩ đắm say. Kỳ vĩ vì thâm nghiêm bóng cả cây già, kỳ vĩ vì dữ dội oai hùng với các từ gào, hét, thét, dữ dội; kỳ vĩ hoang vu bí ẩn: hang tối, thảo hoa không tên tuổi, riêng phần bí mật.

Trong cảnh núi rừng kỳ vĩ đó hiện lên hình ảnh oai linh của chúa sơn lâm. Trọng tâm của bức tranh rừng này là con hổ. Nhưng trước khi để hổ hiện ra, Thế Lữ đã dựng cảnh để gợi không khí oai hùng, kinh sợ. Vào đúng lúc tiếng gào thét của thiên nhiên đang ở đỉnh cao dữ dội, chúa sơn lâm xuất hiện. Đầu tiên chỉ thấy bàn chân,

một bước chân dõng dạc, đường hoàng. Câu thơ như đoạn phim cận cảnh quay chi tiết, thu hút sự chú ý của khán giả. Sau bàn chân là tấm thân, xuất hiện rất từ tốn nên càng oai hùng, to lớn. Chiều dài của tấm lưng trải ra theo câu thơ, một sự mềm mại tích chứa sức mạnh.

Lượn tấm thăn như sóng cuộn nhịp nhàng Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.

Cách miêu tả từng động tác, lại là những động tác có chọn lựa của bàn chân, tấm thân và ánh mắt đã thể hiện được sự chế ngự của mãnh thú trước phông cảnh. Mấy câu thơ sau đã hoàn tất nốt bức chân dung chúa sơn lâm. Cái oai của chúa rừng còn chế ngự cả cảnh vật khi chúa đã đi qua khiến cho mọi vật đều im hơi. Câu nói kiêu hãnh của loài hổ không có gì quá đáng:

Ta biết ta chúa tể cả muôn loài

Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.

Chỉ một đoạn thơ này đã đủ nói cái quá khứ oai hùng, giang sơn nhất khoảnh của chúa rừng. Thế Lữ còn dư sức bút, một đoạn nữa, cũng chủ ý ấy nhưng chi tiết lấy từ sinh hoạt của ác thú. Óc tưởng tượng của nhà thơ tiên phong trong phong trào Thơ mới thật phong phú, từ chi tiết thật của đời thú, ông đã dựng được chân dung tâm hồn của vị chúa tể. Có bốn cảnh: đêm trăng - ngày mưa - sáng xanh - chiều đỏ. Bức tứ bình này (Thế Lữ cũng là hoạ sĩ đã từng học Cao đẳng mỹ .thuật) ít chi tiết, nhưng nét đậm rõ, màu lên từng mảng lớn, trong cảnh có cả âm thanh khi tưng bừng tươi sáng, khi câm lặng bí ẩn. Bút pháp tả cảnh ở đây hiếm thấy trong thơ Việt Nam. Vẫn là tả tập tính của thú nhưng sức gợi của câu thơ rộng xa, giúp người đọc thấy cái hồn của cảnh và "tâm trạng" con thú.

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Sự im lặng thiêng liêng có chút ghê rợn nhưng thật kỳ ảo quyến rũ: bên suối trăng một mãnh thú uống nước, rình mồi.

Tác giả nâng uy quyền của chúa rừng bằng cách đế’ hắn đối diện với thiên nhiên, tạo hóa trong cả bốn bức tranh đó - đôi diện với trăng, với mưa, với bình minh, với hoàng hôn. Và ở cả bốn khung cảnh, con hổ đều ỏ' thế chế ngự - chú ý các động từ tả hoạt động của

hổ trong bôn cảnh:

Say mồi đứng uống

Lặng ngắm giang sơn

Đợi mặt trời chết, để chiếm lẩy....

Đẹp nhất, dữ dội, bi tráng nhất là cảnh hoàng hôn. Bức tranh rực rỡ trong gam đỏ: đỏ của máu lênh láng, đỏ của mặt trời gay gắt. Tác giả dùng chữ mảnh để gọi mặt trời, tưởng như mặt trời cũng bé đi trong mắt nhìn loài hổ. Không khí chết chóc bao trùm, gợi lên do máu lênh láng, do giây phút hấp hối gay gắt của mặt trời. Chỉ ít phút nữa vũ trụ sẽ chết lặng, ngự trị trong bóng tối, chỉ còn có oai linh của hổ. Đấy là điểm cao trào nhất của quyền lực, gần như sự bất tử. Từ trên đỉnh cao huy hoàng của hồi tưởng, hổ đã sực tỉnh cái thân tù:

- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?.

Lời than có sức lay động và ngân vang do sự tương phản ấy. Hùm thiêng khi đã sa cơ... Bản thân sự hồi tưởng này đã cụ thể hóa cảnh ngộ của câu thơ: Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt. Mỗi lần hồi tưởng là một lần ý thức thêm sự bất lực, là một lần gặm nhấm thất bại.

Nhiều người đã bình luận có lý về ý nghĩa xã hội của bài thơ: Hổ trong cũi sắt nhớ tự do là biểu tượng cho tình cảm của người dân Việt mất nước. Bài thơ có ý nghĩa thức tỉnh lòng yêu nước, ý chí tự tôn dân tộc một cách kín đáo. Tuy nhiên, nếu chỉ thấy ý nghĩa đó, chúng ta chưa thấy hết bài thơ và cũng rất nên đề phòng trường hợp khi đi vào ý nghĩa xã hội, ta dễ sa vào bình tán mà tách dần khỏi hình tượng thẩm mỹ vốn có của bài thơ. Đoạn cuối bài thơ không xuất sắc bằng các đoạn trên, nhưng lại bộc lộ rõ khuynh hướng tư tưởng của bài thơ qua tâm sự chúa sơn lâm:

Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu Ghét những cảnh không đời nào thay đổi Những cảnh sửa sang, tầm thường giả dối:

Hoa chăm, cỏ xén; lối phẳng, cây trồng Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng Len dưới nách những mô nò thấp kém Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm Củng học đòi bắt chước vẻ hoang vu Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.

Niềm uất hận đương nhiên là vì tù túng, nhưng cái uất nhất do sự tù túng gây nên là phải chấp nhận cái tầm thường. Hổ nhó' rừng không chỉ là nhó' tự do mà còn là, theo tôi lại là chủ yếu nếu căn cứ theo văn bản của bài thơ, nhó' cái cao cả, cái chân thực, cái tự nhiên. Tới đây, chúng ta gặp thuộc tính của chủ nghĩa lãng mạn: buồn tẻ, đơn điệu, bé nhỏ trong tầm tay trần tục của con người: hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng. Xuân Diệu thuở ấy từng mo' ước:

Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.

Đây không phải là chỗ để luận cái đúng sai của nhân sinh quan này, chỉ xin nói tới nó như một đặc điểm của chủ nghĩa lãng mạn. Thế Lữ cũng thường say đắm những cảnh siêu phàm, những tương phản rất xa nhau của thiên nhiên:

Cảnh vĩ đại, sóng nghiêng trời, thác đổ Nét mong manh, thấp thoáng cánh hoa bay.

Thơ Thế Lữ, do vậy, nhiều lần đắm vào cảnh tiên. Niềm khát khao của con hổ nhớ rừng là khát khao trỏ' về với cái kỳ vĩ, siêu phàm, không chung sống được với cái tầm thường, thấp kém giả tạo. Đó cũng là vẻ đẹp của nhân cách, tuy rằng mang nỗi-khát khao ấy trong mình là đã mang sẵn niềm thất vọng, vì cái phi thường của các nhà lãng mạn cũng là cái phi thực. Vả lại, siêu phàm cũng dễ đồng nghĩa với cô đơn. Hãy đọc Xuân Diệu:

Ta là một, là Riêng, là Thứ Nhất Không có chi bè bạn nổi cùng ta (...) Ta bỏ đời, mà đời cũng bỏ ta Giữa vắng ngắt, giữa lạnh lùng thế tuyệt!

(Hi mã lạp sơn)

Nỗi lòng của Hi mã lạp sơn trong thơ Xuân Diệu cũng là nỗi lòng con hổ trong cũi sắt của Thế Lữ, nó thuộc về bản chất của chủ nghĩa lãng mạn. Quá nhấn mạnh, đến chỉ thấy ý nghĩa xã hội, e làm hẹp đi chất nhân bản của bài thơ và cũng làm mờ đi qui luật thẩm mỹ của chủ nghĩa lãng mạn. Còn một lý do nhỏ nữa: tự do của con hố là tự do của một ông chúa, ta biết ta là chúa tể của muôn loài, khát

khao tự do của hổ, qua một hình tượng của bài, là khát khao ngự trị, khát khao tước đoạt tự do của kẻ khác. Cho nên coi hổ trong cũi là thân phận của dân tộc ta e có chỗ khó giải thích khi nói tới tính thống nhất của hình tượng.

#Châu's ngốc

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

Bài thơ viết về người mẹ, về nỗi buồn bã, nhớ nhung, thể hiện tình cảm cảm xúc dành cho người mẹ. Người đang bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ là nhân vật “tôi”. Bài thơ trải dài theo mạch cảm xúc, kết cấu đan xen giữa quá khứ và hiện tại như một hồi ức về người mẹ thân yêu của nhà thơ.

16 tháng 9 2023

Tham khảo!

“Chúng tôi”, cơn mưa và đảo Sinh Tồn là những hình ảnh xuyên suốt mạch cảm xúc của đoạn thơ. Mạch cảm xúc đó được thể hiện đan xen giữa thực tại và mong ước của con người, qua đó thể hiện sức sống mãnh liệt của con người trước hoàn cảnh thiên nhiên khắc nghiệt, đồng thời cũng bày tỏ ước muốn được thấy mưa rơi trên đảo để cỏ cây hoa lá sẽ lại tốt tươi, điều kiện sống cũng bớt khó nhọc hơn.

Làm ơn giúp em với, em đang cần gấp ạa) Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được viết theo thể thơ nào? Các câu thơ có đặc điểm gì về vần, nhịp? Cảm xúc bao trùm của bài thơ là gì?b) Đọc hai câu thơ mở đầu và cho biết:-Cảnh đêm được gợi tả bằng hình ảnh nào?-Hình ảnh đó đã được cảm nhận như thế nào?c) Đọc hai câu thơ cuối, dựa vào...
Đọc tiếp

Làm ơn giúp em với, em đang cần gấp ạ

a) Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được viết theo thể thơ nào? Các câu thơ có đặc điểm gì về vần, nhịp? Cảm xúc bao trùm của bài thơ là gì?

b) Đọc hai câu thơ mở đầu và cho biết:

-Cảnh đêm được gợi tả bằng hình ảnh nào?

-Hình ảnh đó đã được cảm nhận như thế nào?

c) Đọc hai câu thơ cuối, dựa vào phần Chú thích giới thiệu về Lí Bạch và cho biết:

- vì sao nhìn trăng nhà thơ lại nhớ tới quê hương?

-so sánh về các từ loại của các chữ tương ướng ở hai câu cuối để bước đầu hiểu được thế nào là phép đối. nêu tác dụng của phép đối đó trong việc biểu hiện tình cảm quê hương của tác giả?

d) có người nói rằng trong bài tĩnh dạ tứ, hai câu đầu thuần tuý tả cảnh, hai câu sau thuần tuý tả tình? em có tán thành với ý kiến đó ko? vì sao? từ đó rút ra kết luận về mối quan hệ giứa cảnh và tình trong bài thơ này.

em xin cảm ơn ạ

2
27 tháng 10 2016

d,Ý kiến cho hai câu đầu của bài thơ thuần tuý tả cảnh, hai câu sau của bài thơ thuần tuý tả tình là chưa chính xác, bởi:
Ta hãy chú ý đến chữ “sàng” trong câu thơ thứ nhất (sàng ở đây có nghĩa là giường). Như thế chữ sàng gợi cho ta nghĩ rằng nhà thơ đang nằm mà không ngủ được. Và cũng vì nằm trên giường không ngủ thì mới thấy ánh trăng xuyên qua cửa. Hơn thế nữa chắc chắn phải có một chủ thể trữ tình ở đây thì mới có cái sự “nghi” (Ngỡ mặt đất phủ sương) được. Nhân vật trữ tình rất có thể là chưa ngủ, hoặc ngủ rồi nhưng tỉnh dậy và không ngủ được nữa. Trong trạng thái mơ màng ấy mới có cái sự nghi ngờ rất đẹp (trăng sáng mà ngỡ là sương). Như thế dù không trực tiếp tả người, câu thơ vẫn gợi lên được trạng thái và tình cảm của con người.

- Hai câu thơ sau cũng vậy. Thực ra chỉ có đúng ba chữ trực tiếp tả tình, đó là: tư cố hương (nhớ về quê cũ), còn lại đều tả cảnh, tả người. Hay nói chính xác hơn cảnh được tả để chuyển tải cái tình quê hương da diết.

Như thế, từ đây có thể rút ra kết luận: trong bài thơ này (và cả một số bài thơ Đường khác nữa), hai câu đầu (hoặc nửa trên) thường thiên về tả cảnh (trong cảnh có tình), ngược lại hai câu sau thiên về tả tình (trong tình có cảnh).

27 tháng 10 2016

/hoi-dap/question/108228.html

ấn theo link này là có câu trả lời
NG
16 tháng 9 2023

Tham khảo
Mạch cảm xúc trong bài thơ có liên quan đến tới lá đỏ giống như những sự hi sinh đau thương của người lính đã vì Tổ Quốc nằm lại nơi đây và một niềm tin chiến thắng.

10 tháng 11 2016
Nhân vật ta ở đây chính là nhà thơ. Nhân vật ta là một người yêu thiên nhiên, là người có tâm hồn phóng khoáng (ngồi trong bóng trúc xanh mát mà ngâm thơ nhàn). Có thể thấy, trong đoạn thơ, nhân vật ta hiện lên như là một người nghệ sĩ thực sự không vướng một chút bận nào của nhân gian. Tiếng suối chảy đước tác giả ví với tiếng đàn, rêu trên đá được ví với chiếu êm, cách ví von này cho thấy tác giả là người giàu tình cảm với thiên nhiên, coi thiên nhiên như những người ttri kỉ. Cách miêu tả ấy cũng cho thấy đây là một người nghệ sĩ tinh tế, giàu trí tưởng tượng. Cùng với hình ảnh nhân vật ta, cảnh tượng Côn Sơn được gợi tả bằng những chi tiết thật đẹp. Đó là một cảnh trí thiên nhiên thật khoáng đạt, thanh tĩnh và nên thơ. Côn Sơn đẹp bởi tiếng suối rì rầm như tiếng đàn ca, bởi bàn đá rêu phơi, bởi rừng trúc xanh màu xanh của lá toả bóng mát cho người thi sĩ ngâm thơ.Hình ảnh nhân vật ta ngồi ngâm thơ nhàn dưới màu xanh mát của tán trúc che ngang, gợi cho ta nghĩ đến hình ảnh một tiên ông nhàn tản, không chút vấn vương thế sự. Đó một thi sĩ đa tình đang thả trọn tâm hồn với thiên nhiên. Thực ra, trong cuộc đời, không kể lúc làm quan mà ngay khi đã về ở ẩn ở Côn Sơn, Nguyễn Trãi vẫn một lòng lo cho nước, cho dân. Thế nhưng có lẽ chính vì thế mà chúng ta càng phải cảm phục vẻ đẹp tài hoa và tâm hồn thi sĩ của ông. Trong muôn vàn vướng bận, Nguyễn Trãi vần dành cho thiên nhiên một tình yêu thật tươi trong và tuyệt đẹp. Đó cũng chính là vẻ đẹp nhất trong tâm hồn cao quý của ông. Đoạn thơ này dùng nhiều điệp từ (ta, Côn Sơn, trong,…). Hiện tượng điệp từ đã góp phần tích cực làm cho đoạn thơ có giọng điệu nhẹ nhàng, thơi thảnh, êm tai.
11 tháng 11 2016

Cảm ơn bạn nhiều

vui

NG
16 tháng 9 2023

Tham khảo

Bài thơ là lời của người cháu ở nơi xa nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ với người bà. Cảm xúc đó được gợi lên từ hình ảnh bếp lửa ấm áp, thân thương: Một bếp lửa chờn vờn sương sớm/ Một bếp lửa ấp iu nồng đượm.

 
NG
14 tháng 9 2023

“Tuyên ngôn độc lập” là văn bản tuyên bố sự độc lập của một quốc gia, thường là ra đời để khẳng định chủ quyền của quốc gia vừa giành lại từ tay ngoại bang.

2 tháng 10 2016

a)

Bài thơ này được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, vì bài thơ tuân thủ đúng những quy định về luật thơ của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (luật Đường):- Bài thơ gồm bốn câu.- Mỗi câu có 7 chữ- Mỗi câu ngắt nhịp 4/3.- Vần được gieo ở cuối các câu 1, 2, 4.

b)

 "Bánh trôi nước" cũng vậy: "Thân em vừa trắng lại vừa tròn". Sử dụng từ "Thân em..." để mượn lời người phụ nữ tự nói về thân phận mình, tác giả dân gian và nữ sĩ Xuân Hương đều muốn nói lên cái bé nhỏ, bẽ bàng, cô độc của người phụ nữ trong xã hội xưa. Hai từ "Thân em..." mang ý nghĩa "thân phận của em" và cũng có thể "tấm thân của em", hai từ ấy vang lên đầy hờn tủi, đầy xót xa.

Không chỉ vậy, cùng hướng ngòi bút về người phụ nữ, dân gian và Hồ Xuân Hương đều thấy được vẻ đẹp sáng ngời trong dáng dấp bên ngoài và những đức tính tốt đẹp bên trong của người phụ nữ. Ca dao ngợi ca họ là những "dải lụa đào" mềm mại, thanh nhã; là giếng khơi mát lành, trong trẻo; là "hạt mưa" rào giữa cơn khát của nhân gian... Hình ảnh người phụ nữ hiện lên qua chùm ca dao "Thân em..." và bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương là một biểu hiện quan trọng của tinh thần nhân đạo trong văn học Việt Nam

c) "Bánh trôi nước" thì vô cùng trân trọng cái đẹp "vừa trắng lại vừa tròn" rất mực xinh xắn, đáng yêu của họ. Không chỉ vậy, họ còn là người có công lao sánh ngang tầm non nước "Bảy nổi ba chìm với nước non". Đặc biệt, dầu cuộc đời khó khăn, nhọc nhằn họ vẫn mang "tấm lòng son" chung thủy. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến quả thực vẹn toàn về dung nhan và phẩm hạnh.

d)

"Bảy nổi ba chìm với nước non

 Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn".

Đời người phụ nữ đã vốn nhọc nhằn với bao việc bếp núc, chợ búa, con cái... để mưu sinh, để tồn tại. Thành ngữ "bảy nổi ba chìm" dùng để diễn tả sự long đong, lận đận ấy. Nhưng xót thương nhất là họ không có quyền quyết định số phận mình. May hay rủi, hạnh phúc hay bất hạnh đều là do người khác: "Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn".

e)

Câu thơ cuối

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Dù phải chịu bao bất công nhưng ở câu thơ vẫn ngời sáng lên nét đẹp của người phụ nữ, một nét đẹp tươi sáng thuần hậu của phụ nữ Việt Nam. Giọng thơ đầy quả quyết mang nét tự hào nói lên tấm lòng son sắt của bao thế hệ phụ nữ Việt, là tiếng chuông cảnh tỉnh những người đàn ông để họ đừng đánh mất đi những giá trị quý báu này.

Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bài thơ biểu hiện lòng thương cảm và niềm tự hào với số phận người phụ nữ đồng thời lên án xã hội cũ đầy bất công.

2 tháng 10 2016

Bài Bánh trôi nước được sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt (Đường luật). Bài gồm bốn câu, mỗi câu bảy chữ, ngắt theo nhịp 4/3 truyền thống. Vần được gieo ở cuối câu 1, câu 2 và câu 4.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
14 tháng 10 2023

Nỗi nhớ quê hương thiết tha của tác giả được bộc lộ rõ nét qua màu xanh của nước, màu bạc của cá, màu trắng của cánh buồm, con thuyền như những con tuấn mã mạnh mẽ ra khơi… Đó là tất cả những gì thuộc về làng quê ven biển, những đường nét, màu sắc bình dị, thân thuộc và đặc trưng. Phải là người gắn bó sâu nặng, yêu quê tha thiết thì mới có những cảm nhận chính xác đến vậy. Không chỉ có nhìn nhận bằng mắt mà chất quê hương còn được cảm nhận bằng vị giác “mùi nồng mặn”, đó là mùi của biển khơi, cá tôm, mùi của con người, một hương vị đặc trưng của quê hương miền biển. Câu cảm thán cuối bài như một lời nói thốt ra từ chính trái tim của người con xa quê với một tình yêu thủy chung, gắn bó với nơi đã bao bọc mình “tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”