K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 1 2020

Đọc đoạn văn sau và xếp từ in đâmh vào bảng phân loại sau:

Chủ nhật quây quần bên bà, tôi và em Đốm thích nghe bà kể lại hồi bé  Huế bà nghịch như con trai: bà lội nước và trèo cây phượng vĩ hái hoa, sáu tuổi, bà trắng và mũm mĩm nhưng mặt mũi thường lem luốc như chàng hề.

a) Danh từ:......chàng hề.........

b) Động từ:.....lội ; trèo; hái ; ........quây quần bên; ...nghe ; ....ở ; ...

c) Tính từ:....nghịch ; ............trắng , mũm mĩm.......

d) Quan Hệ Từ:.................................

27 tháng 1 2020

a) Danh từ: mặt mũi, chàng hề

b) Động từ: quây quần, nghe, lội, trèo, hái

c) Tính từ: trắng, mũm mĩm

d) Quan hệ từ: bên, ở.

Chúc bạn học tốt!

 :  Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:      “…Tôi cười dài trong tiếng khóc hỏi cô tôi:-         Sao cô biết mợ con có con ?        Cô tôi vẫn cứ tười cười kể các chuyện cho tôi nghe. Có một bà hội xa vào trong ấy cân gạo về bán. Bà ta một hôm đi qua chợ thấy mẹ tôi ngồi cho con bú ở ben rổ bóng đèn. Mẹ tôi ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng, người gầy rạc đi, thấy thế bà ta thương tình...
Đọc tiếp

 

:  Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

      “…Tôi cười dài trong tiếng khóc hỏi cô tôi:

-         Sao cô biết mợ con có con ?

        Cô tôi vẫn cứ tười cười kể các chuyện cho tôi nghe. Có một bà hội xa vào trong ấy cân gạo về bán. Bà ta một hôm đi qua chợ thấy mẹ tôi ngồi cho con bú ở ben rổ bóng đèn. Mẹ tôi ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng, người gầy rạc đi, thấy thế bà ta thương tình toan hỏi xem sao thì mẹ tôi vội quay đi, lấy nón che.

        Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi  là một vật như hòn đá, cục thủy tinh, đầu mẫu gỗ,tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai , mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi…”

                                                                                                   (Ngữ văn 8, tập một)

     a/ Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Năm sáng tác của văn bản? Tác giả là ai?(1.5đ)

     b/ Đoạn văn trên tác giả kết hợp các phương thức biểu đạt nào? (0.5đ)

     c/ Từ “Mợ”, “cổ tục” trong đoạn văn có nghĩa là gì? (1.0đ)

     d/ Câu văn: “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá, cục thủy tinh, đầu mẫu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi” thể hiện tâm trạng gì  của bé Hồng? (1.0đ )

     e/ Có ý kiến cho rằng “tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng và quý giá nhất trên đời”  Em hãy viết đoạn văn ( khoảng 5 đến 7 câu ) nêu lên suy nghĩ của em về ý kiến trên. (2.0đ )

 

 

1
10 tháng 12 2021

a/ VB: Trong lòng mẹ (1940) - Nguyên Hồng.

b/ Tự sự, miêu tả và biểu cảm.

c/ Mợ: Mẹ; Cổ tục: phong tục xưa.

d/ Thể hiện tâm trạng cay ghét của chú bé Hồng đối với những phong tục xưa dành cho người phụ nữ.

e/ Tham khảo:

Tình mẫu tử là thứ tình cảm thiêng liêng nhất. Đó là tình cảm mẹ con ruột thịt, là tình thân bền chặt. Người mẹ suốt chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau, đợi chờ đứa con cất lên tiếng khóc chào đời. Mẹ dành trọn cuộc đời để cưu mang, dạy dỗ và nuôi nấng con nên người. Dù phải chịu bao sự vất vả, gian lao nhưng mẹ vẫn không biết mệt mỏi khi nghĩ về những đứa con yêu. Người mẹ dành trọn sự hy sinh thầm lặng lo cho con, những nếp nhằn hằn sâu trên trán, những đôi tay chai sần, làn da nắng rám ấy là bao nhiêu vất vả mà mẹ đã trải qua vì những người con. Biển có rộng cũng không thể nào đong đếm hết được tình cảm mà người mẹ đã dành cho đứa con của mình. Tình mẫu tử ấy còn là tình cảm của những người con dành cho mẹ mình, đó là sự kính trọng, quan tâm, lo lắng khi mẹ ốm đau bệnh tật. Sự yêu thương, chăm sóc mẹ khi về già, là sự nỗ lực phấn đấu từng ngày mang lại thành quả để mẹ có thể mãn nguyện, tự hào. Mỗi người hãy luôn biết coi trọng tình cảm đẹp đẽ này.

8 tháng 1

Nội dung chính : Miêu tả về bà kính yêu qua cảm nhận của người cháu

b) Từ trầm bổng

Ba từ trên miểu tả những điều nhẹ nhàng còn trầm bổng như miêu tả một thứ gì đó có âm điệu cao

c) Không thấy câu in đậm?

23 tháng 6 2018

Hướng dẫn giải:

Đáp án: B, C.

Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.Hồi bé, tôi nghe mẹ kể câu chuyện Bà cháu của Trần Hoài Dương nhiều lần mà vẫn thấy thích. Ban đầu, tôi thích xứ sở thần tiên, nơi có cây đào lấp lánh trái vàng trái bạc và cô tiên có phép nhiệm màu... Rồi sau đó, tôi rưng rưng xúc động trước cuộc sống nghèo khổ nhưng đầm ấm của ba bà cháu. Với hai người cháu, vàng bạc, châu báu.... nhiều đến mấy cũng không...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.

Hồi bé, tôi nghe mẹ kể câu chuyện Bà cháu của Trần Hoài Dương nhiều lần mà vẫn thấy thích. Ban đầu, tôi thích xứ sở thần tiên, nơi có cây đào lấp lánh trái vàng trái bạc và cô tiên có phép nhiệm màu... Rồi sau đó, tôi rưng rưng xúc động trước cuộc sống nghèo khổ nhưng đầm ấm của ba bà cháu. Với hai người cháu, vàng bạc, châu báu.... nhiều đến mấy cũng không bằng tình yêu thương của bà. Thế nên, khi bà mất hai người cháu đã xin cô tiên hoá phép cho bà sống lại, sẵn sàng sống cảnh đạm bạc như xưa nhưng có bà ở bên. Kết thúc câu chuyện là cảnh sum họp ấm áp: "Bà hiện ra móm mém, hiền từ, dạng tay ôm hai đứa cháu hiếu thảo vào lòng”... 

(Vĩnh Nga)

a. Câu mở đầu có điểm nào giống với câu mở đầu của đoạn văn ở bài tập 1

b. Những lí do người viết yêu thích câu chuyện là gì?

c. Đoạn văn trình bày các ý theo cách nào dưới đây?

1
NG
16 tháng 9 2023

Tham khảo
a. Điểm giống nhau của câu mở đầu với câu mở đầu của đoạn văn ở bài tập 1 là:

Cả 2 câu văn đều khái quát nội dung của văn bản, nêu tình cảm thái độ của người viết với văn bản.

b. Lí do người viết yêu thích câu chuyện:

- Ban đầu thích xứ sở thần tiên nơi có cây đào lấp lánh trái vàng, trái bạc và cô tiên phép nhiệm màu…

- Sau đó, rưng rưng xúc động về tình cảm của ba bà cháu.

c. Đoạn văn trình bày theo cách 1.

BÀ VÀ CHÁUHằng năm, cứ vào dịp hè, gặt hái xong, bà lại ra Hà Nội thăm My. Đó lànhững ngày vui sướng của My.Đêm đêm, My nằm cuộn tròn trong lòng bà, nghe bà kể chuyện cổ tích. Từngười bà tỏa ra mùi cốt trầu thơm thơm, cay cay. Mọi câu chuyện bà kể đều bắt đầubằng: “Ngày xửa, ngày xưa…”. Giọng bà ngân nga như ca hát. Bà đưa My vào thếgiới của những nàng tiên, ông bụt, em bé...
Đọc tiếp

BÀ VÀ CHÁU

Hằng năm, cứ vào dịp hè, gặt hái xong, bà lại ra Hà Nội thăm My. Đó là
những ngày vui sướng của My.
Đêm đêm, My nằm cuộn tròn trong lòng bà, nghe bà kể chuyện cổ tích. Từ
người bà tỏa ra mùi cốt trầu thơm thơm, cay cay. Mọi câu chuyện bà kể đều bắt đầu
bằng: “Ngày xửa, ngày xưa…”. Giọng bà ngân nga như ca hát. Bà đưa My vào thế
giới của những nàng tiên, ông bụt, em bé ngoan… Bà về, có đến hàng tháng My vẫn
ngẩn ngơ nhớ bà.
Kết thúc năm học, My được bầu chọn là học sinh giỏi xuất sắc của khối.
My được bố mẹ ưu tiên chọn nơi nghỉ hè cho cả nhà. Chẳng cần suy nghĩ, My reo
lên thích thú:
- Về quê thăm bà!
Bố can:
- Sao con không chọn Sầm Sơn hay vịnh Hạ Long, nơi từ lâu con đã ao ước
đến? Về quê đang mùa gặt, bụi bặm, nóng bức, bừa bộn, ngay cả nước sạch cũng
hiếm.
- Ở đó có bà!
Mẹ đỡ lời:
- Ở quê xa chợ, làm gì có bánh trái, hoa quả cho con ăn thỏa thích. Đường sá
gập ghềnh, có nhiều chó dữ. Con sợ chó lắm cơ mà?
My nhắc lại như một điệp khúc:
- Ở đó có bà!
Trong My văng vẳng tiếng: “Ngày xửa, ngày xưa…” và mùi cốt trầu thơm
thơm, cay cay. Bố mẹ đành mỉm cười chấp nhận.

Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

4
27 tháng 12 2021

TL:

Tham khảo ạ :

 câu chuyện muốn nói lên với em rằng: bà là người tuyệt vời, luôn tạo những điều vui cho mình, nên mình phải biết yêu thương bà giống như My không nghe lời bố, mẹ để đi chơi mà thích về bà.

HT 

27 tháng 12 2021

câu chuyện muốn nói lên với em rằng: bà là người tuyệt vời, luôn luôn tạo ra những điều vui thích và lo lắng cho con cháu, nên mình phải biết yêu thương bà như My không thích đi chơi mà thích về bà.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:Chúng kể cho tôi nghe cuộc sống buồn tẻ của chúng, và những chuyện đó làm tôi buồn lắm; chúng kể cho tôi nghe về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao và nhiều chuyện trẻ con khác, nhưng tôi nhớ lại thì chưa bao giờ chúng nói một lời nào về bố và về dì ghẻ. Thường thì chúng chỉ đề nghị tôi kể truyện cổ tích; tôi kể lại những...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Chúng kể cho tôi nghe cuộc sống buồn tẻ của chúng, và những chuyện đó làm tôi buồn lắm; chúng kể cho tôi nghe về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao và nhiều chuyện trẻ con khác, nhưng tôi nhớ lại thì chưa bao giờ chúng nói một lời nào về bố và về dì ghẻ. Thường thì chúng chỉ đề nghị tôi kể truyện cổ tích; tôi kể lại những truyện bà tôi đã kể, và nếu quên chỗ nào, tôi bảo chúng đợi, rồi chạy về nhà hỏi lại bà tôi. Thấy thế bà tôi thường rất hài lòng.
Tôi cũng kể cho chúng nghe nhiều về bà tôi; một hôm thằng lớn thở dài nói:
– Có lẽ tất cả các bà đều rất tốt, bà tớ ngày trước cũng rất tốt…
Nó thường nói một cách buồn bã: ngày trước, trước kia, đã có thời… dường như nó đã sống trên trái đất này một trăm năm, chứ không phải mười một năm.

(M. Go-rơ-ki, Thời thơ ấu)

a, Trong số nững từ ngữ hoặc câu được in đậm, đâu là lời dẫn trực tiếp, đâu là lười dẫn gián tiếp, đâu không phải là lời dẫn?

b, Vận dụng những phương châm hội thoại đã học, giải thích vì sao nhân vật "thằng lớn" phải dùng từ có lẽ trong lười nhận xét của mình.

1
28 tháng 7 2019

- Trong đoạn chỉ có một lời dẫn trực tiếp là phần lời thoại (được thể hiện bằng những gạch đầu dòng)

- Lời dẫn gián tiếp đặt sau dấu hai chấm

- Các phần in đậm còn lại là lời kể, không phải lời dẫn

- Nhân vật “thằng lớn” phải dùng từ có lẽ để thông báo cho người đọc biết những ý nghĩ, suy đoán khi không chắc chắn

Đề bài: Cảm nghĩ về người thân của em  Bài làm:Người ta thường nói rồi thời gian sẽ lấy đi những gì mà ta yêu quý. Nhưng không, đối với tôi, thời gian sẽ mãi mãi không bao giờ có thể mang đi hình ảnh của bà nội - hình ảnh luôn lung linh trong trái tim tôi như ngọn nến không bao giờ tắt mặc dù giờ đây, bà đã về chốn thiên đường để yên nghỉ giấc ngàn thu.Hồi nhỏ, tôi đã quen...
Đọc tiếp

Đề bài: Cảm nghĩ về người thân của em

 

 

Bài làm:

Người ta thường nói rồi thời gian sẽ lấy đi những gì mà ta yêu quý. Nhưng không, đối với tôi, thời gian sẽ mãi mãi không bao giờ có thể mang đi hình ảnh của bà nội - hình ảnh luôn lung linh trong trái tim tôi như ngọn nến không bao giờ tắt mặc dù giờ đây, bà đã về chốn thiên đường để yên nghỉ giấc ngàn thu.

Hồi nhỏ, tôi đã quen sống với bà. Bố mẹ tôi đi làm hết, chỉ có tôi và bà ở nhà, quấn quít bên nhau. Bà thường kể chuyện cho tôi nghe. Mỗi lần nghe là một lần ghi nhớ, mỗi lần nghe là một lần tôi yêu bà đến da diết! Đã hai năm trôi qua nhưng hình bóng người bà yêu quý vẫn quanh quẩn đâu đây.

Tôi nhớ mái tóc bạc trắng như cước của bà, nhớ lắm ánh mắt thân thương, gần gũi, nhớ nụ cười ấm áp, nồng hậu của bà biết bao! Tuy tuổi đã xế chiều nhưng hồi ấy, mắt bà còn tinh lắm! Đôi mắt ấy biết nói, biết xoa dịu, vỗ về,biết khơi dậy niềm vui, biết động viên, khích lệ để chúng tôi học tập tốt hơn. Giờ đây, bà đã đi xa nhưng với tôi, bà vẫn sống, sống mãi trong tâm hồn thơ dại, trong trái tim của đứa cháu bé bỏng này. Cũng chính từ cô Tấm hiền dịu, anh Khoai chăm chỉ đến tên Lí Thông sảo quyệt, gian manh mà tôi biết phân biệt phải trái, tốt xấu.

Thời gian ấy tôi có cảm giác như đang được hưởng một tình yêu thương vô bờ bến, một thứ tình cảm ấm áp mà bà truyền cho tôi từ chính trái tim, tâm hồn đẹp đẽ của bà. Bà còn chơi búp bê, chơi đồ hàng với tôi trong những lúc rảnh rỗi. Tay bà khéo, may được cả quần áo cho búp bê.Ôi! Tôi nhớ bà quá! Tôi thương bà biết chừng nào! Sinh nhật lần thứ chín, tôI được bà tặng một bộ quần áo và một cô búp bê rất xinh xắn, đáng yêu. Giờ đây, mỗi lúc mặc bộ quần áo ấy và ôm búp bê vào lòng, tôi có cảm giác như bà đang vỗ về, ôm ấp tôi. Thật là hạnh phúc biết bao khi có được một người bà như thế! Đêm về, khi những đứa trẻ được ôm ấp bởi vòng tay yêu thương của cha mẹ thì tôi lại được sống trong tình cảm yêu quý, vòng tay ấm áp, chan chứa yêu thương của bà.

“ Bà ơi bà ! Cháu iu bà lắm !...” Lời bài hát quen thuộc vang lên khiến cho em nhớ lại những kí ức về người bà kính yêu của mình. Bà không chỉ là người thân mà còn là nguời bạn luôn chia sẻ niềm vui nỗi buồn với em, người nâng niu dạy dỗ em nên người.

 

--------------------------------------------------

Đọc xong cho biết cảm nghĩ

9
12 tháng 5 2016

Bài làm:

Người ta thường nói rồi thời gian sẽ lấy đi những gì mà ta yêu quý. Nhưng không, đối với tôi, thời gian sẽ mãi mãi không bao giờ có thể mang đi hình ảnh của bà nội - hình ảnh luôn lung linh trong trái tim tôi như ngọn nến không bao giờ tắt mặc dù giờ đây, bà đã về chốn thiên đường để yên nghỉ giấc ngàn thu.

Hồi nhỏ, tôi đã quen sống với bà. Bố mẹ tôi đi làm hết, chỉ có tôi và bà ở nhà, quấn quít bên nhau. Bà thường kể chuyện cho tôi nghe. Mỗi lần nghe là một lần ghi nhớ, mỗi lần nghe là một lần tôi yêu bà đến da diết! Đã hai năm trôi qua nhưng hình bóng người bà yêu quý vẫn quanh quẩn đâu đây.

Tôi nhớ mái tóc bạc trắng như cước của bà, nhớ lắm ánh mắt thân thương, gần gũi, nhớ nụ cười ấm áp, nồng hậu của bà biết bao! Tuy tuổi đã xế chiều nhưng hồi ấy, mắt bà còn tinh lắm! Đôi mắt ấy biết nói, biết xoa dịu, vỗ về,biết khơi dậy niềm vui, biết động viên, khích lệ để chúng tôi học tập tốt hơn. Giờ đây, bà đã đi xa nhưng với tôi, bà vẫn sống, sống mãi trong tâm hồn thơ dại, trong trái tim của đứa cháu bé bỏng này. Cũng chính từ cô Tấm hiền dịu, anh Khoai chăm chỉ đến tên Lí Thông sảo quyệt, gian manh mà tôi biết phân biệt phải trái, tốt xấu.

Thời gian ấy tôi có cảm giác như đang được hưởng một tình yêu thương vô bờ bến, một thứ tình cảm ấm áp mà bà truyền cho tôi từ chính trái tim, tâm hồn đẹp đẽ của bà. Bà còn chơi búp bê, chơi đồ hàng với tôi trong những lúc rảnh rỗi. Tay bà khéo, may được cả quần áo cho búp bê.Ôi! Tôi nhớ bà quá! Tôi thương bà biết chừng nào! Sinh nhật lần thứ chín, tôI được bà tặng một bộ quần áo và một cô búp bê rất xinh xắn, đáng yêu. Giờ đây, mỗi lúc mặc bộ quần áo ấy và ôm búp bê vào lòng, tôi có cảm giác như bà đang vỗ về, ôm ấp tôi. Thật là hạnh phúc biết bao khi có được một người bà như thế! Đêm về, khi những đứa trẻ được ôm ấp bởi vòng tay yêu thương của cha mẹ thì tôi lại được sống trong tình cảm yêu quý, vòng tay ấm áp, chan chứa yêu thương của bà.

“ Bà ơi bà ! Cháu iu bà lắm !...” Lời bài hát quen thuộc vang lên khiến cho em nhớ lại những kí ức về người bà kính yêu của mình. Bà không chỉ là người thân mà còn là nguời bạn luôn chia sẻ niềm vui nỗi buồn với em, người nâng niu dạy dỗ em nên người.

12 tháng 5 2016

cũng hay đó bạn à

Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu:Từ ngày còn bé, qua giọng kể ấm áp của bà, em đã rất thích câu chuyện "Tích Chu".Chuyện kể về cậu bé Tích Chu. Bố mẹ mất sớm nên Tích Chu ở với bà. Bà rất thương Tích Chu. Hằng ngày, bà làm lụng vất vả để kiếm tiền nuôi cậu bé. Có món gì ngon, bà cũng dành cho Tích Chu. Thế nhưng Tích Chu lại chẳng thương bà. Suốt ngày, cậu bé chỉ mải rong chơi.Lần đó, bà sốt cao, khát...
Đọc tiếp

Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu:

Từ ngày còn bé, qua giọng kể ấm áp của bà, em đã rất thích câu chuyện "Tích Chu".

Chuyện kể về cậu bé Tích Chu. Bố mẹ mất sớm nên Tích Chu ở với bà. Bà rất thương Tích Chu. Hằng ngày, bà làm lụng vất vả để kiếm tiền nuôi cậu bé. Có món gì ngon, bà cũng dành cho Tích Chu. Thế nhưng Tích Chu lại chẳng thương bà. Suốt ngày, cậu bé chỉ mải rong chơi.

Lần đó, bà sốt cao, khát nước quá, liền gọi:

– Tích Chu ơi, cho bà ngụm nước. Bà khát khô cổ rồi!

Bà gọi mãi mà không thấy Tích Chu đáp lại nên biến thành chim.

Còn Tích Chu mải chơi, đến khi thấy đói mới về. Về đến nhà, cậu bé hốt hoảng khi biết bà đã biến thành chim. Cậu bé theo hướng chim bay để tìm bà.

Đi được một đoạn. Tích Chu gặp chim đang uống nước ở một dòng suối mát. Cậu bé tha thiết gọi nhưng chim vẫn vỗ cánh bay đi.

Buồn quá, Tích Chu oà khóc. Một bà tiên hiện ra, bảo

– Nếu muốn bà trở lại thành người thì cháu phải đi lấy nước ở suối tiên cho bà uống.

Nghe bà tiên nói, Tích Chu mừng rỡ vô cùng. Cậu bé hỏi đường đến suối tiên, rồi vội vàng đi ngay.

Trải qua nhiều ngày đêm băng rừng, lội suối, cuối cùng, Tích Chu đã lấy được nước suối tiên mang về.

Được uống nước suối tiên, bà trở lại thành người. Tích Chu vui sướng ôm lấy bà. Từ đấy, Tích Chu luôn ở bên bà và hết lòng yêu thương, chăm sóc bà.

Câu chuyện bà kể đã lâu nhưng hình ảnh cậu bé Tích Chu băng rừng, lội suối tìm nước suối tiên đem về cho bà uống vẫn còn đọng lại trong tâm trí em như một lời nhắc nhở về lòng hiếu thảo.

                                                                                                   Nam Khánh

a. Tìm trong bài văn:

– Phần giới thiệu câu chuyện.

– Phần kể lại nội dung của câu chuyện.

• Mở đầu câu chuyện.

• Diễn biến câu chuyện.

• Kết thúc câu chuyện.

– Phần nêu suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện.

b. Xác định các sự việc ở phần diễn biến của câu chuyện và kết quả của các sự việc ấy.

c. Các sự việc ở phần diễn biến của câu chuyện được kể theo trình tự nào?

1
NG
13 tháng 10 2023

a. 

- Phần giới thiệu câu chuyện: Từ ngày còn bé, qua giọng kể ấm áp của bà, em đã rất thích câu chuyện "Tích Chu".

- Phần kể lại nội dung câu chuyện:

+ Mở đầu câu chuyện: "Chuyện kể rằng" ... "cậu bé chỉ mải rong chơi".

+ Diễn biến câu chuyện: "Lần đó, bà sốt cao".... "rồi vội vàng đi ngay".

+ Kết thúc câu chuyện: "Trải qua nhiều ngày đêm" .... "yêu thương, chăm sóc bà"

- Phần nêu suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện: Câu chuyện bà kể đã lâu nhưng hình ảnh cậu bé Tích Chu băng rừng, lội suối tìm nước suối tiên đem về cho bà uống vẫn còn đọng lại trong tâm trí em như một lời nhắc nhở về lòng hiếu thảo.

b. 

- Sự việc 1: Bà bị ốm nhưng không có ai chăm sóc.

Kết quả: Bà biến thành chim.

- Sự việc 2: Tích Chu đi tìm và tha thiết gọi chim.

Kết quả: Chim vẫn vỗ cánh bay đi.

- Sự việc 3: Tích Chu gặp bà tiên.

Kết quả: Tích Chu được dạy cách để bà trở lại thành người.

- Sự việc 4: Tích Chu Tìm lên đường tìm nước suối tiên cứu bà.

Kết quả: Bà trở lại thành người.

c. Các sự việc ở phần diễn biến được kể theo trình tự thời gian, không gian

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:  “Bà ơi! Em bé reo lên, cho cháu đi với! Cháu biết rằng diêm tắt thì bà cũng biến mất như lò sưởi, ngỗng quay và cây thông Nô-en ban nãy, nhưng xin bà đừng bỏ cháu nơi này; trước kia khi bà chưa về với Thượng đế chí nhân, bà cháu ta đã từng sung sướng biết bao! Dạo ấy bà đã từng nhủ cháu rằng nếu cháu ngoan ngoãn, cháu sẽ được gặp lại bà, bà ơi! Cháu van...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:  

“Bà ơi! Em bé reo lên, cho cháu đi với! Cháu biết rằng diêm tắt thì bà cũng biến mất như lò sưởi, ngỗng quay và cây thông Nô-en ban nãy, nhưng xin bà đừng bỏ cháu nơi này; trước kia khi bà chưa về với Thượng đế chí nhân, bà cháu ta đã từng sung sướng biết bao! Dạo ấy bà đã từng nhủ cháu rằng nếu cháu ngoan ngoãn, cháu sẽ được gặp lại bà, bà ơi! Cháu van xin bà, bà xin Thượng đế chí nhân cho cháu về với bà. Chắc Người không từ chối đâu.”  

(SGK Ngữ văn 8, tập I)

Câu 1: Nội dung chính của đoạn văn trên là gì? Em có suy nghĩ gì về điều đó?

Câu 2: Những từ in đậm thuộc loại từ nào? Nêu hiệu quả của cách dùng những từ ấy? 

Câu 3: Có thể nói trong truyện “Cô bé bán diêm” của An- đéc- xen được kể bằng thủ pháp đối lập. Em hãy chỉ rõ và nêu tác dụng của thủ pháp đối lập đó? 

Giúp tớ với ạ

0