K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 10 2021

Giải giùm 2 câu này vs s k có lời giải z ạ

2 tháng 3 2016

-Dịch vụ vùng Đông Nam bộ rất đa dạng gồm những hoạt động: Thương mại, du lịch, vận tải và bưu chính viễn thông

-Từ TP HCM có thể đi đến các Tỉnh, Thành phố khác trong nước bằng những loại hình giao thông như.

  + Đường bộ.

  +Đường sắt.

  +Đường thủy.

  +Đường hàng không

9 tháng 8 2023

Giải câu 1 - Tham khảo:

Viết 1 đoạn văn ngắn: 

Hồ Chí Minh là một thành phố đang  phát triển. Em mong muốn thành phố trong tương lai sẽ được hiện đại hóa hơn các công trình kiến trúc. Các phương tiện tiện giao thông sẽ được phát triển hơn bằng việc sử dụng những phương tiện tốt cho môi trường. Môi trường giáo dục sẽ ngày càng tiên tiến bắt kịp với các nước lớn như: Mỹ, Anh, Nhật Bản.

9 tháng 8 2023

Giải câu 2 - Tham khảo: 

Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh (65 Lý Tự Trọng, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh) có diện tích gần 2ha, được giới hạn bởi bốn con đường ở bốn phía. Công trình được khởi công xây dựng năm 1885 và hoàn thành năm 1890 theo thiết kế của kiến trúc sư người Pháp Alfred Foulhoux. Ban đầu, đây là Bảo tàng Thương mại - nơi trưng bày những sản vật trong nước. Nhưng khi xây xong, tòa nhà trở thành tư dinh của Phó Toàn quyền Đông Dương Henri Eloi Danel, sau này là dinh của các Phó Toàn quyền Đông Dương và cuối cùng là Thống đốc Nam Kỳ.

Chỉ riêng năm 1945, tòa nhà đã nhiều lần thay đổi chủ nhân. Tháng 3-1945, Nhật đảo chính Pháp, Thống đốc người Nhật Yoshio Minoda chiếm dinh. Tháng 7 năm đó, Khâm sai Nam Bộ Nguyễn Văn Sâm tới ở nhưng chưa được bao lâu thì ngày 25-8-1945, lực lượng cách mạng đã vào hạ cờ quẻ ly, kéo cờ đỏ sao vàng. Tòa nhà trở thành trụ sở Ủy ban Hành chính lâm thời Nam Bộ, rồi Ủy ban Nhân dân Nam Bộ. Ngày 10-9-1945, Trung tá B.W. Roe (Phái bộ quân sự Anh) chiếm dinh, buộc Ủy ban Nhân dân Nam bộ chuyển về dinh Đốc lý (nay là trụ sở Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh).


Sau hiệp định Genève năm 1954, Ngô Đình Diệm dùng tòa nhà này làm dinh Quốc khách. Ngày 27-2-1962, dinh Độc Lập bị ném bom, Ngô Đình Diệm dời phủ Tổng thống sang đây. Ngày 1-11-1963, chính quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ. Năm 1966, sau khi dinh Độc Lập được xây lại, tòa nhà này trở thành trụ sở của Tối cao Pháp viện. Năm 1978, tòa nhà này trở thành Bảo tàng Cách mạng Thành phố Hồ Chí Minh, đến năm 1999 đổi tên thành Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh.

Công trình Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh gồm tòa nhà chính 2 tầng với diện tích 1.700m2 và tòa nhà ngang phía sau. Bố cục kiến trúc đăng đối, mang phong cách cổ điển phục hưng với khối sảnh là điểm nhấn ở giữa, hai cánh trải dài hai bên cùng hàng cột ionic - một dạng thức kiến trúc kinh điển của châu Âu. Kiến trúc công trình có sự kết hợp Âu - Á: Mặt tiền mang nét Tây phương với nhiều phù điêu mang biểu tượng thần thoại Hy Lạp nhưng phần mái lại mang dáng dấp Á Đông. Do mục đích ban đầu của tòa nhà là Bảo tàng Thương mại nên hai bên cửa chính có 2 cột trụ trang trí tượng nữ thần Thương nghiệp và Công nghiệp. Năm 1943, Thống đốc Nam Kỳ Ernest Thimothée Hoeffel cho phá bỏ hai tượng này để xây dựng mái hiên như ngày nay.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
1 tháng 9 2023

* Nhận xét:

Giai đoạn 2016 – 2020 dân số của Hà Nội tăng qua các năm:

+ Giai đoạn 2018 – 2019, dân số tăng nhiều nhất (0,6 triệu người).

+ Giai đoạn 2016 – 2017, 2017 – 2018 và 2019 – 2020 mỗi năm đều tăng thêm khoảng 0,1 triệu người.

- Tác động:

+ Dân số của Hà Nội đông (8,2 triệu người – 2020) => Cung cấp nguồn lao động dồi dào cho các ngành kinh tế, đồng thời là thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ Dân số đông cũng là gánh nặng lớn cho kinh tế - xã hội và môi trường: gia tăng các tệ nạn xã hội; gia tăng tỉ lệ thất nghiệp; thiếu trường học, cơ sở y tế; ô nhiễm môi trường,…

Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là một vườn quốc gia tại huyện Bố Trạch, và Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới khoảng 50 km về phía Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 500 km về phía nam[2][3]. Vườn quốc gia này giáp khu bảo tồn thiên nhiên Hin Namno ở tỉnhKhammouan, Lào về phía tây, cách Biển Đông 42 km về phía đông kể từ biên giới của hai quốc gia.

Phong Nha-Kẻ Bàng nằm ở một khu vực núi đá vôi rộng khoảng 200.000 ha thuộc lãnh thổ Việt Nam, khu vực lãnh thổ Lào tiếp giáp vườn quốc gia này cũng có diện tích núi đá vôi khoảng 200.000 ha. Diện tích vùng lõi của vườn quốc gia là 85.754 ha và một vùng đệm rộng 195.400 ha[4]. Tháng 8 năm 2013, Thủ tướng chính phủ đã có quyết định mở rộng vườn quốc gia này lên 1233,26 km2[1]. Vườn quốc gia này được thiết lập để bảo vệ một trong hai vùng carxtơ lớn nhất thế giới với khoảng 300 hang động và bảo tồn hệ sinh thái bắc Trường Sơn ở khu vực Bắc Trung Bộ Việt Nam[5][6]. Đặc trưng của vườn quốc gia này là các kiến tạo đá vôi, 300 hang động, các sông ngầm và hệ động thực vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Namvà Sách đỏ thế giới. Các hang động ở đây có tổng chiều dài khoảng hơn 80 km nhưng các nhà thám hiểm hang động Anh và Việt Nam mới chỉ thám hiểm 20 km, trong đó 17 km ở khu vực Phong Nha và 3 km ở khu vực Kẻ Bàng.

Tháng 4 năm 2009, một đoàn thám hiểm thuộc Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh đã phát hiện và công bố hang Sơn Đoòng là hang động có kích thước lớn nhất thế giới (dài trên 5 km, cao 200 m, và rộng 150 m), lớn hơn nhiều so với hang Deer ở Vườn quốc gia Gunung Mulu ở Sarawak,Malaysia, lớn gấp 4 đến 5 lần so với Phong Nha. Trong đợt khảo sát này, đoàn thám hiểm cũng tìm thấy nhiều hang động khác [7].

Kiến tạo carxtơ của Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng được hình thành từ 400 triệu năm trước, từ thời kỳ Đại Cổ Sinh do đó là carxtơ cổ nhất ở châu Á[8].

Trải qua nhiều thay đổi lớn về địa tầng và địa mạo, địa hình khu vực này hết sức phức tạp. Phong Nha-Kẻ Bàng phô diễn các bằng chứng ấn tượng về lịch sử Trái Đất, giúp nghiên cứu lịch sử hiểu được lịch sử địa chất và địa hình của khu vực[5]. Khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng là một trong những mẫu hình riêng biệt và đẹp về sự kiến tạo carxtơ phức tạp ở Đông Nam Á[5]. Được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chíđịa chất, địa mạo năm 2003, và được UNESCO công nhận lần 2 là Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí đa dạng sinh học, sinh thái vào ngày 3 tháng 7 năm 2015

1 tháng 4 2017

Kinh thành Huế là tòa thành ở cố đô Huế, nơi đóng đô của vương triều nhà Nguyễn trong suốt 143 năm từ 1802 đến 1945. Hiện nay Kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới.

Kinh thành Huế được vua Gia Long tiến hành khảo sát từ năm 1803, khởi công xây dựng từ 1805 và hoàn chỉnh vào năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng. Hiện nay, Kinh thành Huế có vị trí trong bản đồ Huế như sau: phía nam giáp đường Trần Hưng Đạo và, Lê Duẩn; phía tây giáp đường Lê Duẩn; phía bắc giáp đường Tăng Bạt Hổ; phía đông giáp đường Phan Đăng Lưu.

Hình ảnh :

22 tháng 11 2017

- Có vị trí đặc biệt thuận lợi.

- Đây là hai trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước.

- Hai thành phố đông dân nhất nước ta.

- Tập trung nhiều tài nguyên du lịch.

31 tháng 10 2017

Gợi ý làm bài

-Có vị trí đặc biệt thuận lợi.

-Đây là hai trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước.

-Hai thành phố đông dân nhất cả nước.

-Tập trung nhiều tài nguyên du lịch.

27 tháng 5 2023

- Hoạt động em thích nhất là quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung bị thiên tai bão lũ.

+ Các thành viên tham gia: toàn thể học sinh

+ Các việc làm: Quyên góp tiền, quần áo cũ, sách vở, lương thực

+ Ý nghĩa: Giúp đỡ đồng bào miền Trung vượt qua khó khăn; thể hiện tinh thần đoàn kết, yêu thương, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau của con người Việt Nam.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 11 2023

Quan sát hình vẽ, em thấy:

- Sân vận động Hàng Đẫy ở Hà Nội có sức chứa khoảng hai mươi hai nghìn năm trăm tám mươi nghìn người.

- Sân vận động Thống Nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh có sức chứa khoảng hai mươi lăm nghìn người.