K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 12 2019

Tham khảo:

Gửi tôi trong tương lai

Hôm nay tôi muốn viết thư cho bạn, người chính là tôi nhưng trong 10 năm tới, để chia sẻ những câu chuyện của mình vào thời điểm hiện tại, cũng là để sau này có thời gian đọc lại xem mình đã thay đổi như thế nào.

Vào thời điểm hiện tại thì tôi đang lờ mờ nhận ra về thói quen "sống ảo" của chính mình. Với truyện tranh, game online, và đặc biệt là mạng xã hội..., người trẻ như mình đều cảm thấy chính mình đa dạng và thú vị hơn, nhưng đó cũng là nguy cơ để chuyện sống ảo dần được hình thành.

Từ đó dường như xuất hiện hai con người trong chúng ta, hai cá tính ảo và thực không liên quan đến nhau và có nhiều mặt đối lập hoàn toàn với nhau.

Sống ảo trên mạng xã hội có thể bao gồm những hiện tượng như thường xuyên đăng ảnh khoe tiền, khoe đồ hiệu, khoe mối quan hệ, khoe bản thân trong khi thực tế đó chỉ là set up và hoàn toàn không giống vậy.

Đôi khi sống ảo còn là đắm đuối trong các mối quan hệ ảo, thậm chí các mối tình ảo mà bỏ quên các mối quan hệ thực sự bên ngoài.

Những viễn cảnh cuộc sống viển vông, khác xa với cuộc sống thực tại đã ăn sâu vào tâm trí một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ và thật đáng quan ngại khi hầu hết ít bạn kiểm soát được.

Sống ảo cũng giống như bỏ quên chính bản thân mình và những điều mình cần phát triển trong cuộc sống. Và thực sự là tôi thấy mình có hiện tượng đó.

Tuổi trẻ có nhiều suy nghĩ bốc đồng, nông nổi của tuổi mới lớn, thiếu sự chín chắn; có khi chỉ với những lời khiển trách từ cha mẹ, thầy cô thì cả thế giới đã như sụp đổ. Và thế giới ảo là nơi tìm đến của những tâm hồn đang yếu đuối, suy sụp.

Lúc đầu, thế giới ảo chỉ là nơi những bạn trẻ tìm đến khi mỏi mệt, để giải tỏa nỗi lòng nhưng dần dần dựa dẫm, lệ thuộc vào nó, không dám đối diện với sự thật. Và như vậy thói quen sống ảo dần hình thành, chi phối cuộc sống không ít bạn trẻ.

Ngoài ra sự phát triển của công nghệ thông tin cũng như con dao hai lưỡi, và khi giới trẻ luôn có sự hiếu kỳ, tò mò, thích khám phá cái mới thì rất dễ vội chạy đua vô thức theo những giá trị tinh thần mà không có sự kiểm soát của lý trí.

Nhưng tôi chỉ lo một ngày thói quen sống ảo dần sẽ bao bọc như một vỏ kén vững chắc, và sẽ rất khó khăn để thoát khỏi cái vỏ kén vốn đã quen ấy. Như vậy nếu lý trí ngủ quên, thói quen sống ảo sẽ siết chặt dần tuổi trẻ, tương lai và cuộc đời chính cuộc đời của mỗi người.

Mây được mặt trời chiếu vào mới thành sáng. Suối được treo vào vách mới thành thác nước. Con người chúng ta cũng vậy, chỉ có sự cọ xát, tiếp xúc, va chạm với nhiều môi trường khác nhau mới lớn lên và trưởng thành được.

Tôi hy vọng mình có thể mở lòng với cuộc đời thực, sống thật để trưởng thành hơn. Rồi bạn sẽ thấy thể giới ngoài kia dù nhiều khi làm bạn vấp ngã nhưng dẫu sao vẫn sinh động và thú vị hơn nhiều so với thế giới ảo.

Chúng ta cần rèn luyện cho mình một bản lĩnh sống thẳng thắn với hoàn cảnh và thân thế của mình.

Và khi bạn đọc bức thư này của tôi, tôi hy vọng bạn có thể nói với tôi rằng: "Bạn đã làm tốt lắm".

Chúc bạn học tốt!

1 tháng 1 2020

Thư gửi Chủ tịch thành phố Hà Nội

Hà Nội ngày 20/12/2020

Bác Chủ tịch ạ, cháu là một học sinh của Hà Nội và mấy ngày nay cả gia đình cháu bị ốm và ai cũng bảo tại ô nhiễm không khí gây ra.

Từ hai tháng này, gia đình cháu lúc nào cũng lo lắng về ô nhiễm không khí. Mẹ cháu còn bảo với ba hay gửi các con về quê ngoại một thời gian, trên này bức bách quá. Cháu rất thích về quê nhưng vì chúng cháu đang đi học. Ba cháu bảo nếu nghỉ hè cho các con về quê ngay không phải nghĩ nhưng giờ thì chịu rồi.

Nhà chú của cháu, hai em cũng đang được bà đưa về quê. Cháu rất nhớ hai em nhưng mỗi lần bảo đưa các em lên đây cho vui là chú cháu lại cười khi nào hết ô nhiễm không khí thì các em sẽ lên Hà Nội.

Những thông tin về ô nhiễm không khí tràn ngập mặt báo, trên ti vi. Cháu thực sự lo lắng cho sức khỏe của cộng đồng, của chính gia đình cháu. Cháu muốn gửi thông điệp tới Chủ tịch thành phố Hà Nội hãy làm gì giúp người dân thủ đô bớt ngột ngạt, ba mẹ của cháu không phải đi mua thuốc, bà nội của cháu không phải nằm viện.

Mẹ cháu bảo chỉ cần nhìn lên bầu trời là biết ô nhiễm không khí hay không, vậy mà sáng nào cháu mở cửa ra cũng thấy xung quanh nhà đặc quánh như sương mù. Không phải bây giờ mùa đông mới như thế, nhà cháu ở tầng 10 chung cư nhưng đôi khi nhìn xuống dưới sân của khu chung cư còn mịt mù nữa.

Nhà cháu trước kia cả khu này chỉ có căn nhà cháu đang ở là xây cao nhất 265 tầng. Nhưng hiện nay thì xung quanh nhà cháu đều là các nhà cao tầng, không có sân chơi, không có cây xanh. Nếu cứ nhà cao ốc mọc lên, bụi xây dựng, tắc đường rồi mọi thứ lại đổ vào không khí. Điều đó sẽ khiến thế hệ của chúng cháu khổ sở vì bệnh tật.

Bác nghĩ sao nếu chúng cháu còn trẻ đang sống lệ thuộc vào thuốc, vào bệnh viện và đặc biệt là bệnh ung thư. Ngày nào cháu thấy trên ti vi cũng nói tới ô nhiễm ở Hà Nội, bệnh ung thư ở Việt Nam.

Cháu mong muốn, là Chủ tịch Hà Nội, bác hãy bắt tay ngay vào cứu người dân thủ đô đi bác. Đừng để thế hệ chúng cháu sống trong ô nhiễm nữa. Cháu muốn gửi thông điệp tới bác như người ta vẫn nói sức khỏe là tài nguyên của bất cứ ai, của bất cứ quốc gia nào. Không khí là thứ tối thiểu cần hít thở hàng ngày. Hãy cho chúng cháu hít thở không khí sạch.

Chào bác!

đâynè

Thư gửi những người lớn!

Hiện nay, trước tình trạng dịch bệnh do Virus corona tăng nhanh và diễn biến phức tạp. Chúng ta cần có những hiểu biết rõ ràng đề phòng chống dịch bệnh và ngăn chặn kịp thời sự gia tăng ngày một nhiều của đại dịch.

Chúng ta phải nắm kỹ được nguồn gốc cũng như các dấu hiệu của bệnh và cách phòng chống để đối phó với đại dịch này.

Virus corona (nCoV) là một loại virus đường hô hấp mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người.

Virus corona giống như MERS và SAR, tất cả đều có nguồn gốc từ vật chủ từ loài dơi. Virus corona là một họ virus lớn, phổ biến ở nhiều loài động vật khác nhau bao gồm lạc đà, mèo và dơi.

Virus này ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây lan từ người sang người. Điều quan trọng cần lưu ý là sự lây lan từ người sang người có thể xảy ra liên tục. Ở người, virus lây từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ lây lan của chủng virus, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị phơi nhiễm.

Virus cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi, mắt họ. Những người chăm sóc bệnh nhân cũng có thể bị phơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh.

Như vậy "Có 2 con đường lây lan của loại nCoV (corona) này: Con đường thứ nhất là tiếp xúc trực tiếp với giọt bắn. Con đường thứ hai là đụng chạm, sờ tay vào các chất trong vùng hầu họng của người bệnh, sau đó đưa lên mặt, vùng mũi miệng"

Vậy triệu chứng khi mắc bệnh do virus này như thế nào?. Hãy chú ý sốt, ho và khó thở. Các triệu chứng này có thể xuất hiện từ 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh. Tới khi khởi phát, nCoV có thể diễn biến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp tiến triển và tử vong, đặc biệt ở những người có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch.

Do đó để phòng chống dịch bệnh, chúng ta nên chú ý một số điều như sau:

Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính; khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.

  • Giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng để phòng bệnh viêm phổi.
  • Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.
  • Hạn chế tiếp xúc gần với các trang trại nuôi động vật hoặc động vật hoang dã.

Cháu hi vọng chúng ta có những hiểu biết về dịch bệnh này để không chỉ giúp bản thân mà còn cùng cả cộng đồng chung tay chống lại đại dịch do Virus corona gây ra cho nhân loại.

Một lần nữa cháu rất hi vọng mỗi chúng ta – những người lớn hãy chung tay tự bảo vệ sức khỏe vì một một thế giới không có dịch bệnh.

Ký tên

nguyễn ngọc đăng

22 tháng 1 2020

Thế giới chúng ta đang sống có rất nhiều biến cố . Hết .

14 tháng 2 2020

Đừng lấy bài trên mạng nha 

bị trừ điểm đó

28 tháng 12 2019

Super khó

28 tháng 2 2021

Bài này mik làm năm ngoái , lưu trong world nè !!!

Thư gửi những người lớn! Có thể thấy, ở thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 thì chính sự phát triển nhanh chóng của các nhà máy công nghiệp không có hệ thống lọc khí đang gây ra vấn đề ô nhiễm không khí trầm trọng. Vì thế, ô nhiễm không khí đang là vấn đề đáng báo động không chỉ ở Việt Nam mà còn ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, có nhiều thành phố trên thế giới đang ở mức ô nhiễm cực kỳ nghiêm trọng. Con người có lẽ cũng không lạ lẫm gì với thông tin, thủ đô New Delhi của Ấn Độ đang là thành phố ô nhiễm nhất thế giới, với tỉ lệ người tử vong do ô nhiễm không khí chỉ xếp sau bệnh tim mạch. Bụi mịn bao phủ thành phố Hà Nội Tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng gây ra chủ yếu bởi khí thải từ phương tiện giao thông, ước tính có tới 8,5 triệu phương tiện đang hoạt động tại đây. Mới đây Viện Nguồn lực năng lượng New Delhi và Viện Tác động y tế (Mỹ) cùng công bố nghiên cứu cho thấy mỗi năm có 3.000 người chết ở New Delhi vì ô nhiễm không khí. Bên cạnh đó, trong một thông báo mới đây của giới chức Trung Quốc, Bắc Kinh đang được đặt trong mức độ báo động đỏ về ô nhiễm không khí, thậm chí có thể coi là một cuộc khủng hoảng ô nhiễm không khí quy mô lớn. Vừa qua, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, mức độ khói bụi tại Trung Quốc đã cao hơn gấp 50 lần so với mức khuyến cáo an toàn của tổ chức. Một con số chắc chắn sẽ khiến nhiều người còn giật mình hơn về mức độ ô nhiễm tại Trung Quốc, đó là 4.000 người chết mỗi ngày do ô nhiễm tại Trung Quốc. Điều đó có thể thấy, ô nhiễm không khí ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, trong đó trẻ em là nhóm dễ bị tổn thương nhất về sức khỏe do những tác động của ô nhiễm không khí. Nếu con người không có ý thức bảo vệ môi trường không khí thì hậu quả của nó có lẽ cũng khủng khiếp chẳng kém gì đại dịch HIV-AIDS hay nhiều bệnh dịch khác. Khoảng một tuần trước thôi, thủ đô Hà Nội của đất nước Việt Nam xinh đẹp lại phải chứng kiến cảnh người dân luôn nơm nớp lo sợ về tình trạng không khí nhất là tình trạng bụi mịn đang ở cấp độ báo động. Người dân càng hoang mang hơn khi không khí mà họ đang hít thở mỗi ngày được ví với “khí quyển ngày tận thế” trong phóng sự của hãng thông tấn Singapore Channel News Asia.
Từ hiện trạng sinh hoạt, giao thông của người dân cho tới những nghiên cứu, phân tích của giới chuyên gia đều thể hiện một Hà Nội “thiếu vắng bầu trời trong xanh”, Hà Nội của khói bụi, ô nhiễm đang tăng lên nhanh chóng. Nếu sống ở Hà Nội, có lẽ các bạn cũng sẽ chẳng khó để bắt gặp hình ảnh người dân ra đường vào ban ngày ai ai cũng đeo khẩu trang và trang bị “áo giáp” từ đầu tới chân để tránh khói bụi. Bước chân ra đường mà không có “áo giáp” thì khi trở về nhà quần áo cũng lấm lem, mặt mũi có thể sờ thấy bụi. Nhiều chuyên gia cho rằng 70% lượng không khí bị ô nhiễm ở Hà Nội là do phương tiện giao thông. Điều đó cũng có lý bởi ước tính hiện nay thủ đô Hà Nội hiện có 5.3 triệu xe máy và 560.000 ô tô. Con số này dự tính sẽ tăng 11% mỗi năm đối với xe máy và 17% đối với ô tô. Nếu với tốc độ như vậy thì tính tới năm 2020, sẽ có gần 1 triệu ô tô và 7 triệu xe máy chen chúc nhau trên đường phố Hà Nội. Sự tăng mạnh về số lượng phương tiện giao thông cá nhân được lí giải bởi sự khan hiếm của loại hình giao thông công cộng, người dân không có thói quen đi bộ, một bộ phận có tâm lí mua xe để thể hiện đẳng cấp. Tắc đường ở mức độ báo động càng làm mức độ ô nhiễm môi trường trở nên khó kiểm soát. Tôi mong rằng những người lớn hãy chung tay để có thể góp phần giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm môi trường để hướng tới một thế giới xanh không còn sự ô nhiễm.

lớp 5 mình cũng phải viết mà xong rồi. anh hay chị gì đó lên mạng xem cách viết rồi vừa nghĩ vừa sửa, sâu chuỗi các bài lại là xong thôi

Chúc học tốt nha.

14 tháng 2 2020

Có lẽ, chúng ta đều đang nhìn thấy, số lượng người tị nạn buộc phải chạy trốn khỏi các cuộc chiến tranh, xung đột và bức hại trên thế giới đang tăng lên nhanh chóng nhất là tại các quốc gia như: Syria, Iraq và Afghanistan.

Người ta ước tính rằng khoảng một nửa trong số 19,5 triệu người tị nạn đã xác nhận trên toàn cầu là trẻ em và thanh thiếu niên. Đây là những nạn nhân dễ bị tổn thương nhất trong các cuộc xung đột.

Theo tính toán, những cuộc xung đột đã biến Syria thành một trong những nơi nguy hiểm nhất cho trẻ em: Syria có dân số 21,9 triệu người, trong đó hơn 9 triệu là dưới 18 tuổi. Hơn 4,29 triệu trẻ em ở Syria ở trong tình trạng nghèo đói, nay đây mai đó hay bị mắc kẹt giữa làn đạn.

Tất nhiên, số phận của những đứa trẻ này sẽ chẳng ai có thể nói trước được. Nhất là khi có khoảng một triệu trẻ em tại đất nước này vẫn đang sống tại các khu vực mà nhân viên cứu trợ không thể đến thường xuyên, do đó không có được những hỗ trợ thiết yếu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của chúng.

Khi chúng ta đang hưởng một cuộc sống chất lượng, ngủ trên đệm êm, chăn ấm, có một nền giáo dục chất lượng thì tại đất nước Syria hàng triệu người phải sống trong cảnh khổ sở không được hỗ trợ đủ, bị cảm cúm, mắc bệnh dịch, đói khát.

Chúng ta dường như đang quá thờ ơ với số phận của đồng loại và không ai cảm thấy đau xót khi chứng kiến cuộc sống khốn khổ của những người tị nạn mà nhất là trẻ em.

Cho đến khi trên mạng xã hội tràn lan hình ảnh em bé Syria như một thiên thần chết trên bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ cũng vì di cư, bức ảnh ấy đã khiến chúng ta phải suy nghĩ lại những gì thế giới đang diễn ra.

Đây là sức lay động từ một cái chết và là cách người ta làm dịu lại nỗi đau. Nhưng dù thế nào đi nữa thì một sự thật vẫn luôn hiện hữu. Một cuộc đời đã chấm dứt. Nhưng dù sao thì cậu bé đó cũng là người may mắn vì sau khi chết vẫn còn được nhiều người biết đến, được an ủi. Còn hàng nghìn, thậm chí hàng triệu cái chết khác không một ai biết đến, thậm chí chết còn không được an táng.

Đó là hàng nghìn người di cư đã bỏ mạng khi vượt Địa Trung Hải, hàng nghìn đứa trẻ đã chết vì đói, vì rét, vì bệnh tật, hàng trăm người đã chếtvì khủng bố. Có những người biết là sẽ chết khi phải vượt biển di cư nhưng không làm khác được, vì sự sống họ buộc phải di cư, phải vượt biển.

Hay theo thông tin trên báo chí, phần lớn những thanh thiếu niên độc hành tới châu Âu là các em trai, nhưng trong hành trình đi từ Rome tới Abruzzo vẫn có nhiều bé gái người Nigeria cũng đang đơn độc tại Ý.

Những vấn đề liên quan tới phụ nữ Nigeria bị bán sang làm gái điếm ở đây đã có từ lâu. Nhưng với việc các tàu thuyền chở di dân vượt Địa Trung Hải nhiều hơn, số phụ nữ người Nigeria bị bắt làm công việc này tại Ý cũng ngày càng tăng, đặc biệt là số bé gái vị thành niên.

Các em gái này bị lừa rằng khi tới châu Âu sẽ làm thợ làm tóc hay chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên khi bị đưa tới Libya, bọn buôn người sẽ nhốt các em lại một thời gian và lạm dụng tình dục trước khi đẩy các em tới Ý. Trong đêm khuya khoắt, các bé gái vẫn vật vờ kiếm khách, những gương mặt trẻ một cách đau lòng, ngay cả dưới lớp trang điểm rất đậm…

Một thế giới tươi đẹp, một thế giới hòa bình phải là thế giới không có chiến tranh, không có xung đột, không có di cư. Ở đó, trẻ em là người được yêu thương, chăm sóc, bảo vệ và hưởng những gì tốt đẹp nhất của Trái Đất này chứ không phải những đứa trẻ vừa sinh ra đang mang kiếp “di cư, tị nạn”. Càng không phải những đứa trẻ ngày ngày chạy theo cha mẹ để tránh khỏi những cuộc chiến tranh, xung đột và sinh mạng chúng có thể bị tước đoạt bất cứ khi nào.

Tôi viết lá thư này với mong muốn những nhà lãnh đạo trên thế giới hãy cùng chung tay giúp đỡ những đứa trẻ tị nạn thông qua các tổ chức thế giới và cùng phản đối những cuộc xung đột, chiến tranh vô nghĩa vì lợi ích của những con người ích kỷ.

Nguồn: gg

Của Hoàng Gia Phú j j đó nha

16 tháng 4 2020

Kính gửi Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres

Bình thường một học sinh cấp 2 như cháu chắc chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện viết thư cho Tổng Thư ký Liên hợp quốc. Nhưng lần này vì có cuộc thi viết thư quốc tế nên cháu cũng sẽ thử cố gắng đóng góp ý kiến về một vấn đề chung của toàn thế giới.

Hiện nay cháu vẫn đang ngồi trên ghế nhà trường, nhưng học khá tốt môn tin học và đang định hướng để học theo chuyên ngành an ninh mạng. Và cũng vì thế mà cháu khá quan tâm đến tình hình an ninh mạng khắp nơi trên thế giới.

Rất nhiều chuyên gia đã chung nhận định rằng tội phạm công nghệ cao đang ngày càng trở nên tinh vi, tấn công với quy mô rộng và gây thiệt hại lớn ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế, xã hội của các quốc gia. Hơn thế, nguy cơ chiến tranh mạng đang hiện hữu trong đó có những tác động trực tiếp đến sinh mạng con người.

Năm 2015, tin tặc tấn công vào hệ thống điện lưới của Ucraina gây mất điện cục bộ, ảnh hưởng đến trăm nghìn người dân; đó được ghi nhận là cuộc tấn công mạng thành công đầu tiên làm ảnh hưởng được đến lưới điện. Hàn Quốc cũng thường xuyên ghi nhận những cuộc tấn công vào hệ thống điện hạt nhân, đường sắt...

Trong khi đó những cuộc tấn công quy mô toàn cầu khác vẫn thỉnh thoảng gây chấn động thế giới, ví dụ như vụ mã độc tống tiền WannaCry đã cho thấy mức độ hậu quả mà dạng mã độc này có thể gây ra.

Ở đất nước của cháu cách đây vài năm cũng xảy ra vụ tấn công mạng vào hệ thống thông tin của các sân nay lớn, khiến mọi người không còn coi nhẹ vấn đề này được nữa.

Động cơ của các cuộc tấn công mạng thường là để lấy cắp thông tin; quấy phá, làm hư hại hình ảnh của các quốc gia, tổ chức; hoặc để kiếm tiền...

Mặc dù vấn đề này đã được cảnh báo nhiều năm trở lại đây, nhưng đúng là thật khó để sớm cải thiện tình hình. Mục tiêu an ninh mạng dường như đang đòi hỏi phải có sự chung tay, thống nhất của các quốc gia.

Trong khi đó nguồn lực cho công tác đảm bảo an toàn thông tin cũng chưa được quan tâm đúng mức ở nhiều quốc gia, bao gồm việc đào tạo phổ biến kiến thức cho thế hệ trẻ, vì thế rất cần sự hỗ trợ từ phía Liên hợp quốc.

Hi vọng trong thời gian tới Liên hợp quốc sẽ có những hoạt động cụ thể, những hiệp ước hay bản thỏa thuận được ký kết để đẩy lùi được cuộc khủng hoảng an ninh mạng hiện nay.

Thân gửi!

22 tháng 3 2020

Thư gửi những người lớn!

Hiện nay, trước tình trạng dịch bệnh do Virus corona tăng nhanh và diễn biến phức tạp. Chúng ta cần có những hiểu biết rõ ràng đề phòng chống dịch bệnh và ngăn chặn kịp thời sự gia tăng ngày một nhiều của đại dịch.

Chúng ta phải nắm kỹ được nguồn gốc cũng như các dấu hiệu của bệnh và cách phòng chống để đối phó với đại dịch này.

Virus corona (nCoV) là một loại virus đường hô hấp mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người.

Virus corona giống như MERS và SAR, tất cả đều có nguồn gốc từ vật chủ từ loài dơi. Virus corona là một họ virus lớn, phổ biến ở nhiều loài động vật khác nhau bao gồm lạc đà, mèo và dơi.

Virus này ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây lan từ người sang người. Điều quan trọng cần lưu ý là sự lây lan từ người sang người có thể xảy ra liên tục. Ở người, virus lây từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ lây lan của chủng virus, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị phơi nhiễm.

Virus cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi, mắt họ. Những người chăm sóc bệnh nhân cũng có thể bị phơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh.

Như vậy "Có 2 con đường lây lan của loại nCoV (corona) này: Con đường thứ nhất là tiếp xúc trực tiếp với giọt bắn. Con đường thứ hai là đụng chạm, sờ tay vào các chất trong vùng hầu họng của người bệnh, sau đó đưa lên mặt, vùng mũi miệng"

Vậy triệu chứng khi mắc bệnh do virus này như thế nào?. Hãy chú ý sốt, ho và khó thở. Các triệu chứng này có thể xuất hiện từ 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh. Tới khi khởi phát, nCoV có thể diễn biến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp tiến triển và tử vong, đặc biệt ở những người có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch.

Do đó để phòng chống dịch bệnh, chúng ta nên chú ý một số điều như sau:

Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính; khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.

  • Giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng để phòng bệnh viêm phổi.
  • Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.
  • Hạn chế tiếp xúc gần với các trang trại nuôi động vật hoặc động vật hoang dã.

Cháu hi vọng chúng ta có những hiểu biết về dịch bệnh này để không chỉ giúp bản thân mà còn cùng cả cộng đồng chung tay chống lại đại dịch do Virus corona gây ra cho nhân loại.

Một lần nữa cháu rất hi vọng mỗi chúng ta – những người lớn hãy chung tay tự bảo vệ sức khỏe vì một một thế giới không có dịch bệnh.

Thư gửi những người lớn!

Hiện nay, trước tình trạng dịch bệnh do Virus corona tăng nhanh và diễn biến phức tạp. Chúng ta cần có những hiểu biết rõ ràng đề phòng chống dịch bệnh và ngăn chặn kịp thời sự gia tăng ngày một nhiều của đại dịch.

Chúng ta phải nắm kỹ được nguồn gốc cũng như các dấu hiệu của bệnh và cách phòng chống để đối phó với đại dịch này.

Virus corona (nCoV) là một loại virus đường hô hấp mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người.

Virus corona giống như MERS và SAR, tất cả đều có nguồn gốc từ vật chủ từ loài dơi. Virus corona là một họ virus lớn, phổ biến ở nhiều loài động vật khác nhau bao gồm lạc đà, mèo và dơi.

Virus này ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây lan từ người sang người. Điều quan trọng cần lưu ý là sự lây lan từ người sang người có thể xảy ra liên tục. Ở người, virus lây từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ lây lan của chủng virus, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị phơi nhiễm.

Virus cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi, mắt họ. Những người chăm sóc bệnh nhân cũng có thể bị phơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh.

Như vậy "Có 2 con đường lây lan của loại nCoV (corona) này: Con đường thứ nhất là tiếp xúc trực tiếp với giọt bắn. Con đường thứ hai là đụng chạm, sờ tay vào các chất trong vùng hầu họng của người bệnh, sau đó đưa lên mặt, vùng mũi miệng"

Vậy triệu chứng khi mắc bệnh do virus này như thế nào?. Hãy chú ý sốt, ho và khó thở. Các triệu chứng này có thể xuất hiện từ 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh. Tới khi khởi phát, nCoV có thể diễn biến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp tiến triển và tử vong, đặc biệt ở những người có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch.

Do đó để phòng chống dịch bệnh, chúng ta nên chú ý một số điều như sau:

Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính; khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.

  • Giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng để phòng bệnh viêm phổi.
  • Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.
  • Hạn chế tiếp xúc gần với các trang trại nuôi động vật hoặc động vật hoang dã.

Cháu hi vọng chúng ta có những hiểu biết về dịch bệnh này để không chỉ giúp bản thân mà còn cùng cả cộng đồng chung tay chống lại đại dịch do Virus corona gây ra cho nhân loại.

Một lần nữa cháu rất hi vọng mỗi chúng ta – những người lớn hãy chung tay tự bảo vệ sức khỏe vì một một thế giới không có dịch bệnh.

#Học tốt#

24 tháng 2 2020

Mình khuyên bạn nên tự làm lấy. Chẳng nhẽ bạn đợi người khác làm xong rồi chép vào bài mình sao? Đấy cũng là copy mà.

    TL:

      - Mình có 4 nick:Bn vào câu hỏi tương tự,tìm câu trả lời của MIN TÂN.Đó là nick thứ 2 của mình,thư UPU là của mình viết.Không cóp mạng đâu!

T.i.c.k đúng nếu thấy mình đúng nhé!

Mục tiêu:100SP

Thật đấy,không tin nhắn với nick MIN TÂN sẽ rõ!

29 tháng 2 2020

\(x = {-b \pm \sqrt{b^2-4ac} \over 2a}\)