K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 12 2019

Lịch sử Trái Đất trải dài khoảng 4,55 tỷ năm, từ khi Trái Đất hình thành từ Tinh vân Mặt Trời cho tới hiện tại. Bài viết này đưa ra 1 khái quát chung, tóm tắt những lý thuyết khoa học được nhiều người công nhận hiện tại.

Trong bài này, để giúp độc giả dễ tưởng tượng, toàn bộ lịch sử Trái Đất được miêu tả trong 1 khoảng thời gian tượng trưng bằng 24 giờ. Thời điểm bắt đầu là 0 giờ, chính xác vào 4,55 tỷ năm trước, và kết thúc, 24 giờ, ở thời điểm hiện tại. Mỗi giây tượng trưng trong khoảng thời gian này tương đương với khoảng 53.000 năm.

Vụ nổ lớn và nguồn gốc của vũ trụ, được ước tính đã xảy ra khoảng 13,8 tỷ năm trước, tương đương với việc ta lấy mốc của nó là 3 ngày trước đây - 2 ngày trước khi chiếc đồng hồ của riêng chúng ta (hệ Mặt Trời) bắt đầu chuyển động.

27 tháng 12 2019

vì ông thần ông cho

TRÁI ĐẤT HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO ? Lịch sử kiến tạo Trái đất của chúng ta được khắc họa từ thời điểm bắt đầu hình thành trong vũ trụ, cách đây khoảng 4,55 tỷ năm. Cũng như các hành tinh khác thuộc hệ Mặt trời, Trái đất ra đời từ tinh vân Mặt trời (đám mây bụi và khí dạng đĩa còn sót lại từ sự hình thành Mặt trời). Quá trình hình thành Trái Đất được hoàn thiện trong vòng...
Đọc tiếp

TRÁI ĐẤT HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO ?

Lịch sử kiến tạo Trái đất của chúng ta được khắc họa từ thời điểm bắt đầu hình thành trong vũ trụ, cách đây khoảng 4,55 tỷ năm. Cũng như các hành tinh khác thuộc hệ Mặt trời, Trái đất ra đời từ tinh vân Mặt trời (đám mây bụi và khí dạng đĩa còn sót lại từ sự hình thành Mặt trời). Quá trình hình thành Trái Đất được hoàn thiện trong vòng 10 đến 20 triệu năm.

Đoạn clip mô tả, Trái đất khi mới hình thành trông giống như địa ngục hơn là ngôi nhà cho sự sống. Lúc đó, nhiệt độ trên hành tinh của chúng ta lên tới trên 1.093 độ C. Trái đất không có không khí, chỉ có các-bon điôxít, nitơ và hơi nước. Nó nóng bỏng và độc hại tới mức chỉ cần tiến lại gần, tất cả sẽ bị thiêu rụi thành tro chỉ trong vài giây.

Trái đất thuở sơ khai là một quả cầu sôi sục dung nham với một đại dương nham thạch bất tận. Khí thải và các hoạt động của núi lửa tạo ra các yếu tố sơ khai của bầu khí quyển. Lớp vỏ ngoài của Trái Đất ban đầu ở dạng nóng chảy, sau nguội lạnh dần thành chất rắn trong khi nước bắt đầu tích tụ trong khí quyển. Quá trình ngưng tụ hơi nước cùng với việc băng và nước ở dạng lỏng được các sao chổi, thiên thạch cũng như các tiền hành tinh lớn hơn vận chuyển tới bề mặt Trái đất đã tạo ra các đại dương.

Cách đây khoảng 4,53 tỷ năm, Trái đất đã có cú va chạm sượt qua với Theia - một hành tinh trẻ khác có kích thước bằng sao Hỏa và khối lượng bằng khoảng 10% khối lượng hành tinh của chúng ta. Kết quả là, một phần khối lượng của Theia đã sáp nhập vào Trái Đất, phần còn lại bắn vào không gian theo một quỹ đạo phù hợp tạo ra Mặt trăng hàng ngàn năm sau đó.

7
19 tháng 1 2019

hay

19 tháng 1 2019

Đám mây sao bn hãy giải thích cụ thể giúp mink

20 tháng 3 2022

...LÀ SAO  LÀ SAO HẢ IEM

20 tháng 3 2022

..................KHUM HỈU LUN Á

Phần 37 . Wolf 1061cWolf 1061c nằm trong vùng có thể sinh sống được của các ngôi sao lùn đỏ được gọi là Wolf 1061, theo một nghiên cứu được công bố trên tờ Astrophysical Journal Letters. Hành tinh ngoài hệ mặt trời này mất khoảng 17,9 ngày để hoàn thành một quỹ đạo quanh ngôi sao trung tâm của nó. Khối lượng ước tính của nó là khoảng 4,3 lần sao với trái đất. Wolf 1061c được cho là một hành...
Đọc tiếp

Phần 3

7 . Wolf 1061c

Wolf 1061c nằm trong vùng có thể sinh sống được của các ngôi sao lùn đỏ được gọi là Wolf 1061, theo một nghiên cứu được công bố trên tờ Astrophysical Journal Letters. Hành tinh ngoài hệ mặt trời này mất khoảng 17,9 ngày để hoàn thành một quỹ đạo quanh ngôi sao trung tâm của nó. Khối lượng ước tính của nó là khoảng 4,3 lần sao với trái đất. Wolf 1061c được cho là một hành tinh đá, có nghĩa là nó có thể hỗ trợ sự sống như chúng ta đã biết.

8 . Gliese 832c

Hành tinh này có khảng cách đến Trái đất xa hơn nhưng nó thể hiện rất nhiều đặc điểm tương tự cho thấy nó có thể hỗ trợ sự sống.

Gliese 832c nằm cách Trái đất 16 năm ánh sáng và nằm trong vùng có thể sinh sống được cuả ngôi sao lùn đỏ Gliese 832. Hành tinh này mất 36 ngày để hoàn thành một quỹ đạo quay xunh quanh ngôi sao trung tâm của nó.

Gliese 832c được các nhà khoa học gọi là “siêu Trái đất”, vì nó lớn hơn trái đất ít nhất là 5 lần. Nó là hành tinh thứ 2 được tìm thấy quay quanh ngôi sao Gliese 32. Tuy nhiên, một hành tinh khác là Gliese 832b là cũng là một hành tinh khổng lồ nhưng không thể hỗ trợ sự sống.

9 . TRAPPIST-1d
Hành tinh ngoài hệ mặt trời này quay quanh một ngôi sao lùn cực lạnh – sao lùn ultracool, gọi là TRAPPIST-1, cách Trái đất khoảng 40 năm ánh sáng và nằm trong chòm sao Aquarius. TRAPPIST-1d cũng nằm trong vùng có thể sống được xung quanh ngôi sao của nó.

10 . Sao Hỏa

11 . Gliese 163b

12 . Proxima b

Các bạn nhớ tìm nhé

1
12 tháng 6 2018

proxima b có thể sống nhưng lại hơi nguy hiểm vì các điều kiện trên bề mặt có thể bị ảnh hưởng mạnh bởi tia cực tím và bức xạ tia X từ ngôi sao do quỹ đạo gần của nó — vượt xa cường độ mà Trái Đất hứng chịu từ Mặt Trời

Hệ Mặt Trời gồm tám hành tinh, đó là: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương. Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời chia thành hai nhóm. Nhóm trong gồm: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa. Nhóm ngoài gồm: Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương. Các hành tinh nhóm trong có khối lượng và kích thước khá nhỏ so với các hành tinh nhóm ngoài. Hai nhóm hành tinh ngăn cách nhau bởi...
Đọc tiếp

Hệ Mặt Trời gồm tám hành tinh, đó là: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương. Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời chia thành hai nhóm. Nhóm trong gồm: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa. Nhóm ngoài gồm: Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương. Các hành tinh nhóm trong có khối lượng và kích thước khá nhỏ so với các hành tinh nhóm ngoài. Hai nhóm hành tinh ngăn cách nhau bởi một vành đai tiểu hành tinh và vô số các thiên thạch nhỏ cùng quay quanh Mặt Trời.

a) Viết tập hợp A gồm tám hành tinh trong Hệ Mặt Trời.

b) Sắp xếp kích thước của tám hành tinh trong Hệ Mặt Trời theo thứ tự tăng dần.

c) Viết tập hợp B gồm bốn hành tinh có kích thước nhỏ nhất và tập hợp C gồm bốn hành tinh có kích thước lớn nhất.

1

Giải:

a)A=(Sao Thủy; Sao Kim; Trái Đất; Sao Hỏa;Sao Mộc; Sao Thổ; Sao Thiên Vương; Sao Hải Vương)

b)Kích thước của tám hành tinh trong Hệ Mặt Trời theo thứ tự tăng dần là:

Sao Thủy; Sao Hỏa; Sao Kim; Trái Đất;  Sao Hải Vương; Sao Thiên Vương; Sao Thổ; Sao Mộc.

c)B=(Sao Thủy; Sao Kim; Trái Đất; Sao Hỏa)

C=(Sao Mộc; Sao Thổ; Sao Thiên Vương; Sao Hải Vương)

Chúc bạn học tốt!

27 tháng 8 2021

 

 

Trong nhiều thập kỷ, các chuyên gia đã cố gắng hiểu và giải thích lý do tại sao có rất nhiều cặp hành tinh nằm ngoài Hệ Mặt Trời của chúng ta có cấu hình bất thường như vậy.Những lần quan sát đã cho thấy nhiều hành tinh trong quỹ đạo bất thường dường như bị đẩy ra xa nhau, nhưng không biết lực nào gây ra như vậy.Nhưng giờ đây, các nhà thiên văn học cho rằng họ đã tìm ra câu trả...
Đọc tiếp

Trong nhiều thập kỷ, các chuyên gia đã cố gắng hiểu và giải thích lý do tại sao có rất nhiều cặp hành tinh nằm ngoài Hệ Mặt Trời của chúng ta có cấu hình bất thường như vậy.

Những lần quan sát đã cho thấy nhiều hành tinh trong quỹ đạo bất thường dường như bị đẩy ra xa nhau, nhưng không biết lực nào gây ra như vậy.

Nhưng giờ đây, các nhà thiên văn học cho rằng họ đã tìm ra câu trả lời. Họ thấy rằng có lực kỳ lạ cân bằng trên các cực hành tinh ngoại vi đã kéo chúng ra xa trọng tâm.

Khám phá mới này giúp các nhà thiên văn học hiểu được cấu trúc, khí hậu và khả năng sinh sống của các hành tinh ngoại vi, trong khi chúng ta đang săn tìm hành tinh khác giống như Trái Đất.

Để hiểu những chi tiết kỳ lạ này, chúng ta trông chờ vào kính viễn vọng Kepler của NASA đang khám phá vũ trụ tìm các hành tinh ngoại vi. Kepler đã phát hiện ra rằng có đến 30% các ngôi sao giống với Mặt Trời, rồi đến các hành tinh được mệnh danh là Siêu Trái Đất.

Siêu Trái Đất thường lớn hơn Trái Đất, nhưng nhỏ hơn Sao Hải Vương. Thông thường, chúng quay quanh ngôi sao chủ của theo quỹ đạo tròn mất khoảng 100 ngày.

Thật thú vị, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra rằng hầu hết các hành tinh này quay khoanh tròn thành từng cặp ngôi sao, với quỹ đạo kỳ lạ và không ổn định.

Sau khi thu thập đủ dữ liệu từ quan sát, các nhà khoa học tin rằng các tính năng kỳ quặc có thể được giải thích bằng hiện tượng được gọi là độ lệch xiên, nêu ra vì sao chúng bị nghiêng giữa trục và quỹ đạo.

Các nhà thiên văn học từ Đại học Yale (Mỹ) cho rằng một số các hành tinh này bị nghiêng đầu nên đẩy chúng ra xa nhau hơn.

Khi các hành tinh này có độ nghiêng dọc trục lớn, trái ngược với độ nghiêng nhỏ hoặc không nghiêng, thủy triều của chúng có tác dụng biến năng lượng quỹ đạo thành nhiệt trong các hành tinh. Lúc này, sự phân tán thủy triều mạnh mẽ ngăn cách các quỹ đạo.

Thật kỳ lạ, khi hiện tượng như vậy xảy ra trong Hệ Mặt Trời nếu chúng ta nhìn vào Trái Đất và Mặt trăng. Quỹ đạo Mặt Trăng dường như phát triển chậm, nhưng ngày trên Trái Đất đang kéo dài ra, khi Trái Đất và Mặt Trăng di chuyển xa hơn.

Thế nhưng, độ nghiêng kỳ lạ mang tính quyết định nhiều tính năng của các hành tinh. Nó tác động đến một số đặc điểm vật lý, như khí hậu, thời tiết và lưu thông toàn cầu.

Các mùa trên một hành tinh có độ nghiêng trục dọc khắc nghiệt hơn nhiều so với các mùa trên một hành tinh được sắp xếp hợp lý và các kiểu thời tiết của chúng có lẽ không quan trọng.

Theo khoahoc.tv Từ: Võ Lâm Anh

0

không phải hành tinh thế bạn cần sống trên trái đất làm gì ?

26 tháng 8 2018
Hệ Mặt Trời
Mặt Trời, các hành tinh và hành tinh lùntrong Hệ Mặt Trời. Kích cỡ được vẽ theo tỷ lệ, còn khoảng cách đến Mặt Trời thì không đúng.
Mặt Trời, các hành tinh và hành tinh lùn
trong hệ Mặt Trời.[1]
Tuổi4,568 tỷ năm
Vị tríĐám mây liên sao địa phương, Bong bóng địa phương, Nhánh Orion, Ngân Hà
Khối lượng1,991645×1030 kg hay 1,0014 M[c]
Bán trục lớn 
tính đến
Sao Hải Vương
30,10 AU (4,503 tỷ km)
Khoảng cách đến
vách Kuiper
50 AU
Ngôi sao gần nhấtProxima Centauri (4,22 ly) 
Hệ Alpha Centauri (4,37 ly)
Hệ hành tinhgần nhấtHệ Alpha Centauri (4,25 ly)
Hệ hành tinh
Số ngôi sao1 (Mặt Trời)
Số hành tinh8 (Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương)
Số hành tinh lùn đã biếtCó thể lên tới vài trăm,[2] 5 hành tinh lùn theo IAU
  • (Ceres
  • Pluto
  • Haumea
  • Makemake
  • Eris)
Số vệ tinh tự nhiên đã biết525 (178 của các hành tinh,[3] 347 của các hành tinh 
26 tháng 8 2018

Hệ Mặt Trời (hay Thái Dương Hệ)[a] là một hệ hành tinh có Mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt Trời, tất cả chúng được hình thành từ sự suy sụp của một đám mây phân tửkhổng lồ cách đây gần 4,6 tỷ năm. Đa phần các thiên thể quay quanh Mặt Trời, và khối lượng tập trung chủ yếu vào 8 hành tinh[e] có quỹ đạo gần tròn và mặt phẳng quỹ đạo gần trùng khít với nhau gọi là mặt phẳng hoàng đạo. Bốn hành tinh nhỏ vòng trong gồm: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa - người ta cũng còn gọi chúng là các hành tinh đá do chúng có thành phần chủ yếu từ đá và kim loại. Bốn hành tinh khí khổng lồ vòng ngoài có khối lượng lớn hơn rất nhiều so với 4 hành tinh vòng trong. Hai hành tinh lớn nhất, Sao Mộc và Sao Thổ có thành phần chủ yếu từ heli và hiđrô; và hai hành tinh nằm ngoài cùng, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương có thành phần chính từ băng, như nước, amoniac và mêtan, và đôi khi người ta lại phân loại chúng thành các hành tinh băng khổng lồ. Có sáu hành tinh và ba hành tinh lùn có các vệ tinh tự nhiên quay quanh.[b]Các vệ tinh này được gọi là "Mặt Trăng" theo tên gọi của Mặt Trăng của Trái Đất. Mỗi hành tinh vòng ngoài còn có các vành đai hành tinh chứa bụi, hạt và vật thể nhỏ quay xung quanh.

Hệ Mặt Trời cũng chứa hai vùng tập trung các thiên thể nhỏ hơn. Vành đai tiểu hành tinh nằm giữa Sao Hỏa và Sao Mộc, có thành phần tương tự như các hành tinh đá với đa phần là đá và kim loại. Bên ngoài quỹ đạo của Sao Hải Vương là các vật thể ngoài Sao Hải Vương có thành phần chủ yếu từ băng như nước, amoniac, mêtan. Giữa hai vùng này, có 5 thiên thể điển hình về kích cỡ, Ceres, Pluto, Haumea, Makemake và Eris, được coi là đủ lớn đủ để có dạng hình cầu dưới ảnh hưởng của chính lực hấp dẫn của chúng, và được các nhà thiên văn phân loại thành hành tinh lùn.[e] Ngoài ra có hàng nghìn thiên thể nhỏ nằm giữa hai vùng này, có kích thước thay đổi, như sao chổi, centaurs và bụi liên hành tinh, chúng di chuyển tự do giữa hai vùng này.

Mặt Trời phát ra các dòng vật chất plasma, được gọi là gió Mặt Trời, dòng vật chất này tạo ra một bong bóng gió sao trong môi trường liên sao gọi là nhật quyển, nó mở rộng ra đến tận biên giới của đĩa phân tán. Đám mây Oort giả thuyết, được coi là nguồn cho các sao chổi chu kỳ dài, có thể tồn tại ở khoảng cách gần 1.000 lần xa hơn nhật quyển.

Các bạn xem hộ mình đâu là hành tinh giống trái đất nhất nhé ( còn phần 2 nữa )1 . Gliese 667Cc : Gliese 667Cc được phát hiện thông qua kính viễn vọng cao 3,6 mét trong Đài quan sát phía nam châu Âu ở Chile. Hành tinh này cách Trái Đất 22 năm ánh sáng, lớn hơn Trái Đất ít nhất 4,5 lần và các nhà nghiên cứu chưa chắc chắn nó có phải hành tinh đá hay không. Gliese 667Cc chỉ mất 28 ngày để hoàn thành...
Đọc tiếp

Các bạn xem hộ mình đâu là hành tinh giống trái đất nhất nhé ( còn phần 2 nữa )

1 . Gliese 667Cc : Gliese 667Cc được phát hiện thông qua kính viễn vọng cao 3,6 mét trong Đài quan sát phía nam châu Âu ở Chile. Hành tinh này cách Trái Đất 22 năm ánh sáng, lớn hơn Trái Đất ít nhất 4,5 lần và các nhà nghiên cứu chưa chắc chắn nó có phải hành tinh đá hay không. Gliese 667Cc chỉ mất 28 ngày để hoàn thành quỹ đạo quay quanh sao mẹ. Do ngôi sao đó là một hành tinh lùn màu đỏ có nhiệt độ thấp hơn Mặt Trời nên Gliese 667Cc nhiều khả năng nằm trong khu vực có thể sinh sống. Tuy nhiên, quỹ đạo quay của Gliese 667Cc nằm gần tới mức nó có thể bị bốc cháy bởi lửa từ sao lùn đỏ.

Gliese-667Cc-5635-1439343600.jpg

2 . Kepler 22b

Kepler-22b cách Trái Đất 600 năm ánh sáng. Đây là hành tinh đầu tiên nằm trong khu vực có thể sinh sống tính từ ngôi sao mẹ mà Kepler tìm thấy. Nhưng nó lớn hơn khoảng 2,4 lần so với Trái Đất và chưa thể xác định "siêu Trái Đất" này có dạng đá, lỏng hay khí. Quỹ đạo quay của nó kéo dài 290 ngày.

Kepler-22b-2458-1439343600.jpg

3. Kepler 69c

Kepler-69c cách Trái Đất 2.700 năm ánh sáng, lớn hơn Trái Đất 70% và thành phần cấu tạo chưa được làm rõ. Hành tinh này hoàn thành quỹ đạo quay sau 242 ngày. Vị trí của Kepler-69c trong hệ Mặt Trời của nó tương tự như sao Kim trong hệ Mặt Trời của chúng ta. Tuy nhiên, ngôi sao mẹ của Kepler-69c sáng hơn 80% so với Mặt Trời.

 

 

 

 

 

Kepler-69c-8525-1439343600.jpg

2
12 tháng 6 2018

Gliese 667Cc là hàng tinh giống trái đất nhất nhé

k mik nha

12 tháng 6 2018

mik sửa lại k mik nha

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 11 2023

- Quan sát sơ đồ hệ mặt trời và cho trả lời:

+ Có 8 hành tinh trong hệ mặt trời.

+ Từ mặt trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ 3.

- Học sinh chỉ trên hình và nói với bạn về vị trí của Trái Đất so với Mặt Trời và các hành tinh khác: trái đất ở vị trí thứ 3 từ Mặt Trời ra xa dần.