K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 11 2019

KIỂM TRA TIẾNG VIỆT LỚP 5 - GIỮA HỌC KÌ I

Năm học: 2019 - 2020

I. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

- Mỗi học sinh đọc đúng, rõ ràng và diễn cảm một đoạn văn hoặc khổ thơ (với tốc độ khoảng 75 tiếng/phút) trong các bài tập đọc đã học từ Tuần 1 đến Tuần 9 (Sgk Tiếng Việt lớp 5 - Tập 1) do HS bốc thăm.

- Trả lời được 1 – 2 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn văn (thơ) đã đọc theo yêu cầu của giáo viên.

2. Kiểm tra đọc - hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm)

Em hãy đọc thầm bài “Những người bạn tốt” rồi trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển? (0,5đ)

A. Đánh rơi đàn.
B. Đánh nhau với thủy thủ.
C. Bọn cướp đòi giết ông.
D. Tất cả các ý trên.

Câu 2: Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời? (0,5đ)

A. Đàn cá heo cướp hết tặng vật và đòi giết ông.
B. Đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu.
C. Nhấn chìm ông xuống biển.
D. Tất cả các ý trên.

Câu 3: Khi tiếng đàn, tiếng hát của ông cất lên điều gì đã xảy ra ? (0,5đ)

A. Bọn cướp nhảy xuống biển.
B. Đàn cá heo bơi đến vây quanh tàu để hát cùng ông.
C. Tàu bị chìm.
D. Đàn cá heo bơi đến vây quanh tàu và say sưa thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ tài ba.

Câu 4: Em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm nào? (0,5đ)

.................................................................................

.................................................................................

Câu 5: Em có nhận xét gì về cách đối xử của đám thủy thủ và của đàn cá heo đối với nghệ sĩ A-ri-ôn? (1đ)

.................................................................................

.................................................................................

Câu 6: Em hãy nêu nội dung chính của bài? (1đ)

.................................................................................

.................................................................................

Câu 7: Dựa vào nghĩa của tiếng “hoà”, chia các từ sau thành 2 nhóm và đặt tên cho mỗi nhóm: (1đ)

Hòa bình, hòa giải, hòa hợp, hòa mình, hòa tan, hòa tấu, hòa thuận.

.................................................................................

.................................................................................

Câu 8: Hãy đặt 1 câu với từ “kho” để phân biệt từ đồng âm: (0,5 điểm)

.................................................................................

.................................................................................

Câu 9: Hãy xác định chủ ngữ có trong câu sau: (0,5đ)

“Những tàu lá chuối vàng ối xoã xuống như những đuôi áo, vạt áo”.

Chủ ngữ có trong câu trên là:................................................................................. ................................................................................................................................

Câu 10: Hãy nêu đúng nghĩa của từ in nghiêng có trong câu sau và cho biết từ đó được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? (1đ)

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

.................................................................................

.................................................................................

II. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Chính tả (Nghe – viết) (3 điểm)

HS viết bài chính tả "Một chuyên gia máy xúc" đoạn: “Qua khung cửa kính buồng máy …….những nét giản dị, thân mật”.

2. Tập làm văn: (7 điểm) - 30 phút:

Đề bài: Hãy tả cảnh một cơn mưa mà em đã quan sát được.

11 tháng 11 2019

Chú chim bay thong thả, chấp chới lúc cao lúc thấp không một chút sợ hãi, như muốn rủ tôi cùng đi; vừa mỉm cười thích thú, tôi vừa chạy theo. Cánh chim cứ xập xòe phía trước, ngay sát gần tôi, lúc ẩn lúc hiện, cứ như một cậu bé dẫn đường tinh nghịch. Vui chân, mải theo bóng chim, không ngờ tôi vào rừng lúc nào không rõ.

Trước mặt tôi, một cây sòi cao lớn phủ đầy lá đỏ. Một làn gió rì rào chạy qua, những chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa bập bùng cháy. Tôi rẽ lá, nhẹ nhàng men theo một lạch nước để đến cạnh cây sòi. Tôi ngắt một chiếc lá sòi đỏ thắm thả xuống dòng nước. Chiếc lá vừa chạm mặt nước, lập tức một chú nhái bén tí xíu như đã phục sẵn từ bao giờ nhảy phóc lên ngồi chễm chệ trên đó. Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng.

Trên các cành cây xung quanh tôi cơ man là chim. Chúng kêu líu ríu đủ thứ giọng. Tôi đưa tay lên miệng bắt đầu trổ tài bắt chước tiếng chim hót. Tôi vừa cất giọng, nhiều con bay đến đậu gần tôi hơn. Thế là chúng bắt đầu hót. Hàng chục loại âm thanh lảnh lót vang lên. Không gian đầy tiếng chim ngân nga, dường như gió thổi cũng dịu đi, những chiếc lá rơi cũng nhẹ hơn, lơ lửng lâu hơn. Loang loáng trong các lùm cây, những cánh chim màu sặc sỡ đan đi đan lại… Đâu đó vẳng lại tiếng hót thơ dại của chú chim non của tôi, cao lắm, xa lắm nhưng tôi vẫn nghe rất rõ.

(Theo Trần Hoài Dương)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất:

Câu 1: (Mức 1 – 0,5 đ) Chú chim non dẫn cậu bé đi đâu?

a. Về nhà.            b. Vào rừng.                c. Ra vườn.

Câu 2: (Mức 1 – 0,5đ) Đoạn văn thứ 2 miêu tả những cảnh vật gì?

a. Cây sòi cao lớn có lá đỏ, chú nhái bén ngồi bên một lạch nước nhỏ.

b. Cây sòi, làn gió, chú nhái nhảy lên lá sòi cậu bé thả xuống lạch nước.

c. Cây sòi bên cạnh dòng suối có chú nhái bén đang lái thuyền.

Câu 3: (Mức 2 – 0,5đ) Những từ ngữ nào trong bài miêu tả âm thanh của tiếng chim hót?

a. Líu ríu, ngân nga, vang vọng, hót đủ thứ giọng.

b. Kêu líu ríu, hót, ngân nga, vang vọng.

c. Líu ríu, lảnh lót, ngân nga, thơ dại.

Câu 4: (Mức 2 – 0,5 đ) Món quà chính mà chú chim non tặng chú bé là món quà gì?

a. Một cuộc đi chơi đầy lí thú.

b. Một chuyến vào rừng đầy bổ ích.

c. Bản nhạc rừng đầy tiếng chim ngân nga.

Câu 5: (Mức 3 – 1đ) Đoạn văn thứ nhất của bài “Quà tặng của chim non” có những hình ảnh nhân hóa nào?

a. Chim bay thong thả, lúc ẩn lúc hiện, rủ tôi đi cùng.

b. Chim bay thong thả, không một chút sợ hãi, rủ tôi đi cùng.

c. Chim bay thong thả, không một chút sợ hãi.

Câu 6: (Mức 3 – 1đ) Đoạn văn thứ nhất của bài “Quà tặng của chim non” có những hình ảnh so sánh nào?

a. Chú chim bay thong thả, chấp chới như muốn rủ tôi cùng đi.

b. Chú chim bay thong thả, chấp chới như muốn rủ tôi cùng đi, cánh chim lúc ẩn lúc hiện như một cậu bé dẫn đường tinh nghịch.

c. Cánh chim xập xòe như một cậu bé dẫn đường tinh nghịch.

Câu 7: (Mức 1 – 0,5đ) Cậu bé gặp những cảnh vật gì khi đi cùng chú chim non?

a. Cây sòi, làn gió, đốm lửa, lạch nước, chiếc thuyền, chú nhái bén.

b. Cây sòi, làn gió, lá sòi, lạch nước, chú nhái bén lái thuyền lá sòi.

c. Cây sòi lá đỏ, làn gió, lạch nước, chú nhái bén, đàn chim hót.

Câu 8: (Mức 1 – 0,5 đ) Từ in đậm trong dòng nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển?

a. Những chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa bập bùng cháy.

b. Một làn gió rì rào chạy qua.

c. Chú nhái bén nhảy phóc lên lái thuyền lá sòi.

Câu 9: (Mức 4 – 1đ). Dòng nào dưới đây có chứa từ đồng âm?

a. Rừng đầy tiếng chim ngân nga./ Tiếng lành đồn xa.

b. Chim kêu líu ríu đủ thứ giọng./ Giọng cô dịu dàng, âu yếm.

c. Cậu bé dẫn đường tinh nghịch./ Chè thiếu đường nên không ngọt.

Câu 10: (Mức 4 – 1đ) Dãy từ nào dưới đây gồm các từ đồng nghĩa với từ “kêu” (trong câu “Chúng kêu líu ríu đủ thứ giọng.”)?

a. Rên, la, hét, gọi, cười, đùa, hót.

b. Gọi, la, hét, mắng, nhại.

c. Gọi, la, hét, hót, gào.

B. KIỂM TRA VIẾT

1. Chính tả: (2 điểm – Thời gian: 15 phút) nghe – viết:

Ông tôi

Nghe bố tôi kể thì ông tôi vốn là một thợ gò hàn vào loại giỏi. Chính mắt tôi đã trông thấy ông chui vào nồi hơi xe lửa để tán đinh đồng. Cái nồi hơi tròn, to phơi bỏng rát dưới cái nắng tháng bảy như cái lò bánh mì, nóng khủng khiếp. Quạt máy, quạt gió mạnh tới cấp bảy, thổi như vũ bão, vậy mà tóc ông cứ bếch vào trán. Ông tôi nện búa vào đầu đinh đồng mới dồn dập làm sao. Tay búa hoa lên, nhát đậm, nhát mờ, nhát nghiêng, nhát thẳng, chính xác và nhanh đến mức tôi chỉ mơ hồ cảm thấy trước mặt ông tôi phất phơ bay những sợi tơ mỏng.

Theo Vũ Cao

2. Tập làm văn: (8 điểm) – Thời gian: 35 phút

Đề: Em hãy tả một cảnh đẹp ở địa phương em.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

đề này lúc trước tôi luyện nè dùng thử ik,lick đây:

https://vndoc.com/de-thi-hoc-ki-2-mon-toan-lop-5-theo-thong-tu-22/download

29 tháng 11 2021

bn lên gg tra á xin tiick 

29 tháng 11 2021

100000000+999999999

11 tháng 5 2020

Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.

Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 19 đến tuần 26, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)

a. Đọc thầm bài: Phong cảnh đền Hùng - SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 68.

Phong cảnh đền Hùng

Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa. Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa.

Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh xanh. Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương – con gái vua Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên trái đỡ lấy mây trời cuồn cuộn. Phía xa xa là núi Sóc Sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, người có công giúp Hùng Vương đánh thắng giặc Ân xâm lược. Trước mặt là Ngã Ba Hạc, nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông lớn tháng năm mải miết đắp bồi phù sa cho đồng bằng xanh mát.

Trước đền Thượng có một cột đá cao đến năm gang, rộng khoảng ba tấc. Theo ngọc phả, trước khi dời đô về Phong Khê, An Dương Vương đã dựng mốc đá đó, thề với các vua Hùng giữ vững giang sơn. Lần theo lối cũ đến lưng chừng núi có đền Trung thờ 18 chi vua Hùng. Những cành hoa đại cổ thụ tỏa hương thơm, những gốc thông già hàng năm, sáu thế kỉ che mát cho con cháu về thăm đất Tổ. Đi dần xuống là đền Hạ, chùa Thiên Quang và cuối cùng là đền Giếng, nơi có giếng Ngọc trong xanh, ngày xưa công chúa Mị Nương thường xuống rửa mặt, soi gương.

Theo Đoàn Minh Tuấn

b. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập sau:

Câu 1: (1,0đ) Đền Thượng nằm trên đỉnh núi nào?

a. Ba Vì.

b. Nghĩa Lĩnh.

c. Sóc Sơn.

d. Phong Khê.

Câu 2: (1,0đ) Đền Hùng nằm ở tỉnh nào?

a. Phú Thọ.

b. Phúc Thọ.

c. Hà Nội.

d. Hà Tây

Câu 3: (0,5đ) Bài văn gợi cho em nhớ đến những truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước nào của dân tộc?

a. Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, An Dương Vương.

b. An Dương Vương, Sơn Tinh Thủy Tinh, Bánh chưng bánh giầy.

c. Sơn Tinh Thủy Tinh, Sự tích trăm trứng, Thánh Gióng, An Dương Vương, Bánh chưng bánh giầy.

d. Sơn Tinh Thủy Tinh, Thánh Gióng, An Dương Vương, Sự tích trăm trứng.

Câu 4: (1,0đ) Ngày nào là ngày giỗ Tổ?

a. Ngày mùng mười tháng ba dương lịch hằng năm.

b. Ngày mùng mười tháng ba âm lịch hằng năm.

c. Ngày mùng ba tháng mười dương lịch hằng năm.

d. Ngày mùng ba tháng mười âm lịch hằng năm.

Câu 5: (1,0đ) Hai câu: ”Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa.” liên kết với nhau bằng cách nào?

a. Lặp từ ngữ.

b. Thay thế từ ngữ.

c. Dùng từ ngữ nối.

d. Dùng quan hệ từ.

Câu 6: (0,5đ) Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung bài văn?

a. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

b. Ca ngợi niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

c. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ.

d. Miêu tả phong cảnh đẹp của đền Hùng và vùng đất Tổ.

Câu 7: (0,5đ) Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?

a. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn, ra xa.

b. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, vòi vọi, Sóc Sơn, cuồn cuộn, xa xa.

c. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, đồng bằng, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn.

d. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn, xa xa.

Câu 8: (0,5đ) Dấu phẩy trong câu “Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa” có tác dụng gì?

a. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.

b. Ngăn cách trạng ngữ với các thành phần chính của câu.

c. Ngăn cách các trạng ngữ trong câu.

d. Ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ trong câu.

Câu 9: (1,0đ) Viết một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ “Vì – nên”?

Viết câu của em:………………………..

II - Phần viết:

1 . Chính tả: (Nghe – viết)

Bài viết: (2 điểm) Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân (SGK Tập 2 trang 83)

(Viết đoạn: Hội thi bắt đầu ….. đến và bắt đầu thổi cơm.)

2. Tập làm văn: (8 điểm) Chọn một trong hai đề sau:

2.1/ Em hãy tả một cây hoa mà em thích.

2.2/ Em hãy tả cái đồng hồ báo thức.

Bạn có cần Đáp án luôn ko?

11 tháng 5 2020

thanks

bn vô phần luyện tập của olm là thấy à

8 tháng 12 2021

trên olm có tất

28 tháng 11 2021

Tham khảo

https://vndoc.com/de-thi-hoc-ki-1-lop-6-mon-tieng-anh-nam-hoc-2018-2019-157029

28 tháng 11 2021

Mình cảm ơn bạn 

29 tháng 10 2021

Tl:

lên mạng tìm hiểu

và tự làm

xin tk

25 tháng 10 2018

trên vn.đọc nha bn

tìm đó nha

trc khi tìm 

k mk nhé

25 tháng 10 2018

bạn lên mạng mà tìm