K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Mọi người tham khảo nha để khi nào sang trung còn có cái để xưng hô tiện thể mik đang tuyển caca, đệ đệ, lão công ( ny ), tỷ tỷ, Cách xưng hô khi nói chuyện với người khácVới phái nam, thường tự xưng bản thân mình là: tại hạ, tiểu sinh, nếu có tuổi thì xưng là “lão phu”, nếu là sư thì xưng là “bần tăng” hoặc “lão nạp” đối với sư có tuổi.Đối với nữ giới thường tự xưng...
Đọc tiếp
Mọi người tham khảo nha để khi nào sang trung còn có cái để xưng hô tiện thể mik đang tuyển caca, đệ đệ, lão công ( ny ), tỷ tỷ, Cách xưng hô khi nói chuyện với người khác

Với phái nam, thường tự xưng bản thân mình là: tại hạ, tiểu sinh, nếu có tuổi thì xưng là “lão phu”, nếu là sư thì xưng là “bần tăng” hoặc “lão nạp” đối với sư có tuổi.

Đối với nữ giới thường tự xưng là tiểu nữ, bổn cô nương, người có tuổi thì xưng là “lão nương” hoặc có chồng thì là “bổn phu nhân”, nếu là ni cô thì xưng là “bần ni”.

Khi nói đến một người khác giới tính nam thì gọi là: vị huynh đài, công tử, tiểu tử, các hạ đối với nam và cô nương đối với nữ.

Trong gia đình, nếu có anh trai thì gọi là sư huynh, huynh hoặc ca ca. Gọi em trai bằng: đệ, sư đệ, hiền đệ,... Đối với chị thì gọi là tỷ, tỷ tỷ, sư tỷ. Đối với em gái thì gọi là muội hoặc sư muội, hiền muội. Nếu có anh/em/chị kết nghĩa thì thêm từ “nghĩa” vào trước danh xưng. Ví dụ anh trai kết nghĩa gọi là “nghĩa huynh”.

Anh chị em họ trong gia đình thì thêm từ “biểu” vào đằng trước. Ví dụ như chị họ là “biểu tỷ”, anh họ là “biểu ca”, em trai họ là “biểu đệ”, em gái họ là “biểu muội”.

Trong phim cổ trang, các cô gái thường được gọi là “cô nương”

Trong phim cổ trang, các cô gái thường được gọi là “cô nương”

Ngoài ra, cách gọi đối với chị dâu là “tẩu tẩu”, anh rể là “tỷ phu” còn em rể là “muội phu”.

Khi xưng hô giữa vợ chồng, chồng thường gọi vợ là “hiền thê” hoặc “nương tử”, vợ gọi chồng là “lang quân” hoặc “tướng công”.

Vai chú gọi là thúc, vai bác gọi là bá, cô hoặc dì gọi là a di, thím thì gọi là thẩm thẩm.

Đối với ông nội gọi là nội tổ, ông ngoại là ngoại tổ, tương tự như vậy thì bà nội là nội tổ mẫu, bà ngoại là ngoại tổ mẫu.

Cha gọi là phụ thân, mẹ là mẫu thân. Nếu có cha nuôi thì gọi là nghĩa phụ, mẹ nuôi là nghĩa mẫu.

Cha mẹ gọi con là “hài nhi” hoặc “hài tử”.

Cách xưng hô trong giang hồ

Trong giang hồ, nhân xưng “tôi” cũng được gọi tương tự như cách xưng hô thông thường. Với nữ giới, có thể gọi là “cô nương” hoặc “tiểu thư”, nếu tự xưng một cách khiêm tốn thì là “tiểu nữ”, không khiêm tốn có thể xưng là “ta” hoặc “bản cô nương”. Với nam giới có thể gọi là huynh đệ, huynh đài, công tử, thiếu hiệp, tiên sinh. Còn nếu nam giới tự xưng nên xưng là “tại hạ” nếu khiêm tốn hoặc xưng “ta”, “bản thiếu gia”, “bản công tử” nếu không khiêm tốn.

Cách xưng hô trong giang hồ thường gặp trong các phim cổ trang kiếm hiệp

Cách xưng hô trong giang hồ thường gặp trong các phim cổ trang kiếm hiệp

Nếu là kẻ thù có thể xưng “ta” và “ngươi”, khi mắng kẻ khác thường gọi nữ là “nha đầu”, gọi nam là “tặc tử”, gọi người già là “lão tặc”, gọi người nhỏ tuổi hơn là “tiểu tặc”. Với kẻ thù hoặc người mình ghét, khi nói về người đó với người thứ 3 có thể gọi là hắn, y, gã,... nếu đó là nam và gọi là ả, mụ, thị, cô ta, bà ta,... nếu đó là nữ.

Cách xưng hô trong hoàng cung

Cách gọi vua trong hoàng cung là hoàng thượng, cha truyền ngôi cho vua hiện tại là “thái thượng hoàng” được vua gọi là “phụ hoàng”. Mẹ của vua gọi là “thái hậu”, được vua gọi là “mẫu hậu”, mẹ kế của vua là “thái phi”, bà của vua là “thái hoàng thái hậu”, tự xưng là “ai gia”. Vợ của vua là “hoàng hậu”, tự xưng với kẻ dưới là “bổn cung”.

Hoàng đế tự xưng mình là “quả nhân”, “ta”, “trẫm”. Đối với người kế vị, vua sẽ trực tiếp gọi là thái tử hoặc “đông cung thái tử”, vợ của thái tử gọi là “thái tử phi”. Bậc làm con khi xưng hô với vua, thái hậu, hoàng hậu,... tự gọi mình là “nhi thần”.

Vua gọi các bậc lão thần hay những người khác là “khanh” hoặc “nhà ngươi”, gọi vợ bé là “phi”, nếu vợ được sủng ái thì gọi là “ái phi”.

Trong cung cũng có những cách xưng hô riêng thể hiện bản sắc của dòng dõi hoàng tộc

Trong cung cũng có những cách xưng hô riêng thể hiện bản sắc của dòng dõi hoàng tộc

Cách gọi các anh trai của vua là “vương”, còn khi vua gọi trực tiếp anh trai sẽ gọi là “hoàng huynh”, gọi em trai là “hoàng đệ”. Tương tự như vậy, các chị em gái của vua đều là công chúa, khi vua trực tiếp gọi chị sẽ gọi là “hoàng tỷ”, gọi em gái là “hoàng muội”. Trong triều Thanh, các hoàng tử còn được gọi là “a ka” còn công chúa là “cách cách”. Chồng của công chúa gọi là “phò mã”, vợ của vương gọi là “trắc phi” hoặc “thứ phi”.

Cách gọi trong gia đình của hoàng tộc cũng giống như cách gọi thông thường, tuy nhiên thêm chữ “hoàng” vào phía trước cách xưng hô. Ví dụ như “bác” thường gọi là “bá” thì trong hoàng cung sẽ gọi là “hoàng bá”. Ngoài ra, cậu của vua thì gọi là “quốc cữu”, vua sẽ gọi họ là “hoàng cữu phụ”. Cha vợ của vua được gọi là “quốc trượng”.

Đối với các quận vương là con trai thứ của vua chư hầu, vợ của họ là “quận vương phi”, các vợ bé gọi là “phu nhân”. Con trai của quận vương gọi là công tử hoặc thiếu gia, còn con gái gọi là tiểu thư. Đối với các quận chúa là con gái của vua chư hầu thì chồng được gọi là quận mã.

Giữa các quan thường xưng với nhau là tại hạ, khi xưng với dân thường là “bản quan” còn khi dân thường nói chuyện với quan sẽ gọi quan là “đại nhân” và tự xưng mình là thảo dân, tiểu dân hoặc hạ dân. Các quan khi xưng hô với vua sẽ gọi mình là “hạ thần” và gọi vua là “bệ hạ”.

Trong các gia đình quyền quý, ông chủ là “lão gia”, bà chủ là “phu nhân”, con gái là “tiểu thư” còn con trai là “thiếu gia”. Người hầu đi theo gia đình quyền quý gọi là “thư đồng”. Người hầu tự xưng mình là “nô tì” hoặc “nô tài” nếu ở trong cung.

Ngoài ra, vẫn còn nhiều cách xưng hô tổ tiên họ hàng dòng tộc khác khá đa dạng. Tuy nhiên, trên đây là những liệt kê khá chi tiết về các cách xưng hô phổ biến thường gặp trong phim cổ trang Trung Quốc. Hy vọng những thông tin bổ ích này sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về cách xưng hô trong phim cổ trang và tiện lợi hơn trong việc theo dõi.

  
2
8 tháng 10 2021

Mình cũng xem vài phim cổ trang nà :3

(nhưng không hẳn là fan)

Đam mỹ là chính.

Đầu lòng hai vị thiếu gia

Anh tên Lam Hán em là Vong Cơ

Một ấm áp một hững hờ

Fanboy xin lạy fangirl xin quỳ.

@Cỏ

#Forever

8 tháng 10 2021

làm muội muội ko 

2 k10

kb vs

Xưng hô khi nói chuyện với người khác:Tôi (cho phái nam)= Tại hạ/Tiểu sinh/Mỗ/Lão phu (nếu là người già)/Bần tăng (nếu là nhà sư)/Bần đạo (nếu là đạo sĩ)/Lão nạp (nếu là nhà sư già)Tôi (cho phái nữ) = Tại hạ/Tiểu nữ/Lão nương (nếu là người già)/Bổn cô nương/Bổn phu nhân (người đã có chồng)/Bần ni (nếu là ni cô)/Bần đạo (nếu là nữ đạo sĩ) Anh/Bạn (ý chỉ người khác) = Các...
Đọc tiếp

Xưng hô khi nói chuyện với người khác:
Tôi (cho phái nam)= Tại hạ/Tiểu sinh/Mỗ/Lão phu (nếu là người già)/Bần tăng (nếu là nhà sư)/Bần đạo (nếu là đạo sĩ)/Lão nạp (nếu là nhà sư già)
Tôi (cho phái nữ) = Tại hạ/Tiểu nữ/Lão nương (nếu là người già)/Bổn cô nương/Bổn phu nhân (người đã có chồng)/Bần ni (nếu là ni cô)/Bần đạo (nếu là nữ đạo sĩ) 
Anh/Bạn (ý chỉ người khác) = Các hạ/Huynh đài/Công tử/Cô nương/Tiểu tử/Đại sư (nếu nói chuyện với nhà sư)/Chân nhân (nếu nói chuyện với đạo sĩ)
Anh = Huynh/Ca ca/Sư huynh (nếu gọi người cùng học một sư phụ)
Anh (gọi thân mật)= Hiền huynh
Em trai = Đệ/Đệ đệ/Sư đệ (nếu gọi người cùng học một sư phụ)
Em trai (gọi thân mật) = Hiền đệ
Chị = Tỷ/Tỷ tỷ/Sư tỷ (nếu gọi người cùng học một sư phụ)
Chị (gọi thân mật) = Hiền tỷ
Em gái = Muội/Sư muội (nếu gọi người cùng học một sư phụ)
Em gái (gọi thân mật) = Hiền muội
Chú = Thúc thúc/Sư thúc (nếu người đó là em trai hoặc sư đệ của sư phụ)
Bác = Bá bá/Sư bá (Nếu người đó là anh hoặc sư huynh của sư phụ)
Cô/dì = A di (Nếu gọi cô ba thì là tam di, cô tư thì gọi là tứ di….)
Dượng (chồng của chị/em gái cha/mẹ) = Cô trượng
Thím/mợ (vợ của chú/cậu) = Thẩm thẩm (Nếu gọi thím ba thì là tam thẩm, thím tư thì gọi là tứ thẩm…)
Ông nội/ngoại = Gia gia
Ông nội = Nội tổ
Bà nội = Nội tổ mẫu
Ông ngoại = Ngoại tổ
Bà ngoại = Ngoại tổ mẫu
Cha = Phụ thân
Mẹ = Mẫu thân
Anh trai kết nghĩa = Nghĩa huynh
Em trai kết nghĩa = Nghĩa đệ
Chị gái kết nghĩa = Nghĩa tỷ
Em gái kết nghĩa = Nghĩa muội
Cha nuôi = Nghĩa phụ
Mẹ nuôi = Nghĩa mẫu
Anh họ = Biểu ca
Chị họ = Biểu tỷ
Em trai họ = Biểu đệ
Em gái họ = Biểu muội
Gọi vợ = Hiền thê/Ái thê/Nương tử
Gọi chồng = Tướng công/Lang quân
Anh rể/Em rể = Tỷ phu/Muội phu
Chị dâu = Tẩu tẩu
Cha mẹ gọi con cái = Hài tử/Hài nhi hoặc tên
Gọi vợ chồng người khác = hiền khang lệ (cách nói lịch sự)
=======================================
Khi nói chuyện với người khác mà nhắc tới người thân của mình:
Cha mình thì gọi là gia phụ
Mẹ mình thì gọi là gia mẫu
Anh trai ruột của mình thì gọi là gia huynh/tệ huynh (cách nói khiêm nhường)
Em trai ruột của mình thì gọi là gia đệ/xá đệ
Chị gái ruột của mình thì gọi là gia tỷ
Em gái ruột của mình thì gọi là gia muội
Ông nội/ngoại của mình thì gọi là gia tổ
Vợ của mình thì gọi là tệ nội/tiện nội
Chồng của mình thì gọi là tệ phu/tiện phu
Con của mình thì gọi là tệ nhi
=======================================
Khi nói chuyện với người khác mà nhắc tới người thân của họ:
Sư phụ người đó thì gọi là lệnh sư
Cha người đó là lệnh tôn
Mẹ người đó là lệnh đường
Cha lẫn mẹ người đó một lúc là lệnh huyên đường
Con trai người đó là lệnh lang/lệnh công tử
Con gái người đó là lệnh ái/lệnh thiên kim
Anh trai người đó thì gọi là lệnh huynh
Em trai người đó thì gọi là lệnh đệ
Chị gái người đó thì gọi là lệnh tỷ
Em gái người đó thì gọi là lệnh muội
=======================================
Một số từ khác:
Gọi nhà của mình theo cách khiêm nhường lúc nói chuyện với người khác thì gọi là tệ xá/hàn xá
Đứa bé thì gọi là tiểu hài nhi… bé gái thì gọi là nữ hài nhi… bé trai thì gọi là nam hài nhi

4
11 tháng 5 2018

dài dữ đọc mà mỏi cả mắt lun

11 tháng 5 2018

Gửi làm cái quái gì mà ko thấy câu hỏi lại còn mất công chép?

22 tháng 11 2021

Đại từ xưng hô là từ được người nói dùng để tự chỉ .mìn..... hay chỉ người khác khi giao tiếp.

22 tháng 11 2021

mình

2 tháng 8 2016

1/cuộc sồng nghèo đói bần cùng của một nông dân nghèo trong xã hội cũ đã dẫn đến cho lão hạc một cái chết đâu thương.
lão hạc một người nông dân thật thà chất phác, lão yêu thương con cái hết mình, dành cả cuộc đời cho con nhưng rồi về già lão phải chết trong sự đau thương tuyệt vọng. lão ra đi trong nỗi đau đớn vật vã. nhưng chắc rằng cái sự đau đớn của bã chó trong người đang thấm vào cơ thể bằng cái nỗi đau khi không được gặp con trai nỗi đau hỗ thẹn với lòng, hối hận vì đã bán chú chó trong lòng lão. Chỉ bao nhiêu đó thôi cũng đủ cho ta thấy hết cái tâm hồn của lão, hết cái tính cách của lão.

2/ Đọc Tắt Đèn,ta thấy chị Dậu là một người phụ nữ đảm đang . Chị Dậu cần cù làm ăn hết năm này sang năm khác, cùng chồng đầu tắt mặt tối, không dám chơi ngày nào, mà vẫn cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Chị không còn một tài sản nào có thể bán để nộp sưu, ngoài mấy đứa con, đàn chó, hai gánh khoai …), đau xót vì phải nhìn đám con ngồi mót khoai, nhưng đã đói vàng cả mắt không nhặt được nữa; đau xót vì phải nghe đứa con van xin “ thầy u đừng bán con”. Đau xót vì phải bỏ cả gia đình, làng mạc lên tỉnh đi ở vú … ), và những đức tính phẩm cách trong sạch ( chị hi sinh tất cả cuộc đời cho chồng, cho con; chị luôn luôn bảo vệ phẩm cách trong sạch và đã có dũng khí để đấu tranh … ), đã có một tác dụng tố cáo lớn, rạch toang cái màn nhung che đậy sự thối nát của bọn quan lại cường hào, địa chủ sống phè phỡn, dâm dục trên xương máu mồ hôi, nước mắt của nông dân.
Chị Dậu là cái đốm sáng đặc biệt của Tắt đèn. Trong cái đêm tối của xã hội cũ, cái “đốm sáng” càng sáng, vì vậy mà ngày nay hình tượng chị Dậu mãi mãi sống trong lòng chúng ta. Chúng ta vừa thương mến, vừa kính phục chị. Xót xa cho cuộc đời chị , chúng ta càng thêm căm ghét cái xã hội bạo tàn đã vùi dập chị.

2 tháng 8 2016

cảm ơn bạn nha hihi

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Khi Thúy Kiều khi nói về Từ Hải, nàng lại mang một sắc thái khác. Tự nhận mình hèn mọn, nhỏ bé, Kiều tôn vinh Từ Hải như một bậc cứu nhân độ thế, rửa sạch oan khiên. Thể hiện sự chân thành, nhỏ nhẹ, khiêm nhường đầy tình nghĩa của Kiều.

27 tháng 8 2023

Lời của Từ Hải nói với Thúy Kiều cho thấy Từ Hải là một người chí chí nghĩa, thấu hiểu được nỗi đau riêng và ước mong của Kiều.

27 tháng 8 2023

- Cách xưng hô của Thúy Kiều khi nói về mình: tự ti.

- Cách xưng hô của Thúy Kiều khi nói về Từ Hải: khiêm nhường, nhỏ nhẹ, chân thành, đầy tình nghĩa.

13 tháng 12 2021

Là từ: mình nha bạn

Chúc bạn học tốt nha!

28 tháng 1 2019

Xe lu tự xưng là : tớ

Xưng hô ấy có tác dụng : tạo cảm giác thân mật, gần gũi giữa người nói (xe lu)với người nghe.