K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Có lẽ không một quốc gia, dân tộc nào trên thế giới mong muốn bị xâm lăng, không một ai trong nhân loại thích sống trong cảnh loạn lạc chiến tranh. Bởi vậy, khi quân thù xâm chiếm bờ cõi, không thể làm làm gì khác ngoài đứng lên đấu tranh. Và những chiến thắng hào hùng trước kẻ xâm lăng luôn là niềm tự hào, là động lực và ý chí để nhân dân các dân tộc bị áp bức để đấu tranh. Bài thơ “Phò giá về kinh” của Trần Quang Khải như một khúc ca khải hoàn về hào khí chiến thắng và khát vọng hoà bình ấy. 

“Chương Dương cướp giáo giặc

 Hàm Tử bắt quân thù”

Chương Dương và Hàm Tử là hai trận địa diễn ra cuộc chiến ác liệt của quân dân nhà Trần với quân xâm lược Mông Nguyên. Hai chiến thắng ấy là những chiến công hiển hách, lẫy lừng, vang tiếng bốn phương của nhân dân đã làm thay đổi tình thế giữa ta và địch. Quân ta từ thế bị động, sang thế tấn công để giành thắng lợi. Hai câu thơ chỉ mười tiếng thôi mà âm hưởng vang dội núi sông, như hiện lên trước mắt người đọc cả cuộc chiến ác liệt, có tiếng hô vang, tiếng trống chiêng dội non sông. “Cướp giáo giặc”, “bắt quân thù” - tư thế hiên ngang, oai phong trong trận chiến, bản lĩnh và uy quyền, oai phong lẫm liệt. Hào khí chiến trận như hào khí Đông A của con dân đời Trần vậy - đồng lòng, quyết chí vì nghĩa lớn với tinh thần quyết thắng không gì có thể lay chuyển nổi.  Câu thơ ngập tràn niềm vui niềm hứng khởi, hân hoan trong chiến thắng vẻ vang.

Khi đã giành chiến thắng, trải qua những vất vả và gian nan, hơn bao giờ hết ta lại càng trân trọng và khát vọng hoà bình. Và tinh thần, niềm khát khao mãnh liệt ấy được Trần Quang Khải thể hiện trong hai câu cuối: 

“Thái bình tu trí lực

Vạn cổ thử giang san”

Sau bao đau khổ, đổ biết bao máu và nước mắt, hàng ngàn tính mạng phải đánh đổi, ta lại càng trân quý hơn thời khắc hoà bình, tự do. Tác giả đã nhắn nhủ đến quân thần, đến nhân dân về ý thức bảo vệ dân tộc, cùng nhau đồng lòng góp sức xây dựng đất nước phát triển trong thái bình thịnh trị để cho đất nước mãi ngàn năm được trường tồn, bền vững. Niềm mong ước của tác giả như thay lời muốn nói cho ước nguyện của nhân dân. Sự trăn trở của muôn người về việc xây dựng, kiến thiết nước nhà tốt đẹp ngàn năm.

Hào khí chiến thắng và khát vọng hoà bình là tư tưởng chủ đạo âm vang xuyên suốt tác phẩm. Bài thơ tuy ngắn nhưng ý nghĩa đong đầy, chứa đựng ước mong, suy nghĩ của một tư tưởng lớn, một nhân cách lớn.

21 tháng 10 2021

ảnh nháundefined

21 tháng 10 2021

Bài thơ Phò Giá Về Kinh được sáng tác ngay sau chiến thắng tại Chương Dương, Hàm Tử và lời khuyên nhủ cũng như mong muốn của Trần Quang Khải đến với nhân dân, đức vua để có một đất nước thái bình. Vì thế mà thể hiện được hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình, thịnh trị của dân tộc ta thời đại nhà Trần.

1 tháng 11 2021

khó quá nha

2 tháng 11 2021

đề thi giữa kì các cô bảo học đề cương là có, mà đề thi với đề cương không giống tí jkhocroi

19 tháng 12 2016

- Điểm giống nhau của hai bài thơ :

+ Cả hai bài đều thể hiện bản lĩnh khí khí phách của dân tộc.

+ Ý thơ dồn nén hàm súc, giọng thơ hào hùng, mạnh mẽ.

+ Tình cảm của nhà thơ biểu hiện kín đáo, ẩn vào trong câu chữ.

- Sự khác nhau :

+ Nam quốc sơn hà làm bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

+ Tụng giá hoàn kinh sư làm bằng thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt.

2 văn bản này là thơ trung đại.

28 tháng 7 2017

*Giống nhau:- Cả hai bài đều thể hiện khí phách, bản lĩnh của dân tộc ta.

-Cả hai đều diễn đạt ý tưởng và giống hau ở giọng điệu chắc nịch, cô đúc.Trong đó cảm xúc nằm bên trong lí tưởng.

*Khác nhau:

Sông núi nước nam Phò giá về kinh
- Nêu cac chân lí vĩnh viễn, lớn lao nhất, thiêng liêng nhất: Nước Nam là của người Nam, không ai được xâm phạm, xâm phạm sẽ bị chuốc lấy bại vong. Thể hiện khí thế chiến thắng giặc ngoại xâm hào hùng của dân tộc và bày tỏ khát vọng xây dựng phát triển cuộc sống trong hòa bình với niềm tin đất nước bền vững muôn đời.

Chúc bạn học tốt