K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về nhà thơ Xuân Quỳnh, tác phẩm Chuyện cổ tích về loài người.

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Chuyện cổ tích về loài người.

II. Thân bài

1. Sự ra đời của loài người

- Sinh ra trước nhất: toàn là trẻ con

- Khung cảnh thuở sơ khai:

  • Không dáng cây ngọn cỏ.
  • Chưa có mặt trời, toàn là bóng đêm.
  • Không có màu sắc khác.

2. Sự ra đời của thiên nhiên

  • Mặt trời: giúp trẻ con nhìn rõ.
  • Cây, cỏ, hoa: giúp trẻ con nhận rõ màu sắc, kích thước.
  • Tiếng chim, làn gió: giúp trẻ con cảm nhận được âm thanh.
  • Sông: giúp trẻ con có nước để tắm
  • Biển: giúp trẻ con suy nghĩ, cung cấp thực phẩm và là nơi tìm hiểu, khám phá.
  • Đám mây: đem đến bóng mát.
  • Con đường: giúp trẻ con tập đi.

=> Thiên nhiên không chỉ là nơi sinh sống, mà những sự vật trong thiên nhiên sẽ phục vụ cho cuộc sống của con người.

3. Sự ra đời của gia đình

  • Mẹ: mang đến tình yêu thương và lời ru, sự chăm sóc.
  • Bà: mang đến những câu chuyện cổ tích, dạy dỗ những giá trị văn hóa tốt đẹp.
  • Bố: dạy dỗ những kiến thức, giúp trẻ em hiểu biết.

=> Gia đình là nơi luôn che chở và yêu thương cho con người.

4. Sự ra đời của xã hội

  • Chữ viết, bàn ghế, cục phấn, cái bảng, trường học… đều là những đồ dùng học tập của con người.
  • Thầy giáo, cô giáo là người dạy dỗ, cung cấp kiến thức.

=> Giáo dục có vai trò quan trọng đối với con người.

III. Kết bài

Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Chuyện cổ tích của loài người.

22 tháng 10 2021
THAM KHẢO:
Đoạn thơ mà em yêu thích nhất trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người là đoạn thơ viết về sự ra đời của mẹ. Từ những dòng thơ mà tác giả viết, người đọc có thể hình dung được sự ra đời của người mẹ đó chính là dành cho trẻ con tình yêu thương, chăm sóc và những lời ru tiếng hát. Những lời ru tiếng hát ấy mở ra cho trẻ con sự hiểu biết về thế giới xung quanh, từ cành hoa, cánh cò cho đến vị nguồn, cơn mưa. Tác giả đã liệt kê hình ảnh, hương vị, màu sắc mà người mẹ đem đến cho trẻ con. Và ý nghĩa của chính sự xuất hiện của mẹ đó chính là đem đến cho trẻ con tình yêu thương và chăm sóc. Nhờ giọng thơ vui vẻ, người đọc có thể hình dung được ý nghĩa của người mẹ đối với trẻ con một cách kỳ diệu, thiêng liêng và tràn ngập màu sắc.  
22 tháng 10 2021

Cᴀ́ᴄ ʙᴀ̣ɴ ᴛʜᴀᴍ ᴋʜᴀ̉ᴏ:

“Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh là một bài thơ giàu ý nghĩa, đặc biệt là khổ thơ nói về sự thay đổi của trái đất khi trẻ con được sinh ra. Trước đó, trái đất thật là trần trụi: không một dáng cây ngọn cỏ, cũng như không có ánh sáng hay màu sắc. Thì sau khi trẻ con ra đời, trái đất đã hoàn toàn thay đổi. Đầu tiên là sự xuất hiện của mặt trời xuất hiện giúp trẻ con nhìn rõ. Màu xanh của cây cỏ, màu đỏ bông hoa giúp trẻ con nhận biết màu sắc. Và tiếng chim hót, tiếng gió thổi cho trẻ con cảm nhận âm thanh. Sông xuất hiện giúp trẻ con tắm rửa sạch sẽ. Biển lại giúp trẻ con suy nghĩ, cung cấp cá tôm và phương tiện là tàu thuyền để khám phá khắp nơi. Khi trời nắng, những đám mây đem bóng mát cho trẻ em. Và khi trẻ em bắt đầu tập đi thì con đường xuất hiện. Mọi sự việc xuất hiện đều xoay quanh trẻ em. Điều đó đã giúp người đọc hiểu hơn về tầm quan trọng của trẻ em trong cuộc sống.

19 tháng 10 2021

Tham Khảo!
Em rất yêu thích khổ thơ thứ hai trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người của nhà thơ Xuân Quỳnh. Tác giả đã thật tinh tế mà miêu tả những sự vật đầu tiên xuất hiện trên trái đất, sau khi có trẻ con. Điều đó thể hiện ở chỗ, bởi trẻ con rất bé nhỏ và vừa mới xuất hiện, nên các sự vật ấy cũng thật nhỏ xinh. Cây chỉ cao bằng gang tay, lá cỏ chỉ to như sợi tóc, bông hoa chỉ bằng cái cúc áo. Nhưng cũng thật là hợp lí, bởi mọi vật đều sinh ra để chăm sóc cho trẻ con, vậy nên nó phải có kích thước phù hợp. Đặc biệt, cách mà nhà thơ dẫn dắt sự xuất hiện của mọi thứ cũng thật là thú vị. Bởi cái gì cũng hiện diện bởi sự “cần” của em bé. Vì trẻ con cần nhìn rõ, nên mới có mặt trời. Vì trẻ con cần được quan sát, vui vẻ nên có cây cối, cỏ hoa và tiếng chim hót. Điều đó, khiến em cảm nhận được sự ưu ái, yêu thương của vạn vật dành cho em nhỏ - mầm non, tương lai của thế giới. Từ đó, cả khổ thơ đã giúp người đọc mường tượng ra những đốm sáng đầu tiên bắt đầu lan tỏa ra, điểm tô cho thế giới từ chính trẻ con.

19 tháng 10 2021

Tham khảo nhé:

Đọc bài thơ Chuyện cổ tích về loài người, em đặc biệt thích thú với khổ thơ thứ ba. Tuy không dài, nhưng khổ thơ đã giúp em cảm nhận được sự ấm áp của tình mẹ, thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý chẳng ai có được. Người mẹ xuất hiện, chính bởi vì trẻ cần được yêu thương, cần được vỗ về, cần được chở che. Mẹ đã cho chúng ta tình yêu thương qua những cái bế bồng, những lời ru ầu ơ. Trong biển tình thương ấy, mẹ đem về cho trẻ cả một thế giới rộng lớn diệu kì. Điệp từ “từ” được lặp lại nhiều lần, với các hình ảnh tươi mới, rực rỡ: cái hoa, cánh cò, vị gừng, cơn mưa, bãi sông… Từ khổ thơ, em cảm nhận được sự quý giá, cao cả và quan trọng của người mẹ đối với người con. Thật khó để những đứa trẻ có thể lớn lên, mà thiếu đi tình thương ấm áp ấy.

#Ha maithi

14 tháng 11 2021

Tham khảo/:

“Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh là một bài thơ giàu ý nghĩa, đặc biệt là khổ thơ nói về sự thay đổi của trái đất khi trẻ con được sinh ra. Trước đó, trái đất thật là trần trụi: không một dáng cây ngọn cỏ, cũng như không có ánh sáng hay màu sắc. Thì sau khi trẻ con ra đời, trái đất đã hoàn toàn thay đổi. Đầu tiên là sự xuất hiện của mặt trời xuất hiện giúp trẻ con nhìn rõ. Màu xanh của cây cỏ, màu đỏ bông hoa giúp trẻ con nhận biết màu sắc. Và tiếng chim hót, tiếng gió thổi cho trẻ con cảm nhận âm thanh. Sông xuất hiện giúp trẻ con tắm rửa sạch sẽ. Biển lại giúp trẻ con suy nghĩ, cung cấp cá tôm và phương tiện là tàu thuyền để khám phá khắp nơi. Khi trời nắng, những đám mây đem bóng mát cho trẻ em. Và khi trẻ em bắt đầu tập đi thì con đường xuất hiện. Mọi sự việc xuất hiện đều xoay quanh trẻ em. Điều đó đã giúp người đọc hiểu hơn về tầm quan trọng của trẻ em trong cuộc sống.

14 tháng 11 2021

Tham khảo:

Đọc bài thơ Chuyện cổ tích về loài người của nhà thơ Xuân Quỳnh, em rất ấn tượng với khổ thơ đầu tiên. Ở đó, tác giả vẽ nên một khung cảnh, khi mà cả trái đất chỉ mới có trẻ con mà thôi. Trẻ con chính là sinh vật đầu tiên xuất hiện, như một ngôi sao sáng, như một đốm lửa màu nhiệm. Thế giới xung quanh lúc này xám xịt và lạnh lẽo, trụi trần, chẳng có gì cả. Tác giả đã khắc họa trái đất lúc ấy không cây cỏ, không muông thú, chim chóc, không có màu sắc, không có ánh sáng. Và trẻ con chính là nét bút tươi mới đầu tiên của nơi đây, là mầm non, là hi vọng về một tương lai khác của trái đất. Những hình ảnh thơ ấy, đã gợi lên sự tò mò về những điều mới lạ trên trái đất từ khi có trẻ con. Đó là cách mở đầu hay, thú vị và hấp dẫn.

1 tháng 12 2021

Những câu thơ đã giúp người đọc hiểu rõ hơn về khoảng cách giữa hai thế hệ - thế hệ trước (ông cha) với thế hệ sau (con cháu). Với hình ảnh so sánh độc đáo mà giàu tính biểu tượng - “con sông” và “chân trời”. Nhưng dù khoảng cách có là vậy thì nhờ có “chuyện cổ” mà “tôi” đã hiểu thêm về phẩm chất, đạo đức tốt đẹp của thế hệ đi trước. Điều đó khiến cho “tôi” cảm thấy tự hào hơn, cũng như yêu mến “chuyện cổ nước mình”. Khổ thơ tuy ngắn gọn nhưng lại gửi gắm một bài học sâu sắc đến con người.

23 tháng 12 2021

Đoạn thơ trong văn bản Chuyện cổ nước mình để lại trong em vô vàn suy nghĩ. “Đời cha ông với đời tôi” là hai thế hệ đã xa. Hình ảnh so sánh "con sông" với "chân trời" không chỉ khiến lời thơ hàm súc mà dường như còn gửi gắm trong đó một nỗi niềm tiếc nuối cho thứ ta gọi là thế hệ. Khoảng cách thế hệ ấy có thể làm con người khác, con người đổi thay nhưng ở đó, ta vẫn thấy đẹp mãi, đẹp mãi đó là chuyện cổ. Chuyện cổ nghĩa tình yêu thương nhẹ nhàng, êm ả như lời dạy chân tình. Và mỗi người, “nhận mặt ông cha” nhưng sâu hơn thế là khám phá thế giới tâm hồn, tiếp nối thế hệ cha ông. Chúng ta của hôm nay sẽ trau dồi mình, sẽ nỗ lực và cố gắng ra sao để quê hương, để bài học trong chuyện cổ ấy mãi sáng ngời! 

22 tháng 10 2021

THAM KHẢO

Em rất yêu thích khổ thơ thứ hai trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người của nhà thơ Xuân Quỳnh. Tác giả đã thật tinh tế mà miêu tả những sự vật đầu tiên xuất hiện trên trái đất, sau khi có trẻ con. Điều đó thể hiện ở chỗ, bởi trẻ con rất bé nhỏ và vừa mới xuất hiện, nên các sự vật ấy cũng thật nhỏ xinh. Cây chỉ cao bằng gang tay, lá cỏ chỉ to như sợi tóc, bông hoa chỉ bằng cái cúc áo. Nhưng cũng thật là hợp lí, bởi mọi vật đều sinh ra để chăm sóc cho trẻ con, vậy nên nó phải có kích thước phù hợp. Đặc biệt, cách mà nhà thơ dẫn dắt sự xuất hiện của mọi thứ cũng thật là thú vị. Bởi cái gì cũng hiện diện bởi sự “cần” của em bé. Vì trẻ con cần nhìn rõ, nên mới có mặt trời. Vì trẻ con cần được quan sát, vui vẻ nên có cây cối, cỏ hoa và tiếng chim hót. Điều đó, khiến em cảm nhận được sự ưu ái, yêu thương của vạn vật dành cho em nhỏ - mầm non, tương lai của thế giới. Từ đó, cả khổ thơ đã giúp người đọc mường tượng ra những đốm sáng đầu tiên bắt đầu lan tỏa ra, điểm tô cho thế giới từ chính trẻ con.

8 tháng 8 2023

damate

 

8 tháng 8 2023

Tham khảo :

Có biết bao nhiêu cảm nhận trong lòng của những người con về lời ru của mẹ. Tiếng mẹ à ơi ngọt ngào là những gì tha thiết nhất luôn vỗ về con từ thưở lọt lòng đến khi những bước chân con đã đi đến được những nẻo đường đời, mà ta vẫn không đi hết được lời ru của mẹ. Tình mẹ qua những lời ru thiết tha ấy là bao điều ta nghĩ suy, chẳng bao giờ vơi cạn để cho ta tạc dạ ghi lòng.

Tuổi thơ của tôi trong lời ru của mẹ là cả 10 năm trời lời ru đơn côi, 10 năm trời cha đi đánh giặc. Còn một mình mẹ với năm đứa con ngơ ngác, nhỏ dại trong một thời đất nước có chiến tranh. Hình ảnh mẹ hao gầy như những đêm trăng khuyết, trên vai mẹ phải gánh bao gánh nặng nhọc, khổ đau. Nhưng lời ru của mẹ cho con là cả một vầng trăng tròn. Con đường ra trận của cha vào chiến trường miền Nam ngày càng xa hun hút, 10 năm trời đằng đẵng lòng mẹ tái tê. Nhưng lời ru của mẹ cho con là một mùa xuân ấm áp và hương thơm nồng của một mùa quả chín mẹ trao gửi cho con. Hình ảnh mẹ tôi tất tả bước chân trên những khúc đê quanh co của miền quê Phú thọ, tà áo mỏng manh của mẹ càng mỏng manh hơn trong mỗi chiều ngược gió. Thế nhưng đằng sau đó mẹ vẫn tìm về những lời ru bình yên cho con, mẹ vẫn tìm về những lời ru với cả một mùa hoa thơm trái ngọt. Lời ru đong đầy hạnh phúc và niềm tin sáng tươi trên mỗi nẻo đường đời. Tôi hiểu được mẹ tôi trong lời ru ấy và điều tôi hiểu được hơn rằng mẹ tôi chỉ là một hình ảnh rất nhỏ trong kỳ tích của dân tộc mà bao bà mẹ Việt Nam của chúng ta đã làm nên. Những kỳ tích về những chiến công của dân tộc đã dựng lên một bức tượng đài về mẹ Việt Nam đẹp như một huyền thoại.
         
Lời ru của mẹ cho chúng ta lớn lên, cho ta viết được bao vần thơ tặng mẹ, đi dọc những lời ru tha thiết ấy cho ta hiểu được lòng mẹ dành cho con dài rộng biết chừng nào. Trong lời ru của bao bà mẹ, khổ đau đắng cay mẹ giấu vào lòng để cho con hưởng trọn một lời ru ngọt ngào thênh thang hạnh phúc. Để cho con biết qua khổ đau khó nhọc sẽ có một ngày tươi đẹp ở đường đời. Để cho con biết thương những vầng trăng khuyết như dáng mẹ hao gầy năm xưa. Lời ru của mẹ thăm thẳm thiết tha theo suốt cuộc đời con:
 
“À ơi… đi suốt cuộc đời
Vẫn nghiêng cánh võng những lời mẹ ru…
Mẹ gom cả thế gian này
Tình yêu hạnh phúc trao tay con cầm
Nẻo xưa nước mắt âm thầm
Đường gần trái ngọt con cầm trên tay.”
(Đi dọc lời ru – Chu Thị Thơm)
 
“ Ta đi trọn kiếp con người
Vẫn không đi hết mấy lời mẹ ru.”
(Nguyễn Duy)
         
Câu thơ ấy là tấm lòng thành kính của chúng con dâng mẹ và nặng lòng biết ơn mẹ, trong suốt cuộc đời mỗi chúng con lời ru của mẹ lúc nào cũng vấn vương tha thiết ở trong lòng.
         
Lời ru của mẹ vấn vương suốt cuộc đời mỗi chúng ta, ta viết sao cho đủ lòng mẹ qua lời ru thiết tha ấy, để cho ta đi hết cuộc đời này vẫn không đi hết được những lời ru của mẹ .

29 tháng 11 2021

Đoạn thơ trên trích trong bài thơ “Chuyện cổ nước mình” của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ. Trong hai câu thơ đầu, nhà thơ đã khẳng định khoảng cách giữa ông cha và con cháu. Một khoảng cách trừu tượng nhưng được cụ thể qua hình ảnh so sánh “con sông với chân trời đã xa” thể hiện sự xa xôi, dài rộng về nhiều mặt: thời gian, tư duy, nhận thức, giá trị văn hoá... Nhưng nhờ có chuyện cổ đã nối liền giữa hai thế hệ. Thật kì diệu khi qua những trang sách đó, con cháu hiểu hơn được hơn về những phẩm chất tốt đẹp của ông cha trước đây. Nhờ vậy mà thế hệ sau sẽ biết kính trọng những người đi trước, sống tốt đẹp hơn. Đoạn thơ đã thể hiện được bài học thật sâu sắc cho mỗi người đọc về lòng biết ơn và sự tôn trọng lịch sửu.

29 tháng 11 2021

bài văn ko phải đoạn văn đâu nhé

16 tháng 10 2021

Bạn tham khảo nha:

- Mở đoạn:

   + Giới thiệu tác giả và bài thơ

   + Nêu khái quát ấn tượng, cảm xúc về bài thơ

- Thân đoạn:

   + Nêu ấn tượng, cảm xúc của em về câu chuyện được kể hoặc các chi tiết miêu tả có trong bài thơ

   + Làm rõ nghệ thuật kể chuyện và miêu tả của tác giả

   + Đánh giá tác dụng của việc kể lại câu chuyện kết hợp với các chi tiết miêu tả trong bài thơ

- Kết đoạn: Nêu khái quát điều em tâm đắc về bài thơ (trong đó có nói tới đặc điểm nghệ thuật riêng của bài thơ đã được phân tích ở thân đoạn)

16 tháng 10 2021

tham khảo

 

Lập dàn ý

-        Mở bài: 

        + Nhà thơ Xuân Quỳnh- Bài thơ Chuyện cổ tích về loài người là lời kể đưa các em dọc theo dòng thời gian về sự phát triển của loài người

-        Thân bài: 

        + Ở khổ thơ đầu: Trái đất còn sơ khai, cả thế giới toàn là “trẻ con” và tràn ngập trong bóng tối

        + Những khổ thơ tiếp theo: Sự phát triển dần dần của trái đất và con người, có cha, mẹ, ông, bà, rồi trường, lớp, thầy giáo,...

Nghệ thuật: 

        + Giọng thơ nhẹ nhàng, êm dịu 

        + Cách kể chuyện khéo léo, tinh tế

-        Kết bài

        + Tác giả đã kể lại câu chuyện về sự phát triển của loài người, vừa thể hiện tình yêu thương vô bờ bến và nguyện vọng hi sinh to lớn cho trẻ em- những mầm non tương lai của thế giới.