K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 11 2017
STT Phương thức biểu đạt Thể hiện qua văn bản
1 Tự sự

- Con Rồng cháu Tiên

- Bánh chưng bánh giầy

- Thánh Gióng

- Sơn Tinh, Thủy Tinh

- Sự tích hồ Gươm

- Thạch Sanh

- Em bé thông minh

- Cây bút thần

- Ông lão đánh cá và con cá vàng

- Ếch ngồi đáy giếng

- Thầy bói xem voi

- Đeo nhạc cho mèo

- Chân, tay, tai, mắt, miệng

- Treo biển

- Lợn cưới áo mới

- Con hổ có nghĩa

- Mẹ hiền dạy con

- Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng

2 Miêu tả

- Bài học đường đời đầu tiên

- Vượt thác

- Sông nước Cà Mau

- Bức tranh của em gái tôi

- Mưa

3 Biểu cảm

- Buổi học cuối cùng

- Đêm nay Bác không ngủ

- Lượm

- Lòng yêu nước

3 Nghị luận - Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
16 tháng 12 2017

Nam Cao là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc giai đoạn 1930 – 1945, là một cây bút viết về người nông dân hết sức chân thực, có đóng góp nhiều cho sự thành công của dòng văn học hiện thực Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Nam Cao tên khai sinh là Trần Hữu Tri, sinh năm 1915, mất năm 1951, quê ở làng Đại Hoàng, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Nam Cao là cây bút luôn suy nghĩ, tìm tòi để “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”. Vì thế, đề tài của ông tuy không mới nhưng tác phẩm vẫn có những đặc sắc tâm lí. Tác phẩm của Nam Cao chủ yếu xoay quanh hai đề tài chính: người nông dân và người trí thức tiểu tư sản nghèo, ở đề tài người trí thức tiểu tư sản có những tác phẩm: Trăng sáng, đời thừa, mua nhà, nước mắt… và những truyện đáng chú ý khi ông viết về người nông dân như: Lão Hạc, Chí Phèo, Một bữa no, Lang Rận… Có thể nói dù viết về trí thức nghèo hay về người nông dân cùng khổ thì Nam Cao vẫn luôn day dứt, đau đớn trước tình trạng con người bị xói mòn về nhân phẩm, thậm chí huỷ diệt cả nhân tính trong cái xã hội phi nhân đạo đương thời. Nam Cao là người có ý thức trách nhiệm nhất về ngòi bút của mình, suốt cuộc đời lao động văn học, nhà văn luôn suy nghĩ về sống và viết.

21 tháng 6 2018

- Đoạn văn đảm bảo nội dung trọn vẹn, đúng hình thức lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu câu.

   - Đoạn văn có sử dụng phương thức liên kết.

   - HS chỉ ra được phương thức liên kết

   - HS phân tích được hiệu quả của phương thức liên kết có trong đoạn văn

28 tháng 9 2021

mik lỡ đang nhập rồi giờ đăng suất ra làm sao?

18 tháng 2 2022

“…Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ... ''

1. Trích trong văn bản ''Đức tính giản dị của Bác Hồ'' của Phạm Văn Đồng.

PTBĐ chính: Nghị luận

2. Phương diện: bữa ăn hàng ngày

Em tham khảo:

Hỡi ai con cháu Hồng Bàng,

Chúng ta phải biết kết đoàn mau mau.

Bản thân em học được đức tính giản dị, yêu lao động và quý trọng người khác từ Bác.

3. Trạng ngữ: Ở việc làm nhỏ đó

Trạng ngữ để nhấn mạnh được việc làm của Bác.

4. Miêu tả nhân vật một cách chân thật, thể hiện được tình cảm của người viết với Bác.

9 tháng 12 2017

mắc lỗi thì ai cả từng có . Tôi cũng vậy . đó là lần mắc lỗi vào năm tôi lên lớp 4. Vào gần cuối kì , tức là mùa đông rồi , cô có giao cho chúng tôi một bài kiểm tra để chuần bị trước cho kì thì cuối kì . Tôi lúc đó chỉ cảm thấy rất vui  và an tâm vì tôi ko bao giờ bị điểm kém môn nào nên ko sợ . Thế là do sự chủ quan của tôi , về nhà tôi đã ko ôn bài  . Tôi vẫn cứ nghĩ rằng tối đến mà buồn ngủ và mệt thì ngủ đi rồi sáng mai dậy cũng  sau đó ôn cũng ko muộn . Vậy nên sáng hôm sau tôi đã cố gắng dậy sớm nhưng chuyện đó lại ngược lại hoàn toàn tôi dậy quá muộn . tôi bèn vôi vàng đi học và tay cầm quyển sách vừa đi vùa đọc . Thời gian trôi thật nhanh . Tôi đã bước đến trường và trong đầu tôi  vẫn chưa vào đầu được chữ nào . Lúc cô cho đề kiểm tra . nhiều người trong lớp chăm chú làm bài nên làm tôi càng lo sợ . Bỗng tôi chợt nghĩ là mik có thể mở sách ra xem sẽ ko ai phát hiện . Và làm theo ý nghĩ tôi đã mở vở ra xem mà ko một ai phát hiện . Đến lúc trả bài , tôi được điểm cao những lại nhận được nhận những lời khuyên và phê bình từ cô khi cô biết tôi nhìn sách . Qủa thật từ lần đó tôi đã rút ra nhiều kinh nghiệm và ko dám một lần tái phạm 

Quê hương em rất thanh bình và yên tĩnh,có những cánh đồng thẳng cánh cò bay chạy theo những con đươngd làng quanh co. Những buổi sáng mùa xuân đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi sóng lúa nhấp nhô từng đợt đuổi nhau ra xa tít. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Đầu làng có con sông nước xanh ngắt, trong lành. Vào những buổi dân làng đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên những câu hò, câu hát vang trời. Gần cánh đồng có cây đa to để mọi người ngồi nghỉ sau những buổi lao động mệt nhọc. Mùa lúa chín, trong biển lúa vàng ánh lên màu đen nhánh của những cái liềm của người dân đi gặt. Rải rác khắp cánh đồng là những chiếc nón trắng của người đi gặt nhấp nhô lên xuống.

- Những từ trái nghĩa là: thẳng >< quanh co; đứng >< ngồi; trắng >< đen; gần >< xa; lên >< xuống.

19 tháng 12 2019

Viết đoạn văn.

Đoạn văn mẫu:

Thế là mùa xuân mong ước đã đến! Xuân về mang theo những tia nắng sưởi ấm vạn vật và đất trời. Cây cối đâm chồi nảy lộc, những chiếc lá non xanh mơn mởn hé lộ giữa trời xuân. Những chùm hoa nhỏ li ti xuất hiện trên những cây bưởi, cây cam, cây nhãn… Mưa phùn lất phất chỉ đủ để cành đào nở hoa khoe sắc thắm với tạo vật. Xuân về, Tết đến, người người đi chợ xuân mua sắm đồ Tết, nhà nhà cùng nhau gói bánh chưng xanh. Ai cũng vui vẻ và cảm thấy hạnh phúc. Mùa xuân kì diệu như vậy đấy!

- Các từ ghép là: mùa xuân, mong ước, tia nắng, vạn vật, đất trời, cây cối, chiếc lá, cây bưởi, cây cam, cây nhãn, cành đào, bánh chưng, hạnh phúc, kì diệu….

- Các từ láy là: mơn mởn, li ti, lất phất, người người, nhà nhà, vui vẻ.