K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 9 2019

I. MỞ BÀI

- Có thể  dẫn dắt bằng một đôi câu thơ hay bài hát "Ngày đầu tiên đi học, mẹ dắt

tay đến trường,... "

-  Ngày đầu tiên đi học luôn là ngày để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng chúng ta.

II.THÂN BÀI

Cảm xúc, tâm trạng cúa tôi trong đêm trước khi ngày mai đi học

-     Chộn rộn, háo hức đến lạ.

-     Chuẩn bị đầy đủ quần áo, cặp sách,... sần sàng cho ngày mai đi học.

-     Lo lắng, trằn trọc, khó ngủ.

-     Đã đi ngủ sớm nhưng vẫn không chợp mắt được vì mải lo nghĩ đến ngày mai sẽ ra sao?

2. Ngày dầu tiên đen trường.

  1. Trên đường đến trường

-     Sau khi mặc đồng phục, cả nhà chụp một tấm hình làm ki niệm “Ngày đầu tiên tôi đi học”.

-     Mẹ dắt tay tôi đi học với tất cả sự háo hức. tràn đầy niềm vui.

-    Con đường quen thuộc sao mà hôm nay bỗng nhiên thấy cái gì cũng lạ lẫm.Con đường, hàng cây, tiếng chim hót, đường phố xe cộ đông đúc qua lại,.. tất cả đều lạ lẫm

-     Nhìn xung quanh, tôi nhận thấy cùng cỏ nhiều bạn giống mình, cũng lần đầu tiên đến trường với biết bao điều thú vị.

2.Khi tới trường

Đứng trước cổng trường: cổng trường to lớn, hàng cây thật đẹp, bảng tên trường rất to và nghe sao thật hay... tôi như bị choáng ngợp.

Mẹ dắt tôi vào trường, còn tôi trong lòng xiết bao hồi hộp, lo lắng.

-     Bước vào sân trường: sàn trường thật rộng lớn, từng dãy phòng họ khang

trang, đẹp đẽ khiển tôi thật thích thú.

-     Xếp hàng: mẹ buông tay tỏi và bao tôi vào xếp hàng với các bạn theo sự

điều động của nhà trường.

-     Cảm xúc cùa tôi lúc này mắt rơm rớm nước mắt vì lo sự mẹ sẽ bỏ mình, bấu

víu lấy áo mẹ không rời,...

-     Mẹ tôi dịu dàng khuyên tôi phải mạnh dạn hơn.

3. Trong giờ học

-    Cô chủ nhiệm dắt cả lớp lên phòng học.Tôi vần cố ngoái nhìn xem mẹ có còn đứng trong sân trường không ? Tôi không thấy, lòng lại càng hồi hộp hơn nhưng tự nhủ sẽ mạnh mẽ hơn.

-     Bước lên phòng học, tôi và các bạn rất ngạc nhiên vì phòng học quá đẹp.

-    Phòng học đẹp là vì:sơn  phết màu sắc rất đẹp đẽ, từng cái bàn cái ghế được xếp gọn gàng, ngàn nắp. Trên các bức  tường  được trang trí hình ảnh dễ thương bắt mắt.

-     Chúng tôi bước vào bài học đầu tiên trong cuộc đời mình.

-     Cô giảng bài thật hay. Lời giảng du dương, trong treo, ngọt ngào đưa chúng tôi đến với sự thú vị của từng bài học.

-     Sau tiết học, tôi cảm thấy thật thích thú và hạnh phúc khi được đi học. Được cô giáo yêu thương, được làm quen bạn bè mới. Ôi thích thú làm sao!

d.Giờ ra về

-     Vừa bước chân xuống cầu thang, tôi đã nhìn thấy mẹ mình.

-     Tôi vui mừng chạy đến, hôn lên má mẹ.

-     Mẹ hỏi tôi nhiều điều về lớp học, về cô giáo, về bài học ngày hôm nay. Tôi kể

 mẹ nghe mọi việc.

-     Thấy tôi vui khi đi học về, mẹ cũng thấy hạnh phúc.

III. KẾT BÀI

-     Kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của tôi là thế đó.

-     Biết bao cảm xúc xen lẫn vào nhau khiến tôi nhớ mãi.

Hồ Xuân Hương sáng tác nhiều bài thơ nổi tiếng về đề tài phụ nữ. Thơ bà là tiếng nói đòi quyền sống tự do và thể hiện khát khao hạnh phúc. Trần Tế Xương cũng có một số bài thơ nói về những vất vả gian truân mà người phụ nữ phải gánh chịu trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ.

Mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước quen thuộc trong dân gian, Hổ Xuân Hương gửi gắm những suy ngẫm sâu sắc của mình về thân phận nhỏ bé và phụ thuộc của người phụ nữ:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Chiếc bánh trôi nước làm bằng bột nếp trắng tinh, mịn màng, tròn trịa và xinh xắn khiến người ta liên tưởng tới vẻ đẹp hổn nhiên, đầy đặn của những cô gái đương xuân. Bánh luộc trong nồi nước sôi, mấy lần chìm xuống nổi lên mới chín. Bột bánh trắng trong nổi rõ màu nâu đỏ của nhân làm bằng đường thẻ. Với đôi mắt và trái tim đa cảm, Hồ Xuân Hương đã nhận ra đằng sau những chi tiết rất thực ấy là cả một nỗi niềm thương thân trách phận của người phụ nữ. Tạo hóa sinh ra họ là để duy trì và phát triển sự sống của nhân loại, đồng thời làm đẹp cho đời. Vai trò của họ là vô cùng quan trọng, nhưng quan niệm thiên vị đến mức lệch lạc trong xã hội phong kiến đã cố tình phủ nhận điều đó. Nào là: Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô. Nào là: Nữ nhân ngoại tộc.

Rồi luật Tam tòng cột chặt người phụ nữ vào thân phận bị phụ thuộc vĩnh viễn: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Những quan niệm khắt khe, cổ hủ ấy đã tước đoạt điều quý giá nhất là được tự do sống đúng với con người mình và đáng sợ hơn là nó biến người phụ nữ thành cái bóng mờ nhạt trong suốt cuộc đời. Họ tồn tại chứ không phải là sống theo đúng nghĩa tích cực của từ đó. Chẳng khác gì những chiếc bánh trôi nước, rắn, nát, méo, tròn hoàn toàn do tay kẻ nặn.

Ở bài thơ Tự tình II, Hồ Xuân Hương đã bộc bạch tâm trạng bức xúc cao độ của bản thân, đồng thời cũng là tâm trạng chung của bao phụ nữ cùng cảnh ngộ trong xã hội phong kiến:

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!

Nói đến người phụ nữ là nói đến cái đẹp, tình yêu thương và đức hi sinh. Họ cống hiến hết cho cuộc đời mà không đòi hỏi quyền lợi vật chất nào ngoài sự trân trọng, cảm thông và chia sẻ. Nhưng những cái đó hầu như không được gia đình và xã hội quan tâm vì cho rằng thiên chức của phụ nữ là phục tùng vô điều kiện. Hiểu rõ điều bất công đó nên Hồ Xuân Hương đã viết nên những câu thơ thấm đẫm nỗi xót xa, chua chát như trên. Hồng nhan là cách gọi những phụ nữ đẹp, rộng hơn là để chỉ chung giới nữ. Nhưng gọi là cái hồng nhan có nghĩa là đã hạ nó xuống ngang hàng với những vật vô tri vô giác khác. Nỗi hờn tủi, bẽ bàng chất chứa trong câu thơ: Trơ cái hồng nhan với nước non in đậm dấu ấn phong cách diễn tả độc đáo của Xuân Hương.

Tâm sự trĩu nặng nỗi buồn thân phận và duyên phận của nữ sĩ không biết ngỏ cùng ai nên càng cuộn xoáy, day dứt trong lòng giữa đêm khuya thanh vắng. Nhưng dù bị phụ phàng hay quên lãng thì nhân vật trữ tình trong bài thơ vẫn không tuyệt vọng, vẫn khao khát sống mạnh mẽ, vẫn ước ao đến cháy lòng hạnh phúc tròn đầy, vẫn mong muốn được san sẻ và bù đắp những tình cảm chân thành nhất giữa người với người.

Bài Thương vợ của nhà thơ trào phúng nổi tiếng Trần Tế xương có thể coi là chân dung tương đối hoàn chỉnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến:

Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không.

Ngày xưa, Nho giáo buộc phụ nữ phải có bổn phận thờ chồng, nuôi con. Thờ chồng đối với bà Tú bao hàm cả việc nuôi chồng, thế là bất công vì đúng ra, người đàn ông phải giữ vai trò trụ cột trong gia đình về mọi mặt.

Bà Tú vốn con nhà gia giáo, khá giả. Lúc còn ở với cha mẹ, bà không phải chịu cảnh vất vả nắng sương. Làm vợ ông Tú lận đận về đường khoa cử, lại không nghề không nghiệp nên bà đành chấp nhận cảnh sống long đong, khổ sở. Quanh năm lo tảo tần buôn bán nơi mom sông, bến chợ để Nuôi đủ năm con với một chồng. Mà nuôi ông chồng đặc biệt tài hoa như ông Tú thì không phải chỉ lo miếng cơm, manh áo bình thường mà còn phải chuẩn bị sẵn cho ông ít rượu ít trà, ít tiền bỏ túi để có lúc ông vui bạn vui bè, chuẩn bị cho ông một hai bộ cánh tươm tất để nhỡ đi đâu ông khỏi tủi... Như vậy là bà Tú phải lo rất nhiều, phải làm rất nhiều mà không dám kể lể, thở than: Một duyên hai nợ âu đành phận, Năm nắng mười mưa dám quản công. Bà âm thầm coi đó là định mệnh đã an bài. Suy nghĩ và tâm trạng của bà Tú cũng là suy nghĩ, tâm trạng chung của phụ nữ thời xưa.

Nhà thơ Trần Tế Xương từng tự nhận mình là ông chồng vô tích sự, để vợ phải lặn lội thân cò... chẳng khác chi những thân cò thân vạc đáng thương trong ca dao - dân ca, tượng trưng cho thân phận vất vả, cực nhọc của người phụ nữ. Bên cạnh nỗi khổ vật chất, bà Tú còn nỗi khổ tinh thần. Bà hết lòng vì chồng, vì con nhưng chồng con nào có biết cho chăng?! Thế nên mới có tiếng thở dài như một lời than não ruột: Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không!

Có lẽ ông Tú đã hoá thân vào vợ mình, để thấu hiểu và thông cảm với bà. Lấy chồng mà chẳng được nhờ vả, cậy dựa; lấy phải ông chồng hờ hững thì quả là có cũng như không mà thôi.

Ba bài thơ cùng một đề tài và cùng toát lên thân phận nhỏ bé, phụ thuộc rất đáng thương của người phự nữ trong xã hội phong kiến xưa kia. Nhà thơ Hồ Xuân Hương và nhà thơ Trần Tế Xương đã góp tiếng nói đáng kể vào tiếng nói chung bảo vệ quyền lợi chính đáng của một nửa nhân loại - những người gánh vác trọng trách duy trì sự sống trên trái đất này.

20 tháng 12 2019

bạn tham khảo nhé : https://h.vn/hoi-dap/question/420940.html

Học tốt nhé !

Bạn có thể tham gia team tớ được không , nếu được thì kết bạn với tớ nhé!

6 tháng 11 2021

Tham khảo!

Câu 1:

Quãng đời học sinh của ai cũng đều phải trải qua rất nhiều buổi lễ khai trường. Nhưng đối với tôi, ngày khai trường đầu tiên lại để lại những ấn tượng thật tốt đẹp. Trong bộ đồng phục mới tinh đã được mẹ giặt sạch sẽ, tôi được bố đưa đến trường. Khi đến nơi, tôi cảm thấy ngôi trường hôm nay sao mà khác. Sân trường được quét dọn sạch sẽ và được phủ đầy các hàng ghế dành cho học sinh. Phía trên sân khấu, dòng chữ: “Lễ khai giảng năm học 2020 - 2021” được in chính giữa tấm băng rôn trông vô cùng nổi bật. Đúng bảy giờ ba mươi phút, lễ khai giảng chính thức bắt đầu. Tôi cảm thấy ấn tượng nhất với phần diễu hành của chúng tôi - những học sinh khối lớp một. Các lớp xếp thành hai hàng ngay ngắn, đi từ phía bên trái cánh gà qua sân khấu. Rồi cũng đến lượt lớp tôi diễu hành, tiếng nhạc rộn rã, tiếng vỗ tay rào rào. Khi đi qua trước lễ đài, tôi có cảm giác cả trường đang nhìn vào chúng tôi: các thầy cô giáo, các vị khách mời, các anh chị lớp trên… Sau khi diễu hành, chúng tôi trở về hàng để tham dự buổi lễ. Lời phát biểu của thầy hiệu trưởng đến giờ vẫn khiến tôi nhớ mãi. Buổi lễ khai trường đầu tiên diễn ra thật trạng trọng.

6 tháng 11 2021

Tham khảo!

Câu 2:

 Cuộc chia tay của những con búp bê của Khánh Hoài là một tác phẩm hay và đầy ý nghĩa. Nó khiến cho em xúc động không chỉ bởi vì tình cảm hồn nhiên và dễ thương của hai anh em Thành và Thủy mà còn bởi vì cuộc chia ly đột ngột giữa hai anh em, hai tâm hồn nhạy cảm và trong sáng. Câu chuyện là một bài học về tình anh em, để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó có thể phai mờ. Búp bê có lỗi gì mà phải chia tay? Búp bê vẫn muốn mình được hạnh phúc trong vòng tay đùm bọc, chở che của ba mẹ. Cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai em bé trong truyện có lẽ sẽ nhắc nhở chúng ta rằng: Gia đình chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim mỗi người. Để bảo vệ và gìn giữ được hạnh phúc gia đình không có gì hơn là chúng ta phải đừng để những cuộc chia ly như thế diễn ra để con trẻ tự nhiên lại phải hứng chịu những mất mát không gì hàn gắn được.
 

1 tháng 5 2020

Giữa bộn bề, lo toan của cuộc sống, bất chợt một ngày ta nhớ lại ngày xưa, nhớ lại cái thời còn núp sau lưng mẹ, đến lớp với biết bao bỡ ngỡ đầu đời. 

“Ngày đầu tiên đi học.

Mẹ dắt tay đến trường”

    Làm sao ta quên được cái thời khắc ấy. Hồi hộp, lo lắng, có cả vui mừng tràn ngập. Không biết trường mới thế nào, không biết thầy cô ra sao, cả bạn bè nữa. Cả một thế giới mới mở ra trước mắt. Ta như con chim non mới tập bay, ra khỏi tổ với sự rụt rè, e ngại. Mẹ sửa soạn cả buổi sáng, như bà tiên hóa phép, biến ta thành cô công chúa nhỏ. Bước chân ra khỏi nhà, ngẩng cao đầu hãnh diện – con của mẹ càng lớn càng xinh. Thế nhưng, không như những gì nó đã nghĩ. Sao nó không nhìn thấy ai quen hết, sao không có gì vui hết. Bất chợt nó rùng mình, sợ hãi, muốn quay về với tổ ấm an toàn. 

“Con vừa đi vừa khóc

Mẹ dỗ dành yêu thương”

      Ôi chao! Cái bé thơ ngày đó sao buồn cười đến vậy, e sợ cả những điều đơn giản như thế. Nhớ quá! Nhớ cái bỡ ngỡ ngày nào, nhớ sự ân cần của mẹ, nhớ ánh mắt trìu mến của cô. Chợt ao ước dù chỉ một lần, được khóc òa trong những yêu thương, được trở lại ngày đầu tiên đi học, được vỗ về dịu ngọt và an lành.

“Ngày đầu tiên đi học

Em mắt ướt nhạt nhòa

Cô vỗ về an ủi

Chao ôi, sao thiết tha…”

       Ấn tượng đầu tiên về hình ảnh cô giáo thật đẹp. Một người hiền lành, dịu dàng như mẹ mình. “Sau này mình cũng làm cô giáo” – cái suy nghĩ ngây thơ ấy thoáng qua và theo ta đến tận hôm nay. Ta thầm cảm ơn hình bóng ngày xưa ấy – cái hình bóng in đậm trong ta, nuôi ước mơ ta thành hiện thực. Suốt quãng đời học trò ta đã trải qua biết bao kỷ niệm, mang ơn biết bao người. Nhưng cái ấn tượng đầu tiên ấy vẫn như khắc sâu trong trái tim ta, như những ký ức đẹp đẽ theo ta khôn lớn, để hôm nay ta nhớ về:

“Ngày đầu như thế đó

Cô giáo như mẹ hiền

Em bây giờ cứ ngỡ

Cô giáo là cô tiên”

     Bâng khuâng một ngày đầu thu, nghe tiếng trống khai trường vang vang, lòng ta chợt lắng đọng, chợt sống lại phút giây “ngày đầu tiên” xưa cũ:

“Em bây giờ khôn lớn

Bỗng nhớ về ngày xưa

Ngày đầu tiên đi học

Mẹ cô cùng vỗ về”

Tiếng thu êm ái bước đi, lòng ta nhẹ nhàng trôi với những kỷ niệm đẹp, thả hồn để trở lại ngày xưa…

21 tháng 11 2021

 Hình ảnh nhân vật "Tôi" trong bài "Tôi đi học" làm cho em nhớ lại về ngày khai giảng năm học mới. Hôm khai giảng thấy lòng mình nôn nao, rạo rực, háo hức được đến trường. Nhưng khi đến lớp em lại khóc, thấy mình rụt rè e sợ. Nhưng đã có một bàn tay đặt lên vai em, tuy không ấm áp bằng bàn tay của mẹ nhưng bàn tay của người ấy đã nói lên tất cả tình yêu thương giành cho em, không ai khác là cô giáo Hậu. Tất cả mọi thứ đều thay đổi trước mắt em. Em đã đón được 12 năm khai giảng nhưng cái ngày khai giảng mà em vẫn luôn in thật sâu, thật xa trong trái tim em là ngày đầu tiên khai giảng. Mỗi lần em đọc bài "Tôi đi học" của Thanh Tịnh, em thấy mình như được là nhân vật "tôi" trong truyện vậy. Em được ôn lại những kỉ niệm thấm thoát trôi qua mỗi khi nhìn thấy hình ảnh của nhân vật "tôi". Ngay từ ngày đầu tiên đi học như vậy nhưng nó sẽ mãi là kỉ niệm đẹp nhất trong quãng đời học sinh và theo em suốt cuộc đời.

3 tháng 10 2021

THAM KHẢO:

Dù bây giờ đã là một cô học trò cấp 2 nhưng đối với tôi, ngày khai giảng đầu tiên bước vào lớp 1 luôn là một ngày tôi không bao giờ quên. Tôi vẫn nhớ như in, trước ngày khai trường mấy hôm, tôi vô cùng háo hức chờ mong đến ngày khai giảng để được mặc bộ quần áo mới và đeo chiếc cặp sách mới mà mẹ đã chuẩn bị cho tôi từ trước. Ngày khai giảng tới, mẹ đèo tôi đến trường, từ ngoài cổng trường, cờ hoa rực rỡ chào đón các bạn học sinh bước vào năm học mới. Càng vào bên trong sân trường, không khí càng sôi động và náo nhiệt. Trường rất đông học sinh, cờ hoa rực rỡ, nhộn nhịp, tưng bừng nhưng sao tôi thấy mọi thứ xa lạ quá, bạn bè và thầy cô đều xa lạ, trường học cũng mới lạ. Tôi có phần rụt rè hơn. Và dường như mẹ nhận ra ở tôi ánh mắt có phần e dè đó, nên mẹ đã cầm tay tôi cười và dắt tôi vào khu lớp của mình. Khi đến chỗ tập trung lớp học mới, tôi nhận ra không phải một mình tôi rơi vào hoàn cảnh ấy, nhìn vào ánh mắt ngơ ngác của bao học sinh mới đến trường đều như vậy, có đôi mắt còn sưng lên, hoen đỏ vì khóc. Sau buổi khai giảng chúng tôi được về lớp của mình, nụ cười tươi đón chào của cô giáo chủ nhiệm đã giúp tôi tự tin hơn, không còn rụt rè e sợ, tôi tự nhủ rằng rồi sẽ quen thôi. Ngày đầu tiên đi học của tôi đã trôi qua như vậy đấy, biết bao cảm xúc xen lẫn nhau, vui có, hồi hộp quá, nhưng tôi tin đó là kỉ niệm mãi mãi không bao giờ quên được.

3 tháng 10 2021

Tham khảo:

Năm nay tôi (đại từ) đã là một học sinh (từ ghép) lớp 7, cô học sinh ngày càng trưởng thành so với 7 năm về trước. Dù đã tham dự nhiều buổi khai trường khác nhau nhưng buổi khai trường đầu tiên vào lớp 1 chính là kỉ niệm sâu đậm nhất trong cuộc đời học sinh. Tôi còn nhớ như in buổi sáng hôm đó, khi vừa bước vào trường, trong mắt tôi lúc này mọi thứ thật là đẹp và lộng lẫy (từ láy). Bao nhiêu là cờ, là hoa và bao nhiêu là thầy cô với bạn bè, thật là đông vui nhộn nhịp như một ngày hội vậy! Tôi tiến đến hàng ghế lớp mình cùng với bao bạn bè mới với một niềm vui khôn xiết lẫn một chút rụt rè. Điều mà tôi nhớ nhất mà đến tận ngày hôm nay mỗi khi tôi nhớ lại tôi không khỏi ngượng ngùng bật cười đó chính là ngày đầu tiên đi học, tôi ngồi nhầm lớp. Chuyện là sau khi buổi lễ kết thúc, học sinh các lớp theo thứ tự sẽ nối đuôi nhau trở về lớp để nghe cô dặn dò. Vậy mà do mải ngây ngô, tôi đã nối vào hàng của một lớp khác. Vào đến lớp, tôi vẫn không nhận ra sự nhầm lẫn của mình. Phải mãi cho đến khi cô giáo bước vào điểm danh xếp chỗ, tôi lúng túng khi không nghe thấy tên cô gọi. Lúc đó tôi chỉ sợ tên tôi không có trong danh sách nghĩa là tôi không được đi học. Cuối cùng khi thấy còn một mình tôi đứng loay hoay, cô giáo đã vội tiến đến hỏi tôi, xoa đầu trấn an tôi và dắt tôi về lớp. Bàn tay cô an ủi tôi khi đó thật dịu dàng, ấm áp. Ngày đầu tiên đi học của tôi đáng nhớ vậy đó, dù đã trải qua bao năm nhưng những kỉ niệm ấy vẫn chẳng thể phai nhòa trong lòng tôi.

21 tháng 10 2016

Tuổi thơ đó là quãng kí ức đẹp nhất trong cuộc đời mỗi con người. Dù là kỉ niệm vui hay buồn, mỗi khi kể về kí ức tuổi thơ, trong lòng lại rộn lên niềm vui man mác, nụ cười mãn nguyện nở trên môi. Đối với tôi, niềm vui lớn nhất của tuổi thơ là ngày khai trường đầu tiên.

Với bất cứ ai đã là học sinh, chắc hẳn không thể quên được ngày trọng đại này – Ngày khai trường đầu tiên. Nó đánh dấu bước trưởng thành quan trọng của con người, hé mở ra cánh cửa tri thức rộng lớn bao la.

Nhớ lẩm buổi sáng mùa thu năm đó, trời cao và trong xanh đến lạ. Nắng vàng ươm rót mật xuống vạn vật. Trên cành cây, chim ca ríu rít. Tối hôm trước, tôi soạn lại sách vở đồ dùng lần cuối, rồi lên giường đi ngủ thật sớm, không xem băng hoạt hình nữa. Nhưng vào giường, mẹ dỗ mãi tôi không chịu ngủ. Trong lòng tôi cảm thấy bồn chồn, háo hức khó tả. Tôi dậy sớm, ăn sáng, tự tay mẹ mặc đồng phục mới, chải đầu cho tôi. Mẹ vui miệng đọc:

Hôm nay bé đi thi
Bé dậy từ gà gáy
Ngồi trên xe bố lai
Bé tung tăng tới trường.

Tôi cười toét miệng: "Con đi học chứ”. Bố lai tôi đến trường, trên đường đi, bố mua một quả bóng bay buộc vào cổ tay tôi. Ngồi trên xe, tay tôi cứ vung vẩy, làm quả bóng bay giật giật, đến là thích thú. Bố dắt tôi vào trường. Tôi nhảy chân sáo đi bên bố, trong lòng vui sướng, rạo rực. Tôi nhìn ai cũng thấy yêu, ngắm cái gì cũng thấy thân thiết. Trường tiểu học trang hoàng thật đẹp. Cờ hoa, treo khắp các cành cây, khẩu hiệu to và đẹp treo chính giữa lễ đài. Bố dắt tôi vào xếp hàng cùng các bạn. Bố chỉnh lại quần áo, kiểm tra lại sách vở xoa đầu tôi rồi mới ra về. Bao giờ bố cũng chu đáo với tôi như thế. Tôi xếp hàng, có một chị học sinh tới dắt tôi. Tôi thấy hồi hộp quá, lo lắng, sợ nữa. Tôi toát mồ hôi, mắt nóng bừng, ngứa chân ghê gớm. Tôi cố gắng bình tĩnh lại. Tôi tự trấn an mình: "Mình không sợ, không khóc nhè, mình học lớp một rồi”. Tôi diễu hành qua lễ đài. Bao cánh tay đang vẫy chào tôi. Tiếng cô tổng phụ trách hồn hậu: "Chào mừng các em, từ nay các em đã là học sinh học dưới mái trường tiểu học, hãy cố gắng phấn đấu học tập, chăm ngoan, các em nhé". Tôi thấy vui biết bao, hạnh phúc biết bao, bước chân như sải rộng hơn, mình như cao hơn, bộ quần áo như chật đi, sách vở trên vai yêu mến biết chừng nào. Tôi còn vui đến nỗi muốn hét to lên: "Em đi học rồi, đi học cùng các anh các chị”. Tôi yêu cái cây, yêu dãy cờ đò bay phấp phới theo gió. Tôi yêu mái trường này biết mấy. Tôi cảm thấy tự hào, mình lớn rồi, chí ít là so với hồi học mẫu giáo. Đã qua rồi cái thời chơi đồ chơi và ăn bột trong nhà trẻ. Bây giờ, chỉ có sách vở bút thước sẽ luôn tiến bước cùng tôi. Bố mẹ ơi, con sẽ nhớ lời bố mẹ dặn, phải cố gắng học tập, con là niềm tin của bố mẹ. Ngày khai trường, ngày khai trường đầu tiên của tôi!

Với mỗi người, mỗi lần được điểm cao, một lần được tuyên dương hay đoạt giải trong kì thi học sinh giỏi đều là niềm tự hào, niềm hạnh phúc đáng nhớ. Nhưng ngày khai trường đầu tiên còn có ý nghĩa đặc biệt, to lớn hơn nhiều. Nó mở ra kho tàng tri thức vô bờ, mở ra những thử thách, khó khăn buộc đứa trẻ phải quyết tâm vươn lên, nó là sợi dây gắn kết đứa trẻ với thế giới bao la, muôn sắc màu. Và trong đó, gia đình, nhà trường đóng vai trò thật quan trọng.

Ôi! Tôi trải qua bao lần vui sướng, bao lần hạnh phúc và tất cả đều khiến tôi toát mồ hôi, mặt nóng bừng, ngứa chân ghê gớm. Cảm giác lạ kì ấy phải chăng đã theo tôi từ ngày khai trường đầu tiên – ngày khai trường tôi không bao giờ quên.

21 tháng 10 2016

Ôi! Thời gian sao trôi qua nhanh thật đấy. Mới tung tăng vui chơi, vô tư thì giờ đây tôi đà là học sinh lớp bảy rồi. Tôi thực sự rất nhớ những chuyến vui chơi của tôi lúc nhỏ. Lúc ấy, chẳng cần phải suy nghĩ gì nhiều và tuổi thơ cua tôi là những chuỗi ngày đáng nhớ.

Tết trung thu vừa rồi đã khiến tôi sực nhở đến chuyện lúc tôi bốn tuổi. Ngày trước Tết trung thu, ba mẹ dắt tôi đi mua lồng đèn. Đường phố đông nghịt người. Khó khăn lắm, cả nhà tôi mới chen vào được một tiệm bán lồng đèn. Đứng trước những chiếc lồng đèn đủ màu sắc, đa dạng về hình dạng, kiểu dáng tôi hoa cả mắt. Ba bảo: “Văn! Con lựa một chiếc đi”. Chà chà, biết lấy chiếc nào đây? Nhìn quanh ca tiệm rồi lên tiếng rất nhỏ chỉ đủ để mình tôi nghe: “Con muốn mua hết!”. "Sao, lựa nhanh đi con” - Mẹ tôi thúc giục.Lại đứng nhìn quanh một lần nữa, lần này tôi phát hiện chú bướm màu hồng xinh xinh đang núp bên anh Siêu nhân, vốn thích màu hồng, vừa thấy nó là tôi chỉ vào nó và đòi mua nó cho bằng được. Chú bán hàng lấy bé Bướm ra cho tôi. Ôi! Nó dễ thương làm sao ấy. Mặc dù nó không to bảng như con bướm bên tiệm kia, nhưng nó thật sự rất ấn tượng đối với tôi. Cả thân nó màu hồng, đôi cánh hồng nhạt, thêm vào đó là những sợi dây tua rua trông thật là thích mắt. Hai cọng râu cong cong rất đáng yêu. Nó là lồng đèn điện tử, mỗi lần tôi bật công tắc lên là nó chạy vòng vòng, ánh sáng rực rỡ cả xung quanh. Tôi thích lắm các bạn à!

Đêm đó tôi cảm thấy rất vui. Tối đến, tôi không tài nào ngủ được. Nằm trên chiếc giường nhỏ bé, tôi cứ xoay qua xoay lại, trằn trọc mãi. Có vô sổ câu hỏi đặt trong đầu tôi: “Tết trung thu là như thế nào nhỉ?”, “Có vui không ta?”, ...suy nghĩ miên man rồi cuối cùng tôi cũng ngủ thiếp đi. Ngày hôm sau vừa tỉnh giấc, tiếng ồn vang lên ở ngoài rộn vang cả khu xóm, à, thì ra là đám con nít trong xóm đang chuân bị cho tối nay Tết trung thu ấy mà. Vừa thấy tôi bước xuống phòng khách, mẹ cầm trên tay chiếc đầm màu đỏ nhạt lai vàng, nói: “Văn! Thử xem bộ này có hợp với con không ?”. Áo mới, a, đã quá đi mất. Tôi bỗng trở nên thích cái Tết này hẳn. Có đồ chơi mới nè, có quần áo mới nữa nè, còn được thưởng thức món bánh trung thu thơm ngon nữa chứ. Tối đến, con hẻm yên ắng thường ngày bỗng trở nên náo nhiệt hẳn, những chiếc lòng đèn của mọi người hòa hợp lại tạo nên nhiều màu sắc và đầy thú vị. Những bài hát trung thu vang lên, những đứa trẻ con xách theo lồng đèn của mình chạy vòng vòng trong hẻm. Người lớn thì dọn đồ ăn, trà bánh ra gần cửa để ngắm trăng, trò chuyện. Giờ đây những khoảnh khắc ẩy vẫn còn đọng mãi trong lòng tôi.

Mong rằng, những truyền thống văn hóa tốt đẹp này sẽ luôn được mọi người trân trọng và giữ gìn.


Bạn tham khảo nha!

16 tháng 9 2021

Tham khảo

Mặc dù hiện tại tôi đã là một cậu học sinh cấp 2 nhưng mỗi khi tháng 9 đến lòng tôi lại bồi hồi, xúc động khi nghĩ về ngày khai giảng đầu tiên của mình đó là năm bước vào lớp 1.

Sáng hôm đó, bầu trời nắng nhẹ và có những cơn gió mát khẽ lay động cành cây, cũng dễ hiểu thôi vì đã vào mùa thu. Tới dậy sớm hơn mọi lần vì hôm nay là ngày khai giảng bước vào lớp 1, bước ngoặt đến trường của mỗi cô cậu học sinh. Mẹ chở tôi trên chiếc xe đạp cũ, khung cảnh hai bên đường với những hàng cây, ngôi nhà ngày thường rất đỗi quen thuộc nhưng hôm nay sao lạ quá, trong lòng tôi bỗng có cảm xúc bâng khuâng đôi chút lo lắng và hồi hộp không biết có phải vì quá căng thẳng hay không mà tôi khẽ nép vào sau lưng mẹ. Đi đường một quãng dài cũng đến ngôi trường tôi sắp học, đó là một ngôi trường nhỏ với cánh cổng màu xanh, cánh cổng hoen rỉ bởi màu của thời gian. Bên trong cánh cổng là từng nhóm người tụ họp, phụ huynh và cả các bạn xa lạ đang nắm tay người thân như không rời. Mẹ tôi dừng xe và dắt tôi vào cổng, cảm giác lo lắng lại quay trở lại và bước chân của tôi như chậm lại, mẹ hiểu cảm giác đó và trấn tĩnh tôi: “Đây là nơi con sẽ học tập, nơi này có bạn bè và thầy cô giáo yêu quý”. Chưa kịp suy nghĩ chuyện gì khác thì cô giáo xuất hiện và cất lời: “Kính chào các bậc phụ huynh cùng các em học sinh, hôm nay là ngày khai trường đầu tiên, kính chúc phụ huynh sức khỏe và các thầy cô trong trường sẽ chăm lo cho các em giúp các em thành người”. Tiếng vỗ tay vang lên khắp mọi nơi, các em bắt đầu xếp hàng chuẩn bị vào lớp, các thầy cô giáo về khu vực lớp chủ nhiệm. Tôi phải rời vòng tay ấm áp của mẹ, cảm giác sợ hãi, lo lắng nhưng khi cô giáo đến gần và xoa đầu tôi, sự xa lạ bỗng nhiên biến mất. Cô giáo bắt đầu phân chia chỗ ngồi cho các bạn, tôi ngồi gần một bạn nam ở giữa lớp. Cô giáo chuẩn bị giảng bài, tôi mở cặp lấy sách vở đặt ngay ngắn trên bàn và háo hức trông đợi những điều mới mẻ của buổi học đầu tiên.

 

16 tháng 9 2021

thank you bạn nhá