K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

"Tiếng kêu của nó như tiếng xẻ, xé sự im lặng và xé cả ruột gan của mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng "ba" mà nó cổ đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng "ba" nhi vỡ tung và dang hai tay ôm chặt lấy có ba nó.Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó nhu 7 từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó dựng đứng lên. Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc: - Ba! Không cho ba đi nữa! Ba...
Đọc tiếp

"Tiếng kêu của nó như tiếng xẻ, xé sự im lặng và xé cả ruột gan của mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng "ba" mà nó cổ đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng "ba" nhi vỡ tung và dang hai tay ôm chặt lấy có ba nó.Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó nhu 7 từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó dựng đứng lên.

 

Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc: - Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!

 

Ba nó bề nổ lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hơn tóc, hơn cổ, hôn vai và hơn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa".

 

Cầu 1: (1.0 điểm): đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

 

Câu 2: (0.5 điểm) : Chira 1 biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn "Nó hôn ba nó hôn nữa"? cùng khắp. Nó hôn tóc, hơn cổ, hỗn vai và hơn cả vết thẹo dài bên mà của ba nó nữa" ?

 

Câu 3: (0.5 điểm): Theo em, vì sao tác giả lại nhấn mạnh chi tiết bé Thu “hôn cả vết theo dài bên má của ba nó nữa"? Cầu 4: (1.0 điểm): Em có nhận xét gì về tình cảm bé Thu đối với ông Sáu được

 

thể

 

hiệu qua đoạn trích trên?

0
Chào admin và các bạn !!! Đọc truyện nhiều rồi giờ mình cũng muốn chia sẻ câu chuyện mà mình được nghe. Lần đầu viết ko mong gạch đá, hi vọng đc mn ủng hộ để có động lực viết tiếpNhững mẩu chuyện không hồi kết – Tác giả Sương Sương#1Câu chuyện là do bố mình kể lại hồi ấy là còn những năm mà vẫn tồn tại hợp tác xã, lúc mà chưa nhà ai có tivi riêng, vẫn còn những đoàn...
Đọc tiếp

Chào admin và các bạn !!! Đọc truyện nhiều rồi giờ mình cũng muốn chia sẻ câu chuyện mà mình được nghe. Lần đầu viết ko mong gạch đá, hi vọng đc mn ủng hộ để có động lực viết tiếp
Những mẩu chuyện không hồi kết – Tác giả Sương Sương
#1
Câu chuyện là do bố mình kể lại hồi ấy là còn những năm mà vẫn tồn tại hợp tác xã, lúc mà chưa nhà ai có tivi riêng, vẫn còn những đoàn văn công, đoàn chiếu phim (mình quên năm nào cụ thể rồi) . Hôm ý có đoàn chiếu phim về xóm mình chiếu phim đêm cho bà con ở sân kho (kho chứa thuốc sâu ngày xưa), cả làng rủ nhau đi xem đông vui lắm. Hồi ấy chưa có đèn đóm đầy đủ như bây giờ nên khu vực đó là sáng nhất còn lại cả làng tối đen như mực. Lúc đầu bố mình cũng có ý định đi xem nhưng nghĩ lại ngày mai chưa có cái gì bỏ bụng cho cả nhà ( hồi ấy thiếu đói mà) nên quyết định đi kiếm ít cua cá ốc ếch gì đó. Một mình bố xách giỏ đi thẳng ra đồng tối om chỉ toàn tiếng cóc nhái à uôm. Ngày ấy thì đồng ruộng còn mênh mông bạt ngàn lắm, bố mình cứ men theo những con đường đất mà đi ra gió cứ hun hút thổi, đồng còn trơ cuống rạ. Sau khi đã xem kĩ nhưng ko hiểu sao chẳng tìm được con cá con cua nào, lại tối muộn rồi nên bố quyết định về. Đang đi bộ chậm chậm qua mấy con đường đất thì bố mình nghe như có tiếng ai đi theo ở gần lắm. Quay lại thì chẳng có ai. Các bạn cứ tưởng tượng là cái con đường đất nó chỉ rộng đủ vừa 2 bàn chân bước đi, còn 3 bề 4 bên là ruộng nhưng ko có nước, chỉ nhão nhão xâm xấp bùn thôi ấy. Bố mình nghe thấy tiếng bước chân nhwung ko phải là bước chân trên đất hay trên cỏ khô mà tiếng bước chân bì bạch bì bạch lẹp bẹp như mình giẫm trên nước lấp xấp ấy. Bố mình nhìn sang bên ruộng ko thấy ai, rợn rợn rồi đi nhanh hơn thì tiếng bước chân ấy cũng như chạy theo lạch bạch nhanh hơn. Bố mình đi nhanh, nó cũng đi nhanh, đi chậm nó cũng đi chậm theo. Bố chạy 1 mạch về nhà, kéo phên cửa lại thì qua ánh đèn leo lét chỉ thấy có cái bóng gì đó to sụ đi xung quanh nhà 1 hồi rồi đi mất.
#2
Hồi ấy bố mình lái máy cẩu làm công trình trong chỗ đường mòn Hồ Chí Minh. Đêm hôm ý chú bạn bảo có việc nên nhờ bố đổi ca trực, bố mình đồng ý. Nhiệm vụ tối hôm ấy là phải di chuyển máy móc qua đường rừng đó ra khu vực khác. Đêm khuya chỉ có 1 máy của bố là duy nhất phải đi vì mấy máy kia đi xong trước rồi. Trời mùa đông, gió đông bắc hun hút thổi, rừng già lạnh lẽo âm u, chỉ nghe tiếng côn trùng rả rích với cả tiếng gió rít ghê người. Bố mình ngồi trong máy, khóa kín cửa kính cho đỡ lạnh, sương với hơi thở mờ cả kính ấy. Xong xuôi, bố cho máy chạy thẳng qua đường rừng đó. Cửa kính kín là thế là ko hiểu sao bố mình nghe rõ có tiếng người nói lao xao từ phía xa, có ánh sáng le lói nữa. Càng tiến lên tiếng động ánh sáng càng rõ. Bố mình dừng lại tắt máy, không gian yên tĩnh vẫn vang lên những tiếng người cười nói râm ran. Vốn là người bạo dạn lại cứng bóng vía nên bố rất tò mò mở cửa xuống xem. Sau khi vạch kẽ lá nhìn sang phía có tiếng nói, qua bờ bên kiaa của con suối trước mặt, bố mình kinh hoàng nhìn thấy rất rất nhiều người già trẻ lớn bé gái trai đủ cả, mỗi người đang ngồi trên nóc 1 ngôi mộ ăn mặc như người mình bình thường và thực sự là đang BUÔN CHUYỆN, bố bảo trông y như cái chợ ấy. Họ cười nói trêu đùa nhau tỏng gió rít lạnh thấu xương, ánh lửa lập lòe. Bố mình sợ quá, quay ngoắt lên xe, đóng cửa, tăng tốc ko dám quay đầu lại nữa.

0
MỌI NGƯỜI GIÚP EM VỚI Ạ EM ĐANG THẬT SỰ CẦN RẤT GẤP TẠI VÌ CÒN 1 TIẾNG NỮA PHẢI NỘP BÀI RỒI Ạ MÀ EM KHÔNG BIẾT LÀM MNG GIÚP EM VỚI CẢ 3 CÂU LUN Ạ!!!! CÂU 1: a) Em hãy cho biết ở khúc cua là loại gương nào? Có tác dụng gì? b) Tại sao chọn đặt loại gương đó mà không phải là loại gương khác? Câu 2:Vật sáng AB đặt trước gương phẳng như hình vẽ. a) Vẽ ảnh của vật sáng AB tạo bởi gương phẳng. b) Ảnh...
Đọc tiếp

MỌI NGƯỜI GIÚP EM VỚI Ạ EM ĐANG THẬT SỰ CẦN RẤT GẤP TẠI VÌ CÒN 1 TIẾNG NỮA PHẢI NỘP BÀI RỒI Ạ MÀ EM KHÔNG BIẾT LÀM MNG GIÚP EM VỚI CẢ 3 CÂU LUN Ạ!!!! CÂU 1: a) Em hãy cho biết ở khúc cua là loại gương nào? Có tác dụng gì? b) Tại sao chọn đặt loại gương đó mà không phải là loại gương khác? Câu 2:Vật sáng AB đặt trước gương phẳng như hình vẽ. a) Vẽ ảnh của vật sáng AB tạo bởi gương phẳng. b) Ảnh cách vật bao nhiêu? Biết AB cách gương 7cm. (HÌNH VẼ TRÊN BỨC ẢNH) CÂU 3: Chiếu một tia sán SI đến gương phẳng. c) Vẽ ảnh của điểm S qua gương d) Vẽ tia phản xạ e) Cho góc tạo bởi tia tới và mặt gương là 30 độ, tính góc tới và góc phản xạ f) Cho góc tạo bởi tia tới và pháp tuyến là 30 độ, tính góc tới và góc phản xạundefined

2
4 tháng 10 2021

- Đặt tại các giao lộ, khúc cuaGương cầu lồi dạng có đường kính lớn (D600 trở lên) thường được đặt ở các giao lộ, khúc cua hay đường đèo để giúp lái xe dễ dàng quan sát. Từ đó, điều chỉnh tốc độ cho phù hợp.

 

4 tháng 10 2021

MỌI NGƯỜI GIÚP EM VỚI Ạ EM ĐANG THẬT SỰ CẦN RẤT GẤP TẠI VÌ CÒN 1 TIẾNG NỮA PHẢI NỘP BÀI RỒI Ạ MÀ EM KHÔNG BIẾT LÀM MNG GIÚP EM VỚI CẢ 3 CÂU LUN Ạ!!!! 

a) tác giả đã thể hiện cảm xúc của mình qua những tưởng tượng, liên tưởng và suy ngẫm về những chi tiết, hình ảnh của bài thơ. Hãy tìm những yếu tố đó trong bài văn dưới đây. b) tác giả đã triển khai các ý trong bài văn như thế nào? “Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.” Ở một nơi...
Đọc tiếp

a) tác giả đã thể hiện cảm xúc của mình qua những tưởng tượng, liên tưởng và suy ngẫm về những chi tiết, hình ảnh của bài thơ. Hãy tìm những yếu tố đó trong bài văn dưới đây. b) tác giả đã triển khai các ý trong bài văn như thế nào? “Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.” Ở một nơi nào đó trên miền rừng núi, đêm đã khuya rồi. Mọi thứ thanh âm hỗn tạp của ban ngày đã lắng lại. Nhưng không phải vì thế mà đêm yên lặng hoàn toàn. Có một thứ âm thanh rù rì từ xa vẳng lại nghe sâu lắng lạ thường, nó trong trẻo như một tiếng hát ru: tiếng suối! Cái tiếng róc rách của nước chảy nghe được vào ban đêm nó mới kỳ diệu làm sao: Tiếng suối trong như tiếng hát xa… Cái trầm lắng của ban đêm đã khiến các giác quan của con người có dịp “đua nhau” hoạt động. Nên từ “nghe xa”, ta đã được “nhìn gần” để thấy được sự huyền ảo của ánh trăng. Thứ ánh sáng dát vàng lung linh lọt qua tán cổ thụ tạo nên những khoảng sáng tối đan xen làm nền cho một bức tranh sống động. Dưới tán cổ thụ, không phải chỉ có sự tương phản sáng tối, nơi ấy còn có những khóm hoa. Màu sắc của hoa ban đêm tuy không rực rỡ lắm, nhưng chúng đã nhuộm màu cho ánh trăng thêm kỳ diệu: Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa… Trăng, cổ thụ và hoa, tuy chỉ là những cái bóng, nhưng chúng không độc lập với nhau mà hòa quyện nhau hư hư thực thực làm ngây ngất con mắt thi nhân. Bức tranh thiên nhiên tuyệt vời ấy sẽ chưa thể hoàn hảo nếu thiếu một chi tiết đặc biệt: con người. Có một người đang ngồi ngắm bức tranh, nhưng người ấy không ở ngoài bức tranh. Người ấy chính là một phần của bức tranh! Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ… Rất may, có một người chưa ngủ đã “nhìn” thấy bức tranh tuyệt tác ấy. Nhưng “người chưa ngủ” không phải vì để ngắm bức tranh, mà vì người ấy còn đang suy tư nỗi nước nhà. Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp ấy là phần thu nhỏ của đất nước mến yêu. Non sông thanh bình hoa lệ thế nhưng còn chưa độc lập. Dân tộc còn đang lao khổ bởi ngoại xâm. Chiến tranh còn đang đe dọa cuộc sống của đồng bào… Thế là từ một cảnh đẹp giản dị, tác giả đã dẫn người đọc đến với tình cảm yêu thương quê hương đất nước dường bao. Bài thơ tứ tuyệt gọn gàng, thi tứ chân phương với ngữ điệu nhẹ nhàng nhưng mang sắc thái của một thi nhân xuất chúng. Nếu không phải là tầm nhìn của một lãnh tụ, không phải là tình cảm của một vĩ nhân, dễ gì có được cảm quan bao quát và thi hứng tinh tế đến nhường ấy.

8
18 tháng 11 2016

_ Những yếu tố tưởng tượng , liên tưởng :

+ Có một thứ âm thanh từ xa vẳng lại nghe sâu lắng lạ thường , nó trong trẻo như một tiếng hát ru : tiếng suối !

+ Thứ ánh sáng dát vàng lung linh lọt qua tán cổ thụ tạo nên những khoảng sáng tôi đan xen làm nền cho một bức tranh sống động . Dưới tán cổ thụ , ko phải chỉ có những khoảng sáng tối , nơi ấy còn có những khóm hoa .

+ Trăng , cổ thụ và hoa , ba tầng ko hian nhưng ko tách biệt mà hòa quyện nhau hư hư thực thực lm ngây ngất con mắt thi nhân .

+ Có một ng đg ngồi ngắm bức tranh , nhưng ng ấy ko ở ngoài bức tranh . Ng ấy chính là một phần của bức tranh .

+ Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp ấy là phần thu nhỏ của đất nc mến yêu .

_ Những yếu tố suy ngẫm :

+ Non sông hoa lệ thế nhưng còn chưa độc lập . Dân tộc còn đg lao khổ bởi ngoại xâm . Chiến tranh còn đg đe dọa cuộc sống của đồng bào .

+ Nếu ko phải là tầm nhìn của một vị lãnh tụ , ko phải là tình cảm của 1 vĩ nhân , dễ j có đc cảm quan bao quát và thi hứng tinh tế đến nhường ấy .

_ Triển khai các ý qua ND và NT

7 tháng 11 2016

thanghoa

Quê có một cái đình từ lâu lắm rồi, những năm một nghìn chín trăm lâu lắc. Trải qua bao thăng trầm biến cố nó từng xảy ra nhiều trận giao tranh và cũng là nơi chôn cất tử sĩ sĩ thời Mỹ Ngụy. Bom đạn tàn phá nên Đình chỉ còn mỗi cái cổng, tấm bình phong và vài tượng đá, còn phần nhà đều tan nát hết. Đến năm 1973 khi giao tranh không còn diễn ra ở khu vực này nữa người ta xây chỗ...
Đọc tiếp

Quê có một cái đình từ lâu lắm rồi, những năm một nghìn chín trăm lâu lắc. Trải qua bao thăng trầm biến cố nó từng xảy ra nhiều trận giao tranh và cũng là nơi chôn cất tử sĩ sĩ thời Mỹ Ngụy. Bom đạn tàn phá nên Đình chỉ còn mỗi cái cổng, tấm bình phong và vài tượng đá, còn phần nhà đều tan nát hết. Đến năm 1973 khi giao tranh không còn diễn ra ở khu vực này nữa người ta xây chỗ này thành trường tiểu học và là mở đầu nhiều chuyện ly kỳ, em xin kể các chuyện xảy ra theo trình tự thời gian:

Lúc khởi công xây trường người ta tính đập hết cả cái cổng đình với mấy bức tượng còn xót lại luôn. Có ông trong làng (thực chất ở em không có làng mà có thôn thôi) gan lắm xung phong ra triệt hạ mấy cái di tích. Ổng đập xong tượng mãng xà (cao 2m5) thì tối về ốm liệt giường ngay, người nhà cúng xin tha tội mãi không khỏi, khoảng gần tháng thì chết. Người ta sợ quá nên không dám đập nữa, khoanh vùng xây trường không phạm vào mấy di tích.

Giai đoạn sau giải phóng, trường Đình là nơi họp ban đêm của thôn, em nghe kể lại là họp hợp tác xã gì đó, tuần nào cũng 2-3 buổi. Có một hôm nội em đi họp, thường thì 7h nhưng hôm nay họp sớm khoản nửa tiếng. Nội em đi gần trường thì thấy mọi người đã đến họp nêu ý kiến ồn ào rồi, lo bị trễ bị phạt nên nội chạy nhanh vào. Nhưng vừa qua cổng trường mọi thứ yên lặng như tờ, những bóng người tiếng nói, ánh đèn không thấy đâu mà thay bằng màn đêm tĩnh lặng gai người. Nội sợ quá chạy ngược ra lại ngoài lộ thì gặp ông trưởng thôn lững thững đi vào. Ổng mới bảo “thím làm gì ngoài đó thế, tới 7h mới họp, qua có nói người ta thông báo rồi mà”. Thế là biết ma nhát.

Trường có cái tượng cọp đá gần cổng đình (Có cái trụ cao cỡ 2m rồi có con cọp lớn ngồi trên, to giống thật chứ không phải mấy con be bé đặt ngoài mồ mả nhé). Có lần bạn em (năm đó lớp 5) tè vào tượng. Thế là hôm sau nó ốm nghỉ đến hơn cả tuần lễ mới đi học lại. Lên hỏi nó bệnh cảm hay gì thì nó nói bị sưng con c*, bố mẹ nó cúng khấn gì đó mới khỏi đi học được. Cả bọn bắt vạch ra xem thì thằng nào cũng thấy hổ thẹn, mới tí tuổi mà khẩu pháo to lớn bá đạo :))). Đùa chứ nó sưng nhìn thảm lắm, to đùng. Thế là từ đợt đó cấm có đứa nào dám béng mảng lại đó nữa.

Có chuyện này mới rùng rợn. Ở trường có 1 gia đình nghèo ở đó làm cai. Nhà này nghèo xin mảnh đất khuôn viên phía sau trường ở rồi bán bánh kẹo cho học sinh kiếm thu nhập với dọn quét trường mỗi tháng 200-300k gì đó. Nhà này nghèo cất được 2 nhà tranh vách đất kế nhau, 1 cho bà mẹ già hơn 70 tuổi ở với con út, 1 cho gia đình ông con trai lớn. Ông con trai lớn là thầu xây dựng (nhỏ thôi, xây chuồng heo, nhà cấp 4, mồ mả,..) nên hay nhậu về khuya toàn 1-2h sáng mới về. Một đềm kia, trúng ngày rằm, ổng uống say rồi đi lếch thếch vào sân trường về nhà. Bỗng nhiên ổng nghe có tiếng gầm gừ kỳ lạ sau lưng, không phải tiếng chó mèo. Ổng mới quay lại thì hỡi ôi! Dưới ánh trăng mờ ảo, con cọp đá đã nhảy xuống từ lúc nào đang gầm gừ đi qua đi lại nhìn ổng chằm chằm bằng cặp mắt đỏ như 2 hòn than nóng. Bao nhiêu bia rượu tỉnh cả, ổng chạy cắm cổ vào nhà bà mẹ già đóng cửa lại, tiếng con cọp chạy sau lưng rõ mồn một. Bà mẹ già với ông con trai nhỏ tỉnh giấc hỏi “chứ làm gì mà chạy như ma thế”. Ổng mới kêu con cọp nó nhảy xuống. Lúc này mới nghe có tiếng gầm gừ bên ngoài. Bà mẹ vội thắp nhang cắm lên bàn thờ rồi khấn vái xin ông cọp tha tội đứa con không biết phép tắc mạo phạm giờ giấc khuya. Bên ngoài còn nghe tiếng cào vào vách đất. Cả nhà lo sợ mà không biết làm sao. May sao tàn nửa cây nhang thì không nghe gì nữa. Cả nhà ngồi im thêm cả tiếng đồng hồ, thấy yên mới lục tục đi ngủ. Bà già đó là bạn của nội em nên bà ấy kể. Từ hôm đó ông này không bao giờ dám đi qua 12 giờ khuya nữa. Có người còn đồn là mấy con cọp đá này là ác thú bị trời đày phong ấn vào các trụ đá nhưng em chả tin lắm, nhưng mà có thể là thế lực siêu nhiên làm cho con cọp đá sống lại thật.

Có đêm mấy ông thầy (Ông hiệu trưởng, ông thầy thể dục với ông dạy vẽ) ở lại trường để chống lũ. Nửa đêm gió lốc mạnh làm cửa sổ gỗ tung ra (của có mấy cái ống song sắt ống tròn cắm dọc). Ông thầy vẽ nằm hướng đầu về phía cửa sổ, ổng ngửa ngược lên thì giật mình vì có “thằng ma” trăng trắng sang sáng không có tóc nhìn vào cười nhăn nhở, hai tay nó thọc vào trong song cửa sổ. Ổng sợ quá trùm mền nằm im. Cả đêm 2 ông kia không biết gì nhưng ổng không ngủ được, ổng cứ nghe giữa tiếng gió rít có tiếng bước chân với tiếng nói, cười khanh khánh. Lâu lâu còn nghe kêu “Ê, ê thằng kia, dậy chơi”… Đến lúc mệt quá ngủ lúc nào không hay. Sau đó ổng đòi đổi người, mấy ông kia thấy ổng sợ quá nên miễn bắt canh.

Cảm ơn các bác đã nghe chuyện của em nhé.

0
Bình luận ý kiến sau đây:Hãy nghe một thanh niên nông thôn rồi nghe bà mẹ của anh hay ông nội của anh nói chuyện ta sẽ hiểu ai là người có tiếng nói giàu hình ảnh, sắc màu. Chỉ một chuyện cây lúa thôi, mà biết bao là sáng tạo về ngôn ngữ:Gió đông là chồng lúa chiêmGió bấc là duyên lúa mùaĐược mùa lúa, úa mùa cauĐược mùa cau, đau mùa lúaChiêm khôn hơn mùa dạiMùa nứt nanh, chiêm xanh...
Đọc tiếp

Bình luận ý kiến sau đây:

Hãy nghe một thanh niên nông thôn rồi nghe bà mẹ của anh hay ông nội của anh nói chuyện ta sẽ hiểu ai là người có tiếng nói giàu hình ảnh, sắc màu. Chỉ một chuyện cây lúa thôi, mà biết bao là sáng tạo về ngôn ngữ:

Gió đông là chồng lúa chiêm
Gió bấc là duyên lúa mùa
Được mùa lúa, úa mùa cau
Được mùa cau, đau mùa lúa
Chiêm khôn hơn mùa dại
Mùa nứt nanh, chiêm xanh đầu
Lúa chiêm nép ở đầu bờ,
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.

   Cô kĩ sư nông học ơi, nếu ngày nay cô không nói được tiếng nói như vậy nữa, thì cô có thu được mùa lúa, nhưng đã bỏ mất cả một mùa ngôn ngữ đẹp đẽ của dân tộc đấy. Bởi thế, tôi muốn, đồng thời với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, phải giữ gìn sự giàu có, muôn vàn giàu có của nó.

Trong thói quen, chúng ta hay tự ti; khẳng định lại một lần nữa sự giàu có của tiếng nói dân tộc, cũng là một điều quan trọng chứ sao.

(Chế Lan Viên, Làm cho tiếng nói trong sáng, giàu và phát triển, trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, Sđd)

1
7 tháng 8 2017

Nhà thơ Chế Lan Viên muốn khẳng định, tiếng Việt chúng ta rất phong phú, trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt

Điều này thể hiện rõ trong tiếng nói của người nông dân, người lao động, cha ông ta thời xưa

→ Chính vì vậy muốn bảo tồn được sự giàu có của tiếng Việt cần trau dồi vốn từ.

Chọn chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn, điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu văn sau.   Chàng hiệp sĩ gỗ đang ôm (giấc/giất) mộng (làm/nàm) người, bỗng thấy (xuấc/xuất) hiện một bà già. Bà ta cầm cái quạt giấy che (lửa/nửa) mặt (lấc láo/nấc náo) đảo mắt nhìn quanh, rồi (cấc/cất) tiếng khàn khàn hỏi :- Còn ai thức không đấy ?- Có tôi đây ! Chàng hiệp sĩ (lên/nên)...
Đọc tiếp

Chọn chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn, điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu văn sau.

   Chàng hiệp sĩ gỗ đang ôm (giấc/giất) mộng (làm/nàm) người, bỗng thấy (xuấc/xuất) hiện một bà già. Bà ta cầm cái quạt giấy che (lửa/nửa) mặt (lấc láo/nấc náo) đảo mắt nhìn quanh, rồi (cấc/cất) tiếng khàn khàn hỏi :

- Còn ai thức không đấy ?

- Có tôi đây ! Chàng hiệp sĩ (lên/nên) tiếng.

   Thế là, bà già (nhấc/nhất) chàng ra khỏi cái đinh sắt, cầm chiếc quạt phẩy nhẹ ba cái. Tức thì, hai con mắt của chàng bắt đầu đảo qua đảo lại, môi chàng mấp máy, chân tay cựa quậy. Bà già đặt chàng xuống (đấc/đất). Chàng (lảo/xảo) đảo trên đôi chân run rẩy rồi rùng mình, thở một tiếng (thậc/thật) dài, biến thành một người bằng xương bằng thịt. Bà già (lắm/nắm) tay chàng hiệp sĩ, dắt đi theo.

1
14 tháng 5 2019

Chàng hiệp sĩ gỗ đang ôm giấc mộng làm người, bỗng thấy xuất hiện một bà già. Bà ta cầm cái quạt giấy che nửa mặt lấc láo đảo mắt nhìn quanh, rồi cất tiếng khàn khàn hỏi :

- Còn ai thức không đấy ?

- Có tôi đây ! Chàng hiệp sĩ lên tiếng.

   Thế là, bà già nhấc chàng ra khỏi cái đinh sắt, cầm chiếc quạt phẩy nhẹ ba cái. Tức thì, hai con mắt của chàng bắt đầu đảo qua đảo lại, môi chàng mấp máy, chân tay cựa quậy. Bà già đặt chàng xuống đất. Chàng lảo đảo trên đôi chân run rẩy rồi rùng mình, thở một tiếng thật dài, biến thành một người bằng xương bằng thịt. Bà già nắm tay chàng hiệp sĩ, dắt đi theo.