K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 9 2019

  Tôi buồn đến thẫn thờ khi chiếc xe chở các gia đình công nhân vào Yaly chuyển bánh. Tâm, người bạn thân nhất của tôi đã theo bố mẹ vào công trường mới. Thế là từ mai, tôi phải đi học một mình, làm bài một mình và chơi một mình. Trời ơi, tôi không thể tưởng tượng được nếu thiếu vắng Tâm, tôi sẽ như thế nào?

   Chúng tôi cùng lớn lên trên công trường thủy điện Sông Đà. Cảnh nhà hai đứa khác nhau. Là con út nên tôi được nuông chiều. Còn Tâm là anh của hai đứa em nhỏ nên vất vả hơn tôi nhiều.

   Sáng sớm, khi tôi còn cuộn tròn trong chăn thì Tâm đã thức dậy. Bạn ấy quét nhà, cho gà ăn rồi cùng bố tưới rau. Bao nhiêu là việc, thế mà Tâm chưa bao giờ đi học muộn. Còn tôi, nhiều hôm nghe Tâm gọi đi học là vơ vội cặp sách rồi chạy theo, không kịp ăn sáng.

   Bận như thế mà Tâm vẫn học giỏi hơn tôi. Từ khi cùng học với nhau, năm nào Tâm cũng đạt học sinh giỏi, còn tôi cố gắng lắm cũng chỉ được loại khá. Đấy là tối nào hai đứa cũng học bài với nhau, nếu không, tôi chẳng được thế đâu. Nhiều tiết Toán, thầy giảng tôi chẳng hiểu gì cả vì cứ mải nhìn vẩn vơ ra ngoài cửa sổ. Tâm kiên nhẫn giải thích cho tới lúc tôi thật hiểu lí thuyết và biết vận dụng vào làm bài tập mới thôi. Nhìn Tâm say sưa nói, tôi nghĩ lớn lên bạn ấy làm nghề dạy học là hợp nhất.

   Môn Văn, Tâm cũng giỏi hơn tôi. Mỗi lần làm bài ở lớp, Tâm đọc đề rất kĩ, làm dàn bài cẩn thận rồi mới cắm cúi viết. Còn tôi cứ loay hoay mãi. Tôi có để ý quan sát với suy nghĩ, nhận xét gì đâu cơ chứ! Cùng đi theo xe của bố Tâm lên đập chơi, tôi chỉ thích chạy lăng quăng đây đó rồi lấy đá ném thia lia xuống mặt nước. Tôi chẳng biết Tâm nhìn gì, nghĩ gì. Chỉ đến khi làm bài thi cuối học kì tôi mới rõ. Bài văn tả cảnh công trường của Tâm được điểm cao nhất lớp. Tâm so sánh hàng cột điện 500 ki-lô-vôn như những chàng lực sĩ khổng lồ, từng đoàn xe Benla bên sườn đồi trông như đàn trâu mộng và dãy cần cẩu giống những chú hươu cao cổ châu Phi.

   Sau khi làm xong nhiệm vụ ở nhà máy thủy điện Hòa Bình, bố Tâm cùng gia đình được lệnh lên đường đến công trường mới.

   Hôm nay, Tâm đã đi xa thật rồi. Cầm cuốn sổ nhỏ của Tâm tặng tôi trước lúc chia tay, tôi cảm thấy cay cay nơi khóe mắt. Có lẽ tôi phải viết thư ngay cho Tâm để Tâm dù ở xa vẫn cảm thấy có bạn bè thân yêu bên cạnh và biết rằng tôi luôn nhớ đến Tâm.

2<>

 Em tên là Hồng Nhung, năm nay 11 tuổi. Ngày 20 tháng 4 vừa qua, ba mẹ đã tổ chức sinh nhật cho em thật vui và ý nghĩa.

   Trước đó vài hôm, trong bữa cơm tối, mẹ ân cần bảo:

   - Sắp đến sinh nhật Hồng Nhung rồi đấy! Năm nay, con gái thích mẹ tặng quà gì nào?

   Em đang bẽn lẽn chưa biết trả lời ra sao thì ba nói:

   - Lần này, ba sẽ dành cho con một bất ngờ! Một món quà không nằm trong tưởng tượng của con.

   Suốt bữa cơm, em băn khoăn suy đoán nhưng đành chịu.

   - Thôi, con hãy vui lòng chờ nhé!

   Ba vuốt tóc em rồi cười. Tiếng cười của ba mới sảng khoái và ấm áp làm sao!

   Điều thú vị nữa là sinh nhật của em năm nay lại đúng vào ngày nghỉ. Em đã trao thiệp mời tận tay mấy bạn thân trong lớp. Chắc thế nào các bạn ấy cũng tới chia vui với em.

   Sáng chủ nhật, mẹ dậy rất sớm, để dọn dẹp nhà cửa. Em và bé Khoa cũng làm giúp mẹ. Hai chị em lau bàn ghế và nền nhà thật sạch. Mọi việc xong xuôi, ba chở mẹ đi chợ. Em nghe thấy mẹ nói với ba rằng: "Chúng ta sẽ mua tặng con gái một bó hồng anh nhé!".

   Lát sau, ba mẹ về. Em hớn hở đón từ tay mẹ một bó hồng nhung tươi thắm. Mẹ bảo :

   - Con hãy tự cắm hoa để xem con gái mẹ có khéo tay không nào !

   Nhờ mẹ hướng dẫn, em cũng cắm được một bình hoa xinh xắn rồi đem đặt vào giữa chiếc bàn phủ khăn màu xanh lá cây. Sắc đỏ hoa hồng nổi bật giữa nền khăn xanh, trông thật đẹp ! Trên bàn, mẹ đã bày mấy đĩa trái cây, bánh kẹo,… cùng một chiếc bánh kem có cắm 11 ngọn nến nhỏ xíu đủ màu. Dòng chữ : "Chúc mừng sinh nhật Hồng Nhung" nhìn thật thích mắt. Mẹ giục em chải tóc và thay quần áo mới.

   Ngoài cửa chợt có tiếng nói cười rộn rã. Hương, Oanh, Quyên, Tú và Đức ùa vào, tíu tít chúc mừng và tặng em những món quà nho nhỏ nhưng thật ngộ nghĩnh, dễ thương : cuốn sổ tay, chiếc nơ cài tóc, hộp bút chì màu,… Bạn nào cũng xiết tay em thật chặt làm em cảm động không nói nên lời.

   Buổi sinh nhật diễn ra thật là vui. Em thổi tắt nến trong tiếng vỗ tay và tiếng hát chúc mừng sinh nhật. Ba, mẹ chúc em chăm ngoan, học giỏi, được mọi người yêu mến. Một cảm xúc kì lạ, khó tả chợt làm em rưng rưng. Em muốn ôm chặt ba mẹ, bé Khoa và các bạn vào lòng để san sẻ niềm hạnh phúc.

   Ba trao cho em gói nhà mà ba nói là đặc biệt rồi bảo em mở ra xem. Một chiếc đồng hồ báo thức có hình chú gà trống với chiếc mào đỏ chót và chiếc cổ vươn cao ngạo nghễ. Mọi người cùng ồ lên thích thú. Nhìn thấy nó là em mê ngay. Từ nay, chiếc đồng hồ báo thức này sẽ trở thành người bạn gắn bó với em, nhắc nhở em đi học đúng giờ. Em cảm ơn ba. Ba mẹ nhìn em với ánh mắt động viên đầy tình thương mến!

   Em tự nhủ rằng mình đã lớn, phải cố gắng hơn nữa để xứng đáng với những gì tốt đẹp nhất mà ba mẹ, thầy cô và các bạn đã dành cho mình. Sinh nhật vừa rồi sẽ trở thành một kỉ niệm khó quên trong tuổi học trò của em.

5 tháng 9 2019

Hàng năm cứ đến ngày khai trường, lòng tôi lại nao nao đến khó tả. Cái cảm giác bâng khuâng đến xao xuyến - và ngày này đã trở thành kỷ niệm khó phai trong ký ức của tuổi thơ tôi...

Vài hôm trước ngày khai giảng, ba mẹ tôi hối hả mua cho anh em chúng tôi từng cái áo, cái quần, đôi dép... đến cái nón, cây viết và cẩn thận bao bìa, dán nhãn cho anh em tôi từng quyển tập, quyển sách. Cả đêm, ba mẹ vẫn không ngủ để chuẩn bị chu đáo mọi thứ cho chúng tôi ngày mai đến trường. Hẳn là để chúng tôi có được niềm vui ngày tựu trường, gánh nặng trên vai của ba mẹ đã phải nhiều hơn, nhưng tôi vẫn cảm nhận được niềm hạnh phúc tràn đầy trong mắt của ba mẹ.Trời vừa rạng sáng, tôi đã vội vàng mặc quần áo mới, mang đôi giày "ba-ta" trắng tinh vào và đứng soi trước gương. Tôi khẽ mỉm cười sung sướng: "Ừ, giờ thì mình đã là học sinh cấp ba rồi nhé!". Rồi tôi đạp xe nhanh chóng đến trường với niềm vui hớn hở: sắp gặp bạn bè và thầy cô mới...

Hàng cây quen thuộc bên đường ngày nào, giờ sao khác quá. Có lẽ chúng cũng rạo rực như chúng tôi. Những hạt sương tối qua vẫn còn lấm tấm trên lá, đang long lanh dưới nắng mai vàng rỡ, vô cùng ngoạn mục. Dường như mọi vật đều tràn đầy sức sống.

Bước chân vào ngôi trường cấp ba, tất cả mọi thứ đều lạ lẫm, bỡ ngỡ đối với tôi. Ngôi trường mới này có khuôn viên lớn hơn, cây cỏ và hoa kiểng nhiều hơn so với trường cũ của tôi. Nhiều phòng học dài cứ nối tiếp nhau... Tôi ngơ ngác kiếm tìm lớp học của mình, bước đi tới lui liên tục làm trán ướt đẫm cả mồ hôi.

Tôi cố đảo mắt xung quanh để tìm một đứa bạn cũ nhưng cũng đành thất vọng. Tất cả đều là bạn mới, lạ lẫm. Ai cũng trang phục chỉnh tề, tươm tất từ đầu tóc, mặt mũi đến giày dép. Mọi thứ đều sạch sẽ, mới tinh. Dường như các bạn đều muốn khám phá tất cả những cái còn bỡ ngỡ xung quanh mình, với tâm trạng hớn hở và rạo rực.

Thỉnh thoảng, tôi nhìn thấy có vài anh chị năm trước đang tụm năm, tụm bảy trò chuyện ríu rít. Các anh chị trông có vẻ tự tin hơn so với chúng tôi. Họ bắt chuyện và hướng dẫn tận tình cho chúng tôi biết chỗ của căn tin, thư viện, nhà sách, giới thiệu cho chúng tôi biết sơ nét về từng giáo viên sẽ dạy mình... Chúng tôi cứ ngơ ngác lắng nghe hướng dẫn của các anh chị.

Tiếng kẻng vang lên, báo hiệu giờ vô lớp, khác với tiếng trống quen thuộc của trường cấp hai ngày nào. Chúng tôi nhanh chóng xếp hàng và chờ giáo viên chủ nhiệm xuống lớp. Tâm trạng bạn nào cũng náo nức và hồi hộp. Bỗng tôi nghe có tiếng hỏi thăm quen thuộc và thân thương: "Bạn tên gì? Nhà ở đâu? Năm rồi học trường nào vậy...?"

Nhiều năm trôi qua nhưng những cảm xúc về ngày khai giảng đối với tôi khó có thể diễn tả hết, nó đã in sâu vào con tim của tôi từ bao giờ. Và mỗi năm cứ đến ngày này là lòng tôi lại dâng lên những cảm xúc da diết đến không nguôi...

Trong cuộc đời mỗi người chúng ta ai cũng đã từng mắc lỗi. Tuy phạm lỗi nhưng quan trọng là chúng ta có biết nhận và sửa lỗi hay không. Tôi cũng đã từng chưa học bài. Dù đó chỉ là lỗi nhỏ nhưng nó vẫn để lại cho tôi biết bao sự ân hận, xấu hổ và cũng làm cho thầy cô, ba mẹ rất buồn và thất vọng về tôi.
 

Những bài văn kể chuyện đời thường lớp 6

Những bài văn kể chuyện đời thường lớp 6 - Ảnh minh họa

Hôm ấy là ngày thứ hai nắng đẹp. Cuối tuần trước,chúng tôi có rất nhiều thời gian để làm bài và học bài cũ. Thế nhưng hôm thứ sáu phải học tân 5 tiết nên chúng tôi ai cũng cảm thấy mệt mỏi. Vừa về đến nhà,tôi đặt ngay cái cặp xuống đất ròi dán mắt vào máy vi tính từ sáng đến tối mịt,quên cả ăn cơm cùng gia đình. Chơi chán, tôi nghĩ: "Thứ hai ắt hẳn cô sẽ kiểm tra bài cũ.Thôi,bây giờ mình nên học bài thôi! "Tôi vừa lấy sách vở ra thì cái Lan-bạn hàng xóm của tôi sang rủ đi xem xiếc. Vì thích nên tôi bỏ học bài và đi theo cô bạn. Tối về tôi rất mệt và ngủ luôn đến sáng thứ bảy. Hôm đó,chị họ và bác tôi lên chơi. Tôi nói chuyện,đi chơi với chị rất vui vẻ. Khi bác và chị ra về cũng là lúc tối chủ nhật. Tôi mở sách ra học. Nhưng sao mắt tôi cứ díp lại thế này. Tôi nghĩ rằng cô giáo sẽ không gọi lên bảng vì tôi đã có rất nhiều điểm cao rồi mà. Thế là tôi yên tâm ngủ một mạch tới sáng.

"Tùng tùng tùng"-tiếng trống bắt đầu tiết toấn của cô Lam đã vang lên. Khi cô vào lớp,tim tôi đập thình thịch. Cô lặng lẽ mở sổ điểm ra rồi liếc nhìn tên thằng Tùng,cái Mai. Bất ngờ,cô đóng sổ lại và nói:

-Hôm nay chúng ta sẽ kiểm tra 15' các con lấy giấy ra đi!

Sau khi nghe cô nói, tôi rất hoang mang và lo sợ. Cô bắt đầu chép đề lên bảng. Các bạn cặm cụi làm bài. Trong lớp không có tiếng gì ngoại trừ tiếng bút các bạn làm bài. Cuối giờ,tôi nộp cho cô tờ giấy trắng.

Rồi ngày hôm sau, cô trả bài, tôi bị điểm 2. Ngay cả thằng Hòang-người học dốt nhất lớp tôi còn được điểm 8 mà tôi là một học sinh giỏi sao chỉ được mỗi 2. Thấy tôi lần đầu bị điểm kém,cô gọi lên hỏi. Tôi bước từng bước nặng nè lên bục giảng. Cô hỏi:

- Con đã ôn bài cũ chưa?

Tôi lặng thinh trước câu hỏi của cô. Tôi lấy hết can đảm trả lời:

- Dạ,con chưa học bài!

Tôi nghĩ rằng cô và các bạn sẽ vô cùng thất vọng về tôi. Các bài kiểm tra trước tôi toàn được 9,10 mà. Cô lại ân cần:

- Lí do gì khiến một lớp trưởng gương mẫu như con lại chưa ôn bài và bị điểm kém vậy?

Sau khi nghe câu hỏi của cô,tôi cảm thấy rất xấu hổ và ân hận. Hai chữ"lớp trưởng "Sao xa vời quá! Trong đầu tôi hiện lên rất nhiều suy nghĩ:  con ốm,con chưa học bài,con mải chơi,mẹ ốm nên con chưa học bài,...

Thế rồi tôi cũng quyết định nói thật với cô.Tôi kể hết mọi chuyện cho cô nghe .Nét mặt cô thoáng buồn! Chắc giờ cô thất vọng về mình lắm-tôi thầm nghĩ! Cô nói với tôi:

- Về nhà con nhớ ôn bài kĩ nha!

Tôi trả lời:

- Con cảm ơn cô ạ. Con hứa sẽ chăm chỉ hơn

Cô mỉm cười:

- Lần sau cô gỡ điểm con nhé!

Tôi"vâng ạ" tôi chạy xe về nhà.Mẹ tôi đang ngồi khâu áo. Đứng ngoài cửa ,tôi không biết nên nói với mẹ thế nào. Tôi buồn bã bước vào nhà. Mẹ niềm nở ra đón:

- Con yêu của mẹ hôm nay có được điểm nào không?

Người tôi run lẩy bẩy khi nghe câu hỏi của mẹ. Cuối cùng, tôi lấy hết can đảm, nói:

- Dạ, con bị điểm 2 ạ!

Mẹ tôi sửng sốt vì từ trước đến giờ lúc nào tôi cũng làm mẹ vui bởi số điểm của mình! Mẹ hỏi:

- Vì sao con lại bị điểm kém vậy?

Tôi im lặng hồi lâu rồi trả lời mẹ:

- Dạ,do con mải chơi. Con xin lỗi mẹ ạ!

Tôi nhận thấy mẹ buồn lắm! Chắc bây giờ mẹ đang thất vọng về tôi - Tôi nghĩ. Thế nhưng mẹ vẫn gắng mỉm cuời:

- Thôi, lần sau con gỡ điểm nhé!

Tôi vui vẻ nhưng vẫn thấy ân hận về việc làm của mình!

Tôi rất vui vì được mẹ và cô tha thứ. Sau sự việc này, tôi thấy mình cần chú ý đến việc học hơn. Dù có những cuộc chơi vui đến mấy thì tôi cũng phải học bài. Dù được mọi người tha lỗi nhưng đến bây giờ tôi vẫn cảm thấy xấu hổ và ân hận. Tôi hứa sẽ chăm học hơn để mẹ có thể hãnh diện về tôi, thầy cô và bạn bè sẽ mến phục một lớp trưởng vừa gương mẫu, vừa học giỏi như tôi. Tôi sẽ không làm mọi người thất vọng thêm một lần nữa.

Trong cuộc đời mỗi người chúng ta ai cũng đã từng mắc lỗi. Tuy phạm lỗi nhưng quan trọng là chúng ta có biết nhận và sửa lỗi hay không. Tôi cũng đã từng chưa học bài. Dù đó chỉ là lỗi nhỏ nhưng nó vẫn để lại cho tôi biết bao sự ân hận, xấu hổ và cũng làm cho thầy cô, ba mẹ rất buồn và thất vọng về tôi.
 

Những bài văn kể chuyện đời thường lớp 6

Những bài văn kể chuyện đời thường lớp 6 - Ảnh minh họa

Hôm ấy là ngày thứ hai nắng đẹp. Cuối tuần trước,chúng tôi có rất nhiều thời gian để làm bài và học bài cũ. Thế nhưng hôm thứ sáu phải học tân 5 tiết nên chúng tôi ai cũng cảm thấy mệt mỏi. Vừa về đến nhà,tôi đặt ngay cái cặp xuống đất ròi dán mắt vào máy vi tính từ sáng đến tối mịt,quên cả ăn cơm cùng gia đình. Chơi chán, tôi nghĩ: "Thứ hai ắt hẳn cô sẽ kiểm tra bài cũ.Thôi,bây giờ mình nên học bài thôi! "Tôi vừa lấy sách vở ra thì cái Lan-bạn hàng xóm của tôi sang rủ đi xem xiếc. Vì thích nên tôi bỏ học bài và đi theo cô bạn. Tối về tôi rất mệt và ngủ luôn đến sáng thứ bảy. Hôm đó,chị họ và bác tôi lên chơi. Tôi nói chuyện,đi chơi với chị rất vui vẻ. Khi bác và chị ra về cũng là lúc tối chủ nhật. Tôi mở sách ra học. Nhưng sao mắt tôi cứ díp lại thế này. Tôi nghĩ rằng cô giáo sẽ không gọi lên bảng vì tôi đã có rất nhiều điểm cao rồi mà. Thế là tôi yên tâm ngủ một mạch tới sáng.

"Tùng tùng tùng"-tiếng trống bắt đầu tiết toấn của cô Lam đã vang lên. Khi cô vào lớp,tim tôi đập thình thịch. Cô lặng lẽ mở sổ điểm ra rồi liếc nhìn tên thằng Tùng,cái Mai. Bất ngờ,cô đóng sổ lại và nói:

-Hôm nay chúng ta sẽ kiểm tra 15' các con lấy giấy ra đi!

Sau khi nghe cô nói, tôi rất hoang mang và lo sợ. Cô bắt đầu chép đề lên bảng. Các bạn cặm cụi làm bài. Trong lớp không có tiếng gì ngoại trừ tiếng bút các bạn làm bài. Cuối giờ,tôi nộp cho cô tờ giấy trắng.

Rồi ngày hôm sau, cô trả bài, tôi bị điểm 2. Ngay cả thằng Hòang-người học dốt nhất lớp tôi còn được điểm 8 mà tôi là một học sinh giỏi sao chỉ được mỗi 2. Thấy tôi lần đầu bị điểm kém,cô gọi lên hỏi. Tôi bước từng bước nặng nè lên bục giảng. Cô hỏi:

- Con đã ôn bài cũ chưa?

Tôi lặng thinh trước câu hỏi của cô. Tôi lấy hết can đảm trả lời:

- Dạ,con chưa học bài!

Tôi nghĩ rằng cô và các bạn sẽ vô cùng thất vọng về tôi. Các bài kiểm tra trước tôi toàn được 9,10 mà. Cô lại ân cần:

- Lí do gì khiến một lớp trưởng gương mẫu như con lại chưa ôn bài và bị điểm kém vậy?

Sau khi nghe câu hỏi của cô,tôi cảm thấy rất xấu hổ và ân hận. Hai chữ"lớp trưởng "Sao xa vời quá! Trong đầu tôi hiện lên rất nhiều suy nghĩ:  con ốm,con chưa học bài,con mải chơi,mẹ ốm nên con chưa học bài,...

Thế rồi tôi cũng quyết định nói thật với cô.Tôi kể hết mọi chuyện cho cô nghe .Nét mặt cô thoáng buồn! Chắc giờ cô thất vọng về mình lắm-tôi thầm nghĩ! Cô nói với tôi:

- Về nhà con nhớ ôn bài kĩ nha!

Tôi trả lời:

- Con cảm ơn cô ạ. Con hứa sẽ chăm chỉ hơn

Cô mỉm cười:

- Lần sau cô gỡ điểm con nhé!

Tôi"vâng ạ" tôi chạy xe về nhà.Mẹ tôi đang ngồi khâu áo. Đứng ngoài cửa ,tôi không biết nên nói với mẹ thế nào. Tôi buồn bã bước vào nhà. Mẹ niềm nở ra đón:

- Con yêu của mẹ hôm nay có được điểm nào không?

Người tôi run lẩy bẩy khi nghe câu hỏi của mẹ. Cuối cùng, tôi lấy hết can đảm, nói:

- Dạ, con bị điểm 2 ạ!

Mẹ tôi sửng sốt vì từ trước đến giờ lúc nào tôi cũng làm mẹ vui bởi số điểm của mình! Mẹ hỏi:

- Vì sao con lại bị điểm kém vậy?

Tôi im lặng hồi lâu rồi trả lời mẹ:

- Dạ,do con mải chơi. Con xin lỗi mẹ ạ!

Tôi nhận thấy mẹ buồn lắm! Chắc bây giờ mẹ đang thất vọng về tôi - Tôi nghĩ. Thế nhưng mẹ vẫn gắng mỉm cuời:

- Thôi, lần sau con gỡ điểm nhé!

Tôi vui vẻ nhưng vẫn thấy ân hận về việc làm của mình!

Tôi rất vui vì được mẹ và cô tha thứ. Sau sự việc này, tôi thấy mình cần chú ý đến việc học hơn. Dù có những cuộc chơi vui đến mấy thì tôi cũng phải học bài. Dù được mọi người tha lỗi nhưng đến bây giờ tôi vẫn cảm thấy xấu hổ và ân hận. Tôi hứa sẽ chăm học hơn để mẹ có thể hãnh diện về tôi, thầy cô và bạn bè sẽ mến phục một lớp trưởng vừa gương mẫu, vừa học giỏi như tôi. Tôi sẽ không làm mọi người thất vọng thêm một lần nữa.

Bài 2 Trong cuộc đời mỗi người chúng ta ai cũng đã từng mắc lỗi. Tuy phạm lỗi nhưng quan trọng là chúng ta có biết nhận và sửa lỗi hay không. Tôi cũng đã từng chưa học bài. Dù đó chỉ là lỗi nhỏ nhưng nó vẫn để lại cho tôi biết bao sự ân hận, xấu hổ và cũng làm cho thầy cô, ba mẹ rất buồn và thất vọng về tôi.

Hôm ấy là ngày thứ hai nắng đẹp. Cuối tuần trước,chúng tôi có rất nhiều thời gian để làm bài và học bài cũ. Thế nhưng hôm thứ sáu phải học tân 5 tiết nên chúng tôi ai cũng cảm thấy mệt mỏi. Vừa về đến nhà,tôi đặt ngay cái cặp xuống đất ròi dán mắt vào máy vi tính từ sáng đến tối mịt,quên cả ăn cơm cùng gia đình. Chơi chán, tôi nghĩ: "Thứ hai ắt hẳn cô sẽ kiểm tra bài cũ.Thôi,bây giờ mình nên học bài thôi! "Tôi vừa lấy sách vở ra thì cái Lan-bạn hàng xóm của tôi sang rủ đi xem xiếc. Vì thích nên tôi bỏ học bài và đi theo cô bạn. Tối về tôi rất mệt và ngủ luôn đến sáng thứ bảy. Hôm đó,chị họ và bác tôi lên chơi. Tôi nói chuyện,đi chơi với chị rất vui vẻ. Khi bác và chị ra về cũng là lúc tối chủ nhật. Tôi mở sách ra học. Nhưng sao mắt tôi cứ díp lại thế này. Tôi nghĩ rằng cô giáo sẽ không gọi lên bảng vì tôi đã có rất nhiều điểm cao rồi mà. Thế là tôi yên tâm ngủ một mạch tới sáng.

"Tùng tùng tùng"-tiếng trống bắt đầu tiết toấn của cô Lam đã vang lên. Khi cô vào lớp,tim tôi đập thình thịch. Cô lặng lẽ mở sổ điểm ra rồi liếc nhìn tên thằng Tùng,cái Mai. Bất ngờ,cô đóng sổ lại và nói:

-Hôm nay chúng ta sẽ kiểm tra 15' các con lấy giấy ra đi!

Sau khi nghe cô nói, tôi rất hoang mang và lo sợ. Cô bắt đầu chép đề lên bảng. Các bạn cặm cụi làm bài. Trong lớp không có tiếng gì ngoại trừ tiếng bút các bạn làm bài. Cuối giờ,tôi nộp cho cô tờ giấy trắng.

Rồi ngày hôm sau, cô trả bài, tôi bị điểm 2. Ngay cả thằng Hòang-người học dốt nhất lớp tôi còn được điểm 8 mà tôi là một học sinh giỏi sao chỉ được mỗi 2. Thấy tôi lần đầu bị điểm kém,cô gọi lên hỏi. Tôi bước từng bước nặng nè lên bục giảng. Cô hỏi:

- Con đã ôn bài cũ chưa?

Tôi lặng thinh trước câu hỏi của cô. Tôi lấy hết can đảm trả lời:

- Dạ,con chưa học bài!

Tôi nghĩ rằng cô và các bạn sẽ vô cùng thất vọng về tôi. Các bài kiểm tra trước tôi toàn được 9,10 mà. Cô lại ân cần:

- Lí do gì khiến một lớp trưởng gương mẫu như con lại chưa ôn bài và bị điểm kém vậy?

Sau khi nghe câu hỏi của cô,tôi cảm thấy rất xấu hổ và ân hận. Hai chữ"lớp trưởng "Sao xa vời quá! Trong đầu tôi hiện lên rất nhiều suy nghĩ:  con ốm,con chưa học bài,con mải chơi,mẹ ốm nên con chưa học bài,...

Thế rồi tôi cũng quyết định nói thật với cô.Tôi kể hết mọi chuyện cho cô nghe .Nét mặt cô thoáng buồn! Chắc giờ cô thất vọng về mình lắm-tôi thầm nghĩ! Cô nói với tôi:

- Về nhà con nhớ ôn bài kĩ nha!

Tôi trả lời:

- Con cảm ơn cô ạ. Con hứa sẽ chăm chỉ hơn

Cô mỉm cười:

- Lần sau cô gỡ điểm con nhé!

Tôi"vâng ạ" tôi chạy xe về nhà.Mẹ tôi đang ngồi khâu áo. Đứng ngoài cửa ,tôi không biết nên nói với mẹ thế nào. Tôi buồn bã bước vào nhà. Mẹ niềm nở ra đón:

- Con yêu của mẹ hôm nay có được điểm nào không?

Người tôi run lẩy bẩy khi nghe câu hỏi của mẹ. Cuối cùng, tôi lấy hết can đảm, nói:

- Dạ, con bị điểm 2 ạ!

Mẹ tôi sửng sốt vì từ trước đến giờ lúc nào tôi cũng làm mẹ vui bởi số điểm của mình! Mẹ hỏi:

- Vì sao con lại bị điểm kém vậy?

Tôi im lặng hồi lâu rồi trả lời mẹ:

- Dạ,do con mải chơi. Con xin lỗi mẹ ạ!

Tôi nhận thấy mẹ buồn lắm! Chắc bây giờ mẹ đang thất vọng về tôi - Tôi nghĩ. Thế nhưng mẹ vẫn gắng mỉm cuời:

- Thôi, lần sau con gỡ điểm nhé!

Tôi vui vẻ nhưng vẫn thấy ân hận về việc làm của mình!

Tôi rất vui vì được mẹ và cô tha thứ. Sau sự việc này, tôi thấy mình cần chú ý đến việc học hơn. Dù có những cuộc chơi vui đến mấy thì tôi cũng phải học bài. Dù được mọi người tha lỗi nhưng đến bây giờ tôi vẫn cảm thấy xấu hổ và ân hận. Tôi hứa sẽ chăm học hơn để mẹ có thể hãnh diện về tôi, thầy cô và bạn bè sẽ mến phục một lớp trưởng vừa gương mẫu, vừa học giỏi như tôi. Tôi sẽ không làm mọi người thất vọng thêm một lần nữa.

5 tháng 12 2016

Bây giờ đã là học sinh lớp 7 nhưng kỷ niệm về buổi đầu tiên đi học thạt khó quên. Em còn nhớ đó là một buổi sang mùa thu thật đẹp. Hôm đó mẹ đưa em đến trường. Bầu trời trong xanh, nắng vàng như mật ong trải khắp sân trường. Ngôi trường thật lớn và rất đông người. Em rụt rè nép bên mẹ, không dám rời tay. Nhưng cô giáo đã đến bên em dịu dàng vỗ về. Cô đón em vào lớp và giới thiệu với các bạn để làm quen. Cái lo sợ và hồi hộp trong em tự nhiên biến mất. Lúc đó, em đã bắt đầu thấy yêu lớp học của mình.

2 tháng 10 2021

Khi nhìn thấy chị Cốc, tôi nghĩ ra trò hay liền sang rủ Dế Choắt chơi cùng. Nhưng Dế Choắt là một tên nhát gan nên liền van xin tôi đừng dại dột mà trêu vào chị ta. Tôi nghe vậy mà trong lòng cảm thấy bực tức. Bỏ ngoài tai lời nói của Dế Choắt, tôi cứ trêu chị Cốc. Nghe tiếng trêu, chị ta trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau. Lúc đó tôi cảm thấy sợ hãi nên vội chui tọt vào hang, lên giường nằm khểnh. Tôi chẳng mảy may nghĩ rằng Dế Choắt tội nghiệp sẽ phải chịu tội thay mình.

2 tháng 10 2021

bạn có chép mạng ko vậy?

26 tháng 3 2018

Sau Tết, những buổi sớm mai thường se lạnh. Ngôi trường cấp một nhỏ nhắn còn ẩn hiện trong màn sương mỏng lửng lơ. Tuy mùa đông đã cởi chiếc áo xanh của mình để đón rước nàng xuân, thế mà ngôi trường vẫn còn như ngủ rất kĩ trong khí trời có gió heo may…

Rồi ông mặt trời ló dạng. Nắng rải vàng sân trường, nắng như những lớp bụi óng len lỏi vào trong lớp học. Nắng rực rỡ và chiếu sáng các khuôn mặt đầy sức xuân của lớp tôi. Ngôi trường đã thức dậy.

Tụ tập tại lớp là eác bạn nhỏ lớp 1A chúng tôi. Ai cũng hăng hái kể chuyện ngày xuân trong dịp nghỉ Tết vừa qua. Bé Mai với bím tóc mềm hoe hoe vàng, ngúng nguẩy đôi bướm trên đầu trông thật dễ thương. Bạn ấy khoe: "Năm nay, mẹ tôi đưa tôi xuống thuyền, dắt tôi về với ngoại nè, ở quê ngoại lạ lắm nghe, có dừa nước có cây bần mà quả của nó chắc là ăn ngon lắm!". Nam là một cậu bé lí lắc nhất lớp tôi cướp lời: "Tớ cũng về quê nội của tớ chứ bộ. Ở đó cũng có bần, tớ đã ăn no rồi, chát ơi là chát, đâu ngon lành gì. Nghe nói ăn nhiều là chết vì ngộ độc đấy!…".

Bỗng có tiếng nói từ bức tường trước mặt: "Các bạn ơi, cho tôi tâm sự vài lời cùng các bạn với!". Tất cả chúng tôi ngơ ngác, mọi người đều đưa cặp mắt nhìn lên tấm bảng đen và quay lại nhìn nhau.

– "Ai vậy kìa…" – Mai lúng túng.

– "Chẳng lẽ bảng lại nói được sao" – Nam im thin thít rồi nghi ngờ hỏi.

– "Đúng đấy, chính tôi là Bảng Đen đang nói với các bạn đấy! Các bạn có cho tôi được nói đôi lời đầu năm mới không?".

Mai chau mày:

– "Nhưng mà Bảng ơi, "tâm sự" là cái gì, tôi không hiểu!".

– Ừ nhỉ, sao lại không nói chuyện như tụi mình mà lại "tâm sự"? 'Tâm sự' nghĩa là bạn định bày trò chơi cho chúng tôi phải không hở Bảng? – Nam cũng thắc mắc như Mai.

– Không đâu, tâm sự nghĩa là chúng mình trò chuyện thân mật với nhau dấy mà!

– À, vậy thì Bảng cứ nói chuyện với chúng tôi đi. Đầu năm nghe Bảng nói chuyện chắc cũng thú vị lắm đây! Nam lên tiếng.

Đảng Đen chậm rãi tiếp lời: "Chắc có lẽ từ khi bước vào lớp học này, cho đến hôm nay, đã bao lần các bạn theo bàn tay cô giáo nhìn thấy những chữ viết và những con số. Nhưng đã có bạn nào nghĩ và chú ý đến tôi chưa? Tôi không tự khoe mình đâu nhưng cũng thật là tủi thân khi thấy mình làm việc có ích cho mọi người mà lại bị mọi người hất hủi và hành hạ.

– Ủa, đã có ai đối xử tệ với Bảng Đen thế hở bạn? Mai lên tiếng cắt ngang lời Bảng Đen.

– Bạn hãy nhìn lên mặt bên phải của tôi thì rõ. Bạn có thấy những vết dao rạch chằng chịt với việc khắc những chữ a, b, c xiêu xọ không thể xóa được trên mặt tôi đấy không? Và phía bên trái, bạn không thấy một mảng sơn của tôi đã bị bong ra do một quả banh các bạn đá trong lớp đập vào đó sao? Bạn hãy nhìn góc dưới của tôi đi, nó bị vênh ra và gãy mép, đó là do các bạn treo tôi trên hai sợi dây thép nhỏ xíu cho nên một lần các bạn níu lấy tôi để quét mạng nhện và tôi rớt xuống mới ra cơ sự đó

11 tháng 10 2019

Chuyện người con gái Nam Xương là một truyện ngắn tiêu biểu trích trong tập truyện Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ  được viết bằng chữ Hán,  ra đời khoảng thế kỷ XVII.  Nhà văn dựa vào một câu chuyện có thật diễn ra ở thế kỷ 15, nàng Vũ Thị Thiết - thiếu phụ đất Nam Xương.  Truyện này từ lâu được đưa vào SGK Văn (những năm 70 thế kỷ trước), một thời gian vắng mặt (thời cải cách giáo dục), từ sau 1990 được đưa lại vào chương trình.

 Cũng đã có khá nhiều bài viết về truyện và nhân vật chính - Vũ Thị Thiết, thường được gọi là Vũ Nương.

Gần đây, trên Tạp chí Văn hóa Nghệ An có bài viết “Vũ Nương, nhìn nhận và suy xét” của Phan Thị Thanh Thủy có một số đánh giá theo hướng lên án nhân vật này.

Như vậy là nàng Vũ chết đã hơn 500 năm, mà xem chừng cuộc sống và cái chết của nàng chưa phải là hết chuyện để nói.

Vũ Nương, bi kịch sống không được lựa chọn

Câu chuyện bắt đầu từ cuộc hôn nhân của Vũ Thị Thiết, “người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Trong làng, có chàng Trương Sinh, mến vì dung hạnh, xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về”.

Như vậy là hôn nhân giữa Vũ Nương và Trương Sinh (cũng như bao nhiêu cặp vợ chồng khác trong xã hội phong kiến) là không xuất phát từ tình yêu. Với  Vũ Nương, nàng đã được/bị cha mẹ gả bán. Chớ trách nàng ham giàu, cũng đừng trách nàng sống dựa dẫm, bởi “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, nàng làm gì được có ý kiến, lại càng không được quyết định việc hôn nhân của mình.

Đó là bi kịch đầu tiên của đời Vũ Nương mà chế độ phong kiến Việt Nam vốn lấy Nho giáo làm hệ tư tưởng chính thống, với tôn ti trật tự nghiêm ngặt đã tước mất quyền được chọn chồng của người phụ nữ.

Dù hôn nhân không phải trên cơ sở tình yêu, người chồng Trương Sinh đã “không có học” lại “có tính đa nghi”, nhưng là người “thùy mị, nết na”, ắt nàng hiểu được bổn phận làm dâu, làm vợ, nên đã giữ gìn khuôn phép để không từng lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa.

Phụ nữ ngày xưa sống theo bổn phận. Vũ Nương đã cố gắng hết sức để làm tròn bổn phận đó.

Bổn phận hàng đầu của người con (mà dâu cũng là con), đó là hiếu thảo. Hoàn cảnh đã thử thách và minh chứng lòng hiếu của nàng. Chồng đi lính, Vũ Nương dẫu một mình nuôi con nhỏ nhưng đã hết lòng khuyên lơn, chăm sóc, thuốc thang, phụng dưỡng mẹ chồng khi bà ấy đau yếu; và khi mẹ chồng mất, nàng hết lời thương xót, ma chay tế lễ chu đáo như đối với cha mẹ đẻ của mình. Mẹ chồng chứng kiến và trời xanh kia chứng giám cho lòng hiếu của nàng. Chừng đó đã đủ cho nàng thành gương sáng của đạo hiếu. 

Bổn phận hàng đầu của người vợ là chung thủy, tiết hạnh. Hoàn cảnh đã thử thách và minh chứng lòng chung thủy, tiết hạnh của nàng. Chồng nàng đi lính gần 3 năm. Nàng đang ở tuổi xuân, vợ chồng “sum họp chưa thỏa tình chăn gối”, khi chàng Trương ra đi nàng đang mang thai sắp ngày sinh nở, những ngày vắng chồng hẳn vô cùng khao khát tình chồng vợ. Nhưng nàng đã “giữ gìn một tiết”, “ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót”.

Không chỉ sống tròn bổn phận, mà nàng còn thực sự yêu thương chồng. Ngay trong buổi tiễn đưa chồng, dù chàng Trương chưa xa, mới chỉ sắp xa mà nàng đã nói những lời tràn đầy yêu thương, nhung nhớ khiến cho “mọi người đều ứa hai hàng lệ”.  Trong những đêm xa chồng, cuộc sống của nàng và con thơ cô quạnh, nỗi nhớ càng đốt cháy tâm can, “nàng thường hay đùa với con, trỏ bóng mình trên vách mà bảo là cha Đản”. Chỉ là để trả lời câu hỏi ngây thơ của con, cũng để cho vơi nỗi nhớ, chứ đâu phải nàng sống ảo như ai đó đã phê phán nàng. Trò trỏ bóng trên vách này, xưa kia các nhà dùng đèn đầu (khi chưa có điện) vẫn thường làm.  

Nàng làm sao lường trước được hậu quả giáng xuống nàng và gia đình bé nhỏ của nàng do trò đùa đó. Chỉ có chúng ta, người đời sau, được đọc câu chuyện về nàng mới biết trò đùa đó đã là nguyên nhân gián tiếp đẩy nàng đến chỗ chết.

Vũ Nương, bi kịch chết do lựa chọn

Ai đẩy nàng đến chỗ chết?

Trương Sinh, bé Đản hay chế độ phong kiến nam quyền bất công? Không, nếu có phiên tòa xét xử thì Trương Sinh vô can, bé Đản lại càng không, còn chế độ thì không thể bởi nó không có hình hài cụ thể.

Chúng ta đều biết nàng tự giết cuộc đời mình, nàng tự chọn cái chết. Và đó là thứ đầu tiên và có lẽ duy nhất trong cuộc đời ngắn ngủi của mình nàng được tự chọn.

Đành rằng, cái chết đó, có lẽ khiến nhiều người thương cảm (nhân dân đã lập miếu thờ nàng, ông vua thi sĩ Lê Thánh Tông khi qua đây đã làm thơ viếng nàng), và có người chê trách, thậm chí phê phán nàng ích kỷ, vô cảm.

Khác với truyện cổ tích Vợ chàng Trương, khi bị chồng la mắng, đánh và đuổi đi, Vũ Nương chạy một mạch ra bến Hoàng Giang gieo mình xuống sông tự vẫn; ở Chuyện người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ đã để cho nàng nói mấy lời đau buồn có ý nghĩa từ biệt, tắm gội chay sạch rồi mới ra bến Hoàng Giang. Như vậy là nàng đến với cái chết không phải do nóng giận mất khôn mà đó là sự lựa chọn của nàng sau khi đã suy nghĩ kỹ.

Bởi, nàng đã không có lựa chọn nào khác.

Nàng thanh minh bằng những lời tha thiết, Trương Sinh đã không tin. “Họ hàng, làng xóm bênh vực, biện bạch cho nàng cũng chẳng ăn thua gì cả”. Mẹ chồng, người hiểu và biết ơn nàng thì đã chết. Con trai nàng, đau đớn thay, sự thật thà và ngây thơ của nó lại chính là nguyên do gây nên cơn ghen mà bất cứ người đàn ông xa nhà nào cũng có thể mắc phải chứ không chỉ Trương Sinh. Đáng tiếc là “nàng đã hỏi chuyện do ai nói thì Trương Sinh đã giấu không kể lời con nói, chỉ lấy chuyện bóng gió mắng nhiếc nàng”.

Nàng nương tựa chàng Trương, như lời nàng nói lúc từ biệt là vì thú vui nghi gia nghi thất. Nàng coi trọng con người Trương Sinh nên dặn chàng tránh mũi tên hòn đạn, cũng không mong mang hai chữ phong hầu mặc áo gấm trở về, mà chỉ cần hai chữ bình yên. Vậy mà, giờ đây, ngay ngày đầu chàng Trương trở về, nàng thấy cuộc hôn nhân mà nàng đã cố gắng đến mức cao nhất để gìn giữ đã tan vỡ, không còn cách cứu vãn. Chồng nàng đã mắng chửi và đánh rồi đuổi nàng đi. Nàng đi đâu? Không thể trở về nhà cha mẹ bởi thời xưa quan niệm con gái đã lấy chồng bị chồng đuổi mà trở về là mang tiếng nhục cho gia đình. Nàng bị chồng cho là thất tiết, đó là tội lớn nhất của người đàn bà, người làm vợ. Thanh danh của nàng đã không còn. Vũ Nương đành lựa chọn, một sự lựa chọn đau đớn, đó là nàng phải chết để bày tỏ nỗi oan khiên, để minh chứng sự trong sạch của mình.

Bản năng con người là ham sống. Hẳn Vũ Nương đã rất tha thiết với cuộc sống. Nàng đang ở tuổi thanh xuân, lại càng không muốn chết. Khi lựa chọn chết chứ không tiếp tục sống trong sự nghi ngờ, phải mang tiếng là thất tiết, chứng tỏ nàng coi danh dự, phẩm giá cao hơn cả sự sống. Vì danh dự nàng hy sinh sự sống mà mỗi người chỉ có được một lần.

Câu chuyện cổ tích Vợ chàng Trương kết thúc ngay khi cuộc sống của nàng kết thúc. Nhưng vớiChuyện người con gái Nam Xương, nhà văn Nguyễn Dữ đã sáng tạo tiếp. Ứng với lời nguyền, Vũ Nương khi gieo mình xuống dòng Hoàng Giang đã không bị làm mồi cho cá tôm mà đã được Linh Phi - vợ vua Nam Hải cứu đưa vào động, thành cung nữ.

Phần sáng tạo có tính hoang đường ấy ngoài việc tăng hấp dẫn cho câu chuyện, còn chuyển tải được ý đồ của nhà văn về cái gọi là kết thúc có hậu. Dẫu sao thì nàng đã được minh oan, không chỉ riêng chàng Trương thấu nỗi oan của vợ, mà quan trọng hơn là mọi người cũng biết được điều đó qua việc Trương Sinh lập đàn tràng suốt ba ngày ba đêm bên bến Hoàng Giang.

Thực ra đó là một lý do quan trọng để nàng còn tiếp tục “sống” ở dưới thủy cung. Nỗi oan chưa được giải, nàng chưa “chết” được. Cho nên khi gặp Phan Lang, nàng nhắn gửi với chàng Trương lập đàn giải oan cho nàng. Oan được giải, nàng bấy giờ mới thanh thản sang cõi khác.

Việc Vũ Nương phải chết giữa tuổi thanh xuân mà nguyên nhân từ chuyện ghen tuông, từ bi kịch gia đình thực ra thời nào cũng có. Song với Chuyện người con gái Nam Xương và truyện nữa trong Truyền kỳ mạn lục là Người nghĩa phụ ở Khoái Châu, câu chuyện kể về nàng Nhị Khanh bị chồng gá bạc nhục nhã tìm đến cái chết để giải thoát, Nguyễn Dữ muốn gióng lên hồi chuông cảnh báo về thân phận con người, đặc biệt là người phụ nữ thời ông sống phải chịu nhiều bất công, phải chịu sự nghiệt ngã của số phận.

Đành rằng cuộc sống là không có chữ “nếu”, nhưng nếu như Vũ Thị Thiết và Nhị Khanh được chồng tôn trọng, lắng nghe thì số phận của họ đã khác. Xã hội phong kiến đã cho người chồng có quyền đánh chửi vợ hay lấy vợ mình gá bạc mà không cần hỏi ý kiến đã chứng tỏ xã hội bất bình đẳng nghiêm trọng. Còn bất bình đẳng, bất công thì còn nhiều phụ nữ hoặc phải âm thầm chịu đựng, hoặc đẩy họ đến bế tắc cùng đường đành phải chọn cái chết bi thảm.

Có lẽ vì thế mà trên con đường đến với xã hội văn minh, thế kỷ XXI rồi, cách thời Nguyễn Dữ sống 300 năm mà thế giới mới đây vẫn lấy ngày 25/11 làm Ngày chống bạo lực với phụ nữ.

Vì thế nên đền thờ Vũ Nương bên bến Hoàng Giang vẫn nghi ngút tỏa khói hương và câu chuyện về người thiếu phụ Nam Xương vẫn còn nhiều ý nghĩa. /.

30 tháng 1 2018

 Thời gian thấm thoát trôi đi, đã ba năm rồi, tôi vẫn còn nhớ. Hồi học lớp Hai, tôi và Quỳnh rủ nhau ra vườn hoa trong trường chơi vào giờ giải lao.

   Buổi sáng hôm ấy là một buổi sáng mùa xuân, không khí ấm áp, chúng tôi tha hồ hít thở bầu không khí trong lành. Vườn trường có nhiều sắc hoa. Tôi thích nhất là cây hoa cúc vàng. Nó nhiều cánh, nhị ở giữa, cánh hoa mềm mại xếp đều vào nhau; hương hoa thơm thoang thoảng và trông thật dễ thương, sắc hoa màu vàng rực rỡ. Tôi nói:

   - Quỳnh ơi, xem kìa, hoa cúc mới đẹp làm sao!

Quỳnh bĩu môi:

   - Ờ đẹp thật! Nhưng làm sao đẹp bằng hoa hồng. Hoa hồng là bà chúa của các loài hoa.

   Tôi và Quỳnh mải tranh cãi với nhau, ai cũng cho ý mình là đúng và có lí cả. Suốt thời gian đầu Quỳnh vẫn bảo vệ ý đúng của mình. Quỳnh giận tôi thật rồi! Từ góc vườn, bác bảo vệ lại gần chúng tôi:

   - Này hai cháu, từ nãy đến giờ bác đã nghe hai cháu tranh cãi với nhau việc hoa nào đẹp hơn rồi. Bây giờ bác nói cho hai cháu nghe nhé: “Hoa nào cũng đẹp, mỗi hoa có một vẻ đẹp riêng. Cái chính là chúng ta phải biết chăm sóc cho hoa đẹp hơn, tươi hơn và đâm chồi để nở ra nhiều hoa khác”. Tôi và Quỳnh nghe bác nói mới hiểu ra. Lúc bấy giờ chúng tôi nhìn nhau với ánh mắt vui vẻ như ban đầu. Vườn hoa trước mắt chúng tôi lúc bấy giờ như đẹp hơn.

   Bây giờ chúng tôi đã lớn. Ba năm qua, kỉ niệm thời thơ ấu vẫn đọng mãi trong tôi: Một tình bạn đẹp, một kỉ niệm khó quên.

30 tháng 1 2018

đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê 

6 tháng 12 2018

đây là ngữ văn

nếu muốn biết hỏi ông bà  hoặc bố mẹ

27 tháng 11 2016

Bạn tham khảo nhé

Hè vừa qua tôi được về thăm quê nội, điều làm tôi vô cùng bất ngờ và sung sướng đó là được ngồi cạnh một người lính mà trước đây chính là người lái xe trong đội xe được Phạm Tiến Duật miêu tả trong bài thơ: Tiểu đội xe không kính năm đó.

Người lính của tiểu đội xe không kính năm đó bây giò đã già, mái tóc đã điểm bạc, ông bùi ngủi kể cho tôi nghe những năm tháng ác liệt của cuộc kháng chiến, về những kỉ niệm của tiểu đội xe không kính huyền thoại.

Thời điểm đó cuộc kháng chiến của dân tộc ta vô cùng ác liệt, những con đường huyết mạch luôn được bảo vệ chặt chẽ, bom đạn của kẻ thù cũng tập trung bắn phá ở những nơi đây. Ngày đó chú làm nhiệm vụ lái xe vận chuyển lương thực vũ khí cho tiền tuyến và đi qua con đường Trường Sơn lịch sử.

Với sự đáng phá dữ dội của giắc Mĩ, những chiếc xe ấy đã bị tàn phá, mất kính, mất đèn, thậm chí mất cả mui xe. Bom đạn ác liệt, ngồi trên chiếc xe không được bảo vệ nhưng lúc đó trong người những chiến sĩ chúng tôi chỉ có ý chí chiến đấu, nên vẫn ung dung, thản nhiên. Không có vật chắn, các chú càng dễ dàng nhìn mọi vật xung quanh mình, nhìn trời, nhìn sao, và thấy yêu quê hương hơn, có tinh thần chiến đấu hơn.

Lái xe không có kính nên bụi bám đầy người, mỗi khi dừng lại, đồng đội nhìn nhau thấy người nào cũng trắng xóa thì cứ cười ha ha với nhau. Đến giờ đi, các chú lại ngồi lên những chiếc xe đó. Bom đạn ngày đêm vẫn dội trên đầu, ngay sát chân, sống chết rất mong manh nhưng những người chiến sĩ ấy vẫn luôn lạc quan, yêu đời, coi cái chết nhẹ nhàng, không có gì đáng sợ cả

Người chiến sĩ ấy đã kể cho tôi nghe trên những cung đường vận chuyển đó chú luôn được gặp những người bạn, những người đồng đội của mình. Có những người chỉ gặp một lần rỗi mãi mãi ra đi. Họ bắt tay nhau qua ô cửa kính để sưởi ấm tình đồng đội. Nhiều khi họ dùng bữa cơm cùng nhau bên bếp Hoàng Cầm với những cái bát,đôi đũa dùng chung,quây quần bên. Người chiến sĩ lặng người đi khi nhắc đến những kỉ niệm nghĩa tình ấy. Rồi những giây phút nghỉ ngơi trên chiếc võng đu đưa,kể cho nhau nghe sự ác liệt của những cung đường đã đi qua. Không chỉ kể những chuyện về tiểu đội xe của mình, người chiến sĩ còn cho tôi thấy được sự dũng cảm của các cô gái thanh niên xung phong. Nhiệm vụ của các cô là luôn đảm bảo cho những chuyến xe thông suốt.

Tôi hỏi người chiến sĩ rằng, các chú đi trên những chiếc xe trong hoàn cảnh như vậy mà các chú cứ đi phăng phăng được sao? Người chiến sĩ ấy đã nói một câu làm tôi thật sự xúc động. Các chú chạy phăng phăng để dành lại độc lập, chạy về miền Nam ruột thịt đang cần các chú ở phía trước. Tôi thấy những người lính lái xe khi ấy thật dũng cảm, học đã sống và chiến đấu hết mình vì tổ quốc. Chính ý chí và tinh thần của họ đã góp phần tạo nên thắng lợi vẻ vang cho dân tộc.

Đã đến lúc người chiến sĩ ấy phải xuống xe, tôi chia tay chú trong niềm nuối tiếc và xúc động. Tôi rất khâm phục những người lính lái xe khi ấy, tôi sẽ tỏ lòng biết ơn họ bằng cách học tập thật tốt, để góp phần xây dựng và bảo vệ nước nhà ngày càng giàu mạnh.

29 tháng 11 2016

Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân và quốc phòng toàn dân, ngày 22 tháng 12, để chúng tôi hiểu thêm về lịch sử chiến đấu cùa dân tộc, nhà trường đã mời đoàn cựu chiến binh về thăm và trò chuyện. Trong đoàn đại biểu đó, tôi bắt gặp một người lính trên ngực gắn nhiều huân chương và trong buổi lễ chú đã giới thiệu mình là người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Cuối buổi, tôi đả lân la đến gặp và có cuộc nói chuyện thú vị với chú.

Các bạn có lẽ không thể hình dung được, người chiến sĩ lái xe trẻ trung, sôi nổi năm xưa giờ đĩnh đạc, oai nghiêm trong bộ quân phục mới. Chú có giọng nói khoẻ, ấm áp và tiếng cười âm vang. Cùng tháng năm, khuôn mặt tuy đã già dặn nhưng vẫn có vẻ hóm hỉnh, yêu đời của người lính. Qua trò chuyện, có thể thấy chú là người rất vui tính, nhiệt tình, đặc biệt là khi chú kể cho tôi về cuộc đời người lính trên tuyến đường Trường Sơn năm ấy. Chú kể với tôi, năm 1969 là năm chú thường cùng các anh em trong tiểu đội lái xe qua đây, cũng là năm mà Mĩ đánh phá rất ác liệt trên tuyến đường này. Bởi đường Trường Sơn, tuyến đường Hồ Chí Minh lịch sử là tuyến đường quan trọng nhất, là đầu mối giao thông, liên lạc hai miền Bắc - Nam

Chúng quyết phá cho bằng được. Chúng thả hàng ngàn tấn bom, cày xới những khung đường, đốt cháy những khu rừng. Hàng nghìn cây đã đổ, muông thú mất chỗ ở. Đã có nhiều người ngã xuống để bảo vệ con đường. Tuy Mĩ đánh phá ác liệt thật, nhưng những đoàn xe vận tải vẫn ngày đêm nối đuôi nhau trên con đường, đem theo bao lương thực, vũ khí đạn dược cho chiến trường miền Nam. Kể một lúc, chú lại mỉm cười và nói với tôi:

- Cháu thấy đấy, cuộc chiến đấu của các chú trải qua biết bao gian khổ, khó khăn. Những năm tháng ác liệt đó đã khắc hoạ cả một thời kỳ lịch sử của dân tộc ta oanh liệt hào hùng. Trên tuyến đường Trường Sơn giặc Mĩ đánh phá vô cùng ác liệt; bom Mĩ cày xới đất đai, phá hỏng những con đường, đốt cháy những cánh rừng, phá huỷ biết bao nhiêu những rừng cây là lá chắn của ta. Nhưng không vì "bom rơi đạn lạc" như vậy mà các chú lùi ý chí, các đoàn xe vân tải ngày đêm nối đuôi nhau ra tiền tuyến, các chú còn phải đi trong bóng đêm theo sự hướng dẫn của các cô thanh niên xung phong để tiến về phía trước trong màn đêm sâu thẳm của rừng hoang. Có hôm trời tối Mĩ phát hiện ra, ta chuyên chở qua rừng, bọn chúng đã thả bom để không cho ta qua, phá vỡ chiếc cầu nối Bắc - Nam. Nhưng đặc biệt hơn cả là đoàn xe vận tải không có kính vì bị "bom giật bom rung kính vỡ đi rồi". Bom đạn trải xuống hàng loạt khiến nào là kính, nào là đèn vỡ, mui xe bẹp, nào là thùng xe xước... Không có đèn vượt qua dãy Trường Sơn đầy nguy hiểm như thế mà các chú vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ đánh Mĩ, chạy dọc Trường Sơn. Chẳng khác nào "châu chấu đá xe", Mĩ với bao nhiêu thiết bị tối tân đế đánh ta nhưng chúng ta đã vượt qua những gian khổ để đánh chúng. Chú còn nhớ trên các cabin những chiếc xe như thế, bọn chú không cỏ vật gì để che chắn cả, gió táp vào mặt mang theo bao nhiêu là bụi. Gió bụi của Trường Sơn làm mắt cay xè, tóc bạc trắng như người già còn mặt thì lấm lem như thằng hề vậy, thế mà không ai cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc hút ngang nhiên, ai nấy nhìn nhau rồi cười giòn giã vang khắp dãy Trường Sơn.

Với những ngày nắng là như vậy nhưng đến lúc mưa thì các chú còn khổ hơn nhiều, Trường Sơn mỗi lúc mưa là mưa như trút nước cộng thêm vào đó là những giọt sương muối ở rừng hòa vào dòng nước mưa phả vào da thịt cùa các chú tê rát cả da mặt, áo thì ướt hết. Lắm lúc lạnh quá các chú phải tì sát vào nhau mà nghĩ thầm: "Vì bảo vệ Tổ quốc phải vượt qua dược thiên nhiên thì mới là những người lính của bộ đội Cụ Hồ". Vì những lời nhủ thầm đó mà chú và các đồng đội mới trải qua được sự khắc nghiệt được thiên nhiên, thiên nhiên trong thời kỳ đó lắm lúc cũng là kẻ địch của mình đấy cháu ạ. Thế nhưng các chú vẫn cầm vô lăng lái một cách hăng hái hàng trăm cây số nữa có đâu cần thay người lái, gió lùa rồi quần áo lại khô thôi.

Cháu biết không: Người lính Trường Sơn năm xưa giản dị, đơn sơ lắm. Để trải qua những ngày tháng ấy các chú phải vượt qua biết bao nhiêu gian lao vất vả mà đặc biệt là phải biết vượt qua chính mình, có ý chí chiến đấu cao. Vượt qua những khó khăn như thế con người mới hiểu được sức chịu đựng của mình thật kỳ diệu. Xe không kính cũng là một thú vị vì ta có thể nhìn cả bầu trời, không gian rộng lớn khoáng đạt như ùa vào buồng lái, những ngôi sao đều nhìn thấy và những cánh chim chạy thẳng vào tim. Tâm hồn người chiến sĩ vui phơi phới, thật đúng là:

Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước ,

Mà lòng phơi phới dậy tương lai.

Trên con đường Trường Sơn, mỗi khi các chú gặp nhau thì thông qua cửa kính bắt tay. Đó là sự động viên, truyền thêm sức mạnh cho nhau để vượt qua khó khản. Mỗi khi giữa rừng, bên bếp Hoàng cầm sưởi ấm bao trái tim người chiến sĩ, các chú nghĩ từng chung bát chung đũa tức là một gia đình, là người trong một nhà rồi đấy cháu ạ. Một cử chỉ nhỏ của người chiến sĩ cũng làm cho họ gắn bó thêm, xiết chặt tình đồng đội.

Được nghe chú kể những vất vả ấy tôi thật khâm phục hơn tình đồng chí đồng đội, lòng dũng cảm hiên ngang của người chiến sĩ. Tôi thầm mơ ước trên thế giới không còn chiến tranh để cuộc sống mãi thanh bình.

 



 

15 tháng 2 2016

Lên mạng tìm đi bạn . Có nhiều lắm .

16 tháng 2 2016

bạn hãy đi ra hiệu sách mua văn mẫu mà tham khảo