K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 8 2019

Tham Khảo:

Có lẽ xưa nay thơ ca viết về người thầy không nhiều, nhưng khi đến với trang viết của nhà thơ, độc giả không khỏi rời mắt trước những vần thơ chứa chan tình cảm của cậu học trò nhỏ đang say sưa nghe bài giảng của thầy. Mở đầu bài thơ là hình ảnh “Em nghe thầy đọc bao ngày”. Mỗi buổi học ấy, em lại được nghe tiếng thầy, giọng thầy ngân vang trong lớp học. Cả không gian như tràn ngập những vần thơ thầy giảng, nó như đưa ta về với tuổi thơ đầy kỉ niệm: tiếng thơ như tràn sắc nắng vàng chiếu rọi vạn vật. Đó là những mái chèo của vùng quê sông nước nghiêng nghiêng với dáng người đang khua chèo trên sông. Hình ảnh ấy lúc ẩn lúc hiện ở phía xa kia tạo nên cái hư, cái thực. Đọc đến đây, bỗng dưng như có tiếng bà vọng về với những câu hát ru từ thủa nằm nôi. Tiếng hát cứ ngân mãi cho đến bây giờ không thể nào quên được.

30 tháng 8 2019
Tham khảo: Hai câu đầu thể hiện rõ giọng đọc của thầy - hẳn diễn cảm lắm! Giọng thầy lúc trầm bổng, lúc tha thiết, có lúc lại nhẹ nhàng như 1 bản tình ca. Giọng đọc đó đã gợi lên cho các cô cậu học sinh những hình ảnh thân thuộc mà cũng hết sức thú vị, hấp dẫn của tuổi học trò. Khi nghe thầy đọc thơ, cả một không gian thân thuộc của gian nhà như đang có sự chuyển mình kì diệu. Cây thêm xanh mượt, nắng thêm lung linh. Bức tranh thiên nhiên có sắc đỏ rực rỡ, nóng bỏng và có cả sắc xanh dịu dàng, mát mắt. Hai sắc màu ấy hài hòa, tôn vinh nhau tạo cho bức tranh sự sinh động và lôi cuốn. Nghe thầy đọc thơ - tưởng như con sông quê đang êm đềm chảy trước mắt. Trền con sông quê, những con thuyền khua mái chèo khuấy động mặt nước yên tĩnh. Tiếng nước càng làm tăng thêm vẻ thanh bình của chốn quê hương. Nghe thầy đọc thơ, bao kỉ niệm về người bà thân yêu ùa về trong tâm trí cậu học trò nhỏ. Nhưng sang đến câu thơ sau, không gian thời gian chuyển một cách bất ngờ, tự nhiên mà thú vị. Nghe thầy đọc thơ mà cả một không gian trữ tình hiện ra trước mắt. Ở đây tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa ánh trăng lên thật sống động. Ánh trăng tỏa sáng lung linh, trăng trao nghiêng vệt sáng trên tàu dừa. Từ “động” giúp ta cảm nhận được sự sống đang chyển mình trong vạn vật hữu linh. Nó giúp ta nhận ra những rung cảm tinh tế của cậu học trò nhỏ. Câu thơ cuối bất ngờ, đột ngột, nhịp điệu nhanh mạnh như thể tính cách của mưa rào vậy. Câu thơ cũng là sự cao trào hạnh phúc của cậu học trò. Tiếng thơ của thầy đã khơi lên trong lòng cậu học trò những rung cảm tinh tế, giúp em biết yêu hơn cuộc sống xung quanh, yêu hơn những con người quê hương. Và với giọng đọc truyền cảm ấy, thầy giáo đã truyền tới học sinh tình yêu với quê hương, đất nước, con người.

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi Em nghe thầy đọc bao ngày Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà Mái chèo nghe vọng sông xa Êm êm như của tiếng bà năm xưa Nghe trăng thở động tàu dừa Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời... …Đêm nay thầy ở đâu rồi Nhớ thầy, em lại lặng ngồi em nghe. (Nghe thầy đọc thơ – Trần Đăng Khoa) Câu 1. Đoạn thơ viêt theo thể thơ gì? Trình bày đặc...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi Em nghe thầy đọc bao ngày Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà Mái chèo nghe vọng sông xa Êm êm như của tiếng bà năm xưa Nghe trăng thở động tàu dừa Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời... …Đêm nay thầy ở đâu rồi Nhớ thầy, em lại lặng ngồi em nghe. (Nghe thầy đọc thơ – Trần Đăng Khoa) Câu 1. Đoạn thơ viêt theo thể thơ gì? Trình bày đặc điểm của thể thơ đó? Câu 2. Hãy ghi lại 2 hình ảnh thiên nhiên được tác giả sử dụng để miêu tả tiếng thơ thầy đọc? Câu 3. Nội dung đoạn thơ? Câu 4. Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong dòng thơ“Mái chèo nghe vọng sông xa/ Êm êm như tiếng của bà năm xưa”? Câu 5. Đọc đoạn thơ em hiểu thế nào về tình cảm mà nhà thơ dành cho người thầy của mình? Câu 6. Ghi lại suy nghĩ (khoảng 5-7 câu văn) của bản thân về những công ơn của thầy cô trong cuộc đời mỗi con người? Câu 7. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em khi đọc đoạn thơ trên

0
18 tháng 12 2021

giúp mình nha, mình đang cần gấp 3:37

 

 

12 tháng 3 2022

TK

Qua đoạn thơ trên nhà thơ Trần Đăng Khoa đã viết nên những dòng thơ rất hay và giàu cảm xúc. Cậu học trò trong đoạn thơ ngày nào cũng được nghe thầy đọc thơ. Nghe thầy đọc thơ cậu học trò đã tưởng như nắng đỏ,cây xanh thì quanh nhà.Bằng biện pháp nghệ thuật điệp ngữ tác giả đã nghe tiếng vọng của mái chèo.Nghe giọng đọc của thầy nhà thơ còn liên tưởng đến tiếng nói diu dàng trầm ấm của bà năm xưa.Điều đó cho ta thấy giọng đọc của thầy còn là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại.Ở câu thơ cuối đoạn,bằng biện pháp nhân hóa tác giả thấy tàu dừa đông đậy mà tưởng như trăng đang thở.Chắc hẳn người thầy trong bài có giọng đọc rất hay và cậu học trò cũng có một tâm hồn cảm nhận thơ văn phong phú mới tưởng được những vật xung quanh mình sinh động như vậy khi nghe thầy đọc thơ.

21 tháng 8 2021

Tham khảo:
Qua đoạn thơ trên nhà thơ Trần Đăng Khoa đã viết nên những dòng thơ rất hay và giàu cảm xúc. Cậu học trò trong đoạn thơ ngày nào cũng được nghe thầy đọc thơ. Nghe thầy đọc thơ cậu học trò đã tưởng như nắng đỏ,cây xanh thì quanh nhà.Bằng biện pháp nghệ thuật điệp ngữ tác giả đã nghe tiếng vọng của mái chèo.Nghe giọng đọc của thầy nhà thơ còn liên tưởng đến tiếng nói diu dàng trầm ấm của bà năm xưa.Điều đó cho ta thấy giọng đọc của thầy còn là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại.Ở câu thơ cuối đoạn,bằng biện pháp nhân hóa tác giả thấy tàu dừa đông đậy mà tưởng như trăng đang thở.Chắc hẳn người thầy trong bài có giọng đọc rất hay và cậu học trò cũng có một tâm hồn cảm nhận thơ văn phong phú mới tưởng được những vật xung quanh mình sinh động như vậy khi nghe thầy đọc thơ.
Chúc bạn học tốt! Nhớ tick cho mình nha ^.^

21 tháng 8 2021

Tham khảo:
Hai câu đầu thể hiện rõ giọng đọc của thầy - hẳn diễn cảm lắm! Giọng thầy lúc trầm bổng, lúc tha thiết, có lúc lại nhẹ nhàng như 1 bản tình ca. Giọng đọc đó đã gợi lên cho các cô cậu học sinh những hình ảnh thân thuộc mà cũng hết sức thú vị, hấp dẫn của tuổi học trò. Khi nghe thầy đọc thơ, cả một không gian thân thuộc của gian nhà như đang có sự chuyển mình kì diệu. Cây thêm xanh mượt, nắng thêm lung linh. Bức tranh thiên nhiên có sắc đỏ rực rỡ, nóng bỏng và có cả sắc xanh dịu dàng, mát mắt. Hai sắc màu ấy hài hòa, tôn vinh nhau tạo cho bức tranh sự sinh động và lôi cuốn. Nghe thầy đọc thơ - tưởng như con sông quê đang êm đềm chảy trước mắt. Trền con sông quê, những con thuyền khua mái chèo khuấy động mặt nước yên tĩnh. Tiếng nước càng làm tăng thêm vẻ thanh bình của chốn quê hương. Nghe thầy đọc thơ, bao kỉ niệm về người bà thân yêu ùa về trong tâm trí cậu học trò nhỏ. Nhưng sang đến câu thơ sau, không gian thời gian chuyển một cách bất ngờ, tự nhiên mà thú vị. Nghe thầy đọc thơ mà cả một không gian trữ tình hiện ra trước mắt. Ở đây tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa ánh trăng lên thật sống động. Ánh trăng tỏa sáng lung linh, trăng trao nghiêng vệt sáng trên tàu dừa. Từ “động” giúp ta cảm nhận được sự sống đang chyển mình trong vạn vật hữu linh. Nó giúp ta nhận ra những rung cảm tinh tế của cậu học trò nhỏ. Câu thơ cuối bất ngờ, đột ngột, nhịp điệu nhanh mạnh như thể tính cách của mưa rào vậy. Câu thơ cũng là sự cao trào hạnh phúc của cậu học trò. Tiếng thơ của thầy đã khơi lên trong lòng cậu học trò những rung cảm tinh tế, giúp em biết yêu hơn cuộc sống xung quanh, yêu hơn những con người quê hương. Và với giọng đọc truyền cảm ấy, thầy giáo đã truyền tới học sinh tình yêu với quê hương, đất nước, con người. 
Chúc bạn học tốt!

9 tháng 3 2018

Giọng đọc ấy đã khơi lên trong cậu học trò nhỏ những hình ảnh thân thuộc mà cũng hết sức thú vị, hấp dẫn của cuộc sống.
- Nghe thầy đọc thơ, cả một không gian thân thuộc của gian nhà như đang có sự chuyển mình kì diệu. Cây thêm xanh mượt, nắng thêm lung linh (đỏ nắng). Bức tranh thiên nhiên có sắc đỏ rực rỡ, nóng bỏng và có cả sắc xanh dịu dàng, mát mắt. Hai sắc màu ấy hài hòa, tôn vinh nhau tạo cho bức tranh sự sinh động và lôi cuốn.
- Sang đến câu thơ sau, không gian thời gian chuyển một cách bất ngờ, tự nhiên mà thú vị (đêm: Nghe trăng thở động tàu dừa → cơn mưa rào mạnh mẽ:Rào rào nghe chhuyển cơn mưa giữa trời. ).

-Nghe thầy đọc thơ mà cả một không gian trữ tình hiện ra trước mắt. Biện pháp nhân hóa khiến trăng hiện lên thật sống động. Ánh trăng tỏa sáng lung linh, trăng trao nghiêng vệt sáng trên tàu dừa. Trăng đang thở? Trăng khiến cả tàu dừa rung rung. Cái chuyển động khẽ khàng ấy được thu gọn trong một từ rất đắt: “động”. Từ “động” giúp ta cảm nhận được sự sống đang chuyển mình trong vạn vật hữu linh. Nó giúp ta nhận ra những rung cảm tinh tế của cậu học trò nhỏ.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
1 tháng 8 2018

Đoạn thơ đã sử dụng biện pháp nhân hóa "tiếng thơ đỏ nắng", "mái chèo nghe vọng sông xa", "trăng thở" nhằm nói về cảm nhận của tác giả về cuộc sống và cảnh vật quanh mình, những bài học mà thầy truyền đạt, về những câu chuyện cổ tích mà bà kể,... Phép nhân hóa cho thấy tác giả có trí tưởng tượng rất phong phú và tâm hồn dạt dào tình cảm, tình yêu cuộc sống.

28 tháng 5 2019

        Trong bài ' Nghe thầy đọc thơ ' nhà thơ Trần Đăng Khoa đã viết những dòng thơ rất hay và giàu cảm xúc.Cậu học trò ngày nào cũng được nghe thầy đọc thơ.Nghe thầy đọc thơ cậu học trò đã tưởng như nắng đỏ,cây xanh thì quanh nhà.Bằng biện pháp nghệ thuật điệp ngữ tác giả đã nghe tiếng vọng của mái chèo.Nghe giọng đọc của thầy nhà thơ còn liên tưởng đến tiếng nói diu dàng trầm ấm của bà năm xưa.Điều đó cho ta thấy giọng đọc của thầy còn là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại.Ở câu thơ cuối đoạn,bằng biện pháp nhân hóa tác giả thấy tàu dừa đông đậy mà tưởng như trăng đang thở.Chắc hẳn người thầy trong bài có giọng đọc rất hay và cậu học trò cũng có một tâm hồn cảm nhận thơ văn phong phú mới tưởng được những vật xung quanh mình sinh động như vậy khi nghe thầy đọc thơ.

6 tháng 11 2016

Thơ ca là nhịp cầu nối những tấm lòng, nó như đưa ta đến với thế giới tâm hồn của thi nhân. Cuộc sống không ít những toan tính bề bộn nhưng cũng không phải không có những phút giây thư giãn, nghỉ ngơi. Và trong những khoảnh khắc ấy, ngồi lật giở lại những trang viết của Trần Đăng Khoa, tôi bỗng như được trở về quá khứ cùng những vần thơ của thầy ngỡ còn vang vọng đâu đây qua bài “Nghe thầy đọc thơ”:

“Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà
Mái chèo nghiêng mặt sông xa
Êm êm nghe tiếng của bà năm xưa
Nghe trăng thở động tàu dừa
Rì rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời”

Có lẽ xưa nay thơ ca viết về người thầy không nhiều, nhưng khi đến với trang viết của nhà thơ, độc giả không khỏi rời mắt trước những vần thơ chứa chan tình cảm của cậu học trò nhỏ đang say sưa nghe bài giảng của thầy.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh “Em nghe thầy đọc bao ngày”. Mỗi buổi học ấy, em lại được nghe tiếng thầy, giọng thầy ngân vang trong lớp học. Cả không gian như tràn ngập những vần thơ thầy giảng, nó như đưa ta về với tuổi thơ đầy kỉ niệm: tiếng thơ như tràn sắc nắng vàng chiếu rọi vạn vật. Đó là những mái chèo của vùng quê sông nước nghiêng nghiêng với dáng người đang khua chèo trên sông. Hình ảnh ấy lúc ẩn lúc hiện ở phía xa kia tạo nên cái hư, cái thực.

Đọc đến đây, bỗng dưng như có tiếng bà vọng về với những câu hát ru từ thủa nằm nôi. Tiếng hát cứ ngân mãi cho đến bây giờ không thể nào quên được.

Nghe thầy đọc thơ vậy mà tưởng chừng như ta nghe được cả bước chuyển mình của thời gian. Mọi vật cũng đều thay đổi theo vậy:

“Nghe trăng thở động tàu dừa
Rì rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời”

Nghệ thuật nhân hóa càng làm cho hình ảnh thơ thêm sống động, chứa chan bao ý nghĩa. Ánh sáng lung linh của vầng trăng khuya lấp lánh trên mặt nước cũng ùa về trong kí ức. Những hàng dừa ven sông cũng rung chuyển. Hẳn không gian đần đìa ánh trăng ấy phải rất tĩnh lặng thì mới có thể nghe thấy được “tiếng thở” của vầng trăng làm lay động tàu dừa đang vươn mình đón gió.

Nếu như câu thơ trên được miêu tả với những gì nhẹ nhàng sâu lắng thì kết thúc những hình ảnh ấy, câu thơ khép lại, ta bắt gặp được âm hưởng “Rào rào”, không còn tĩnh lặng mà âm thanh ấy đã làm choáng ngợp cả bầu không gian trên. Mùa hè với những cơn mưa rào nặng hạt đã là một trong những hình ảnh để lại ấn tượng trong lòng nhà thơ. Nó cứ ập đến bất ngờ rồi lại nhanh chóng xua đi.

Chỉ với sáu câu thơ lục bát ngắn gọn nhưng tác giả sử dụng đến bốn lần điệp từ “nghe”. Hẳn phải có một tâm hồn nhạy cảm và tinh tế, nghe thầy đọc thơ mà dường như Trần Đăng Khoa nghe được cả tuổi thơ vọng về đầy kỉ niệm. Tâm trạng của nhà thơ có những thay đổi khác nhau. Giọng điệu lúc trầm lắng lúc lại bay xa tạo nên nhiều ấn tượng cho bạn đọc yêu thơ.

Bằng nguồn cảm xúc dâng trào, thơ ca đã bắc một nhịp cầu đưa ta về với quá khứ mộng mơ. Qua đó, nhà thơ đã thể hiện một tình cảm chân thành với người thầy đáng kính. Và như thế, dòng thơ ấy nhẹ nhàng đi vào lòng người với những gì thân thương nhất.

6 tháng 11 2016

cj ới cj giúp e làm lại bài này đc k , cj đừng chép mạng , cj làm lại lần nữa giúp e với , huhu e cần một bài k chếp mạng cj ạ khocroi

Nghe được cả tuổi thơ vọng về đầy kỉ niệm 3 Thơ ca đã bắc một nhịp cầu đưa ta về với quá khứ mộng mơ. Qua đó, nhà thơ đã thể hiện một tình cảm chân thành với người thầy đáng kính">Nghệ thuật nhân hóa càng làm cho hình ảnh thơ thêm sống động, chứa chan bao ý nghĩa. Ánh sáng lung linh của vầng trăng khuya lấp lánh trên mặt nước cũng ùa về trong kí ức. Những hàng dừa ven sông cũng rung chuyển. Hẳn không gian đần đìa ánh trăng ấy phải rất tĩnh lặng thì mới có thể nghe thấy được “tiếng thở” của vầng trăng làm lay động tàu dừa đang vươn mình đón gió. nt điệp từ nghe =>nghe được cả tuổi thơ vọng về đầy kỉ niệm 3 Thơ ca đã bắc một nhịp cầu đưa ta về với quá khứ mộng mơ. Qua đó, nhà thơ đã thể hiện một tình cảm chân thành với người thầy đáng kính

hok tốt.

3 tháng 5 2021

Nghe được cả tuổi thơ vọng về đầy kỉ niệm 3 Thơ ca đã bắc một nhịp cầu đưa ta về với quá khứ mộng mơ. Qua đó, nhà thơ đã thể hiện một tình cảm chân thành với người thầy đáng kính">Nghệ thuật nhân hóa càng làm cho hình ảnh thơ thêm sống động, chứa chan bao ý nghĩa. Ánh sáng lung linh của vầng trăng khuya lấp lánh trên mặt nước cũng ùa về trong kí ức. Những hàng dừa ven sông cũng rung chuyển. Hẳn không gian đần đìa ánh trăng ấy phải rất tĩnh lặng thì mới có thể nghe thấy được “tiếng thở” của vầng trăng làm lay động tàu dừa đang vươn mình đón gió. nt điệp từ nghe =>nghe được cả tuổi thơ vọng về đầy kỉ niệm 3 Thơ ca đã bắc một nhịp cầu đưa ta về với quá khứ mộng mơ. Qua đó, nhà thơ đã thể hiện một tình cảm chân thành với người thầy đáng kính.