K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 8 2019

Câu "gần mực thì đen , gần đèn thì sáng " sử dụng bptt ẩn dụ

ẨN DỤ,ĐỐI LẬP

=>ND:- Gần mực thì đen, mực là một chất lỏng có màu đen dùng để viết chữ, chẳng may học trò vấy phải vào quần áo tay chân thì bị đen, rửa khó ra. phải cẩn thận khi dùng nó.
- Gần đèn thì sáng, có nhiều loại đèn, nhìn chung loại đèn nào cũng mang lại ánh sáng cho người dùng, đèn có ích cho mọi người.
Nghĩa khác, mực tượng trưng cho một vật xấu xa, cần phải tránh xa, đèn đại diện cho người tốt, việc tốt cần noi theo.
Song, còn một quan niệm phản bác lại ý kiến trên mà theo tooi rất đúng. Vế sau gần đèn thì sáng là đúng không bình luận, song vế trước gần mực thì đen do người sử dụng cẩu thả khi dùng. Nếu cẩn thận không bị đen.

11 tháng 3 2019

Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng": Muốn khuyên mọi người, nhất là lớp trẻ cần biết "chọn bạn mà chơi", chọn những con người tốt đẹp để học được những điều hay, điều phải trong cuộc sống

Ý nghĩa của câu tục ngữ: Ông cha ta muốn răn dạy con cháu rằng trong cuộc sống phải biết học những điều tốt đẹp, chọn những người bạn tốt để học được điều hay. Nên tránh xa những cái xấu, cái tiêu cực, thói hư tật xấu, không lành mạnh dễ ảnh hưởng trở thành người xấu.

Biện pháp Ẩn Dụ

11 tháng 3 2019

"Gần mực thì  đen, gần đèn thì  sáng "

đúng hơn. phân tích là .........?

dùng biệp phá tu từ : ẩn dụ

11 tháng 3 2023

Câu

Số chữ

Số dòng

Các vế

Các cặp vần

Biện pháp tu từ

a.

8

1

 

 

 

2

đen – đèn

Ẩn dụ

b.

14

2

2

thấp – ngập

cao – rào

Đối lập, điệp ngữ

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
3 tháng 1

28 tháng 9 2021

tham khảo

+ "Mực" : so sánh ngầm với  những môi trường, những phần tử xấu xa, tiêu cực trong cuộc sống.

+ "Đèn" : so sánh ngầm với những điều tốt đẹp, tích cực.

28 tháng 9 2021

Tham khảo:

+ "Mực" : so sánh ngầm với  những môi trường, những phần tử xấu xa, tiêu cực trong cuộc sống.

+ "Đèn" : so sánh ngầm với những điều tốt đẹp, tích cực.

1/ áo chàm đưa buổi phân li (biện pháp nhân hoá) 

2/tre giữ làng giữ nước giữ mái nhà tranh giữ mái nhà tranh giữ  đồng lúa chín (biện pháp nhân hoá)

3/gần mực thì đen,gần đèn thì sáng (ẩn dụ)

4/công cha như núi thái sơn 

nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra (so sánh )

Chúc Bạn làm bài tốt ^-^

9 tháng 4 2020

Cho sửa : 2/Tre giữ làng , giữ nước , giữ mái nha tranh , giữ đồng lúa chín.

Mình có 1 thông tin hay cho các bạn nè

Có ai muốn kiếm thêm thu nhập cho gđ ngay từ bây giờ không

Vậy thì các bạn tải ứng dụng VN ngày nay nhé

Tải từ đt nha nếu là máy tính thì phải tải thêm giả lập android

Khi ban tải xong vào ứng dụng và ấn vào chữ Cá Nhân (góc dưới bên phải)

Rồi ấn vào Nhập mã giới thiệu

Ae nhập mã 8AQCV  nhé

Có cơ hội nhận ngay 10k

Rồi ae cứ làm nhiệm vụ kiếm tiền ( chăm chỉ mỗi ngày giàu to)

Các bạn còn có thể đổi lấy balo, điện thoại nữa

 nhé

30 tháng 11 2023

Nghĩa bóng của câu tục ngữ: "mực" là những thứ đen tối xấu xa; "đèn" là những thứ sáng sủa tốt đẹp.

=> Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” nói lên ảnh hưởng của môi trường đối với con người. Sống trong môi trường xấu, thường xuyên tiếp xúc với người xấu, chúng ta sẽ bị tiêm nhiễm những thói hư tật xấu.

25 tháng 7 2019

I) Tham khảo mạng

II) Không cop :v a." mực-đen" : Ẩn dụ cho môi trường xấu

                             "đèn-sáng" : Ẩn dụ cho môi trường tốt

Câu tục ngữ khuyên cta phải biết chọn MT sống thích hợp cho mình

b. Nhân hóa : Hàng bưởi là ng mẹ, quả bưởi là đứa con

    Ẩn dụ        : Đầu tròn trọc lóc ẩn dụ cho những trẻ sơ sinh.

c.Câu thơ diễn tả đc cảm xúc của con cháu dành cho ng bà. Đó là tình ythw , lòng kính trọng và biết ơn vì bà như trái ngon, ngọt, quí giá.

25 tháng 7 2019

Làng tôi có nhiều cảnh đẹp. Cây gạo chùa Công nở hoa đỏ rực mùa hè. Hàng đề cổ thụ chùa Yên xanh um, thấp thoáng tượng Bụt ốc, tượng La Hán..,. sơn son thếp vàng. Nhưng đẹp nhất, thân mật nhất là cây đa cổ thụ đình Hạ.

Cây đa có nhiều rễ phụ, gốc đa xù xì như bầy trăn cổ quái đang bò lượn. Phải đến năm, sáu người lớn vòng tay lại mới ôm nổi gốc đa. Lá đa to và dày bằng bàn tay, dày và óng mượt. Búp đa màu đồng điếu, nhọn hoắt như ngọn giáo của các dũng sĩ thời xưa. Từ mùa xuân đến mùa đông, tán đa xanh biếc, toả bóngmột vùng trời. Ngọn đa xanh non màu cổ tích, như đội mây, như che mưa nắng cho mái đình, cho cổng tam quan.

Cành đa, ngọn đa là mái nhà êm ấm của lũ chim trời. Là nơi trú ngụ của chúng trong những ngày mưa bão. Là nơi ca hát đón chào bình minh của đàn sơn ca. Là nơi chia mồi, tranh giành quả ngon, trái ngọt của bầy sáo sậu, sáo mỏ vàng khi mùa đa chín. Ngọn đa là nơi quạ khoang làm tổ. là nơi chú cò trắng ngồi ung dung, ngất nghểu ngắm cánh đồng xanh trong bóng xế tà....

Gốc đa đình Hạ ôm ấp quán nước chè xanh của bà cụ Tứ, quây quần mẹt bánh đúc lạc của bà Na, là nơi ngồi nghỉ chân chuyện trò của các bác thợ cày, của khách đi đường trong những ngày nắng hạ.

Cây đa làng tôi đã trên hai trăm tuổi. Bà con làng tôi, già trẻ gái trai, ai cũng yêu quý, tự hào coi cây đa như vị Thần hoàng làng. Cây đa đã rũbóng, che mát tâm hồn dân làng tôi, lưu giữ bao kỉ niệm cảm động một thời loạn lạc. Tình quê vơi đầy, dào dạt trong lòng tôi ôm ấp bóng da xanh.

Tôi đã bao lần ngắm nhìn cây đa làng tôi. Chiều chiều đi học về, đứng từ xa nhìn bóng đa in thảm trên nền trời xanh, tôi bâng khuâng đứng lặng ngắm nhìn, và thấy lòng mình yên tĩnh lạ. Cây đa cao ngất tầng không là hình bóng quê hương yêu quý của tôi. Giấc ngủ tuổi thơ của tỏi đã có bóng đa trùm mát rượi.

Nguồn : mạng. (http://nhungbaivanhay.net/ta-cay-co-thu-cua-que-huong-em-23-1786.html)

=))

12 tháng 5 2020

Nhân dân ta có một kho tàng tục ngữ vô cùng quý báu. Câu tục ngữ "gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" thể hiện sâu sắc lời dạy của cha ông về cách sống.

Câu tục ngữ trên thật đúng nhưng có ban không tán thành. Chúng ta cần phân tích và tìm hiểu chi tiết để biết được ý nghĩa và bài học mà câu tục ngữ thể hiện.

Về nghĩa đen, mực là một chất lỏng được dùng để viết hoặc vẽ. Nó có màu đậm, thường là màu đen và khó tẩy rửa. Khi sử dụng nó ai cũng phải cẩn thận nếu không mực sẽ làm bẩn lên tay, lên áo hay lên tường.

"Rạng" ở đây có nghĩa là sáng. Còn đen và vật dùng để thắp sáng. Đèn điện, đèn pin hay đèn dầu đều là những thứ rất hữu ích đối với cuộc sống của con người. Nhờ có đèn, chúng ta mới có ánh sáng để học tập, làm việc. Đèn soi sáng cả những nơi mặt trời không thể chiếu rọi. Đèn xua tan bóng tối, giúp người nhìn rõ mọi vật xung quanh. Đúng như lời nhận định "gần đèn thì sáng".

Như vậy, xét theo nghĩa đen, câu tục ngữ muốn thể hiện: nếu như chúng ta tiếp xúc gần mực sẽ bị bôi bẩn, bị đen; ngược lại nếu chúng ta ở gần đèn thì chúng ta sẽ được đèn soi sáng, do đó mà trở nên sáng suốt tinh tường hơn.

Không chỉ dừng ở đó, câu tục ngữ còn mang một hàm nghĩa khác. Đó chính là: hoàn cảnh sống tác động đến nhân cách con người như thế nào. Mực là chỉ hoàn cảnh không tốt, môi trường sống không lành mạnh. Đèn là chỉ môi trường sống tích cực. Như thế có nghĩa là khi người ta sống trong môi trường không tốt thì nhân cách dễ bị tha hóa, dễ làm điều sai trái và sa ngã và ngược lại, nếu như được giáo dục trong môi trường lành mạnh thì con người có thể rèn luyện được tích cách của mình cho tốt.

Về cơ bản thì câu tục ngữ này đúng. Hoàn cảnh tác động và chi phối đến nhân cách chúng ta rất nhiều. Trẻ con sinh ra giống như một tờ giấy trắng. Những gì ta giáo dục, môi trường tác động đến nó như thế nào thì nó sẽ trở thành một con người như thế ấy. Nếu xung quanh bạn luôn có những người tốt, sống tích cực thì bạn cũng sẽ học được ở họ nhiều điều hay. Và ngược lại, nếu quanh bạn chỉ toàn những người xấu thì hoàn cảnh tiêu cực ấy cũng sẽ dần làm bạn tha hóa về nhân cách.

Cũng như trong một lớp học, nếu chúng ta chơi nhiều những bạn xấu thì chúng ta dễ bị rủ rê và lôi cuốn. Ta sẽ trở thành một người không tốt, không chịu học hành và dễ sa vào tệ nạn xã hội. Nhưng nếu ta chơi với nhiều bạn học giỏi, chăm chỉ thì ta sẽ có điều kiện để tiến bộ. Bạn cho ta những kiến thức mà bản thân ta bị thiếu hụt. Bạn dạy ta những điều tốt đẹp bổ ích thiết thực cho cuộc đời. Gần những người biết quan tâm đến những người khác tâm hồn ta cũng trở nên trong sáng hơn giàu tình yêu thương hơn. Nhưng cũng đừng vì thế mà thiếu quan tâm đến những người bạn xấu.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, Hồ Chí Minh là người lãnh tụ vĩ đại là mặt trời soi sáng cho cả dân tộc. Ở thời gian ấy biết bao những anh bộ đội cụ hồ đã sống đã chiến đấu noi gương theo phẩm chất của Người. Chính họ đã làm nên những chiến công oanh liệt, giải phóng quê hương, đất nước. Những đức tính của Người. Chính họ đã làm nên những chiến công oanh liệt giải phóng quê hương đất nước. Những đức tính của Người được ảnh hưởng, rèn luyện trong cuộc sống, trong chiến đấu từ những tấm gương sáng mà tiêu biểu là Bác Hồ. (Đó là lòng yêu nước tinh thần đoàn kết, tình yêu thương đồng bào, đồng chí, đó là thái độ chiến đấu hết mình hi sinh tất cả cho độc lập tự do). Nếu không có ánh sáng của Đảng dẫn đường nếu không có một môi trường tốt đẹp thì không có thể nào sản sinh ra được những con người tuyệt vời ấy. Câu tục ngữ "gần mực thì đen gần đèn thì rạng" luôn có ý nghĩa trong thực tế.

Bởi vậy dân gian ta cũng có câu: "Ở chọn nơi, chơi chọn bạn" hay "ở bầu thì tròn, ở ống thì dài". Hay như ngày xưa, bà mẹ của thầy Mạnh Tử đã chuyển nhà đến ba lần để chọn môi trường sống tốt cho con mình. Điểm cuối cùng bà chọn là trường học. Vì bà cho rằng, hàng ngày khi thấy học sinh ngoan ngoãn, lễ phép biết học hỏi thì Mạnh Tử theo đó mà cũng bắt chước được những điểm tốt đấy. Mà sau này Mạnh Tử đã trở thành một bậc tài nổi tiếng, được tôn vinh đến muôn đời.

Thế nhưng câu tục ngữ cũng chưa hoàn toàn đúng. Có rất nhiều người trong hoàn cảnh bị hạn chế, cái xấu luôn vây quanh nhưng họ vẫn không chịu tác động không trở thành con người xấu. Đó là những người có ý chí vươn lên, giàu nghị lực kiên cường trong cuộc sống. Ngược lại cũng có người được giáo dục tốt nhưng lại trở nên hư hỏng tự mình phá hủy nhân cách của mình. Dân gian ta đã lấy loài sen làm biểu tượng cho nhân cách cao đẹp "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn". Và Hồ Chí Minh là tấm gương cao đẹp cho bao thế hệ Việt Nam noi theo, dù có sống trong hoàn cảnh khắc nghiệt đến đâu thì Người vẫn luôn giữ được nhân cách sáng ngời, luôn chèo lái con thuyền cách mạng để đưa đất nước tới bến bờ độc lập.

Rõ ràng tốt xấu là tượng trưng của mực và đen. Chúng ta cần tránh xa những cái xấu, không để cái xấu của người khác là cạm bẫy đối với ta. Cái tốt của năng lực hay của đạo đức ta cũng đều học tập để không ngừng vươn lên trong quá trình "rèn đức luyện tài". Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường việc chọn bạn mà chơi chọn môi trường để tiếp xúc rất quan trọng. Chúng ta phải kịp thời nhận ra cái xấu, tránh xa nó chống lại nó để không rơi vào các tệ nạn xã hội. Đồng thời, chúng ta phải không ngừng hoàn thiện chính mình hướng đến những cái lành mạnh bổ ích. Chúng ta nên giúp đỡ những bạn xấu tránh xa khỏi sai lầm khắc phục kịp thời.

"Gần mực thì đen, gần mực thì sáng" là câu tục ngữ đúng đắn, đem đến cho ta lời khuyên thật đáng quý. Nó như một chân lý mà ta không nên phủ định. Thực hiện tốt lời khuyên ấy sẽ giúp ích cho ta được nhiều điều trong cuộc sống.

15 tháng 5 2020

 Cha ông ta từng có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng!”. Nhưng trong đời sống, có một thực tế là gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Vậy chúng ta cần hiểu như thế nào về vấn đề này?

            Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày. “Mực” là loại chất lỏng tối màu, ở gần mực sẽ bị sắc màu đó ảnh hưởng nên cũng có màu tối. Ngược lại, “đèn” là vật phát ra ánh sáng, vật nào ở gần đèn sẽ được đèn chiếu rọi nhờ đó mà trở nên sáng rõ. Câu tục ngữ mang hàm ý: nếu sống gần người xấu ắt sẽ bị lây nhiễm những tính xấu và nếu được sống gần những người tốt sẽ được ảnh hưởng những tính tốt đẹp của họ. Câu tục ngữ phản ánh mối quan hệ giữa con người với môi trường sống: môi trường xấu thì khiến con người trở nên xấu xa, ngược lại, môi trường tốt sẽ làm con người trở nên tốt đẹp. Câu tục ngữ bộc lộ quan điểm: môi trường quyết định tính cách con người.

            Quả thực, không ít sự thực đã chứng minh cho câu tục ngữ đó. Cha ông ta còn có câu “Giỏ nhà ai / Quai nhà nấy”, “Cha nào con nấy”, “Bước chân trước ở đâu / Bước chân sau ở đấy”…cũng mang hàm ý này. Có nhiều gia đình, cha mẹ sống buông thả, lười lao động, làm những việc phạm pháp. Con cái họ lớn lên cũng bị nhiễm tính cách từ cha mẹ nên trở nên xấu xí như vậy. Chúng biến thành những đứa bé hư, lười học, nghịch ngợm, phá phách khiến thầy cô phiền lòng, bạn bè xa lánh… Hay cũng có những bạn học sinh vốn ngoan ngoãn, hiền lành nhưng thường xuyên bị những người bạn xấu rủ rê lôi kéo. Cuối cùng, họ trở thành những học sinh lười biếng, lêu lổng thậm chí thành những con nghiện rất khó chữa trị.,.

  Mặt khác, có rất nhiều gia đình có những truyền thống tốt đẹp: truyền thống hiếu học, truyền thống thể thao,… Đó là do các thế hệ ông bà, cha mẹ đi trước đã làm gương cho con cháu về sự chăm chỉ, cần cù… Con cháu học lớn lên trong một môi trường giáo dục tốt đã theo đó mà phát triển những đức tính tốt đẹp của gia đình. Trong trường học, có những tập thể lớp vững mạnh, đoàn kết, bạn bè biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Có bạn học sinh nào còn học chưa tốt, còn nhút nhát… khi bước vào môi trường tập thế như vậy sẽ được giúp đỡ tận tình để trở thành tiến bộ. Họ trở nên sôi nổi, hăng hái, tích cực hơn…

            Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” đã xuất phát từ những trải nghiệm có thực của dân gian ta. Song, bên cạnh đó, chúng ta cũng cần thừa nhận một thực tế khác; có những người gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng.

            Bên trong một tập thể lớp vững mạnh, đoàn kết vẫn còn một bộ phận, nhỏ ăn chơi đua đòi, lười biếng hư hỏng. Bên trong một gia đình có truyền thống tốt đẹp lâu đời vẫn có những đứa con không thể dạy bảo được… Đó là những “Con sâu làm rầu nồi canh”, là những kẻ gần đèn mà không biết sáng.

            Mặt khác, cũng có những người gần mực mà không bị lu mờ, tăm tối. Họ đã biết dùng thứ ánh sáng của riêng mình, mạnh hơn thứ bóng tối của mực đen để tự toả sáng. Ta có thể nhắc đến những em bé lang thang cơ nhỡ, nay đây mai đó nhưng vẫn chăm chỉ, cần cù học chữ. Đó là những người “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùi”.

            Có điều khác thường ấy bởi mỗi người lại có một bản lĩnh sống khác nhau. Có người dễ bị a dua, lôi kéo nên nhanh chóng nhiễm những thói xấu của xã hội. Nhưng cũng có người biết khẳng định bản thân, sống rất cá tính biết bảo vệ quan điểm sống đúng đắn của mình. Do vậy, họ đứng vững được trước những sự cám dỗ tầm thường.

            Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” nhắc nhở mỗi chúng ta cần biết lựa chọn cho mình một môi trường bạn bè, tập thể tốt để có thề được học tập những điều tốt đẹp. Song, trong cuộc sống hàng ngày, điều quan trọng là mỗi chúng ta cần rèn cho mình một bản lĩnh vững vàng biết “đãi cát tìm vàng” để học tập những điều hay lẽ phải và biết giữ vững bản lĩnh để tránh những điều xấu xa