K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

a) Kiểu văn bản : Thể thơ 8 chữ ( Biểu cảm )

b) Khái quát nội dung : đó là tình cảm của nhà thơ khi nhớ đến miền Nam thân yêu, cho dù ông đang sống ở miền Bắc, nhưng trái tim không nguôi lúc nào nhớ về Nam bằng một tình cảm tha thiết, đó chính là một tình cảm thiêng liêng dành cho một nưả Tổ Quốc đang chiến đấu .

c) Biện pháp tu từ : điệp từ nhớ

Tác dụng : Điệp từ nhớ nhấn mạnh nỗi nhớ của tác giả đối với miền Nam

30 tháng 7 2019

a, Kiều văn bản : đoạn thơ sử dụng kiểu văn bản biểu cảm

b, Đoạn thơ là tình cảm của nhà thơ dành cho miền Nam thân yêu.Đó là nỗi nhớ về những hình ảnh thân thuộc và những con người không quen.Mặc dù đang sống ở miền Bắc song con tim của nhà thơ đang vang lên sự trân trọng, niềm tự hào về hai tiếng gọi thiêng liêng "miền Nam"

c,Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích là :

+ Nhân hóa " Trái tim - thầm nhắc" : nhấn mạnh tình cảm yêu quê hương - miền Nam của tác giả dù cho có ở nơi đâu nhưng nhà thơ vẫn luôn hướng về nơi mình sinh ra.

+ Điệp ngữ "nhớ" : được điệp lại hai lần : nhấn mạnh nỗi nhớ của nhà thơ về miền Nam - quê hương ông

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:Tôi hôm nay sống trong lòng miền Bắc Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắcHai tiếng thiêng liêng, hai tiếng “miền Nam”Tôi nhớ không nguôi ánh nắng màu vàngTôi quên sao được sắc trời xanh biếcTôi nhớ cả những người không quen biếtCó những trưa tôi đứng dưới hàng câyBỗng nghe dâng cả một nỗi tràn đầy Hình ảnh con sông quê mát rượiLai láng chảy, lòng tôi như suối tưới.Quê...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Tôi hôm nay sống trong lòng miền Bắc

 

Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắc

Hai tiếng thiêng liêng, hai tiếng “miền Nam”

Tôi nhớ không nguôi ánh nắng màu vàng

Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc

Tôi nhớ cả những người không quen biết

Có những trưa tôi đứng dưới hàng cây

Bỗng nghe dâng cả một nỗi tràn đầy

 

Hình ảnh con sông quê mát rượi

Lai láng chảy, lòng tôi như suối tưới.

Quê hương ơi! Lòng tôi cũng như sông

Tình Bắc Nam chung chảy một dòng

Không ghềnh thác nào ngăn cản được

Tôi sẽ lại nơi tôi hằng mơ ước

 

Tôi sẽ về sông nước của quê hương

Tôi sẽ về sông nước của tình thương

( Trích bài thơ Nhớ con sông quê hương của Tế Hanh

Tư liệu Ngữ văn NXB GDVN ).

 

 

 

Câu 1: ( 0,5 điểm) Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.

 

Câu 2 : ( 1 điểm) Nêu nội dung của đoạn thơ.

 

Câu 3 : ( 0,5 điểm) Xác định thán từ trong câu thơ “ Quê hương ơi! Lòng tôi cũng như sông” .

 

Câu 4: ( 1 đ) Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ.

0
Tôi hôm nay sống trong lòng miền Bắc Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắc Hai tiếng thiêng liêng, hai tiếng miền Nam Tôi nhớ không nguôi ánh sáng màu vàng Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc Tôi nhớ cả những người không quen biết Có những trưa tôi đứng dưới hàng cây Bỗng nghe dâng cả một nỗi tràn đầy Hình ảnh con sông quê mát rượi Lai láng chảy, lòng tôi như suối tưới Quê hương ơi! lòng tôi cũng như sông Tình Bắc...
Đọc tiếp
Tôi hôm nay sống trong lòng miền Bắc Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắc Hai tiếng thiêng liêng, hai tiếng miền Nam Tôi nhớ không nguôi ánh sáng màu vàng Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc Tôi nhớ cả những người không quen biết Có những trưa tôi đứng dưới hàng cây Bỗng nghe dâng cả một nỗi tràn đầy Hình ảnh con sông quê mát rượi Lai láng chảy, lòng tôi như suối tưới Quê hương ơi! lòng tôi cũng như sông Tình Bắc Nam chung chảy một dòng Không gành thác nào ngăn cản được Tôi sẽ lại nơi tôi hằng mơ ước Tôi sẽ về sông nước của quê hương Tôi sẽ về sông nước của tình thương. Câu 1 Hãy tìm câu thơ thể hiện khát vọng thống nhất đất nước để miền Nam và miền Bắc chung một mái nhà?
1
CC
Cô Châu Hạnh
Giáo viên VIP
4 tháng 1 2023

Tình Bắc Nam chung chảy một dòng

Không gành thác nào ngăn cản được

9 tháng 3 2023

PTBĐ: Biểu cảm

4 tháng 5 2017

Tôi hôm nay sống trong lòng miền Bắc
Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắc.
Hai tiếng thiêng liêng hai tiếng miền Nam
Tôi nhớ không nguôi ánh nắng màu vàng
Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc
Tôi nhớ cả những người không quen biết.

< Nhớ con sông quê hương ~ Tế Hanh >

a, Kiểu văn bản được sử dụng là Biểu cảm.

b, Khái quát nội dung của đoạn thơ.. Đoạn thơ là tình cảm là cảm xúc của nhà thơ dành cho miền Nam thân yêu. Đó cũng là nỗi nhớ mong về những hình ảnh thân thuộc, từ ánh nắng màu vàng, sắc trời xanh biếc và cả những con người không quen. Mặc dù đang sống ở miền Bắc song con tim của nhà thơ lại đang vang lên tình yêu, niềm trân trọng, tự hào tha thiết về hai tiếng gọi thiêng liêng mang tên miền nam.

c, Biện pháp tu từ được sử dụng là nhân hóa Trái tim thầm nhắc, điệp từ hai tiếng, tôi.

7 tháng 3 2020

Cho mik hỏi: "Kiểu câu, chức năng của câu in đậm thì làm sao?"

12 tháng 7 2018

a) Thể loại : chắc là thơ 8 chữ

b ) Khái quát nội dung của đoạn thơ.. Đoạn thơ là tình cảm là cảm xúc của nhà thơ dành cho miền Nam thân yêu. Đó cũng là nỗi nhớ mong về những hình ảnh thân thuộc, từ ánh nắng màu vàng, sắc trời xanh biếc và cả những con người không quen. Mặc dù đang sống ở miền Bắc song con tim của nhà thơ lại đang vang lên tình yêu, niềm trân trọng, tự hào tha thiết về hai tiếng gọi thiêng liêng mang tên miền nam.

c, Biện pháp tu từ được sử dụng là nhân hóa, điệp từ

d. Nhân hoá : Trái tim - thầm nhắc

Điệp từ : tiếng, tôi

12 tháng 7 2018

Câu 1: (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“Tôi yêu Sài Gòn da diết...Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe...
Đọc tiếp

Câu 1: (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Tôi yêu Sài Gòn da diết...Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm...”

a. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn trên. (1,0 điểm)

b. Tìm 2 từ láy có trong đoạn văn. (0,5 điểm)

c. Em hãy nêu nội dung của đoạn văn trên. (0,5 điểm)

d. Từ nội dung của đoạn văn trên, em hãy nêu suy nghĩ về tình cảm đối với một nơi mà mình đã gắn bó. Trình bày trong khoảng 2-3 dòng. (1,0 điểm)

 Câu 2: (2,0 điểm)  Trong việc chống dịch bệnh Covid-19, nhân dân ta đã cùng chung sức đồng lòng hỗ trợ về tinh thần và vật chất cho người dân vùng dịch hoặc đón đồng bào ta từ nước ngoài về để cách ly....

Em hãy viết một đoạn văn (10 đến 12 câu) trình bày suy nghĩ của em về lòng nhân ái.

Câu 3: Hãy viết một bài văn nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến. (5,0 điểm )

1
3 tháng 2 2021

Câu 1: (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Tôi yêu Sài Gòn da diết...Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm...”

a. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn trên. (1,0 điểm)

Văn bản : Sài Gòn tôi yêu của Minh Hương

b. Tìm 2 từ láy có trong đoạn văn. (0,5 điểm)

Từ láy : da diết, dập dìu, thưa thớt

c. Em hãy nêu nội dung của đoạn văn trên. (0,5 điểm)

Văn bản bộc lộ tình yêu sâu sắc của tác giả với Sài Gòn.

d. Từ nội dung của đoạn văn trên, em hãy nêu suy nghĩ về tình cảm đối với một nơi mà mình đã gắn bó. Trình bày trong khoảng 2-3 dòng. (1,0 điểm)

Tình yêu quê hương,đất nước là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trong trái tim của mỗi người.Quê hương mỗi người chỉ có một,vì vậy đó luôn là thứ thiêng liêng nhất. . Những tháng ngày ấu thơ, cho đến khi ta lớn, quê hương, đất nước có một vị trí quan trọng trong mỗi người. Quê hương, đất nước là nơi ta sinh ra, cho ta một mái ấm. Bởi vậy, tình yêu đối với nơi đây quý lắm, đáng trân trọng lắm. Ở đó tồn tại một tình yêu cháy bỏng và mãnh liệt, không bao giờ dập tắt. Khi nhắc đến hai từ Việt Nam,chắc hẳn trong lòng mỗi người dân đất Việt đều dâng lên niềm tự hào mãnh liệt .Đó là một Việt Nam bình dị,thân thuộc ,gần gũi như người mẹ  hiền dịu vậy. Hình ảnh của những làng quê thân quen,lấp ló trong ánh nắng ban mai sẽ chẳng thể nào khiến người con đất Việt quên được .Hình ảnh của những người nông dân lao động cần cù,chịu khó,cần mẫn cũng khiến ta thấy xúc động. Cái tình yêu ấy đã nảy sinh từ thuở tôi mới lọt lòng, tôi yêu những cánh đồng thẳng cánh cò bay, quê nước trong văn vắt, đầm sen ngọt ngào hương thơm của đất, của trời.Để từ đó, yêu thương hóa hành động, thế hệ trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước, cần không ngừng nỗ lực học tập, trau dồi bản thân để vì xã hội, vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho dân tộc này.

 Câu 2: (2,0 điểm)  Trong việc chống dịch bệnh Covid-19, nhân dân ta đã cùng chung sức đồng lòng hỗ trợ về tinh thần và vật chất cho người dân vùng dịch hoặc đón đồng bào ta từ nước ngoài về để cách ly....

Em hãy viết một đoạn văn (10 đến 12 câu) trình bày suy nghĩ của em về lòng nhân ái.

    Trong cuộc sống, lòng nhân ái chính là sợi dây tình cảm thiêng liêng giữa người với người, là một trong những yếu tố để xây dựng xã hội văn minh, nhân văn. Lòng nhân ái được hiểu là lòng yêu thương của con người, không chỉ đối với những người xung quanh mà còn đối với cả động vật, thực vật… Biểu hiện của lòng nhân ái là thái độ, hành động thể hiện tình thương, sự đồng cảm, sẻ chia, đùm bọc, cưu mang của con người. Minh chứng cho điều này, ta có thể kể đến những tấm gương nhân ái như các danh nhân văn hóa: Lê – nin, chủ tịch Hồ Chí Minh,…, những nhà văn của thế giới như: Sê – khốp, Nguyễn Du,… và còn đó những con người của cuộc sống đời thường chan chứa lòng thương người cao cả. Lòng nhân ái sẽ mang đến cho xã hội sự gắn kết chặt chẽ giữa người với người, từ đó tạo nên cơ sở nhân văn vững chắc để phát triển các giá trị sống, phẩm chất đạo đức cao đẹp. Người có lòng nhân ái sẽ được mọi người xung quanh yêu quý, kính trọng và biết ơn. Ngược lại, những người giữ cho mình thái độ sống vô cảm, ích kỉ, thờ ơ sẽ bị xa lánh và cô lập. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, chúng ta hãy tự rèn luyện đạo đức của bản thân, đề cao tinh thần tương thân tương ái, luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, đóng góp công sức nhỏ bé của mình vào để xây dựng một xã hội tiến bộ, văn minh.

Câu 3: Hãy viết một bài văn nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến. (5,0 điểm )

Dàn bài :

Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm và cảm xúc của em về bài thơ.

Thân bài 

– Câu thơ mở đầu cho biết về thời gian đã lâu lắm rồi nay bạn mới có dịp đến chơi; qua các từ ngữ xưng hô (bác) cho thấy tình cảm của hai người là sâu nặng và bền chặt.

– Sáu câu thơ tiếp tác giả đã cô’ tình dựng lên một tình huống éo le: không có gì đế tiếp đãi bạn, đến cả miếng trầu cũng không có.

– Câu thơ cuối cùng đã khẳng định: tình bạn chân thành vượt lên trên mọi thứ vật chất tầm thường.

– Bài thơ với giọng điệu hóm hỉnh nhưng chứa đựng tình bạn đậm đà thắm thiết.

Kết bài: 

Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu sắc về một tình bạn cao đẹp của nhà thơ Nguyễn Khuyến.

Bạn dựa trên dàn bài triển khai ý rồi làm nha 

3 tháng 2 2021

Cảm ơn nhiều ạ!

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :[…] Đối với đồng bào tôi, mỗi tấc đất là thiêng liêng, mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát, mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rậm rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn trùng là những điều thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi. Những dòng nhựa chảy trong cây cối cũng mang trong đó kí ức của người da đỏ.Khi...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :

[…] Đối với đồng bào tôi, mỗi tấc đất là thiêng liêng, mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát, mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rậm rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn trùng là những điều thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi. Những dòng nhựa chảy trong cây cối cũng mang trong đó kí ức của người da đỏ.

Khi người da trắng chết đi, họ thường dạo chơi giữa các vì sao và quên đi đất nước họ sinh ra. Còn chúng tôi, chúng tôi chẳng thể quên được mảnh đất tươi đẹp này. Bởi lẽ mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ. Chúng tôi là một phần của mẹ và mẹ cũng là một phần của chúng tôi. Những bông hoa ngát hương là người chị, người em của chúng tôi. Những mỏm đá, những vũng nước trên đồng cỏ, hơi ấm của chú ngựa non và của con người, tất cả đều cùng chung một gia đình.

(Trích “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn bản trên?

Câu 2. Đối với người da đỏ, những điều gì là thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm của họ ? Qua những điều ấy, anh/chị hiểu gì về cuộc sống của người da đỏ ?

Câu 3. Phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 – 15câu) nêu suy nghĩ của anh/chị về ý kiến

“… mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ. Chúng tôi là một phần của mẹ và mẹ cũng là một phần của chúng tôi.”

Giúp em với ạ 

0
Đọc đoạn trích sau thực hiện những yêu cầu phía dưới:…"Đêm qua, lúc nào chợt tỉnh, tôi cũng nghe tiếng nức nở, tức tưởi của em. Tôi cứ phải cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đầm cả gối và hai cánh tay áo.Sáng nay dậy sớm, tôi khẽ mở cửa rón rén đi ra vườn, ngồi xuống gốc cây hồng xiêm. Chợt thấy động phía sau, tôi quay lại: em tôi đã theo ra...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau thực hiện những yêu cầu phía dưới:

…"Đêm qua, lúc nào chợt tỉnh, tôi cũng nghe tiếng nức nở, tức tưởi của em. Tôi cứ phải cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đầm cả gối và hai cánh tay áo.

Sáng nay dậy sớm, tôi khẽ mở cửa rón rén đi ra vườn, ngồi xuống gốc cây hồng xiêm. Chợt thấy động phía sau, tôi quay lại: em tôi đã theo ra từ lúc nào. Em lặng lẽ đặt tay lên vai tôi. Tôi kéo em ngồi xuống, và khẽ vuốt lên mái tóc."…

(Trích "Cuộc chia tay của những con búp bê'- SGK Ngữ văn 7 tập 1- NXBGDVN)

1. Văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê" sử dụng ngôi kể nào? Nêu tác dụng của việc sử dụng ngôi kể đó.

2. Tại sao tác giả không đặt tên truyện là "Cuộc chia tay của hai anh em" mà lại đặt là "Cuộc chia tay của những con búp bê" . 

3. Tìm từ ghép và từ láy có trong đoạn trích trên. Các từ ghép, từ láy đó có tác dụng gì trong việc biểu đạt nội dung đoạn trích? 

4. Hãy viết đoạn văn 10 câu trình bày những suy nghĩ, cảm nhận của em sau khi học xong câu chuyện này. 

0