K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 6 2019

“ Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy
Nghĩ sao cho bỏ những ngày ấu thơ”

Câu ca dao ấy sống trong lòng mỗi trẻ thơ Việt Nam chúng tôi từ hồi còn tấm bé. Bà tôi vẫn ru tôi bằng những câu ca dao như thế. Lớn lên, tôi mới thấm thía được hết thế nào là sự cao cả của tình cha, bao la tình mẹ, dào dạt ơn thầy. Mỗi bước đường ta đi đều có những tình cảm lớn lao ấy nâng bước, chỉ đường.

Thưở còn trong nôi, mẹ cha cho ta những tiếng nói, những bước đi chậm chững vào đời. Con có biết đâu rằng, tiếng nói đầu tiên thốt ra từ đôi môi xinh xắn, còn thơm nồng nàn mùi sữa của con là tiếng gọi ba, gọi mẹ. Những lúc ấy, chắc hẳn là ba mẹ vui lắm. Con vẫn luôn muốn hỏi ba về cảm giác lần đầu tiên được ẵm trên tay hình hài của cô công chúa bé bỏng của ba. Ba có vụng về, lóng ngóng lắm không? Nhưng chính đôi tay tưởng chừng như chai sạm vì nắng gió, vì vất vả mưu sinh ấy lại nhẹ nhàng tắm cho con, đút cho con từng thìa cơm nhỏ. Còn mẹ thì sao? Mẹ của con! Mẹ thì hẳn phải sung sướng lắm, sau chín tháng mang nặng đẻ đau, giờ đây con đang nép mình bên mẹ, ngậm lấy bầu vú căng tròn sữa của mẹ. Con dường như cảm nhận được giọt nước mắt hạnh phúc rơi nhẹ xuống làn da mỏng manh của con. Công cha, nghĩa mẹ là thế đấy! Làm sao diễn tả được thành lời. Dẫu cho có trăm ngàn lời hay ý đẹp, dẫu cho có ngàn vạn nốt nhạc xinh tươi cũng không sao nói hết. Nhưng con thờ ơ quá! Đã có lúc chính những đứa con mà cha mẹ hết lòng yêu thương ấy đã làm phiền lòng cha mẹ. Trăm ngàn mối lo ùa đến theo từng năm tháng con lớn lên. Con không còn là đứa con ngờ dại, bé bỏng ngày nào nữa. Dường như con đang ngày càng bay xa khỏi vòng tay chở che của những người thân yêu ruột thịt. Con vào phòng, đóng kín cửa lại, chìm ngập trong thế giới của riêng con, mà vô tâm không nhận ra một ánh mắt lo âu, nhiều trăn trở. Con bắt đầu thích đến nhà bạn hơn, thay vì giúp mẹ nhặt rau trong bếp hay cùng cha trò chuyện. Dù vậy, ba mẹ vẫn yêu con, vẫn điềm tĩnh cho con bao lời khuyên bổ ích và trở thành người bạn tri kỷ của con. Con kể cho mẹ nghe về chàng trai làm con nghĩ ngợi, người đã chạm vào tóc con, gọi con là “bé”ù trong nỗi tức giận ngây ngô. Mẹ cười nhẹ: “ Bạn chỉ đùa với con chút thôi mà! Con hãy học thật chăm chỉ và chọn cho mình những người bạn tốt. Hãy mời bạn con về nhà để ba mẹ giúp con có những nhận xét đúng đắn”. Con chợt nghe mẹ nói với ba: “ Con mình đang lớn”. Con thơ ngây vụng dại, chỉ mong sao cho thời gian trôi thật khẽ, để ba mẹ luôn ở bên con. Để mỗi lần Mùa Vu Lan đến, con lại được hạnh phúc cài lên ngực hoa hồng đỏ thắm , để nhắc nhớ về ơn nghĩa sinh thành, dưỡng dục của mẹ cha. Và câu ca dao quen thuộc lại vang lên:

“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ, kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”...

Tuổi thơ con còn được chấp cánh bằng những tháng ngày cắp sách đến trường. Ở đó có người thầy dạy cho em những kiến thức đầu tiên, làm hành trang cho cánh diều mơ ước của chúng em bay cao, bay xa. Người thầy vẫn hằng ngày tận tụy đứng trên bục giảng, kiên nhẫn giảng giải cho lũ học trò còn non nớt. Không chỉ có vậy, những cậu học trò ngỗ nghịch còn được thầy uốn nắn, sửa răn. Nhìn mỗi bước chân thầy cô nặng trĩu trên đường, chúng em biết mình chưa ngoan, chưa thật tốt. Những lúc ấy, ai cũng tự hứa phải cố gắng nhiều hơn nữa để mỗi bước chân thầy cô nhẹ nhàng hơn, vui tươi hơn sau một ngày làm việc vất vả. Thầy như con đò, chở từng thế hệ học sinh qua sông mãi miết, không ngừng. Nhờ những hiểu biết góp nhặt được trên ghế nhà trường, chúng em tung bay không chút sợ hãi, sẵn sàng đương đầu với những khó khăn, thử thách bằng sức trẻ, nghị lực và niềm đam mê. Nhưng hình ảnh của thầy cô với những đêm miệt mài bên trang giáo án không thể nào phai nhạt trong tiềm thức về một tuổi thơ tươi đẹp. Tục ngữ có câu: “ Tiên học lễ, hậu học văn”. Đạo lí ấy làm sao chúng em có thể quên được. Phải chăng, đó cũng chính là lí do mà tôi chọn ngành Sư phạm. Tôi yêu những ánh mắt thơ ngây, chăm chú nghe từng lời giảng của tôi. Tôi yêu những tình cảm trẻ thơ trong sáng, nồng nàn như mùa phượng nở của tuổi thần tiên ấy. Tôi hăm hở đứng trên bục giảng, nối tiếp ước mơ của những người thầy mà tôi yêu kính. Những nét chữ mềm mại, chứa chan nhiệt huyết của tôi viết trên tấm bảng đen cho lũ học trò là câu ca dao:

“Công cha nghĩa mẹ ơn thầy
Nghĩ sao cho bỏ những ngày ấu thơ”.

NG
26 tháng 11 2023

Em hiểu về câu “Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy" là một trong những thành ngữ nhằm nhắc nhở đạo hiếu của mỗi chúng ta với ba người có công sinh thành, dưỡng dục trong suốt cuộc đời, đó là: Cha, mẹ và thầy cô. Ai cũng nhớ đến “công cha”, người đã lao động cực khổ kiếm sống, nuôi ta khôn lớn. Đồng thời, còn ghi nhớ “nghĩa mẹ”, người sinh thành, chăm sóc, dạy dỗ ta nên người. “Ơn thầy” không thể nào quên, vì thầy là người dạy dỗ, cho ta tri thức toàn diện để ta phát triển thành người.

7 tháng 12 2022

Quan niệm: “ tôn sư trọng đạo” là quan niệm tồn tại có từ xưa đến nay, nó là cách thể hiện tình cảm và lòng biết ơn của người học trò đối với thầy của mình, cũng chính vì thế mà tình nghĩa thầy trò là điều không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người ,nhất là trong cuộc dời học sinh của mỗi chúng ta.
Thật vậy, tình nghĩa thầy trò là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc sống này bởi nó không hề dựa trên bất cứ một hình thức trục lợi nào. Nó chân thật và thanh khiết vô cùng. Tình nghĩa là gì ? Nó là cảm xúc chân thật , là tình thương, là lòng biết ơn và yêu quý giữa hai con người với nhau, tình nghĩa thầy trò là tình cảm giữa thầy với trò xuất phát từ tấm lòng. Thầy dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và giúp đỡ học sinh học tập cũng như rèn luyện nhân cách và phẩm chất của người học sinh. Học trò dành tình cảm, lòng biết ơn cũng như thái độ kính trọng của mình dành cho thầy. Những cái đó chính là tình nghĩa thầy trò.
Tình nghĩa thầy trò không chỉ được thể hiện trong giảng đường mà còn cả ở bên ngoài,nó thiêng liêng và vô cùng cao cả. Thầy là người yêu thương, day dỗ hướng ta đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Thầy luôn tận tâm và là người dẫn đường cho tri thức của ta, cũng chính nhờ có thầy mà mỗi học sinh chúng ta có thể trở thành những người có ích cho xã hội. Thầy vừa là ngừoi cha,vừa là người mẹ ,vừa là ngừơi bạn tốt mà mỗi người học sinh chúng ta cần phải có, cần phải biết quý trọng trong cuộc sống này. Đã có biết bao tấm gương về những người thầy vượt khó, vượt lên trên tất cả những hoàn cảnh khắc nghiêt của cuộc sống nhưng vẫn yêu nghề , yêu học sinh tận tâm với công việc. Đó chính là cái tình của người thầy dành cho trò của mình. Còn học trò là người tiếp nhận cái tình đó, tiếp nhận cái tri thức đó, để rồi tự nhận thức được những tình cảm của thầy dành cho mình, mà cố gắng học tập. Thầy là người không đòi hỏi bất cứ những gì ở học trò của mình chỉ mong rằng học trò của mình có thể thành tài và trở thành một con người tốt cho xã hội. Người học trò là người nhận được biết bao tình yêu thương của thầy dành cho , cũng chính vì thế mà ở mỗi học trò cũng đều cảm nhận được tấm lòng cao cả ấy và trả lại bằng những tình cảm trong sáng, thiết tha của bản thân dành cho thầy. Cái tình cảm giữa thầy và trò là cái tình cảm thiêng liêng nhất trên cõi đời này. Cố gắng học thật giỏi, luôn kính trọng và yêu quý thầy của mình là cái nghĩa tối thiểu nhất mà mỗi học sinh chúng ta cần phải có. Như CHU VĂN AN, một người thầy của mọi thời đại, ông không chỉ là một người thầy bình thường mà đối với những người học trò của ông, ông còn là một người cha đáng kính, người đã dạy dỗ biết bao nhân tài cho đất nước. Học trò của ông toàn là những vị quan to nhưng khi nói chuyện với ông đều rất cung kính, lễ phép, và kính nễ ông. Đó chính là tình nghĩa giữa thầy với trò, mặc dù không còn dạy mình nhưng người xưa đã có câu: “ Nhất tự vi sư , bán tự vi sư”. Một chữ là thầy, nữa chữ cũng là thầy. Đã dạy dỗ mình thì suốt đời cũng là thầy, mãi mãi luôn khắc ghi trong tim. Những người biết kính trọng thầy của mình thì sẽ trở thành những người có ích cho xã hội, cho đất nước, còn những người không biết quý trọng thầy của mình là những người tự hạ thấp bản thân , thầy như cha như mẹ của mình, là người dạy dỗ và quan tâm mình, thế mà không biết yêu quý kinh trọng thì mãi mãi chằng bao giờ trở thành những người tốt được.
Bên cạnh những người biết kính trọng và yêu quý thầy của mình thì lại có những loại người ăn cháo đá bát, người đã tận tâm dạy dỗ mình thế mà giờ đây lại thiếu lễ phép, không biết kính trọng thầy của mình. Thử hỏi loại người như vậy thì làm sao có thể trở thành người có ích cho xã hội, cho đất nước này. Trong môi trường học đường ngày nay, có những học sinh tuy đã được dạy dỗ đàng hoàng thế nhưng thật sự lại chẳng hiểu biết gì. Người thầy là người đã lấy cả tâm huyết , cố gắng dạy bảo ta, vậy mà những học sinh ấy lại có những hành động và thái độ vô cùng thiếu lễ phép, ngang nhiên dám cãi lại những gì thầy cô đã nói. Liệu những người học sinh như vậy có đáng nhận được sự yêu thương, dạy dỗ từ thầy cô hay không? Khi hành động như vậy, những học sinh ấy có suy nghĩ hay không?Có biết rằng những việc đó , làm tổn thương đến người khác mà nhất là đối với người yêu thương mình , dạy dỗ cho mình, muốn mình nên người. Không có việc gì đáng buồn hơn chính là việc ấy.
Qua những suy nghĩ trên, em đã rút ra được một bài học cho bản thân, chính là phải biết luôn luôn yêu quý và kính trọng thầy cô, những người yêu thương, dạy dỗ ta, hướng ta đến một cuộc sống tốt đẹp. Mỗi người chúng ta phải khắc ghi câu thành ngữ: “tôn sư trọng đạo”. Bởi tình nghĩa thầy trò chính là thứ tình cảm thiêng liêng và cao đẹp nhất trên đời này.Bản thân mỗi học sinh phải cố gắng học thật giỏi, nghe lời thầy cô chăm chỉ học tập, đó củng là cách để thể hiện tình cảm với thầy của mình.
Tình nghĩa thầy trò , mỗi người phải luôn khắc ghi, bởi nó rất quan trọng với cuộc đời của mỗi con người trong suốt thời học sinh . Yêu thương kính trọng thầy chính là yêu thương kính trọng cha mẹ của mình. Là thể hiện bản thân của một con người có nhân cách, có đạo đức và phẩm chất . “Trọng thầy mới được làm thầy

4 tháng 11 2016

đề là gì v bn

4 tháng 11 2016

day la nhung cau ca dao tuc ngu noi ve ton su trong dao

nho chon cau tra loi cua minh nhe

chuc ban hoc gioi 

Trong bản sắc văn hóa của dân tộc ta, có biết bao những nét đẹp truyền thống mà chỉ có thời gian mới làm sáng lên giá trị nhân văn của tinh hoa văn hóa được chắt lọc suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Theo lời dạy của ông cha ta "Ôn cố tri tân" tức là ôn xưa để hiểu nay. Nhân dịp đầu năm xin có vài dòng suy ngẫm về một đạo lý của tổ tiên ta "Công cha - nghĩa mẹ - ơn thầy".

Cụm từ thật đơn giản, nhưng càng đọc, càng tỉnh tâm suy ngẫm, ta càng cảm nhận được một ý nghĩa sâu xa về một đạo đức làm người được đúc kết từ xa xưa tổ tiên mình. Có thể thấy cụm từ "Công cha", "Ơn thầy" tựa hai đầu của chiếc đòn gánh cho mỗi đời người. Điểm trung gian của chiếc đòn gánh ấy chính là cụm từ "Nghĩa mẹ".

Trước hết, con phải "biết ơn cha", vì có công ch

a lao khổ nuôi dạy mới nên người. Đồng thời con phải ghi nhớ "nghĩa mẹ", vì nhờ có mẹ thường xuyên đùm bọc, chăm bẳm, thương yêu mới trưởng thành. Nhưng con người chỉ có sự tự tin vào cuộc đời, vào con đường thành công của sự nghiệp khi có sự dạy bảo của người thầy giáo, vì trong các quan hệ xã hội thì người thầy giáo là người giúp cho ta có được vốn tri thức toàn diện để làm người. Người xưa đã dạy: Học để có được chữ "nhân", học để làm người, học để hiểu cuộc đời mà đối nhân xử thế - "Nhân bất học bất tri lý". Cụm từ "nghĩa mẹ" phản ánh tình cảm ruột rà máu thịt, không thể dứt bỏ, khó bày tỏ được giữa mẹ và con. Từ "nghĩa" trong từ điển tiếng việt là dạng tình cảm đặc biệt, rất sâu nặng của con người. Tình cảm đó càng cảm nhận được bằng nỗi đau lìa cành, rách lá:

Chiều chiều ra đứng hiên sauNgóng về quê mẹ ruột đau chín chiều.Nói về công ơn cha mẹ, ca dao có câu:Công cha như núi Thái SơnNghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Núi Thái Sơn - một ngọn núi cao nhất đã đi vào huyền thoại của người Trung Hoa. Người cha có thể sẵn sàng chịu mọi khổ cực nhằm mục đích mang lại những điều tốt đẹp cho cuộc đời của mỗi người con. Nỗi vất vả, cực nhọc của người làm cha được ví như núi đá "Thái Sơn". Núi đá "Thái Sơn" là biểu tượng cho sự trường tồn muôn thuở về sự nhọc nhằn của phận làm cha. Đó là sự vĩnh hằng, vĩ đại về công sức của người cha đối với con.

Mỗi con người đều phải trải qua bổn phận làm con, nhờ công sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ mới nên người. Nhưng muốn thành danh trên cuộc đời thì nhất thiết phải cần đến sự dạy bảo của người thầy giáo - "Không thầy đố mày làm nên", "Nhất tự vi sư bán tự vi sư".

Từ "thầy giáo" ở đây theo quan niệm của thuở xa xưa không những là người thầy trên trường lớp, mà còn là những người cao tuổi đứng ở ngôi trưởng lão, những người già, những thợ cả dẫn dắt cộng đồng bằng những kinh nghiệm trong cuộc sống, hiểu được những hiện tượng thiên nhiên thay đổi v.v...

Sự truyền đạt kinh nghiệm thông qua nhiều con đường: Do mỗi người tự chắt lọc trong cuộc sống, do được người đời chỉ dẫn hoặc được học qua trường lớp. Những người muốn thành đạt trong cuộc sống, nhất thiết phải trải qua quá trình "tầm sư học đạo". Hoàng đế Quang Trung khi đã lên ngôi mà vẫn một tuần dành ra một buổi để nghe một viên quan giỏi sử sách phụ đạo về lịch sử nước Tàu và lịch sử nước Việt, đặc biệt vị Hoàng đế áo vải này rất biết trọng dụng người tài. Trong lần kéo đại binh ra Bắc dẹp giặc, vua đã ghé vào vấn an bậc đại trí sĩ Nguyễn Thiếp, mặc dù ông này không mấy mặn mà với triều đại Tây Sơn. Ở Việt Nam, có không ít những tấm gương biết trọng đạo lý "Kính thầy". Chu Văn An - người thầy giàu trí tuệ và lòng nhân ái được cả nước tôn vinh, khi qua đời được đưa vào thờ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội.

Thời gian trôi qua nhanh, ch

a mẹ nuôi con không quản nhọc nhằn, thầy giáo dạy bảo học trò không quản khó khăn. Thầy giáo là người cha, là người mẹ thứ hai có công khai trí cho lớp lớp người kế tiếp nhau. Mỗi dịp xuân về, dân gian ta có tục lệ ơn thầy, ơn cha mẹ:

"Mồng một tết chaMồng ba tết thầy".

Tết thầy không cầu kỳ, rất đơn giản - chỉ đôi bánh chưng xanh, tượng trưng cho trời đất và sự sống; với trầu tượng trưng cho chất men và sắc màu của cuộc đời giàu ân nghĩa. Trò đến tết thầy cũng là dịp đầu năm chúc thầy trường thọ dạy bảo nên người. Mỗi con người, mỗi cuộc đời đều phải chịu sự chi phối của quy luật tự nhiên, quy luật xã hội nhưng khi trở thành người hữu ích hoặc may mắn đều cảm nhận được đạo lý "Công cha - nghĩa mẹ - ơn thầy" bằng chính sự trải nghiệm của riêng mình.

7 tháng 5 2021

Công cha như núi Thái Sơn; 

Ngiã mẹ như nc trong nuồn chảy ra

 

7 tháng 5 2021

Thầy cô: 

Muốn sang thì bắc cầu kiều ,

muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

Bố mẹ:

Công cha như núi Thái Sơn, 

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

...

27 tháng 3 2022

Em đồng ý với ý kiến " Con cái có nghĩa vụ giúp đỡ cha mẹ các công việc trong gia đình ". Tại sao?

- Bởi vì chúng ta được biết rằng, từ nhỏ đến lớn, cha mẹ đều phải quan tâm, chăm sóc chúng ta, cho ăn, được đi học đến trường. Mục đích cuối cùng là để ta có kiến thức, tự lo liệu cho bản thân khi lớn lên, ngoài ra thì con cái cũng có bổn phận rất quan trọng với cha mẹ mình. Để đền ơn, đáp nghĩa cha mẹ đã nuôi dạy mình khôn lớn thành người. Dựa vào SGK, ta thấy rằng:

+ Con, cháu có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà; có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà, đặc biệt khi cha mẹ, ông bà ốm đau, già yếu...

-Em thấy ý kiến trên là hoàn toàn đúng. Bởi cha mẹ đã vất vả để nuôi dưỡng, giáo dục chúng ta nên người,...Chúng ta nên biết ơn và giúp đỡ họ từ những điều nhỏ nhặt nhất, vừa với sức của bản thân. Ta có thể giúp dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm và các món dễ làm, trông em giúp bố mẹ,...Để cha mẹ yên tâm đi làm, lao động hiệu quả hơn, bớt lo lắng về con cái ở nhà..........