K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

a)

- Uống nước nhớ nguồn là một câu tục ngữ đã trở nên quen thuộc với người Việt Nam bao đời nay. Dưới hình thức rất đỗi giản dị, câu tục ngữ này là bài giáo dục về nhân cách làm người của cha ông ta, thể hiện sâu sắc truyền thống đạo lí của người Việt Nam: luôn luôn trân trọng, biết ơn người đi trước.

b)

- Để đạt được niềm khát vọng đó, người ta luôn tìm cho mình một lẽ sống cho cuộc đời, hay nói đúng hơn là một lý tưởng. Lý tưởng này sẽ hướng dẫn đời họ vượt qua mọi chông gai và can đảm chấp nhận mọi nghịch cảnh. Vì có một lý tưởng để theo đuổi, có một lẽ sống cho cuộc đời, bạn sẽ như con thuyền lênh đênh trên biển nhưng luôn có một ngọn hải đăng sáng chói soi đường và chỉ lối bạn đi về đâu. Và phải chăng những người không có lý tưởng sống, sống cuộc sống không có một mục đích nào để theo đuổi cũng như miếng dẻ trôi trên dòng sông vô định? 

a,Uống nước nhớ nguồn là một câu tục ngữ đã trở nên quen thuộc với người Việt Nam bao đời nay. Dưới hình thức rất đỗi giản dị, câu tục ngữ này là bài giáo dục về nhân cách làm người của cha ông ta, thể hiện sâu sắc truyền thống đạo lí của người Việt Nam: luôn luôn trân trọng, biết ơn người đi trước.

Theo nghĩa đen, “nguồn” là nơi bất đầu cùa dòng nước. Theo nghĩa bóng, “nguồn” là ẩn dụ chỉ công lao tạo lập nên những thành quả của con người đi trước dành cho các thế hệ sau. “Nước có nguồn” nên “uống nước” hiểu theo nghĩa bóng là thừa hưởng thành quả mà người đi trước, thế hệ trước để lại. Câu tục ngữ mượn mối quan hệ khăng khít giữa “nguồn” và “nước” trong tự nhiên để nói với chúng ta một cách thấm thía về triết lí sống: Khi hưởng thụ một thành quả nào đó, người ta phải nhớ ơn và đền ơn xứng đáng những người đã đem lại thành quả mà mình đang được hưởng.

Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn” là hoàn toàn đúng đắn. Lẽ thường, khi hưởng thụ một thành quả, người ta thường quên đi sự khó nhọc của những người đã làm nên thành quả ấy. Chính vì thế, người lao động xưa đã chọn thời điểm “bưng bát cơm đầy” thời điểm của sự hưởng thụ - để cất lên tiếng nhắn nhủ thật thấm thía:

“Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”.

Thì ra cái “dẻo thơm” của giờ phút hưởng thụ lại bắt nguồn từ giọt mồ hôi của:

“Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”.

Mở rộng ra, mọi thành quả mà chúng ta có được hôm nay đều có nguồn gốc từ công sức của bao người. Đất nước Việt Nam hôm nay là thành quả của tổ tiên ta suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, ta lớn lên trong bao sự tích: sự tích bánh chưng, bánh giầy, sự tích tre đằng ngà với chiến công của người anh hùng làng Gióng, sự tích trầu cau, sự tích hòn Trống Mái... Mọi thứ quanh ta: trang sách, ngòi bút, con đường đến trường, hàng cây bên đường, bài giảng của thầy có... tất cả đều ẩn chứa một sự tích, nguồn gốc đều là kết tinh từ công sức của bao người. Bản thân sự trưởng thành của mỗi chúng ta cũng nhờ thầy cô, cha mẹ.

Như vậy, trong cuộc sống, không có ,thành quả nào mà không có công lao của một ai đó tạo nên. Chính vì thế, trong kho tàng tục ngữ Việt Nam luôn có những lời thấm thía nhắc nhở ta về lòng biết ơn với người nghệ sĩ và công lao của những người đi trước:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Và:

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Hoặc:

Không thầy đố mày làm nên.

Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn” đã hóa thân thành những lập tục đẹp đẽ của người Việt Nam. Biết ơn các vua Hùng dựng nước, dân ta có ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Biết ơn các thương binh, liệt sĩ đã đổ xương máu để giữ hòa bình, chúng ta có ngày 27-7. Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn" đã trở thành bản lĩnh sống, là một nét nhân cách đẹp đẽ. Nguyền Trãi ăn "lộc" vua nhưng lại tâm niệm “đền ơn kẻ cấy cày”. Trần Đăng Khoa biết từ những khó nhọc của cha mẹ để thấy rõ hơn trách nhiệm của mình:

“Áo mẹ mưa bạc màu

Đầu mẹ nắng cháy tóc

Mẹ ngày đêm khó nhọc

Con chưa ngoan chưa ngoan”

(Khi mẹ vắng nhà)

Trong thực tế, không phải không có những kẻ vô ơn, thậm chí quay lưng phản bội lại những người đã có công lao đối với mình. Đó là những kẻ ích kỉ, giả dốì, như nhân vật Lí Thông trong truyện cổ tích “Thạch Sanh”. Những kẻ vô ơn đó bị xã hội khinh ghét và sớm muộn cũng sẽ phải trả giá cho sự vô ơn của mình.

Dạy cho con người lòng biết ơn, câu tục ngữ “uổng nước nhớ nguồn” có một giá trị nhân văn đẹp đẽ. Lòng biết ơn khiến con người biết sống thủy chung, ân nghĩa. Nhờ lòng biết ơn mà các thế hệ kết nối với nhau bởi tình người. Lòng biết ơn khi hóa thân thành hành động cụ thể là động lực đề giữ gìn, xây dựng cuộc sống ngày một đẹp hơn. Bác Hồ nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Câu nói ấy đã thể hiện cao nhất hành động “nhớ nguồn”. “Nhớ nguồn” là phải giữ gìn, bảo vệ thành quả của những người đi trước, khiến nó trở nên phóng phú, đẹp đẽ hơn. Chúng ta là thành quả của cha mẹ, thầy cô. Đến lượt mình, chúng ta phải đi xa hơn nữa, vươn tới những chân trời mới. Có như thế mới thật sự đền đáp công ơn dưỡng dục, sinh thành của thầy cô, cha mẹ. “Nhớ nguồn”, ở đây cũng đồng thời là lối sống có trách nhiệm, vị tha. Biết vì thế hệ sau - đó là biểu hiện đẹp nhất của “nhớ nguồn”. Có như thế, chúng ta chẳng những tỏ lòng biết ơn mà còn xứng đáng với nhân cách, tấm lòng của thế hệ đi trước. Một điều rất quan trọng nữa là phải biết tự tạo lập cho mình những thành quả cho thế hệ sau.

“Uống nước nhớ nguồn” là đạo lí làm người được đúc kết từ bao đời nay. Đó cũng là “nguồn nước” trong trẻo mà cha ông ta đã bao đời gạn đục, khơi trong để truyền lại cho chúng ta hôm nay. Chúng ta phải biết giữ gìn “nguồn nước" ấy và biến nó thành hiện thực trong nhân cách sống và lối sống của mỗi con người. Đối với học sinh chúng ta, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi là cách đền ơn thiết thực nhất với công lao của cha mẹ, thầy cô và xã hội.

24 tháng 6 2019

a, Uống nước nhớ nguồn
- Thành quả không tự nhiên mà có. Đất nước hoà bình mà chúng ta sống hôm nay được đổi bằng sinh mạng của biết bao người ngã xuống. Bởi vậy ta không được phép quên tổ tiên, nòi giống và những người đã chiến đấu, hy sinh bảo vệ quê hương. Cha mẹ, ông bà người thân đã sinh ra ta, nuôi dưỡng ta khôn lớn, thầy cô dạy dỗ ta học hành trở nên người có ích cho xã hội… Tất cả đều là “nguồn” để ta phải nhớ, phải tri ân.
- Lòng biết ơn là cở sở của đạo làm người. Một xã hội chỉ thực sự tốt đẹp khi được xây dựng vững vàng trên nền tảng đạo lý. Trên khắp đất nước Việt Nam lòng biết ơn thể hiện ở việc xây dựng các đền, miếu, chùa chiền phụng thờ, tôn vinh các bậc anh hùng có công với nước. Trong mỗi gia đình, bàn thờ tổ tiên được đặt ở nơi trang trọng. Nhiều năm nay, cả nước dấy lên phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với những thương binh, liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng và những gia đình có công với cách mạng… Đến bất kỳ nơi nào cũng có thể tìm thấy những biểu hiện sinh động phong phú của đạo lý “uống nước nhớ nguồn ” trên đất nước ta .
- "Nhớ nguồn" không chỉ là biết ơn, giữ gìn, bảo vệ thành quả đã có mà bản thân mỗi người cần cố gắng cống hiến, bổ sung thêm những thành quả mới cho “nguồn nước” dân tộc luôn tràn đầy và bất diệt. Có như vậy mới phát huy được tinh hoa truyền thống tốt đẹp của tổ tiên, làm cho xã hội ngày một phát triển. Đó mới là nhớ nguồn một cách thiết thực.
Phê phán những tư tưởng, hành động trái ngược. Đó là những kẻ vô ơn, “khỏi vòng cong đuôi”, “qua cầu rút ván”, những kẻ vong ân bội nghĩa, ăn cháo đá bát, lừa thầy phản bạn, thờ ơ với quá khứ, quên nguồn cội, chà đạp lên giá trị tinh thần tốt đẹp của dân tộc. ​

- Thấm nhuần ý nghĩa của câu tục ngữ, ta thấy: "Uống nước nhớ nguồn" là phẩm chất cần có của con người. Mỗi chúng ta cần có trách nhiệm gìn giữ, vun đắp, phát huy truyền thống đạo lí tốt đẹp đó.
- Ở lứa tuổi học sinh, chúng ta chưa làm ra của cải vất chất, tinh thần cho xã hội, do đó hãy bày tỏ lòng biết ơn chân thành với cha mẹ, thầy cô bằng lời nói, việc làm cụ thể của mình: phấn đấu học tập, rèn luyện và tu dưỡng thành con ngoan, trò giỏi để trở thành những công dân có ích cho xã hội sau này .

24 tháng 6 2019

- Thế nào là lòng khiêm tốn?

  • Khiêm tốn là sự đánh giá đúng khả năng của mình trong công việc cũng như trong học tập và cuộc sống
  • Khi khiêm tốn chúng ta không tự kiêu tự căn, không đánh giá cao bản thân mình, không cho là mình giỏi, mình hơn những người khác

- Biểu hiện của lòng khiêm tốn:

  • Người khiêm tốn luôn đánh giá đùng khả năng của mình, khiêm nhường và nhã nhẹn
  • Sự thành công của mình không cho rằng đó là điều lớn lao, cao cả
  • Ý thức luyện tập và rèn lyện hằng ngày về sự khiêm tốn

- Làm gì để rèn luyện ý thức khiếm tốn:

  • Sự khiêm tốn phải được thực hiện từ những công việc nhỏ nhất trong cuộc sống cũng như trong công việc
  • Luôn tự ý thức có ý thức nhã nhặn, lạc quan, không cho rằng thành công của mình là lớn lao, vĩ đại.

Karl Marx từng nói rằng: “ khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ, tự kiêu một chút cũng là nhiều” Qua câu nói ấy, chúng ta cũng hiểu được phần nào ý nghĩa và tầm quan trọng của lòng khiêm tốn trong cuộc sống.

Ai cũng hiểu rằng khiêm tốn là đức tính tốt của con người, khiêm tốn còn là không tự mãn, khoe khoang năng lực của bản thân, thể hiện bản thân quá đà trướng đám đông. Hơn thế nữa, sự khiêm tốn là nhìn nhận , đánh giá năng lực của mình đúng mực. Có đôi lúc người ta hiểu về lòng khiêm tốn như vậy, nhưng thực chất , ít ai hiểu một cách sâu sắc về nó. Chúng ta cùng đặt câu hỏi vì sao chúng ta phải khiêm tốn? Các bạn sẽ trả lời như thế nào? Đối với cá nhân tôi, chúng ta cần có sự khiêm tốn.Vì lòng khiêm tốn giúp ta nhìn nhận bản thân, có được sự tự tin đúng mực và sự nhún nhường trong một hoàn cảnh hay tình huống cần thiết. Điều quan trọng là nhìn nhận bản thân mình giỏi ở lĩnh vực nào, thiếu sót ở đâu chứ không nên chăm chăm ngợi ca cái tài giỏi của bản thân mình. Và khi chúng ta khiêm tốn , tức ta học được cách cúi đầu, chỉ khi đó ta mới học hỏi được nhiều điều mới mẻ, những kiến thức phong phú và rèn luyện bản thân tốt hơn. Khi rèn luyện tốt bản thân thì lòng khiêm tốn giúp ta càng tiến bộ, sự kiêu ngạo sẽ lạc hậu. Nhiều người do tự cao tự đại mà tự mình sa vào vũng bùn thất bại. Người xưa cũng có câu:” khiêm tốn lợi ích, tự mãn tổn hại” . Chính điều đó đã minh chứng cho sự cần thiết của lòng khiêm tốn. Sau cùng lòng khiêm tốn giúp ta thành công. Vì trong vũ trụ này, tri thức là mênh mông vô hạn, chúng ta chỉ là một ngôi sao trên bầu trời tri thức vô vàn, ta cần khiêm tốn học tập mà tích lữu những tinh hoa của “vũ trụ tri thức” ấy.



Vậy ta nên làm gì để có được lòng khiêm tốn, rèn luyện nó thành một thói quen tốt? Trước hết chính bản thân chúng ta phải trau dồi rèn luyện những điểm mạnh của bản thân, khắc phục những điểm yếu. Quan trọng phải đối diện với chính mình mà nhìn nhận khả năng một cách khách quan nhất để không bao giờ kiêu ngạo hoặc tự ti mặc cảm trong những tình huống khác nhau. Hơn nữa trong những sự việc nhất định, phải biết nhún nhường, đè cái tôi cá nhân tự đại xuống và lắng nghe người xung quanh thật nhiều. Từ đó ta có thể tích lũy thêm càng nhiều vốn kiến thức mới từ mọi người. Đặc biệt ta không nên thể hiện bản thân mình trước đám đông, tránh bị lố, bị coi là quê mùa ,lạc hậu và kém hiểu biết,… Trong cuộc sống cũng vậy, nếu chúng ta chỉ mới gặt hái được những thành công nhỏ bé đã tự đắc, ngủ quên trên chiến thắng của chính mình, nhất định sẽ đánh mất những gì mình đang có. Vậy nên con người tuyệt đối không nên kiêu ngạo, người xưa có câu:” khiêm tốn mười người thành công đến chín, kiêu ngạo thì mười người thất bại cả mười”. Bên cạnh đó, ta phê phán những kẻ “ thùng rỗng kêu to” phô trương khả năng của bản thân, tự ca tụng mình tài giỏi nhưng sự thật không có được khả năng như vậy. Hay những kẻ kiêu ngạo một cách bảo thủ và không bao giờ chịu cúi mình trước những người tài giỏi hơn mình.

Khi nhìn ở một góc độ khác thì khiêm tốn là không thể hiện bản thân quá đà, không tự kiêu tự đại nhưng không có nghĩa là chúng ta trở nên hèn nhát, chỉ rụt đầu trong một ” chiếc mai rùa” để lảng tránh. Chỉ cần biết rằng, nên thể hiện đúng mực, đúng thời điểm thì bạn sẽ trở thành tâm điểm sáng chói.

Từ ngàn đời nay, khiêm tốn không chỉ là phẩm chất cần có mà nó còn thể hiện tố chất văn hóa của con người. Đức tính ấy chính là thước đo cho sự trưởng thành của mỗi người trên chặng đường vươn đến thành công đầy khó khăn và gian khổ.

Khiếm tốn là sự khiêm nhường, người khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không tự đề cao, không kiêu căng, tự phụ. Trong cuộc sống, biểu hiện của lòng khiêm tốn rất rõ ràng và đáng được khen ngợi. Thường thì ai khi nhận ra tài năng của bản thân hoặc được công nhận một điều gì đó hơn người thì nhất định sẽ tự hào về điều đó và không ít trường hợp dẫn đến lòng kiêu căng tự phụ. Họ đã tự đánh giá quá cao bản thân mà không biết được rằng họ đã đánh giá sai lầm về bản thân họ. Họ dễ bị những lơi khen chê mờ phán đoán, dễ trở nên khinh thường và coi nhẹ người khác. Lòng khiêm tốn có biểu hiện ngược lại, người khiêm tốn sẽ từ chối những lời khen dành cho họ và không lấy những lời khen đó để tự cho mình là tài giỏi. Họ luôn cảm thấy mình chưa đủ sự tài năng hay hơn người như lời ngợi ca và cần cố gắng hết sức vì lời khen đó.



Câu hỏi đặt ra là tại sao cần có lòng khiêm tốn trong cuộc sống? Trong cuộc đời rộng lớn, vũ trụ bao la, mỗi con người chỉ là một phần vô cùng nhỏ và vô cùng bình thường như những hạt cát trên sa mạc. Nếu xét về tài năng, chúng ta có xuất phát điểm giống nhau và đều mang trong mình những tài năng khác nhau cùng khả năng chưa bao giờ bộc lộ hết, mỗi chúng ta đều có một con người phi thường đang say ngủ. Tuy vậy, chúng ta không phải là thiên tài duy nhất của vũ trụ, giống như cha ông ta vẫn nói: “núi cao còn có núi cao hơn, người tài còn có người tài hơn”. Cho dù là là người tài năng đến mấy thì cũng không phải là duy nhất. Trước ta, đã có bao nhiêu người đi trước, ngay trong cuộc sống của ta đã có biết bao nhiêu người tài giỏi hơn ta gấp nhiều lần chỉ là ta chưa từng biết đến, sau ta sẽ còn nhiều còn người vĩ đại hơn. Vậy thì ta có lí do gì để tin rằng ta được quyền tự hào thái quá về tài năng của mình khi mà ta chẳng qua chỉ là một phần nhỏ bé trong rất nhiều con người tài giỏi và chắc gì ta thực sự đã có tài đến mức được tôn vinh. Ta có thể tài năng ở một lĩnh vực này nhưng có thể không biết gì về một lĩnh vực khác, một chuyên viên máy tính tài giỏi chưa chắc có thể tự hào về tài nghệ nấu ăn của anh ta. Đó là lí do để ta phải tin rằng tài năng của mình hiện có không phải là vĩ đại. Còn xét về vật chất của cải hay những điều ta may mắn có được hơn người khác như là ngoại hình, sắc đẹp, thì càng có lí do để ta trở thành những con người khiêm tốn thay vì tự phụ Bởi những điều phù phiếm như vật chất hay sắc đẹp chỉ là phù du, có thể phai mờ theo năm tháng và thậm chí mất bất cứ lúc nào. Ta phải hiểu quy luật đó và hiểu rằng những điều ta có không phải là vĩnh cửa, đừng lấy những điều đó để tự cho mình được quyền hơn người khác, làm người phải hiểu mình là ai và biết khiêm tốn đúng mực. Mặt khác, con người phải biết sống khiêm tốn mới là một con người hòa đồng, dễ gần và gây thiện cảm cùng sự yêu mến từ mọi người. Người khiêm tốn sẽ không chê bai người khác và khiến họ tổn thương về sự thiếu sót của bản thân mình. Điều này không chỉ có ý nghĩa cho chính người đó mà còn ảnh hưởng đến xã hội. Thử tưởng tượng một xã hội toàn là sự tự phụ của những kẻ phù phiếm thì đó nhất định là một xã hội ngột ngạt đáng chê.

Khiêm tốn thì không thể tạo ra con người vĩ đại nhưng nếu không có khiêm tốn, mãi mãi sẽ không thể vĩ đại. Lòng khiêm tốn khiến cho người ta không chỉ được yêu quý mà còn được tôn trọng bởi xã hội công nhận lòng khiêm tốn như là một trình độ văn hóa học thức cao siêu. Giống như Ngạn Ngữ Anh có câu: “Tri thức làm ta khiêm tốn, ngu si làm ta kiêu ngạo”. Chỉ những người có trình độ mới có thể tỏ ra khiêm tốn đúng mực khi được người khác rất mực ca ngợi. Đặc biệt hơn, những người khiêm tốn luôn có tư tưởng muốn tiếp tục phấn đấu để được trở nên hoàn thiện hơn vì với họ, mọi điều vẫn là chưa đủ tốt, họ biết mình chưa hoàn hảo và cần tiếp tục bồi đắp. Nếu một xã hội toàn những con người như vậy thì sẽ là một xã hội liên tục phát triển và đi lên.

Nhưng sự khiêm tốn phải xuất phát từ sự chân thành tự trong tim, không phải là vỏ bọc bên ngoài cho sự khoe mẽ về trình độ hay sự kiêu căng. Đồng thời, mọi người cũng cần phân biệt rõ ràng khiêm tốn và tự ti, khiêm tốn là sự khiêm nhường biết mình biết ta còn tự ti chỉ là sự hèn nhát, yếu đuối và không thể hiểu rõ về bản thân mình.

17 tháng 3 2023

help

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
5 tháng 10 2023

Bức tranh 1: Khói bụi từ phương tiện giao thông gây ô nhiễm môi trường.

Bức tranh 2: Khói thải từ các nhà máy vào không khí

Bức tranh 3: Xói mòm đất đồi núi làm đất bạc màu

Bức tranh 4: Chặt phá rừng bừa bãi gây hạn hán

20 tháng 4 2020

thi lap y nhu lap dan y roi viet ket bai mo bai nhu binh thuong thoi co gi dau ma phai nho

LM
Lê Minh Hiếu
Giáo viên
28 tháng 12 2020

+ Vô cảm là trạng thái cảm xúc và thái độ ý thức của một người hay một nhóm người thờ ơ, dửng dưng không biết quan tâm đến mình đến những gì đang diễn ra xung quanh mình. Nói cách khác là không có cảm xúc trước bất kỳ sự việc sự vật nào, không động lòng trước nỗi đau của người khác, không phẫn nộ trước những tệ nạn xảy ra hàng ngày.

+ Biểu hiện:

- Nhẹ nhất là: người mắc bệnh không biết nói lời “Xin lỗi” khi làm sai hay mắc lỗi và không biết “cám ơn” khi được giúp đỡ.

-  Nặng hơn là quên đi trách nhiệm cứu giúp người bị nạn (gặp tai nạn giao thông, cháy nhà, gặp người đau ốm … )

 - Hiện tượng vô cảm với chính mình, vô cảm với những thành công, thất bại, với niềm vui hay nỗi buồn với kết quả học tập của bản thân (bị điểm 1, 2 không buồn, được điểm 8, 9 không vui, lạnh nhạt dửng dưng với tất cả …).

-  Cao nhất, vô cảm tự biến mình thành kẻ vô tri vô giác, mọi lời dạy bảo, khuyên nhủ, phê bình không có tác động gì, con người trở nên trơ lỳ, không tự ái, không tự trọng, không xấu hổ …

+ Tác hại của vô cảm:

- Đối với từng cá nhân, từng người: lối sống vô cảm làm tàn phá tâm hồn, làm trái tim con người trở nên chai sạn và dễ dẫn đến tội ác.

- Đối với gia đình, xã hội: vô cảm làm suy thoái đạo đức của một cá nhân hay của một tập thể, đẩy đất nước đến tụt hậu, có thể làm nguy hại đến tính mạng con người và vận mệnh dân tộc.

+ Nguyên nhân:

- từ bản thân: thiếu bản lĩnh trước ngoại cảnh, lối sống ích kỷ,...

- từ gia đình, người thân: chưa quan tâm đúng mức.

+Biện pháp khắc phục:

- xây dựng lại lối sống khoa học.

- Gia đình quan tâm hơn, dạy lại cách quan tâm đến người khác.

- tránh xa các tệ nạn xã hội.

2 tháng 3 2021

Tham khảo:

Nguồn: Hoidap247

 

A, MB:

- giới thiệu câu tục ngữ: Từ bao đời nay, câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" vẫn là câu tục ngữ được người dân VN truyền lại để dạy bảo con cháu mình từ thế hệ này sang thế hệ khác. Câu tục ngữ với kết cấu ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ, dễ thuộc đã trở thành bài học đạo lý của mọi người dân VN về thái độ sống ân nghĩa, thủy chung, ân tình, có trước có sau

- Đối với thế hệ trẻ ngày nay, việc sống ân nghĩa, thủy chung, luôn khắc ghi những điều tốt đẹp trong quá khứ chính là một thái độ sống tròn vẹn, một đạo đức tròn vẹn

B, MB:

1. Giải thích câu tục ngữ:

- Đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" câu tục ngữ răn dạy truyền thống tốt đẹp của ông cha ta về thái độ sống ân nghĩa thủy chung, biết ơn quá khứ của con người. Đây là bài học đạo đức mà mỗi người trong cuộc sống đều cần khắc ghi và làm theo.

- câu tục ngữ có ý khuyên nhủ rằng, khi chúng ta hưởng thụ một điều gì đó tốt đẹp, chúng ta cần biết ơn và trân trọng những người có công trong việc tạo ra điều tốt đẹp đó, giống như khi hưởng thụ hoa thơm trái ngọt, uống nước thì phải nhớ đến người đã trồng và nguồn đã tạo ra chúng vậy.

- Đây thực sự là 1 truyền thống tốt đẹp vì nó mang giá trị, vẻ đẹp hồn cốt của dân tộc VN, thuộc về giá trị tinh thần, là chuẩn mực của vẻ đẹp đạo đức mà mỗi người cần trang bị cho mình.

2, Những dẫn chứng minh chứng cho việc nhân dân ta đã làm theo truyền thống ấy:

- Đối với những người có công với cách mạng,gia đình thương binh, liệt sĩ: Nhà nước luôn có chính sách hỗ trợ về mặt tài chính

- Đối với những anh hùng liệt sĩ, nhà nước luôn có những buổi thắp hương tri ân đến tượng đài, phần mộ của họ

3, Mở rộng về học sinh

- Ngày nay, cuộc sống con người được bình yên và no ấm hơn ngày xưa thì mỗi người chúng ta cần biết ơn những thế hệ cha anh đi trước đã có công trong việc gây dựng nền tảng hạnh phúc đó cho thế hệ sau. 

- Học sinh có thể tích cực tham gia vào các chương trình tri ân các anh hùng liệt sĩ, người có công cách mạng ở trường học hoặc ở địa phương

c, KB

Tóm lại, truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" chính là một trong những truyền thống tốt đẹp của nhân dân VN. Chính vì vậy, mỗi người dân đều cần học và làm theo truyền thống ấy.